Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (48)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
HT. Thích Duy Lực
Mới nhất
A-Z
Z-A
Kinh Lăng Già giải nghĩa
25/10/2018
06:51
Chúng tôi nhận thấy bản dịch Kinh Lăng Già của Hòa Thượng Thích Duy Lực rất công phu, vì có sự lựa chọn so sánh giữa các bản dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. Bản dịch này tương đối ngắn gọn lại đầy đủ chi tiết so với các bản dịch khác, nên chúng tôi đã chọn bản dịch này để giải thích ý nghĩa lời Phật dạy.
Bát Nhã Tâm Kinh Giải Nghĩa
05/09/2018
20:01
Cội Nguồn Truyền Thừa
17/01/2017
05:57
Quyển sách nầy rất có giá trị đối với người tham thiền, nhưng rất tiếc vì có ý kiến của người biên soạn (người biên soạn đây chỉ là người sưu tập để xuất bản) xen vào nên làm giảm giá trị quyển sách. Người biên soạn hình như không có tham thiền, đối với Phật pháp cũng chưa được thông thạo, chỉ đem những tác phẩm như THAM THIỀN TU PHÁP, NGUYỆT KHÊ NGỮ LỤC, PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP ĐẠI LỤC, ĐẠI THỪA BÁT TÔNG TU PHÁP của ngài Nguyệt Khê gôm lại thành quyển sách nầy, trong đó lại thêm vào những lời của người giáo môn và ý kiến của tự mình, nghịch với ý chỉ của ngài NGUYỆT KHÊ mà chẳng tự biết, người biên soạn chỉ biết giữ bản quyền – không cho người khác in lại, đối với văn tự trong sách, do người sắp chữ sắp lộn, có rất nhiều chỗ lời sai chữ trật cũng vẫn để y nguyên mà không dò lại và sửa cho kỹ. Chúng tôi vì muốn giữ đúng ý chỉ của ngài NGUYỆT KHÊ mà chẳng di hại cho người đọc nên lược bỏ phần nghịch với ý chỉ của tác giả, và giảm bớt những lời trùng nhau.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
07/10/2016
00:41
Cho đến ngày nay, mặc dù có nhiều sách của các bậc Thạc Đức trong nền Phật Giáo Việt Nam đã dịch, chú giải, lược giải Kinh Thủ Lăng Nghiêm, nhưng một số lớn Phật tử vẫn chưa hiểu rõ ý Kinh một cách trọn vẹn. Cũng vì khó hiểu, nên một số người cho Kinh này là giả, sự thực thì không phải vậy, vì Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói về Chân Tâm vô cùng trừu tượng cao siêu, nên không dễ gì hiểu một cách trọn vẹn.
Thiền sư Thích Duy Lực giải đáp Tịnh Độ
23/12/2015
17:44
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
Bá Trượng Ngữ Lục
18/07/2013
09:20
Tác giả húy Hoài Hải, họ Vương, người Trướng Lạc, Phước Châu. Thuở bé theo mẹ vào chùa lễ Phật, chỉ tượng Phật hỏi mẹ : "Đây là ai". Mẹ nói : "Là Phật". Sư nói : "Hình dạng Phật với người chẳng khác, tôi sau nầy cũng sẽ làm Phật".
Quyển 4: Kinh Lăng Già
03/05/2011
19:55
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo, vì danh từ và nghĩa lý của ngoại đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì ngoại đạo với Phật hai ý khác hẳn...
Quyển 3: Kinh Lăng Già
03/05/2011
19:55
Khi ấy, Thế Tôn bảo Đại Huệ bồ tát rằng: - Nay ta sẽ thuyết tướng thông phân biệt của ý sanh thân, ngươi hãy lắng nghe và khéo ghi nhớ. Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng: - Lành thay, Thế Tôn! Cúi xin thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: - Có ba thứ ý sanh thân. Thế nào là ba? Ấy là : Tam muội lạc Chánh thọ ý sanh thân, Giác pháp tự tánh Tánh ý sanh thân, và Chủng loại Câu sanh vô hành tác ý sanh thân. Người tu hành liễu tri cái tướng ấy, từ Sơ Địa dần dần tiến lên, thì được ba thứ thân này. - Đại Huệ! Thế nào là Tam Muội Lạc Chánh Thọ Ý Sanh Thân? Ấy là Tam muội lạc Chánh thọ của Bồ Tát Tam Địa, Tứ Địa và Ngũ Địa, an trụ nơi biển tâm, tự tâm tịch tịnh, mỗi mỗi làn sóng của "thức tướng" chẳng sanh khởi, biết cảnh giới tự tâm hiện tánh phi tánh, gọi là Tam muội lạc Chánh thọ ý sanh thân.
Quyển 2: Kinh Lăng Già
03/05/2011
19:55
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo, vì danh từ và nghĩa lý của ngoại đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì ngoại đạo với Phật hai ý khác hẳn...
Quyển 1: Kinh Lăng Già
03/05/2011
19:55
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo, vì danh từ và nghĩa lý của ngoại đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì ngoại đạo với Phật hai ý khác hẳn...
Quay lại