Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (58)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Cư Sĩ Hạnh Cơ
Mới nhất
A-Z
Z-A
Tưởng Niệm HT Thích Đỗng Minh (PDF)
22/06/2021
17:02
Lời thưa của người kết tậpNhững khi nhắc chuyện Chùa xưa, Mẹ thường kể “… Sau ngày Ông Ngoại bị liệt, Ôn Đỗng Minh hay thăm hỏi, và dặn các học trò thường xuyên lui tới săn sóc…” Tôi biết vỏn vẹn chỉ chừng ấy về Ôn, vậy đã là quá nhiều! Tập san Hoa Đàm số 12 này được kết tập và phát hành nhân ngày Kỵ, phần lớn nội dung bài vở, hình ảnh đã có trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Ôn (viên tịch ngày 17.06.2005 | 11.05 năm Ất Dậu) do hàng Đệ tử của Ôn thực hiện trước đây, và một ít từ trang nhà Quảng Đức (https://quangduc.com/) của Thầy Nguyên Tạng biên tập, cũng như Pháp Tạng (http://phaptangpgvn.net/vie/) do Thầy Tâm Nhãn phụ trách.
Kinh Ma Ha Ma Da
13/07/2018
13:22
Kinh Ma Ha Ma Da thuộc hệ thống kinh Niết Bàn, do sa-môn Thích Đàm Cảnh, người Trung-hoa, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502), được thu vào tạng Đại Chánh, quyển 12, mang số 383, trang 1005-1014. Nội dung kinh này gồm có bốn phần: Phần một ghi lại việc đức Phật lên cung trời Đao-lợi nói pháp hóa độ cho thánh mẫu Ma Ha Ma Da chứng được Sơ-quả Tu-đà-hoàn, cùng những bài pháp do chính thánh mẫu nói ra trước đại chúng. Phần hai ghi lại việc đức Phật từ cung trời Đao-lợi trở về tinh xá Kì-viên và du hành qua các nước để hóa độ chúng sinh; cuối cùng thì đến rừng Ta-la-song-thọ ở ngoại ô thành Câu-thi-na để nhập niết-bàn. Phần ba ghi lại việc thánh mẫu Ma Ha Ma Da từ cõi trời Đao-lợi xuống đến nơi đặt kim quan của đức Phật, buồn khóc thảm thiết, đức Phật tự mở kim quan ngồi dậy, nói pháp an ủi thánh mẫu, rồi nói lời từ biệt cuối cùng. Phần bốn, tôn giả A Nan thuật lại lời Phật dạy thuở trước liên quan đến tình hình trụ thế và hoại diệt của chánh pháp
Mừng Lễ An Vị Phật Chùa Bảo Vương
08/09/2017
13:18
Khánh Thành An Vị Phật Như Lai Tứ Chúng khắp nơi chúc nguyện Ngài Quảng Ngải Việt Nam nay cách biệt Melbourne Châu Úc đạo hoằng khai Chín mươi Thượng Thọ hoàn cơ nghiệp Ba tám dựng xây thể biện tài Sức khỏe tinh thông thường luyện tập Tinh thần minh mẫn vượt nạn tai.
Kinh Đại Bi (trọn bộ PDF)
01/07/2017
19:16
Kinh Đại Bi (Maha-karuna-pundarika) thuộc hệ thống kinh Niết Bàn. Phật Quang Đại Từ Điển cho biết: Theo sự ghi nhận của các tác phẩm “kinh lục” ở Trung-hoa, các bản Hán dịch của kinh hệ Niết Bàn
Tưởng Niệm Tiểu Tường HT Như Huệ
24/04/2017
06:41
Thấm thoát mà nay sắp tiểu tường (1) Ngài về với Phật ngộ quê hương (2) Thong dong cất bước đường thanh thoát Bận bịu chùn chân cảnh thế thường ! Một kiếp hóa thân mong cứu khổ Ngàn đời chấp thủ thật khôn lường ! Độ tha hạnh nguyện còn dang dở Hồi nhập Ta bà Pháp xiễn dương
Tình Pháp Lữ (thơ)
29/03/2017
08:10
Đoản thơ song ngữ Hán-Việt của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn gởi tặng Giác Linh Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Chứng Minh Đạo Sư Thích Như Huệ nhân Lễ Tiểu Tường tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc.
Đời Tu Sĩ (thơ)
14/07/2016
17:20
Thơ Thích Thắng Hoan Thảnh thơi một gánh quảy an nhiên, Phủi sạch trân ai bao chướng duyên, Thay áo tình yêu choàng áo đạo, Tầy tâm ô trược hiện tâm thiền. Đắp xây chánh niệm qua bờ giác, Hóa độ quần mê thoát nẻo phiền. Soi sáng phù du sanh tử kiếp, Triểi khai Diệu Pháp hướng chân nguyên
Kinh Đại Bi
30/05/2016
05:17
Đây là những điều chính tôi được nghe: Thuở đó đức Phật đang ngự tại rừng Ta-la-song-thọ, ở ngoại ô thành Câu-thi-na, thuộc lãnh thổ trị vì của bộ tộc Lực-sĩ. Lúc bấy giờ đức Thế Tôn sắp nhập niết-bàn, bèn bảo tôn giả A Nan rằng: “Thầy hãy trải ngọa cụ cho Như Lai ở giữa những cây ta-la, theo tư thế nằm nghiêng về hông bên phải, như thế nằm của sư tử chúa; sau nửa đêm hôm nay Như Lai sẽ nhập niết bàn. Này A Nan! Như Lai đã rốt ráo niết bàn; đã đoạn trừ tất cả những lời nói hữu vi, lời nói của Như Lai như cam lồ, không quanh co tối nghĩa. Như Lai đã làm xong tất cả các phật sự, hoàn toàn vắng lặng, định lực sâu xa vi diệu, khó thấy, khó biết, khó suy lường. Trí tuệ sáng suốt của Như Lai hiểu biết tất cả các pháp thánh hiền. Như Lai đã ba lần chuyển bánh xe pháp vô thượng, mà các hàng sa-môn, bà-la-môn, trời, người, ma vương, không thể chuyển được. Như Lai đã đánh trống pháp, thổi loa pháp, dựng cờ pháp, chèo thuyền pháp, xây cầu pháp, rưới mưa pháp. Như Lai đã soi sáng cho ba ngàn đạ
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà
01/11/2020
22:20
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
Giới thiệu Kinh Đại Bát Niết Bàn (Bản Bắc)
07/02/2015
07:21
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn, có 2 bản dịch tiêu biểu khác nhau, đại diện cho hai kinh hệ đại thừa và tiểu thừa: 1. Bản dịch của pháp sư Đàm Vô Sấm (Dharmaraksa, 385-433) ở triều đại Bắc-Lương (397-439), có tên là Đại Bát Niết Bàn Kinh, gồm 40 quyển, được thu vào Tạng Đại Chánh, quyển 12, số 374, thuộc niết bàn đại thừa; và 2. Bản dịch của pháp sư Pháp Hiển (340?-?) ở triều đại Đông-Tấn (317-420), có tên là Đại Bát Niết Bàn Kinh, gồm 3 quyển, được thu vào Tạng Đại Chánh, quyển 1, số 7, thuộc niết bàn tiểu thừa.
Quay lại