Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

12/01/202316:21(Xem: 4165)
Tuần 4
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
  (TUẦN THỨ 4 THÁNG 12, 2022)
 
Diệu Âm lược dịch

 

 

 

PAKISTAN: Bảo tồn di sản Phật giáo giữa những thách thức nghiêm trọng

 

Bất chấp mối đe dọa luôn hiện hữu và ngày càng tăng từ một nhóm bài trừ thần tượng ở đất nước Hồi giáo Pakistan, các chính phủ kế tiếp nhau ở Islamabad đã quản lý để bảo tồn di sản Phật giáo tồn tại dưới dạng các phát hiện khảo cổ học.

Điều này càng đáng ca ngợi hơn vì tàn tích của nền văn minh Phật giáo Gandhara 2200 năm tuổi vẫn còn nguyên vẹn ở Thung lũng Swat của tỉnh Khyber Pakhtunkhwa (KPK) mặc dù tỉnh này là tâm điểm của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo ngày nay.

Ngôi đền Phật giáo lâu đời nhất được biết đến ở vùng Swat là ngôi đền thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên tại Barikot. Swat là trung tâm trao đổi hàng hóa và văn hóa giữa các nền văn minh Trung Đông, Trung Á và Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.

Swat cũng là quê hương của bảo tháp Dharmarajika nổi tiếng, được người dân địa phương gọi là Chir Tope, nằm gần Taxila, trụ sở của việc tu học Phật giáo từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.

 

Pakistan đã và đang nỗ lực để cho thế giới biết về quá khứ tiền-Hồi giáo của mình, bao gồm Mohenjodaro của Nền văn minh Thung lũng Indus cổ đại, Đại học Phật giáo tại Taxila, nghệ thuật Gandhara và các bảo tháp Phật giáo chứa đựng các thánh tích.

(NI.A - December 22, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-12-4-000TinTuc_PGTG_2022-12-4-001

 

Đền thờ Phật giáo cổ xưa nhất được phát hiện ở thành phố Barikot, thuộc vùng Swat phía bắc Pakistan
Photos: NI.A & ISMEO 

INDONESIA: Hội Phật giáo Từ Tế tổ chức phòng khám y tế miễn phí thứ hai tại Cianjur

Sau trận động đất ở Cianjur Regency, tỉnh Tây Java, Indonesia vào ngày 21-11,2022,  Hội Từ Tế Phật giáo (BTCF) đã tổ chức phòng khám y tế đầu tiên vào ngày 24-11. Phải tản cư sống trong những nhà lều trú ẩn, nhiều người trong số những người sống sót đã bắt đầu bị cảm lạnh. Để đáp lại, các tình nguyện viên Từ Tế ở Jakarta và Bandung ngay lập tức bắt đầu lên kế hoạch tổ chức một phòng khám miễn phí thứ hai từ ngày 3 đến ngày 8-12 trong 6 ngày liên tiếp tại các khu vực khác nhau ở làng Ciputri, thị trấn Pacet. Tổng cộng có 34 tình nguyện viên y tế từ Hiệp hội Y tế Quốc tế Từ Tế (TIMA) và 55 tình nguyện viên hỗ trợ đã cứu trợ y tế cho tổng số 1,256 người sống sót.

Ngoài hoạt động tiếp cận y tế cố định, các chuyên gia TIMA và tình nguyện viên BTCF còn thực hiện hoạt động tiếp cận y tế di động, nơi họ đến nhà của những người sống sót để tiến hành hỗ trợ y tế cho những bệnh nhân bất động.

Santi Apianti, giám đốc trường mầm non Maleber ở Ciherang nói, “Các cơ sở y tế ở cách xa làng của chúng tôi, và nhiều người sống sót sau trận động đất đã bị ốm. Vì vậy sự xuất hiện của phòng khám miễn phí đã giúp ích rất nhiều cho mọi người. Tôi rất cảm ơn TIMA và các tình nguyện viên đã hỗ trợ tư vấn và chuẩn bị đồ ăn nóng cho các em.”

(Reliefweb – December 22, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-12-4-002TinTuc_PGTG_2022-12-4-003TinTuc_PGTG_2022-12-4-004

 

 Ngày 3-12-2022, 35 thành viên nhóm của TIMA và 15 tình nguyện viên đã đến Quận Maleber, Làng Ciherang, Thị trấn Pacet, Quận Zhanyu, để cung cấp dịch vụ y tế cho các nạn nhân trận động đất

Photos: Muhammad Dayar

 

HOA KỲ- ẤN ĐỘ: Dự án Chư ni Tây Tạng công bố 10 học viên mới tốt nghiệp Geshema tại buổi lễ ở Bồ Đề Đạo Tràng

Dự án Chư ni Tây Tạng (TNP) - một tổ chức từ thiện đã đăng ký tại Hoa Kỳ có trụ sở tại Seattle và Quận Kangra của Himachal Pradesh, Ấn Độ - gần đây đã chia sẻ rằng 10 nữ tu Phật giáo Tây Tạng đã được trao bằng geshema trong một buổi lễ phong tặng đặc biệt được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng vào ngày 18-11-2022.

Bằng Geshema là bằng cấp học thuật cao nhất trong truyền thống Gelugpa và chỉ mới được cấp cho các nữ tu Phật giáo gần đây. Giống như bằng Geshe dành cho các nam tu sĩ, nó gần tương đương với bằng tiến sĩ về nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng.

Các kỳ thi nghiêm ngặt mất 4 năm để hoàn thành, với một bộ được tổ chức mỗi năm. Cho đến nay, 54 nữ tu sĩ Phật giáo đã đạt được bằng cấp này. Do đại dịch COVID-19, các kỳ thi geshema đã bị hủy bỏ vào năm 2020 và 2021.

Dự án Nữ tu Tây Tạng cung cấp giáo dục và viện trợ nhân đạo cho các ni cô tị nạn từ Tây Tạng và các vùng Hy Mã Lạp Sơn của Ấn Độ.

TNP hỗ trợ hàng trăm nữ tu sĩ từ tất cả các dòng truyền thừa Phật giáo Tây Tạng và 7 ni viện. Nhiều ni cô là người tị nạn từ Tây Tạng, nhưng tổ chức này cũng vươn tới các khu vực biên giới Hy Mã Lạp Sơn của Ấn Độ, nơi phụ nữ và trẻ em gái ít được tiếp cận với giáo dục và đào tạo tôn giáo.

 (Buddhistdoor Global – December 22, 2022)

TRUNG QUỐC: Bia khắc tượng Phật giáo cổ đại được tìm thấy ở tỉnh Hà Bắc

Gần đây tại ở làng Zhonglu, huyện Baixiang, tỉnh Hà Bắc, một người dân đã tìm thấy  một tấm bia khắc tượng khi đang sửa sang lại ngôi nhà của mình.

Tấm bia cao 148 cm, rộng 70 cm và dày 18 cm. Phần trên có 2 hốc thờ Phật, bên trong mỗi hốc đều có tạc tượng Phật. Tuy nhiên, các bức tượng này bị hư hại không thể nhận ra.

Các chuyên gia tin rằng tấm bia thuộc về cuối triều đại Bắc Tề (550-577), mặc dù không thể xác định chính xác năm nào.

Có 23 cột bia ký, nhưng do bị lão hóa nên không thể đọc hết. Những đoạn văn còn đọc được ghi lại những việc làm của nhiều thành viên họ Lu ở làng Zhonglu, là những quan chức từng phục vụ người dân.

Geng Xiaoning, giám đốc viện bảo vệ di tích văn hóa của huyện, cho biết việc phát hiện ra tấm bia cung cấp tài liệu vững chắc để nghiên cứu sự phát triển của văn hóa Phật giáo ở Trung Quốc.

(news.cn – December 26, 2022)

 

INDONESIA: Hiệp hội Thanh niên Phật tử Indonesia tổ chức Hội thảo Quốc gia về Sự điều độ Tôn giáo

Hiệp hội Thanh niên Phật tử Indonesia (YBA) đã tổ chức một hội thảo quốc gia với chủ đề “Hội thảo quóc gia về Trí tuệ & Từ bi vì một Quốc gia Tốt đẹp hơn.” Sự kiện liên tôn giáo này nhằm mục đích làm nổi bật tầm quan trọng của lòng khoan dung và lòng từ bi trong việc nuôi dưỡng sự hòa hợp cho một xã hội đa dạng và hòa nhập.

Phát trực tiếp vào ngày 10-12-2022, hội nghị chuyên đề nói trên được tổ chức với sự cộng tác của Cộng đồng Phật giáo Indonesia Đài Loan có trụ sở tại Đài Bắc.

Ông Billy Lukito Joeswanton, chủ tịch YBA phát biểu: “Sự ôn hòa tôn giáo được đặt lên hàng đầu khi chúng ta xem xét tầm quan trọng của lòng khoan dung như một nền tảng cho cuộc sống của quốc gia và nhà nước. Sự đa dạng mà không có sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân và cộng đồng, và giữa các tín đồ tôn giáo, thì sẽ mang theo khả năng gây ra thảm họa. Thay vì thế, thì tôn giáo có thể mang lại cho chúng ta phước lành và thực sự hiện diện trên Trái đất để phục vụ như một ốc đảo nhẹ nhàng của sự hiểu biết về bản thân và lòng trắc ẩn đối với xã hội loài người.”

Hiệp hội Thanh niên Phật tử Indonesia (YBA) là tổ chức thanh niên Phật giáo hàng đầu ở Indonesia.

Hiệp hội tham gia vào việc thành lập các tổ chức Phật giáo trên toàn quốc, truyền bá việc nghiên cứu Đạo Pháp trong giới trẻ và đào tạo lãnh đạo.

 

(Tipitaka Network – December 26, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-12-4-005

Hội thảo quốc gia với chủ đề “Hội thảo quóc gia về Trí tuệ & Từ bi vì một Quốc gia Tốt đẹp hơn” do Hiệp hội Thanh niên Phật tử Indonesia (YBA) tổ chức

Photo: YBA

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2011(Xem: 13005)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
13/07/2011(Xem: 3852)
Ở quê tôi, đa phần các làng đều có chùa và đình. Ngày xưa lúc còn bé, tôi và những đứa trẻ trong làng hay đến chùa và đình vào những dịp lễ để vui đùa và ăn ké theo người lớn. Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay.
07/07/2011(Xem: 30816)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9600)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 3920)
Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam từ rất sớm có thể từ trước công nguyên. Tuy là một tôn giáo ngoại nhập nhưng các nhà nghiên cứu thường thống nhất rằng mỗi dân tộc đều có một ông Phật của riêng mình. Vậy thì cái riêng, bản sắc Phật giáo Việt Nam là gì ? Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận Phật giáo thời Lý Trần là tinh hoa, đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Chính Phật giáo Lý Trần đã góp phần làm nên cái chất Đại Việt, làm nên cái hào khí Đông A của thời đại, tạo nên bước nhảy vọt về tư tưởng của dân tộc ta lúc bấy giờ, làm nên sự hồi sinh mạnh mẽ của dân tộc sau hơn một ngàn năm bị nô lệ phương Bắc từ năm 111 TCN đến năm 938 SCN. Để góp phần giải đáp cái nét riêng của văn hóa Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo thời Lý Trần có lẽ cần đặt nó trong mối giao lưu, tiếp biến với Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Quốc và tín ngưỡng - văn hóa dân gian bản địa.
23/06/2011(Xem: 4641)
Việt Nam là cái lưng của bán đảo Ấn Trung, vị trí của bán đảo nầy nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Vì địa thế nằm giữa hai nước lớn có nền văn hóa cổ xưa nhất của nhân loại nên đương nhiên Việt Nam có ảnh hưởng cả hai nền văn hóa đó, kể cả tôn giáo. Từ phương Bắc, Trung Quốc đã tràn xuống chiếm cứ đất đai với âm mưu đồng hóa dân Việt, biến Việt Nam thành một phần lãnh thổ của họ. Do đó dân Việt chiến đấu không ngừng để sống còn và giữ gìn sự độc lập của mình, thế nhưng không tránh khỏi sự ảnh hưởng qua lại về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ...
20/06/2011(Xem: 8309)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 5496)
Ký giả được xem công văn này trước nhất, liền cho mời Ông Viên Quang là Tổng thư ký của Hội Việt Nam Phật giáo đến bàn việc triệu tập Hội đồng để thảo luận việc quan trọng đó. Nhưng đến buổi họp thì ký giả chẳng may vừa bị cảm nặng, nhân có Cụ BÙI THIỆN CƠ, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo đến thăm, bèn dặn với Cụ rằng: “Nếu Hội đồng có cử đến tôi, thì nhờ Cụ cố từ chối cho, vì tôi mới bị bệnh, hơn nữa còn bận nhiều công việc”. Sau buổi họp đó, Cụ BÙI THIỆN CƠ và Cụ TRẦN VĂN ĐẠI lại đến phòng bệnh cho biết rằng: “Hội đồng đã đề cử một vài vị Thượng toạ, nhưng các Ngài đều viện cớ rằng: Thượng toạ là Hội trưởng Hội Tăng Ni Bắc Việt lại là Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo, phải lấy tư cách ấy mà ứng phó với thơ mời của Chính phủ để gia nhập Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thì đối với cả trong Thuyền gia lẫn người ngoài Thiện tín mới được danh chính ngôn thuận.
16/06/2011(Xem: 15734)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
15/06/2011(Xem: 6262)
Năm ngoái khi ghé thăm nhà nuôi trẻ em nghèo của vợ chồng anh Trần Quang Lãm ở trên đường Ngũ Tây Xã Thủy An gần chùa Thuyền Tôn , tôi nói với anh là tôi muốn ghé lại thăm ngôi chùa nổi tiếng này , anh Lãm liền tặng tôi một cuốn tiểu sử thiền sư Liễu Quán và dặn là tôi nên ghé lại thăm ngôi bảo tháp của ngài Lúc bấy giờ tôi chỉ đi thăm thú các nơi trong chùa mà không để ý đến cảnh vật chung quanh chùa lắm , khi về nhà mới đọc cuốn sách được tặng. Thật vô cùng thú vị khi đọc đến đoạn huyền thoại về thiền sư phải ăn rong để sống và rong đó được vớt tại con sông trước chùa , tôi vội vàng chạy xe lên lại chùa và đi tìm con sông .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]