Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

15/07/201720:09(Xem: 9038)
Tuần 2
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 2 THÁNG 7, 2017)
                                       
 Diệu Âm lược dịch

 

 

THÁI LAN: Lễ khởi đầu Mùa Chay Phật giáo tại Tịnh xá Bowonniwet

Ngày 9-7-2017, tại Tịnh xá Bowonniwet ở Bangkok, vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã tham gia một buổi lễ Phật giáo để làm công đức và đánh dấu sự khởi đầu của khóa tu mùa mưa Phật giáo (còn gọi là Mùa Chay Phật giáo) kéo dài 3 tháng.

Được thành lập vào năm 1826, Tịnh xá Bowonniwet là trụ sở quốc gia của tông phái Thammayut Nikaya thuộc Phật giáo Nguyên thủy Thái. Chùa này có pho tượng Phật thời Sukhothai, tương truyền có niên đại khoảng năm 1357. Bowonniwet cũng nổi tiếng với bức bích họa độc đáo trong phòng truyền thống, bao gồm cả những mô tả về cuộc sống của Tây phương vào đầu thế kỷ 19. Tịnh xá Bowonniwet là một ngôi chùa chính bảo trợ cho sự cai trị của vương triều Chakri, trong số đó nhà vua Maha Vajiralongkorn hiện nay là quốc vương thứ 10.  Nhiều thành viên nam trong hoàng gia đã học và được truyền giới tại chùa này, kể cả đương kim quốc vương. Hoàng gia Chakri đã cai trị Thái Lan kể từ khi thành lập Kỷ nguyên Rongakosin và thành phố Bangkok vào năm 1782.

(buddhistdoor – July 10, 2017)

2017-07-02-0000

Quốc vương Thái Lan tại lễ khởi đầu Mùa Chay Phật giáo tại Tịnh xá Bowonniwet
Photo: nationmultimedia.com

 

 

NHẬT BẢN: Hiệp hội Phật giáo Quốc tế hoan nghênh Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân

Tokyo, Nhật Bản – Việc thông qua Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày 7-7-2017 đã được Hiệp hội Phật giáo Quốc tế Soka Gakkai (SGI) hoan nghênh như một bước đi lịch sử đối với nhân loại.

Hiệp ước này là kết quả của các cuộc đàm phán sâu rộng tại Liên Hiệp Quốc liên quan đến hơn 120 chính phủ và nhiều đại diện xã hội dân sự.

Năm nay đánh dấu 60 năm kể từ khi bắt đầu các hoạt động của Soka Gakkai để thúc đẩy sự bãi bỏ vũ khí hạt nhân, khi Josei Toda - chủ tịch thứ nhì của tổ chức này - đưa ra Tuyên bố Kêu gọi Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân vào tháng 9-1957.

SGI là một hiệp hội Phật giáo dựa vào cộng đồng với hơn 12 triệu hội viên trên khắp thế giới. Các hoạt động của hiệp hội để thúc đẩy hòa bình, truyền bá văn hóa và giáo dục là một phần của truyền thống lâu đời về chủ nghĩa nhân đạo của Phật giáo.

(PRNewswire – July 11, 2017)

 

2017-07-02-0001
2017-07-02-0005

Cờ và biểu trưng của Hiệp hội Phật giáo Quốc tế Soka Gakkai (SGI)
Photos: Google

 

 

ẤN ĐỘ: Số người Dalit cải đạo sang Phật giáo tại Gujarat tăng gấp 3 lần

PG Jyotikar, một trong những người Dalit (tiện dân) đầu tiên cải đạo sang Phật giáo tại Gujarat, nói rằng có khoảng 1,500 đến 1,600 người Dalit tại bang này đã theo đạo Phật kể từ vụ Una. Ông cho biết gần 500 người trong số đó đã đến Nagpur để cải đạo. Ông nói thêm rằng trước vụ Una, bang Gujarat thường có 400 đến 500 người cải đạo mỗi năm.

Vào tháng 11-2016, khi 4 người Dalit bị công khai tấn công tại Una do cáo buộc giết một con bò, số người Dalit cải đạo sang Phật giáo tại Gujarat đã tăng lên ít nhất gấp 3 lần – theo ước tính của Hiệp hội Phật giáo của Ấn Độ do Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar thành lập.

(The Indian Express – July 11, 2017)

2017-07-02-0011

Một lễ cải đạo sang Phật giáo tại Ấn Độ
Photo: Javed Raja

 

 

CAM BỐT: Nông dân khai quật được một tượng Phật cổ tại Siem Reap

Một nông dân tỉnh Siem Reap trong khi đang cày đất cho cây trồng mới đã tìm thấy một tượng Phật phong cách Bayon bằng sa thạch, được tạo tác vào thế kỷ thứ 12 hoặc 13.

Tác phẩm điêu khắc này - miêu tả một con rắn 7 đầu vươn mình bên trên Đức Phật ngồi - được phát hiện vào ngày 5-7-2017 tại khu Kantuot của huyện Svay Loeu và được trao cho Cơ quan Apsara, nơi quản lý việc bảo tồn Công viên Khảo cổ Angkor – một di sản thế giới của Cam Bốt.

Một chuyên gia xác nhận rằng tượng Phật nói trên được chạm trổ theo phong cách Bayon, có niên đại khoảng cuối thế kỷ 12 hoặc đầu thế kỷ 13. Pho tượng cao 59 cm và có bề ngang 18 cm này sẽ được lưu giữ tại Bảo tàng Preah Norodom Sihanouk-Angkor ở thành phố Siem Reap.

(tipitaka.net – July 1 2, 2017)

2017-07-02-0012

Tượng Phật thế kỷ 12-13 được tìm thấy tại Siem Reap, Cam Bốt
Photo: Apsara Authority

 

 

THÁI LAN: Khóa tu-hội nghị “Phật giáo và Chủ nghĩa Nhân đạo tại Á châu”

Tu sĩ Phật giáo từ khắp Á châu đã cam kết tiếp tục tăng cường các mối liên kết giữa Phật giáo và công tác nhân đạo, và cộng tác với các nhà hoạt động nhân đạo để cùng làm việc nhằm hướng đến việc mang lại hòa bình, thịnh vượng và lòng từ bi cho thế giới.

Tuyên bố được đưa ra vào cuối khóa tu-hội nghị 3 ngày mang tên “Phật giáo và Chủ nghĩa Nhân đạo tại Á châu”, do Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và Quỹ Vimuttayalaya của Thái Lan đồng tổ chức, diễn ra từ ngày 7 đến 9-7-2017 ở Chiang Rai.

Hơn 500 người tham dự sự kiện này, bao gồm tu sĩ, học giả và sinh viên từ 12 quốc gia như Bangladesh, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan và Việt Nam.

(tipitaka.net – July 13, 2017)

2017-07-02-0014

Hình ảnh Khóa tu-hội nghị “Phật giáo và Chủ nghĩa Nhân đạo tại Á châu” tại Chiang Rai, Thái Lan
Photos: uchcr.or.th

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 15270)
Ấn bản Tự Điển Phật Học Việt-Anhcủa cư sĩ Trần Nguyên Trung vì thế có thể xem là quyển từ ngữ Phật học Việt-Anh phong phú nhất từ trước đến nay, chứa trên 10.000 thuật ngữ Phật học thông dụng và các danh từ riêng trong Phật giáo. Dù mang tên “Tự Điển Phật Học Việt-Anh”, trong nhiều mục từ, soạn giả còn kèm theo các thuật ngữ Phật học gốc bằng tiếng Sanskrit (S) và Pali (P) dưới dạng Latinh hóa bên cạnh các thuật ngữ tương đương của tiếng Anh. Ngoài ra, đối với các thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Nhật (J), Trung văn (C) và Tạng văn (Tib), sọan giả cũng kèm theo các thuật ngữ gốc này theo hệ thống phiên âm của T. Wade Giles.
08/04/2013(Xem: 19959)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 15044)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm ròng, gần 8000 trang do Hòa thượng Thích Quảng Độ phiên dịch.
28/03/2013(Xem: 5895)
Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.
20/11/2012(Xem: 4569)
Đây không phải là một bộ từ điển Phật học, mà chỉ là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch mà thôi.
16/11/2012(Xem: 13382)
Từ điển Việt-Pali - Sa di Định Phúc biên soạn
20/04/2011(Xem: 12844)
Từ Điển Làng Mai sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nếp sống và tư trào văn hóa Làng Mai. Những từ ngữ nào có mang ý nghĩa đặc biệt của Làng Mai đều có thể được tìm thấy trong Từ Điển này.
08/03/2011(Xem: 6065)
Danh Từ Thiền Học - Tác giả: HT Thích Duy Lực: 1-ALẠI THỨC: 阿賴耶識 Àlaya Làthứcthứ tám, cũng gọi là Tạng thức, tức là tất cảchủng tử thiện, ác, vô ký, do thức thứ sáu lãnh đạo nămthức trước (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân) làm ra đều chứatrong đó. 2-A HÀM:阿含 Àgama Bốnthứkinh Tiểu thừa bằng tiếng Pali gọi là Tứ A Hàm. GồmTrường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm. 3-A LAN NHÃ:阿蘭若 Àranya Dịchlàchỗ Tịch tịnh (xa lìa náo nhiệt), cũng là chùa nơi Tỳkheo cư trú. 4-A LA HÁN: 阿羅漢 Arahan
16/01/2011(Xem: 13520)
Tự điển Phật học đa ngôn ngữ (Multi-lingual Dictionary of Buddhism) - Tác giả: Minh Thông; Tuyển tập này trước tiên được đưa lên mạng Internet ở trang nhà Quảng đức (www.quangduc.com) vào đầu năm 2001, mãi đến đầ năm 2002 sau khi từ vần A đến Z đã được đưa lên mạng Internet xong, ấn bản bằng Microsoft Word của tự điển này cùng các Fonts để Edit cũng sẽ được đưa lên Internet ở nhiều trang nhà khác như Đạo Phật Ngày Nay (www.buddhismtoday.com), Quang Minh (www.quangminh.org), ... để đọc giả có thể download tự do.
22/09/2010(Xem: 7364)
Từ Ngữ Phật Học Việt-Anh; Tác giả: Đồng Loại - Trần Nguyên Trung - South Australia 2001
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567