Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu Tu viện Quảng Đức

Lời ngỏ



001Ngày nay, sự phát triển vô song của ngành công nghệ tin học, đặc biệt là mạng lưới internet, một siêu xa lộ thông tin, nối mạng toàn cầu giữa các máy điện toán cá nhân với nhau đã tác động mạnh đến đời sống con người, phát sinh những yêu cầu mới cho các tổ chức xã hội, trong đó Phật Giáo cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Phật giáo luôn khế hợp, phù hợp và hòa hợp với mọi sự thăng tiến của nền khoa học hiện đại, cũng như vận dụng được mọi sự phát triển của khoa học để hỗ trợ cho công cuộc lăn chuyển bánh xe Chánh Pháp trên thế gian này. Trên tinh thần đó, song song với việc tạo lập ngôi Tu Viện Quảng Ðức, một trung tâm văn hóa Phật giáo nằm giữa thành phố Moreland, Tu Viện cũng cho thiết lập Trang nhà điện tử Phật giáo này, nhằm phổ cập giáo lý nhà Phật trên toàn thế giới tạo cơ hội dễ dàng cho mọi người học hỏi để được thăng hoa đời sống tâm linh của mình.

Trang nhà Quảng Ðức là một Thư viện điện tử song ngữ Việt- Anhdo Ðại Ðức Thích Nguyên Tạng (phó trụ trì Tu Viện) thiết lập và chăm sóc từ tháng 5-1999. Trang nhà này, địa chỉ: www.quangduc.com, hiện đang dung chứa trên hai mươi ngàn văn bản, tài liệu giá trị được xếp theo các chủ đề như sau:

1. Ăn Chay:gồm nhiều sách và bài viết nói về lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe và tinh thần của người tu Phật, cũng như các hướng dẫn về cách làm thức ăn chay.

2. Bồ Tát Hạnh: sưu tập những sáng tác, nghiên cứu về hạnh nguyện của Bồ Tát, tức là hành trạng của các vị Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Ðịa Tạng, nhằm giúp cho đọc giả có cơ hội học hỏi và noi gương sáng để tu học.

3. Bồ Tát Quảng Ðức: trang này sưu tập tất cả những bài viết, thơ, văn, hình ảnh liên quan đến Bồ Tát Thích Quảng Ðức, vị Bồ Tát người Việt Nam đã tự thiêu để bảo vệ Phật Giáo trong cuộc pháp nạn 1963.

4. Cam Lồ - Pháp Âm:đây là trang phổ biến chương trình phát thanh Cam Lồ của Tu Viện Quảng Ðứccũng như bài giảng của chư Tôn Đức Tăng Ni xa gần, từ trang này, độc giả trong hoặc ngoài nước Úc có thể tải xuống các chương trình phát thanh này về máy tính cá nhân. Máy tính cá nhân của độc giả cần có chương trình Real player hoặc Windows Media player để nghe.

5. Chết và tái sinh: Cõi âm có hay không? Ðiều gì sẽ xảy ra sau khi chết? Sống và chết như thế nào cho có ý nghĩa? Chết chưa phải là hết mà còn nhiều vấn đề khác xảy ra sau khi chết, nếu người quá cố chưa giác ngộ giải thoát, chưa giải quyết được vấn đề sinh tử ngay trong kiếp sống hiện tại này, thì còn vô số đời sống khác đang đợi chờ họ ở phía sau. Ðây là trang cần đọc để làm quen với những khái niệm về sự sinh tử, luân hồi và tái sinh.

6. Chùa Việt Quốc Nội:như tên gọi của chủ đề, trang này cung cấp địa chỉ liên lạc của hầu hết Chùa Việt tại quê nhà để Phật tử hải ngoại tiện việc liên lạc, cúng dường, hiện tại có địa chỉ liên lạc tại các tỉnh thành sau: An Giang, Bắc Thái, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Ðịnh, Bình Phước, Bình Thuận, Cần Thơ, Ðăk Lăk, Ðồng Nai, Gia Lai, Hà Nội, Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Hưng, Hải Phòng, Sài Gòn, Khánh Hoà, Kiên Giang, Kon Tum, Lâm Ðồng, Lạng Sơn, Long An, Minh Hải, Nam Hà, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Yên,Quảng Bình, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sông Bé, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Thanh Hóa, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh, Vĩnh Long, Vĩnh Phú.

7. Chùa Việt Hải Ngoại: trang này cung cấp địa chỉ liên lạc của hầu hết Chùa người Việt bên ngoài nước Việt như: Ấn Ðộ, Anh, Áo, Bỉ, Canada, Ðài Loan, Ðan Mạch, Ðức, Hoa Kỳ, Hòa Lan, Na Uy, Nepal, Nga, Nhật, Phần Lan, Pháp, Tân Tây Lan, Thụy Ðiển, Thụy Sĩ, Úc Ðại Lợi, Ý.

8. Chùa Việt trên đất Úc: phổ biến tài liệu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Ðại Lợi- Tân Tây Lan, đặc biệt cung cấp địa chỉ liên lạc của hơn 250 tự viện hoặc trung tâm tu học của người Việt và các sắc tộc khác trên toàn liên bang Úc như: Canberra, Darwin, New South Wales, Tasmania, Adelaide, Victoria, Queensland, Perth

9. Diễn Ðàn: gồm nhiều tài liệu liên quan đến các hoạt động bảo vệ Phật Pháp, vạch trần và ngăn chặn những âm mưu phá hoại Phật Pháp. Tại đây cũng đăng tải những quan điểm, ý kiến đóng góp xây dựng của tăng ni Phật tử trong và ngoài nước, về đạo Phật nói chung, về Phật giáo Việt Nam nói riêng để mở mang tầm hiểu biết, tôn trọng, chia sẻ và đoàn kết nhau hơn trong chí hướng và phụng sự Phật pháp.

10. Ðức Phật & Phật Pháp:Ðây là trang rất cần thiết cho sự nghiên cứu, bao gồm các bài pháp luận từ căn bản đến chuyên sâu về lịch sử đức Phật và các giáo pháp căn bản và quan trọng của Ngài như giáo lý Tứ Ðế, 12 nhân duyên, luật nghiệp báo nhân quả, luân hồi, phương pháp tu tập để đưa hành giả đến giải thoát. Các bộ sách quan trọng trong trang này gồm có: Tuyển tập 75 bài viết về ngày Phật Thành Ðạo, 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Phật; Ánh Ðạo Vàng, Cuộc đời Ðức Phật Thích Ca, Ðức Phật Lịch Sử, Ðức Phật và Phật Pháp .

11. Hội Cựu Sinh Viên PH:trang này phổ biến hình ảnh sinh hoạt và các đặc san của Hội Cựu Sinh Viên Phật Học thuộc Ðại Học Vạn Hạnh.

12. Kinh Ðiển Phật Giáo:đây là trang phong phú nhất của trang nhà Quảng Ðức hiện nay, dung chứa các bản dịch có giá trị về ba tạng kinh điển Phật giáo từ văn hệ Pali, Sanskrit và Hán. Hiện tại độc giả có thể nghiên cứu và thọ trì các bộ Kinh quan trọng như: Trường Bộ Trung Bộ, Tăng Chi, Tương Ưng, Tăng Nhất A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Ðại Bát Niết Bàn, Kinh Ðại Bát Nhã (24 tập, mỗi tập 1000 trang), Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Lương Hoàng Sám, Kinh Thủy Sám, Kinh Thiện Ác Nhân Quả, Kinh Ðại Bảo Tích, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Lời Vàng, Kinh Hoa Thủ, Kinh Hiền Ngu, Kinh Vu Lan, Kinh Dược Sư, Kinh Ðại Thừa Vô Thượng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác Kinh. Chư Kinh Mật Chú. Các bộ kinh sớ giải như: Ðịa Tạng Mật Nghĩa, Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Pháp Hoa giảng nghĩa, Pháp Hoa lược giải, Thắng Man Giảng Luận, Viên Giác trực chỉ đề cương, Lăng Nghiêm trực chỉ đề cương...

13. Lịch sử Phật giáo: Ðộc giả có thể tìm hiểu về bối cảnh, nguyên nhân hình thành và phát triển Phật Giáo, đặc biệt là sự phát triển các học thuyết căn bản của các tông phái Phật giáo chính như: Thượng tọa bộ, Nhất thiết hữu Bộ, Phật giáo đại thừa và các tông phái Phật giáo ở Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam tại trang này.

14. Luận:bao gồm những bài pháp luận nhằm giải thích rõ ràng về giáo pháp của Ðạo Phật, đặc biệt là các Luận sư giải thích các bộ Kinh do Phật thuyết để cho hàng hậu học dễ bề nương theo và tu học. Trung Quán Luận, Câu Xá Luận, Ðại Trí Ðộ Luận, Duy thức học, Chỉ Quán Luận, Thức Thứ Tám, Trung Luận, Thành Duy Thức Luận, Bồ Ðề Ly Tướng Luận, Nhiếp Ðại Thừa Luận, Ðại Thừa Khởi Tín Luận, Thắng Pháp Tập Yếu Luận, Thanh Tịnh Ðạo Luận, Du Già Sư Ðịa Luận Thích, Vi Diệu Pháp toát yếu.

15. Luật:trang này phổ biến những nguyên tắc đạo đức, những quy định trong đời sống tu tập hằng ngày của Phật tử tại gia và xuất gia, đặc biệt là chú trọng đến góc độ đạo đức học Phật giáo, như các vấn đề không sát hại, bất bạo động, trợ tử, tự sát, phá thai, nhân mãn, nghề nghiệp, quan hệ đạo đức và trách nhiệm xã hội v.v... Nghiên cứu một cách nghiêm túc, độc giả có thể rút ra được những lợi ích thiết thực cho bản thân để áp dụng vào đời sống thực tại của mình. Các bộ luật quan trọng được phổ biến gồm có: Luật Xuất Gia, Bồ Tát Giới, Nền tảng thiết lập giới, Luật Nghi Tổng Quát, Tứ Thanh Tịnh Giới, Giới bổn Bồ tát tại gia, Chú giải Luật Thiện Kiến, Luật Ma Ha Tăng Kỳ, Những truyện duyên khởi trong Luật Ngũ Phần, Nghĩ về năm Ðức của người xuất gia.

16. Mật Tông:gồm các bài nghiên cứu, dịch phẩm về Mật Tông, một pháp tu mầu nhiệm và bí mật mà chỉ những vị đại Bồ tát, hoặc những người có trí tuệ và thượng căn mới có thể lãnh hội được. Hiện tại có các bộ sách cơ bản về pháp môn này như: Bộ Mật Tông, Biển Phương Tiện và Trí Huệ Bất Khả Phân, Tám Mươi Tư Vị Thánh Tăng Tây Tạng, Kim Cang Thọ Mạng. Trang này dành cho những độc giả đã có khái niệm cũng như quá trình nghiên cứu về Mật Tông.

17. Nếp sống đạo: bao gồm những bài sáng tác, tùy bút ghi nhận lại những thực nghiệm tâm linh trong quá trình ứng dụng giáo lý vào ngay trong nếp sống hằng ngày của mình. Ðây là những hoa trái tu học mà người đệ tử Phật đã thu lượm được trên lộ trình trở về cội nguồn của tự tâm.

17-a. Nghệ Thuật Sống Đẹp: đây là một trang tương đối mới so với các trang nhà Phật giáo, vì độc giả sẽ tìm thấy các bài viết trong chủ đề này không bàn thảo về giáo lý nhà Phật đối với nếp sống của người đệ tử Phật, tuy nhiên như lời Phật dạy: " nhất thiết thế gian pháp giai thị Phật Pháp", hết thảy các pháp trên thế gian này đều là Phật Pháp, đều là lời dạy vàng ngọc của Phật nếu chúng ta biết nhìn nó bằng con mắt trạch pháp và tuệ giác. Trên tinh thần đó, Ban Biên Tập đã không ngần ngại khi đưa chủ đề này vào trang nhà, và hy vọng quý độc giả sẽ nhìn thấy " nghệ thuật sống đẹp" trong trang này và làm hành trang cho đời sống của mình.

18. Nghi lễ Phật Giáo: trang này phổ biến nhiều nghi thức tụng niệm, vừa chữ Hán theo truyền thống và vừa nghi thức thuần Việt cho PGVN trong hiện tại, ngõ hầu giúp cho Phật tử hiểu rõ nghĩa Kinh khi tụng đọc.

19. Nhạc Phật Giáo:sưu tầm những nhạc phẩm Phật Giáo từ xưa đến nay. Ðộc giả có thể nghe và đọc được lời nhạc của những bản nhạc đạo trong trang này.

20. Nhân vật Phật GiáoThế Giới: Ghi lại sơ lược tiểu sử, hành trạng và những đóng góp thiết thực của những bậc tiền bối trong quá trình bảo vệ và phát triển Chánh Pháp trên thế giới, độc giả dễ dàng tìm thấy các nhân vật tiêu biểu như Pháp Sư Huyền Trang của Trung Hoa, Ðại tá Henry Olcott, người có công phục hưng PG tại Tích Lan, cho đến Giáo sư Rhys Davids, Chủ tịch Hội Phiên Dịch Kinh Ðiển Pali tại Anh Quốc tại trang này.

21. Nhân vật Phật Giáo Việt Nam: sưu tầm và lưu trữ tiểu sử, hình ảnh của chư Tôn Ðức Tăng Ni VN, những người đã đóng góp vào công cuộc hoằng truyền Phật Pháp tại quốc nội và ở hải ngoại.

22. Pháp số:sưu tầm và cung cấp các tài liệu Pháp số học, thuật ngữ Phật học của chư Tăng Ni Sinh và những người thích học Phật. Ðây là một trang cần thiết cho các Trường Phật Học. Trang này đang cần được quan tâm và phát triển hơn nữa. Hiện có 3 tập sách trong trang này: Trích lục Phật học, Kho Tàng Pháp Học, Phật Giáo Sơ Học.

25. Phật Ðản:bao gồm những sáng tác, nghiên cứu, thơ, văn chung quanh sự kiện vô tiền khoáng hậu: Phật Ðản Sinh vào năm 624 trước Tây Lịch. Ðây là trang tài liệu quan trọng giúp cho người đệ tử Phật ôn lại ngày lễ Phật xuất hiện ở cõi đời này để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật. Hiện có 241 văn bản được lưu trữ tại đây.

27. Phật Học Cơ Bản: hiện có 762 văn bản, tài liệu pháp luận giới thiệu tổng quát về Phật giáo, về lịch sử đức Phật, lịch sử đạo Phật, về Phật giáo VN, về vị trí của đạo Phật trong thế giới hiện nay, các hướng dẫn làm thế nào để trở thành Phật tử, cũng như cách học hỏi và nghiên cứu giáo lý Phật. Các bài viết ở đây chỉ mang tính cách giới thiệu vỡ lòng, khái niệm căn bản.

28. Phật Giáo và Khoa học:gồm các tài liệu nghiên cứu về đạo Phật dưới góc độ của khoa học hiện đại; các tài liệu giá trị được phổ biến như: Ðạo Phật siêu khoa học, Phật Giáo nền tảng của Khoa học, Phật giáo và khoa học, Báo cáo của nhà Khoa Học nghiên cứu Kinh Phật, Lược sử thời gian, Phân tâm học nhập môn, Thuyết tương đối cho mọi người.

29. Phật Giáo và Nữ Giới:người phụ nữ từng có một địa vị rất thấp kém và đê hèn trong xã hội Ấn Ðộ, Ðạo Phật đã đem sự công bằng và giải phóng cho thân phận người phụ nữ tại xứ sở này, và chính điều này đã tiếp sức cho hàng loạt những cuộc tranh đấu quyền bình đẳng cho người nữ trên khắp hoàn cầu. Trang này sẽ tiếp tục sưu tầm và phổ biến những tài liệu liên quan.

30. Phật Giáo Quốc Tế:bao gồm các bài nghiên cứu, biên khảo về Phật Giáo Thế Giới: sơ lược lịch sử, quá trình truyền bá và phát triển Phật giáo của từng quốc gia cùng các tin tức, sự kiện liên quan đến sinh hoạt Phật giáo trên khắp hoàn cầu.

31. Phật Giáo và Thời đại:Bao gồm các sáng tác và nghiên cứu Phật giáo mục đích dẫn dắt người đệ tử Phật trong thời hiện đại. Trang này hiện có nhiều tài liệu giá trị như: Phật Giáo và tri thức thời đại, Trao cho thời đại một nội dung Phật chất, Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức, Ðối thoại giữa triết học và tôn giáo, Văn minh tiểu phẩm, Phật giáo và cộng đồng Phật tử ở nước ngoài, Sống thời đại và tinh thần đức Phật, Vài suy nghĩ về sự phát triển của Ðạo Phật, Toán ngữ và tứ cú, Stress, bệnh của thời đại và thiền niệm hơi thở, Ðạo Phật và vấn đề phát triển và bảo vệ môi trường.

32. Ðạo Phật và Tuổi trẻ:Ðạo Phật là dành cho tất cả, nhưng thích hợp nhất vẫn là tuổi trẻ. Vì tuổi trẻ mới có đủ phương tiện thực hiện triệt để giáo lý cao siêu của Phật, và tuổi trẻ mới đủ bầu nhiệt huyết hăng hái quả cảm trên con đường tự giác, giác tha, dù gặp mọi gian nguy chướng ngại. Giới trẻ cần vào đọc trang này để tăng thêm niềm tin và nghị lực trên bước đường đi tới của mình.

33.Phật Giáo và Văn Hóa: Ðạo Phật như một sức sống văn hóa, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người. Trang này sưu tầm tất cả những tài liệu liên quan đến đề tài này, hiện có các tài liệu: An cư và lễ hội, Ðạo Phật, biểu tượng của hoa sen, Hòa đồng Tôn giáo hay Tam giáo đồng nguyên, Nhân hai bài thơ của Thiền sư Pháp Thuận, Những Nét Văn Hóa Của Ðạo Phật.

35. Phật Giáo Việt Nam:phổ biến các sách và bài viết một cách bao quát về lịch sử du nhập và phát triển Phật Giáo tại Việt Nam.

36. Tác giả, Dịch giả:đây là trang liệt kê tên hoặc bút hiệu của tất cả tác giả và dịch giả có bài đăng trên trang nhà. Theo trang này, độc giả có thể tìm được tài liệu, tác phẩm của các tác giả mình ưa thích.

37.Tâm lý học Phật giáo:tổng hợp và phổ biến các tài liệu nghiên cứu tâm lý học hiện đại qua lăng kính của Phật học. Các nghiên cứu này tập chú về các trạng thái tâm lý và sự vận hành của nó trong quá trình tu tập. Ðộc giả có thể tìm thấy các tài liệu hấp dẫn của chủ đề này qua các tài liệu như: An tâm, Tâm lý học Phật giáo, Ðạo đức và hạnh phúc, Dòng Tâm Thức, Tâm lý học Phật giáo, Hai hướng vận hành của tâm lý, Lý thuyết nhân tính qua kinh tạng Pali, Nhẹ gánh lo âu, Chuyển hóa tâm, Trị Tâm Sân Hận, Vai trò của đạo đức trong sự trưởng thành của nhân cách.

39. Thánh Tích Phật Giáo:trang này công bố những tài liệu về Phật Tích và Danh lam thắng cảnh của Phật Giáo VN và PG thế giới, đặc biệt thường xuyên thông báo các chuyến hành hương chiêm bái Phật tích ở Ấn Ðộ, Trung Hoa, VN....

40. Thiền Ðịnh: Thiền là pháp môn giúp cho hành giả an định tâm. Trang này rất thiết thực, cần đọc và áp dụng. Hiện có gần 300 văn bản, tài liệu sách và bài viết hướng dẫn các phương pháp hành thiền của Phật giáo bao gồm thiền thiền quán niệm hơi thở, thiền minh sát tuệ, thiền công án, thiền tham thoại đầu, các bộ sách hay của pháp môn này gồm có: Thiền Luận (3 tập), Giác niệm về hơi thở, Kinh Pháp Thiền Bí Yếu, Mười điều biện ma cho người tu thiền, Những chướng ngại trong việc tu thiền, Ðại Niệm Xứ - Giảng giải kinh Ðại Niệm Xứ và thiền minh sát tuệ, Thiền giữa đời thường, Tọa thiền Chỉ-Quán - Pháp yếu tu tập. Pháp tu thiền của tổ sư Trung Hoa, Thiền Tứ Niệm Xứ, Thiền học Nam truyền. Hướng dẫn hành thiền, Vài Chú Giải về Thiền Ðốn Ngộ, Mười ngày thiền tập. Các bài pháp trong khóa Thiền 10 ngày, Thiền, Ánh Bình Minh Phương Tây, Ðối thoại Thiền Giai Không.

41.Thơ Ca Phật Giáo:phổ biến các sáng tác về thi ca, thi kệ, đối liễn, và kịch Phật giáo.

42. Tịnh Ðộ:dung chứa 275 văn bản, bao gồm các nghiên cứu về Pháp môn niệm Phật, đây là một pháp tu dễ áp dụng nhất. Niệm Phật không phải hao công, nhọc sức, khó khăn. Từ người trí thức đến kẻ thất học, bất luận ở nơi đâu và lúc nào, đều có thể niệm Phật được cả.

43. Trang nhà PG đó đây:đây là trang giới thiệu các website Phật Giáo, tiếng Việt và tiếng Anh khắp nơi trên thế giới.

44. Triết học Phật giáo: phổ biến các tài liệu nghiên cứu về các góc độ triết học của PG như nhận thức luận, logic, ngôn ngữ, cũng như các so sánh triết học Phật giáo với triết thuyết khác, các bộ sách thiết yếu hiện có trên trang nhà như: Tiểu Thừa Phật Giáo-Tư Tưởng Luận, Ðại Thừa Phật Giáo-Tư Tưởng Luận, Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận. Kimura Taiken.Triết học Phật Giáo Ấn Ðộ, Triết học Phật Giáo Trung Hoa. Tinh Hoa và Sự Phát Triển của Ðạo Phật, Ý Tình Thân, Nguyên lý giáo dục của Ðạo Phật, Phật Giáo những vấn đề triết học, Tin Tức Từ Biển Tâm, Thực Tại và Chí Ðạo, Phật học tinh hoa, Phật học tinh yếu, Nhập Ðạo Cương Yếu, Vượt khỏi giáo điều, Nhận thức và Không Tánh ....

45. Truyện Ngắn:sưu tầm và đăng tải các sáng tác với các thể loại truyện ngắn, truyện dài, truyện thiền, bút ký và kịch Phật giáo. Ðây là một trang được độc giả ưa chuộng nhất vì có nhiều bộ truyện hay như: Thoát Vòng Tục Lụy, Câu Chuyện Dòng Sông, Tế Ðiên Hòa Thượng (trọn bộ 4 tập); Truyện Cổ Phật Giáo (4 tập), Chúng tôi có mặt (truyện ngụ ngôn hiện đại đặc sắc), Thiên Thần quét lá, Một ngàn lẻ một chuyện Thiền, Kho báu nhà Thiền, Ðường vào nội tâm, Cao Tăng Dị Truyện, Vụ án một người tu, Ánh đạo vàng, Vi tiếu, Hư hư lục, Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh, Câu Chuyện Của Dòng Sông, Góp nhặt lá Bồ Ðề, Hành Trình Về Phương Ðông, Tây Tạng huyền bí, Những Bí Ẩn Của Cuộc Ðời....

46.Tu Viện Quảng Ðức:phổ biến các hình ảnh, tin tức, sự kiện, sinh hoạt của Tu Viện Quảng Ðức qua các lễ hội như Tết, Phật Ðản, Vu Lan, Tết Trung Thu, Gia Ðình Phật Tử Quảng Ðức, Trường Bồ Ðề Việt Ngữ Quảng Ðức, Lớp Luyện Võ Thái Cực Ðạo, Lớp Nhạc Piano và đăng tải các thông báo tu học định kỳ.

47.Tủ Sách Phật Học:trang này liệt kê và xếp theo từng chủ đề của tất cả tài liệu được phổ biến trên trang nhà để độc giả dễ dàng tìm thấy.

48. Từ Ðiển Phật Học:phổ biến hai tập Từ Ðiển Phật Học giá trị: 01. Từ Ðiển Ða Ngôn Ngữ (gồm 22.000 từ thường gặp của 7 ngôn ngữ khác nhau); 02. Từ Ngữ Phật Học Việt-Anh. Trang này là nguồn tra cứu cho những ai thích nghiên cứu và dịch thuật Kinh sách.

49. Vu Lan Báo hiếu:các bài viết xoay quanh chủ đề tưởng niệm công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, nhắc nhở phương cách tri ân và báo ân song thân Phụ Mẫu ngay trong đời sống này theo giáo điển nhà Phật.

50. Xuân Vạn Vạn Hạnh:bao gồm những sáng tác về mùa xuân Vạn Hạnh, về Phật Di Lặc và Tết Nguyên Ðán cổ truyền của dân tộc Việt.

51. Phật Giáo và Xã Hội :
bao gồm những bài viết về các vấn đề của xã hội, về đời sống hằng ngày của người đệ tử Phật trong xã hội hiện đại, đây là trang cần đọc để áp dụng thiết thực vào cuộc đời của mình

52. Hình ảnh :trang phổ biến hình ảnh sinh hoạt của Tu Viện Quảng Đức

Nếu quý độc giả nào gặp khó khăn, không đọc được trực tiếp tài liệu này trên internet, xin liên lạc về Tu Viện Quảng Ðức để xin thỉnh CD-Rom miễn phí. Giáo Pháp đương cần học, hay nói khác hơn là chúng ta cần học giáo lý, có học, có nghe và có hiểu mới có thể thay đổi được nhận thức sai lầm trước đây của mình, do nhìn sai, nên trồng nhân sai, kết quả phải chịu khổ lụy. Mục đích giáo điển nhà Phật giúp cho chúng ta có cái nhìn thông minh, chân xác, để khỏi rơi vào tà kiến sai lầm.

Hiện tại trang nhà vẫn đang trong quá trình ổn định và phát triển, nhiều công việc phải làm vẫn còn đang dang dở và rất cần sự hỗ trợ của nhiều người, nhất là các bạn trẻ, những người có thể tham gia đánh máy vi tính kinh-sách tiếng Anh hoặc tiếng Việt để có tài liệu phổ biến hằng tháng. Xin các bạn trẻ hoặc các bậc Cha Mẹ hãy khuyên con em của mình mạnh dạn tham gia công tác Phật sự đầy ý nghĩa này, để giúp cho các em có một kiến thức căn bản, vững chắc về đời sống tâm linh và đồng thời cũng để góp phần đem những bông hoa chân lý tô điểm cho trần gian đầy khổ đau phiền lụy này. Cuộc đời vốn dĩ vô thường, sớm còn tối mất, mọi thứ trên thế gian này cuối cùng sẽ tuột mất khỏi tầm tay của mình, cái còn lại với ta có chăng chỉ là những phước đức nghiệp lực mà chúng ta đã và đang tạo ra trong đời này, chúng ta hãy tranh thủ để làm một cái gì đó có ý nghĩa cho mình và cho người ngay khi chúng ta có thể... Xin các bạn hãy liên lạc về Tu Viện để biết thêm chi tiết của công việc, số điện thoại: 9357 3544, hoặc liên lạc qua email Tu viện: quangduc@quangduc.com.

Trang nhà Quảng Ðức ước mong nhận được mọi ý kiến, bài vở đóng góp, phát tâm đánh máy tài liệu ... từ chư Tôn Ðức Tăng Ni và Phật tử xa gần để nội dung của trang nhà ngày càng phong phú hơn.

Kính chúc chư Tôn Ðức và quý Phật tử, độc giả xa gần thân tâm thường lạc, vạn sự cát tường như nguyện.

Thay mặt Ban Biên Tập

Trụ trì Tu Viện Quảng Ðức
Tỳ-kheo Thích Tâm Phương

Ban Biên Tập & Nhân Viên

Ban Biên Tập:TK. T. Tâm Phương, TK.T.Nguyên Tạng
Ban Bảo Trợ: Ðạo hữu Tâm Kiến Chánh, Ðạo hữu Diệu Hoa, Ðạo hữu Nguyên Phúc Thanh Goodwin, Ðạo hữu Nguyên Doãn Phan Nguyên Đáng.
Ban Ðánh máy tiếng Việt (ở các quốc gia: Úc, Mỹ, Canada, Pháp, Anh, Thụy Sỹ, Áo, Ðài Loan, VN): Thích Đức Tuấn, Thích Nữ Nguyên Khai, Thích Nữ Nhật Nhan, Thích Nữ Giác Anh, Ðàm Thanh, Hải Hạnh, Diệu Nga, Kim Lý, Hoa Giác, Hoàng Ánh, Thiên Hương, Ngọc Sương, Diệu Giác Lệ Thu, Thái Hòa, Tú Anh, Diệu Anh Quỳnh Trâm, Giác Trí, Quảng Trí, Quảng Nghĩa, Quảng Phước, Quảng Huệ, Quảng Giác, Chúc Hoa, Huệ Dũng, Thanh Tâm, Thanh Tuyền, Huệ Minh, Ðoan Trang, Thùy Châu, Quách Tường, Việt Dũng, Phước Sơn, Huyền Trân, Ngọc Hân, Thiên An, Thùy Trang, Thúy Ngọc, Thúy Loan, Thúy Liễu, Ngọc Thúy, Thúy Hằng, Diệu Thanh, Cao Thân, Mỹ Hồ, Bích Thi, Bích Hương, Hồng Liên, Ngọc Thùy, Phước Ngọc, Phương Trang, Bích Ty, Kim Ngân, Thùy Dung, Diệu Xuyến, Chơn Mỹ Thanh, Thiền Lâm Đông Phương, Xuân Quang, Kim Lệ, Hoàng Yến, Lan Thanh, Nguyên Thu, Nguyên Nhật Minh, Chúc Thượng, Chánh Dũng, Tâm Diệu Dương Mỹ, Diệu Tánh, Minh Quang, Hương Lâm, Diệu Nhàn, Nguyên Phụng, Quảng Đạo, Đồng Thanh, Quảng Hạnh, Diệu Nhơn, Minh Đạo, Hồng Phúc, Quảng Văn, Mạnh Thiều, Diệu An, Lê Hiếu, Trúc Giang, Diệu Hiếu, Kiêm Dung, Mỹ Liên, Trọng Khương.
Ban Ðánh máy tiếng Anh:Nguyen Tam Thieu Van Duc, Dieu Anh Quynh Tram, Lydia Quang Nhu, Quang Huong, Phuong Linh, Jenny Huyen Tran, Ngoc Han, Thien An, Brian Nguyen Chi, Sathischandra Edirisinghe, Ananda Jayampathy Unantenne & Sandamala Unantenne, Karuna Chris Dunk, Jay Wilkins, Steven Lowe, Quảng Dũng Thái Hoàng Duy.
Trình bày:Nhị Tường, Diễm Tuyết, Nguyên Tâm, Mỹ Hạnh, Nguyên Hân, Huệ Dũng Baosoft, Mỹ Hạnh, Nguyên Hân, Thiện Hưng, Mạnh Thiều, Nguyên Nhật An Trà My, Trọng Hiệp, Chân Đức, Nguyên Thảo, Nguyên An, Tấn Nhứt.
Ban ấn tống băng Kinh sách, Cd-Rom:Chánh Thông, Thanh Tâm, Nguyệt Thủy (Mỹ); Thanh Phi, Nguyên Từ, Chúc Diệu, Chúc Thiên, Nguyên An, Nguyên Hân, Hải Hạnh, Giác Ðịnh, Viên Trí, Quảng Ðạo, Nguyên Phụng (Úc), Diệu Nga, Diệu Liên (Canada), Huệ Liên (Anh Quốc)
Liên lạc xin thỉnh CD-Rom hoặc phát tâm đánh máy:
Tu Viện Quảng Ðức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Australia. Tel: 61.3. 9357 3544; Fax: 61.3. 9357 3600. Mob: 61. 3. 412 794 254 Email: quangduc@quangduc.com, www.quangduc.com

facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567