Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

11/06/201521:26(Xem: 15190)
Tuần 1

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 1 THÁNG 10, 2014)

Diệu Âm lược dịch

 

 

PAKISTAN: Phế tích của tu viện Phật giáo Jamal Garhi

 

Jamal Garhi là một di tích cổ tọa lạc cách thành phố Mardan 13 km, tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa của Pakistan. Nghiên cứu nói rằng đây là một tu viện Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thứ 5 sau Công nguyên, vào thời Phật giáo phát triển mạnh mẽ tại vùng này của tiểu lục địa Ấn Độ.

Di tích thu hút nhiều nhà nghiên cứu từ các trường đại học quốc gia cũng như du khách từ khắp thế giới. Các dự án khác nhau đang được tiến hành để bảo vệ di tích không bị khai quật do người ta tin rằng trong quá khứ, rất nhiều phần của di tích đã biến mất.

Các phế tích của Jamal Garhi được cho là do nhà kháo cổ học người Anh Sir Alexander Cunningham phát hiện đầu tiên vào năm 1848.

Vào năm 2012, các cuộc khai quật khảo cổ học tại di tích này - do Chính phủ Nhật Bản và UNESCO tài trợ - đã phát hiện những đồng tiền có niên đại từ năm 158 đến 195 sau Công nguyên, được cho là thuộc thời Vua Huvisha. Một tượng Phật, một tấm đất nung khắc chữ Kharoshti và 5 gian phòng từ một ngôi nhà 2 tầng cũng được tìm thấy dọc theo những dấu vết của một hồ nước.

Một số bản khắc chữ tìm thấy tại Jamal Garhi hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Peshawar.

(tipitaka.net – October 2, 2014)

 

blank

blank

Di tích tu viện Phật giáo Jamal Garhi ở Pakistan

Photo: Naveed Yousafzai

 

 

ẤN ĐỘ: Khởi động tàu hỏa có máy điều hòa trong mạng mạch Phật giáo từ năm 2015

Bihar, Ấn Độ - Hội nghị Phật giáo Quốc tế tại thành phố Bodh Gaya (Bồ đề Đạo tràng) vào ngày 27-9 đã công bố một loạt các biện pháp - bao gồm việc phát động từ năm tới một tàu hỏa có máy lạnh trong mạng mạch Phật giáo và đặt các biển quảng bá bằng những ngôn ngữ của các nước khác nhau dành cho những người không nói tiếng Anh - để làm cho Bodh Gaya và các địa điểm gắn liền với Đức Phật được hấp dẫn hơn đối với du khách.

Tất cả cột điện sẽ được dời đi và dây điện được đặt dưới lòng đất để làm tôn lên vẻ đẹp của Bodh Gaya, nơi Đức Phật giác ngộ, Bộ trưởng bộ du lịch Liên bang Ấn Độ Shripad Naik đã nói tại Hội nghị 3 ngày của Phật giáo Quốc tế nói trên.

Khoảng 132 đại biểu từ 31 nước bao gồm Nhật Bản, Vương quốc Anh, Nga, Úc, Đài Loan, Cam Bốt, Tây Ban Nha, Tích Lan và Serbia tham dự sự kiện này.

(Buddhist Channel – October 2, 2014)

 

 

CỘNG HÒA CZECH: Khánh thành bảo tháp thứ hai tại Czech

Liberec, bắc Bohemia – Bảo tháp Phật giáo thứ hai tại Cộng hòa Czech đã được khánh thành tại công viên hòa bình Rabten Shidelingka ở Liberac vào cuối tháng 9.

Được gọi là “Bảo tháp Khải hoàn”, công trình kiến trúc có nhiều màu sắc này cao 6.4 mét và mất 5 năm cho việc xây dựng. Hai nghệ nhân đến từ Nepal đã trang trí các phù điêu tinh xảo cho bảo tháp .

Bảo tháp không chỉ dành cho Phật tử mà còn cho du khách bình thường đến viếng công viên.

Ngoài các vật chất, vật dụng được chôn hoặc lưu giữ bên trong, Bảo tháp Khải Hoàn còn có phần rỗng bên trên để chứa hàng nghìn tượng Phật và kinh sách, quyển thần chú. Và có một ngách chứa một tượng Phật  cùng với xá lợi của 2 vị Phật tử là Geshe Rabten (1920 – 1986) - người tiên phong của Phật giáo châu Âu -và một trong những người sống cách đây 2.500 năm.  

Các bảo tháp nổi tiếng nhất là ở Kathmandu (Nepal), nhưng tại Tây Âu người ta cũng đã xây chúng ngày càng nhiều. Các bảo tháp gần với Cộng hòa Czech nhất là ở tại Linz và Graz, Áo quốc.

(Tipitaka Network – October 2, 2014)
blank

Bảo tháp thứ hai tại Czech

Photo: tipitaka.net

 

 

BHUTAN: Vua và Hoàng hậu Bhutan viếng Chùa Đại Giác ngộ ở Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ

Chiều ngày 5-10-2014, trong chuyến thăm thành phố Bồ đề Đạo tràng, Vua Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và Hoàng hậu Jetsun Pema đã cầu nguyện tại Phật điện của Chùa Đại Giác ngộ. Một nhóm các đại biểu đến từ Bhutan cũng đã tháp tùng vợ chồng nhà vua.

Thẩm phán quận Gaya là Sanjay Kumar Agarwal cho biết hai vợ chồng hoàng gia đã dành khoảng một tiếng rưỡi tại chùa và đã hỏi về những sự kiện khác nhau liên quan đến nơi này.

Ông Agarwal nói, “Vua và Hoàng hậu Bhutan đã đến đây và sẽ ở đây trong 3 ngày. Họ đã viếng Chùa Đại Giác ngộ và họ sẽ tham quan các điểm thu hút du lịch khác. Họ sẽ thăm Nalanda và Rajgir. Chúng tôi đã thực hiện một số việc sắp xếp liên quan đến chuyến thăm của họ, và mọi người ở Bồ đề Đạo tràng đều hoan hỉ. Vợ chồng nhà vua rất thích thú về chuyến viếng thăm của mình”.

(ANI – October 6, 2014)

blank

Vua và Hoàng hậu Bhutan tại Chùa Đại giác ngộ ở Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ

Photo: ANI

 

NHẬT BẢN:  Phật đường mới trên núi ở Kyoto trưng bày bức tranh bảo vật quốc gia

Một trung tâm Phật giáo của chùa Shorenin, gọi là Thanh long đường, sẽ khánh thành trên đỉnh một ngọn núi ở đông Kyoto, giới thiệu một bức tranh phục chế được xem là bảo vật quốc gia.

Giảng đường mới tại Phường Yamashina này sẽ mở cửa cho công chúng từ ngày 8-10 đến 23-12-2014.

Bức tranh nói trên, có tên là “Fudomyoo Nidojizo” (Thanh Hộ pháp cùng với 2 thanh niên) và được phục chế bởi Bảo tàng Quốc gia Kyoto, sẽ được đặt tại một trong những cấu trúc của giảng đường. Tranh mô tả một vị thần màu xanh nổi giận trước một đám cháy dữ dội. Nó được xem là đỉnh cao của tranh Phật giáo từ thời Heian (794-1185) và là một trong 3 tác phẩm nổi bật nhất của quốc gia mô tả các vị thần như thế.

Giảng đường mới này bao gồm một trung tâm đào tạo võ thuật và có một sàn rộng 1,046 mét vuông cách mặt nước biển 200 mét.

(tipitaka.net – October 7, 2014)

 

blank

Một tranh vẽ mô tả Hộ pháp Xanh của phật giáo Nhật Bản

Photo: google images

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 16287)
Ấn bản Tự Điển Phật Học Việt-Anhcủa cư sĩ Trần Nguyên Trung vì thế có thể xem là quyển từ ngữ Phật học Việt-Anh phong phú nhất từ trước đến nay, chứa trên 10.000 thuật ngữ Phật học thông dụng và các danh từ riêng trong Phật giáo. Dù mang tên “Tự Điển Phật Học Việt-Anh”, trong nhiều mục từ, soạn giả còn kèm theo các thuật ngữ Phật học gốc bằng tiếng Sanskrit (S) và Pali (P) dưới dạng Latinh hóa bên cạnh các thuật ngữ tương đương của tiếng Anh. Ngoài ra, đối với các thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Nhật (J), Trung văn (C) và Tạng văn (Tib), sọan giả cũng kèm theo các thuật ngữ gốc này theo hệ thống phiên âm của T. Wade Giles.
08/04/2013(Xem: 22251)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 15746)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm ròng, gần 8000 trang do Hòa thượng Thích Quảng Độ phiên dịch.
28/03/2013(Xem: 6656)
Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.
20/11/2012(Xem: 4966)
Đây không phải là một bộ từ điển Phật học, mà chỉ là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch mà thôi.
16/11/2012(Xem: 14764)
Từ điển Việt-Pali - Sa di Định Phúc biên soạn
20/04/2011(Xem: 14352)
Từ Điển Làng Mai sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nếp sống và tư trào văn hóa Làng Mai. Những từ ngữ nào có mang ý nghĩa đặc biệt của Làng Mai đều có thể được tìm thấy trong Từ Điển này.
08/03/2011(Xem: 6392)
Danh Từ Thiền Học - Tác giả: HT Thích Duy Lực: 1-ALẠI THỨC: 阿賴耶識 Àlaya Làthứcthứ tám, cũng gọi là Tạng thức, tức là tất cảchủng tử thiện, ác, vô ký, do thức thứ sáu lãnh đạo nămthức trước (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân) làm ra đều chứatrong đó. 2-A HÀM:阿含 Àgama Bốnthứkinh Tiểu thừa bằng tiếng Pali gọi là Tứ A Hàm. GồmTrường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm. 3-A LAN NHÃ:阿蘭若 Àranya Dịchlàchỗ Tịch tịnh (xa lìa náo nhiệt), cũng là chùa nơi Tỳkheo cư trú. 4-A LA HÁN: 阿羅漢 Arahan
16/01/2011(Xem: 15098)
Tự điển Phật học đa ngôn ngữ (Multi-lingual Dictionary of Buddhism) - Tác giả: Minh Thông; Tuyển tập này trước tiên được đưa lên mạng Internet ở trang nhà Quảng đức (www.quangduc.com) vào đầu năm 2001, mãi đến đầ năm 2002 sau khi từ vần A đến Z đã được đưa lên mạng Internet xong, ấn bản bằng Microsoft Word của tự điển này cùng các Fonts để Edit cũng sẽ được đưa lên Internet ở nhiều trang nhà khác như Đạo Phật Ngày Nay (www.buddhismtoday.com), Quang Minh (www.quangminh.org), ... để đọc giả có thể download tự do.
22/09/2010(Xem: 8617)
Từ Ngữ Phật Học Việt-Anh; Tác giả: Đồng Loại - Trần Nguyên Trung - South Australia 2001
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]