Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

03/09/201520:19(Xem: 13915)
Tuần 3

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 3 THÁNG 10, 2012)

Diệu Âm lược dịch

 

SCOTLAND: Cộng đồng Phật giáo sẽ thành lập một Trung tâm Hòa bình Thế giới trên bờ hồ Loch Ness

 

Sau chuyến thăm thành công của Đức Đạt lai Lạt ma vào năm nay, cộng đồng Phật giáo ở Scotland đã quyết định thành lập một trung tâm Hòa bình Thế giới trên bờ hồ Loch Ness.

Trong chuyến tham quan 5 ngày tại Highlands (vùng núi ở miền bắc Scotland) Đại sư Yeshe Losal, người sáng lập dự án Thánh Đảo và là trụ trì của Tu viện Samye Ling ở Dumfries-shire, cho biết ông đã chọn một khu đất cách Inverness khoảng 14 dặm và cũng đã xem những khu khác ở cả hai bờ của hồ này.

Giải thích rằng Highlands là một trong những nơi “ưa thích nhất” của Đức Đạt lai Lạt ma tại Scotland, Đại sư Yeshe còn thừa nhận rằng bản thân mình có một niềm đam mê đối với quái vật Loch Ness.

Ông dự kiến trung tâm Hòa bình Thế giới này sẽ dạy yoga, thái cực quyền, thiền định và chữa trị, nhưng không nhất thiết có những ảnh hưởng của Phật giáo. “Đây sẽ là một nơi rất đặc biệt, chào đón bất cứ ai mang lại bất cứ điều gì có thể hoạt động và chia sẻ được với những người khác dưới một mái nhà”, ông nói.

(The Telegraph – October 16, 2012)

 

2012-10-3-000

Đại sư Yeshe Losal và cảnh hồ Loch Ness - Photo: CASCADE NEWS

 

 

TRUNG QUỐC: Tìm được 2 đầu tượng Phật cổ bị trộm

 

Ngày 15-10-2012, cảnh sát đã tịch thu một cặp đầu tượng Phật 1.400 năm tuổi vô giá từ bọn trộm di tích. Đây là các đầu tượng đã bị tháo rời từ các tượng Phật trong một hang núi ở Tế Nam, tỉnh Quảng Đông vào tháng 9-2012.

Cảnh sát đã bắt 2 nghi phạm và tìm thấy các di tích bị đánh cắp này trong nhà của một trong các nghi phạm. Cảnh sát cũng triệt phá 3 băng nhóm cướp mộ, và bắt giữ 13 người bị tình nghi trộm cắp di tích.

Đầu năm nay, mọt người đàn ông đã bị kết án 13 năm tù và bị phạt 2.000 đô la vì tội đột nhập vào Cung Bảo tàng (tức Tử Cấm Thành trước kia) -  vốn được canh phòng cẩn mật – và lấy trộm 9 tác phẩm nghệ thuật làm bằng vàng và các đồ trang sức vào tháng 5-2011.

(Big News Network – October 16, 2012)

 

 

HÀN QUỐC: Chương trình “Ở tại chùa” của Hàn quốc kỷ niệm 10 năm hoạt động

 

Theo đề nghị của Hội đồng Văn hóa Phật giáo Hàn quốc, chương trình Ở tại chùa của Tông phái Phật giáo Hàn quốc Tào Khê sẽ kỷ niệm 10 năm hoạt động vào ngày 31-10 năm nay. Ý tưởng đằng sau chương trình là cung cấp cho du khách đến Hàn quốc một cơ hội để “trải nghiệm cuộc sống của những người thực hành Phật giáo tại các đền chùa truyền thống”.

Thượng tọa Beopjin, người đứng đầu Hội đồng Văn hóa Phật giáo Hàn quốc, hình dung một sự thay đổi nhỏ để làm cho chương trình đã thành công này được rõ nét trong thập niên tới.

Ông nói, “Trong Mùa thứ 2, chúng tôi sẽ chung tay với các cơ quan du lịch quốc tế để tiếp đón nhiều du khách nước ngoài hơn. Chúng tôi sẽ phân định chương trình của mình theo tuổi tác, theo sự quen thuộc với chương trình và theo các sự cân nhắc khác. Chúng tôi sẽ phát triển sự kiện này thành một cuộc vận động văn hóa Phật giáo”.

Chương trình Ở-tại-chùa cải tiến cũng sẽ hoạt động và phát huy “ẩm thực đền chùa, phát triển nội dung văn hóa Phật giáo có liên quan và tạo ra một mạng lưới đặt chỗ trước”.

(Buddha Dharma – October 18, 2012)

 

2012-10-3-001

Hình ảnh một sinh hoạt của chương trình Ở tại chùa - Photo: Google

 

 

MÃ LAI: Hợp xướng tưởng niệm Thượng tọa Chuk Mor

 

Penang, Mã Lai – Ngày 19-10-2012 tại Dewan Sri Pinang, Penang, các thành viên dàn hợp xướng từ các tổ chức Phật giáo đã trình diễn những bài đạo ca tại một buổi hòa nhạc.

400 ca sĩ từ 15 tổ chức trên khắp đất nước đã hát trong 3 giờ trước 2.000 người để tưởng niệm cố Thượng tọa Chuk Mor, vị sư tổ Phật giáo Trung Hoa của Mã Lai.

Sinh tại Chiết Giang, Trung quốc, Thượng tọa Chuk Mor đến Penang vào năm 1953 để truyền bá Phật pháp. Ông viên tịch ở tuổi 90 vào năm 2002.

Thượng tọa Chuk Mor cũng là một nhà sư tài hoa về tranh, thư pháp và thơ Trung Hoa.

Lời các bài đạo ca của buổi hòa nhạc này được dựa theo các bài thơ của ông.

(thestar.com.my – October 19, 2012)

 

 

ÚC : Ni cô ca sĩ Ani Choying Drolma sẽ lưu diễn tại Úc

 

Ca sĩ nổi tiếng và là ni cô Ani Choying Drolma sẽ bắt đầu lưu diễn tại Úc vào ngày 3-11-2012 . Chương trình do Trung tâm Phật giáo Jamchen giới thiệu và cô sẽ trình diễn tại Melbourne, Castlemaine, Sydney, Byron Bay& Brisbane.

Cô đã phát hành hơn 10 album thành công được hát bằng tiếng Tây Tạng, tiếng Phạn và tiếng bản ngữ Nepal của mình; đã xuất bản cuốn tự truyện ‘Hát cho Tự do’, và trong nhiều năm qua đã thành lập một số tổ chức từ thiện để giúp những ni cô trẻ được học hành và để cung cấp các cơ sở y tế ở Nepal, bao gồm trường Arya Tara ở ngoại ô thủ đô Kathmandu.

(abc.net.au – October 21, 2012)

 

2012-10-3-002

Ni cô hát Ani Choying Drolma - Photo: ABC

 

 

 2012-10-3-003

 

 

Ani Choying Drolma đang trình diễn - Photo: ABC

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2011(Xem: 13005)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
13/07/2011(Xem: 3852)
Ở quê tôi, đa phần các làng đều có chùa và đình. Ngày xưa lúc còn bé, tôi và những đứa trẻ trong làng hay đến chùa và đình vào những dịp lễ để vui đùa và ăn ké theo người lớn. Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay.
07/07/2011(Xem: 30816)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9600)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 3920)
Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam từ rất sớm có thể từ trước công nguyên. Tuy là một tôn giáo ngoại nhập nhưng các nhà nghiên cứu thường thống nhất rằng mỗi dân tộc đều có một ông Phật của riêng mình. Vậy thì cái riêng, bản sắc Phật giáo Việt Nam là gì ? Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận Phật giáo thời Lý Trần là tinh hoa, đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Chính Phật giáo Lý Trần đã góp phần làm nên cái chất Đại Việt, làm nên cái hào khí Đông A của thời đại, tạo nên bước nhảy vọt về tư tưởng của dân tộc ta lúc bấy giờ, làm nên sự hồi sinh mạnh mẽ của dân tộc sau hơn một ngàn năm bị nô lệ phương Bắc từ năm 111 TCN đến năm 938 SCN. Để góp phần giải đáp cái nét riêng của văn hóa Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo thời Lý Trần có lẽ cần đặt nó trong mối giao lưu, tiếp biến với Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Quốc và tín ngưỡng - văn hóa dân gian bản địa.
23/06/2011(Xem: 4641)
Việt Nam là cái lưng của bán đảo Ấn Trung, vị trí của bán đảo nầy nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Vì địa thế nằm giữa hai nước lớn có nền văn hóa cổ xưa nhất của nhân loại nên đương nhiên Việt Nam có ảnh hưởng cả hai nền văn hóa đó, kể cả tôn giáo. Từ phương Bắc, Trung Quốc đã tràn xuống chiếm cứ đất đai với âm mưu đồng hóa dân Việt, biến Việt Nam thành một phần lãnh thổ của họ. Do đó dân Việt chiến đấu không ngừng để sống còn và giữ gìn sự độc lập của mình, thế nhưng không tránh khỏi sự ảnh hưởng qua lại về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ...
20/06/2011(Xem: 8309)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 5496)
Ký giả được xem công văn này trước nhất, liền cho mời Ông Viên Quang là Tổng thư ký của Hội Việt Nam Phật giáo đến bàn việc triệu tập Hội đồng để thảo luận việc quan trọng đó. Nhưng đến buổi họp thì ký giả chẳng may vừa bị cảm nặng, nhân có Cụ BÙI THIỆN CƠ, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo đến thăm, bèn dặn với Cụ rằng: “Nếu Hội đồng có cử đến tôi, thì nhờ Cụ cố từ chối cho, vì tôi mới bị bệnh, hơn nữa còn bận nhiều công việc”. Sau buổi họp đó, Cụ BÙI THIỆN CƠ và Cụ TRẦN VĂN ĐẠI lại đến phòng bệnh cho biết rằng: “Hội đồng đã đề cử một vài vị Thượng toạ, nhưng các Ngài đều viện cớ rằng: Thượng toạ là Hội trưởng Hội Tăng Ni Bắc Việt lại là Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo, phải lấy tư cách ấy mà ứng phó với thơ mời của Chính phủ để gia nhập Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thì đối với cả trong Thuyền gia lẫn người ngoài Thiện tín mới được danh chính ngôn thuận.
16/06/2011(Xem: 15734)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
15/06/2011(Xem: 6262)
Năm ngoái khi ghé thăm nhà nuôi trẻ em nghèo của vợ chồng anh Trần Quang Lãm ở trên đường Ngũ Tây Xã Thủy An gần chùa Thuyền Tôn , tôi nói với anh là tôi muốn ghé lại thăm ngôi chùa nổi tiếng này , anh Lãm liền tặng tôi một cuốn tiểu sử thiền sư Liễu Quán và dặn là tôi nên ghé lại thăm ngôi bảo tháp của ngài Lúc bấy giờ tôi chỉ đi thăm thú các nơi trong chùa mà không để ý đến cảnh vật chung quanh chùa lắm , khi về nhà mới đọc cuốn sách được tặng. Thật vô cùng thú vị khi đọc đến đoạn huyền thoại về thiền sư phải ăn rong để sống và rong đó được vớt tại con sông trước chùa , tôi vội vàng chạy xe lên lại chùa và đi tìm con sông .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]