THÁI LAN: Nhà sư làm từ thiện từ hơn 500,000 đô la mà ông đã trúng xổ số
Một nhà sư 47 tuổi, làm việc tại chùa Wat Phra That Phanom Woramahawihan ở tỉnh Nakhon Phanom, thường chống lại cờ bạc. Nhưng vào cuối tháng 2, ông quyết định giúp một người bán vé số đang gặp khó khăn trong việc bán vé số giữa Đại dịch COVID-19.
Nhà sư được cho là đã mua 3 vé từ người đàn ông này 3 ngày trước khi cuộc xổ số hai-tháng-một-lần diễn ra vào ngày 1-3-2022.
Thật bất ngờ, sư đã trúng giải thưởng lớn trong lần xổ số này của chính phủ Thái Lan, với trị giá 18 triệu baht (tương đương 537,000 đô la).
Ông quyết định tặng số tiền thắng cược của mình cho tổ chức từ thiện và chia tiền cho nhà chùa, trường học và các tổ chức khác trong khu vực của mình.
Ông cũng bắt đầu trao 500 baht (khoảng 15 đô la) cho hàng ngàn người dân trong cộng đồng địa phương mỗi người 200 baht (tương đương 6 đô la).
Tính đến ngày 7-3-2022, sư đã công khai trao tổng cộng 1.5 triệu baht (tương đương 44,800 đô la).
(newsyahoo.com – March 23, 2022)
PAKISTAN: Phật giáo được thêm vào Chương trình giảng dạy Quốc gia của Pakistan
Bộ Giáo dục Liên bang Pakistan cho biết rằng Phật giáo và Bái hỏa giáo (Zoroastrianism) sẽ được thêm vào Chương trình giảng dạy Quốc gia Duy nhất (SNC) –chương trình giảng dạy về các nghiên cứu tôn giáo của quốc gia.
SNC đã được thành lập như một hệ thống giáo dục đồng nhất để cung cấp cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người ở Pakistan, không phân biệt giai cấp hay nền tảng tôn giáo.
Dự thảo chương trình giảng dạy cho Phật giáo đã được chấp nhận vào ngày 4-3-2022, trong khi các tôn giáo thiểu số khác vẫn đang trong quá trình duyệt xét. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử của nước Hồi giáo Pakistan mà Bộ Giáo dục thực hiện một loạt các khuyến nghị về nghiên cứu tôn giáo như vậy.
Đối với những người theo đạo Phật ở Pakistan, động thái này diễn ra vào một thời điểm quan trọng. Pakistan có ít cộng đồng người theo đạo Phật, nhưng việc thiếu nơi thờ tự và các vị thầy đã khiến một số người lo ngại rằng tôn giáo này có thể bị mai một trong đất nước này.
Trong khi đó, các nhà khảo cổ học đã khai quật nhiều di tích Phật giáo cổ đại tại Pakistan trong những năm gần đây, nên sự quan tâm của các học giả và tín đồ Phật giáo đến thăm đất nước này ngày càng tăng. Vào năm 2019, chính phủ Pakistan đã ủy quyền cho Phật phái Hàn Quốc Jogye thành lập một ngôi chùa Phật giáo tại một địa điểm cổ xưa trong nước.
(Tipitaka Network – March 23, 2022)
Tổng thống Pakistan Arif Alvi phát biểu về “Phật giáo tại Pakistan: Lịch sử, Khảo cổ học, Nghệ thuật và Kiến Trúc” và xem nghệ thuật Phật giáo tại Hội nghị Quốc tế và Liên hoan nghệ thuật
Photos: app.com.pk
ISRAEL: Đại học Hebrew ở Jerusalem tổ chức Bài giảng về Kinh Kim cương của Dzongsar Khyentse Rinpoche
Vào ngày 31-3-2022, với sự hợp tác của Hội Khyentse, Đại học Hebrew của Jerusalem sẽ tổ chức buổi pháp thoại về Kinh Kim Cương của Lạt ma, nhà làm phim và tác giả nổi tiếng người Bhutan, Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche.
Kinh Kim Cương, còn được gọi là Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra trong tiếng Phạn, là một bản kinh Phật giáo quan trọng trình bày bài giảng của Đức Phật cho đệ tử chính Tu Bồ đề (Subhuti). Kinh cung cấp những thiền định về chấp thủ, ảo tưởng, tri giác, và nhận thức về vô ngã và tánh không như là nền tảng cho con đường dẫn đến giải thoát.
Bài giảng của Dzongsar Khyentse Rinpoche về Kinh Kim Cương sẽ được phát trực tiếp trên YouTube và Zoom. Sự kiện này đánh dấu sự hợp tác không ngừng giữa Hội Khyentse và Đại học Hebrew của Jerusalem.
Hội Khyentse là một tổ chức phi lợi nhuận do Dzongsar Khyentse Rinpoche thành lập vào năm 2001 với mục đích truyền bá lời Phật dạy và hỗ trợ tất cả các truyền thống của nghiên cứu và thực hành Phật giáo.
(Buddhistdoor Global – March 23, 2022)
Poster Bài giảng về Kinh Kim cương của Dzongsar Khyentse Rinpoche do Đại học Hebrew ở Jerusalem tổ chức
Photo: Khyentse Foundation
NHẬT BẢN: Triển lãm đặc biệt mang tên “A La Hán Kuya và chùa Rokuharamitsuji”
Tokyo, Nhật Bản - Để kỷ niệm 1,050 năm ngày mất của A La Hán Kuya (903-972), một cuộc triển lãm đặc biệt có tên “A La Hán Kuya và chùa Rokuharamitsuji” hiện đang diễn ra tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo cho đến ngày 8-5 -2022.
Một trong những điểm nổi bật của sự kiện này là pho tượng nổi tiếng của vị A La Hán Kuya với 6 bức tượng nhỏ của Phật A Di Đà hiện ra từ miệng của ngài.
Người ta nói rằng các tượng nhỏ này tượng trưng cho từng chữ của kinh “Nam Mô A Di Đà Phật” (Tôi quy y Phật A Di Đà) biến hóa thành Phật A Di Đà.
Được mô phỏng theo vị a la hán Kuya sống vào giữa thời Heian (794-1185), bức tượng gỗ cao 117 cm này là vật sở hữu quý giá của ngôi chùa Rokuharamitsuji ở Kyoto qua nhiều thế kỷ.
Ngoài ra triển lãm còn trưng bày nhiều tượng và tranh Phật giáo từ thời Heian và Kamakura của chùa này, bao gồm tượng Phật Dược sư và Tứ Thiên vương.
(THE ASAHI SHIMBUN – March 24, 2022)
Tượng A La Hán Kuya bằng gỗ cao 117 cm, là vật sở hữu quý giá của ngôi chùa Rokuharamitsuji ở Kyoto qua nhiều thế kỷ
Tượng Phật Dược sư và Tứ Thiên vương trưng bày tại triển lãm “A La Hán Kuya và chùa Rokuharamitsuji” (Nhật Bản)
Photos: THE ASAHI SHIMBUN
HÀN QUỐC: Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa tiếp tục truyền thống về vai trò của phụ nữ trong Phật giáo Hàn Quốc
Ngày nay, có khoảng 6,000 nữ tu sĩ Phật giáo Hàn Quốc tiếp tục truyền thống xuất gia để thực hành Phật giáo toàn thời gian như một tín ngưỡng suốt đời.
Khoảng một phần ba số Ni cô Phật giáo ở Hàn Quốc đã được đào tạo tại Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa ở Cheongdo thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang, Ni viện Phật giáo lớn nhất của quốc gia này.
Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa được thành lập bởi Ni sư Myeongseong, 91 tuổi, một trong những nữ giáo viên Phật giáo đầu tiên ở Hàn Quốc. Kể từ năm 1970, trường đã có gần 2,200 sinh viên tốt nghiệp.
Những bài giảng dạy của Ni sư Myeongseong đã được xuất bản trong một tuyển tập, được xem là phần cốt lõi của giáo lý Phật giáo đối với Phật giáo Hàn Quốc.
Chương trình giảng dạy có tính kỷ luật cao tại Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa bao gồm lao động chân tay cho tất cả mọi người. Ni sư Myeongseong đã thiết lập một quy tắc làm việc cho sinh viên của mình, trong đó mọi người phải thực hiện một số lao động chân tay được gọi là “ulryeok” trong ngày, nếu không họ không được ăn.
(tipitaka.net – March 25, 2022)
Chư ni tu học tại Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa ở Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang (Hàn Quốc)
Photos: Hyungwon Kang