Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (7)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Cư Sĩ Nguyên Hiển
Mới nhất
A-Z
Z-A
Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa
15/09/2014
19:15
Tiếp theo phần A Tỳ Đàm nơi Tập 26 (ĐTK/ĐCTT, Tập 26, từ N0 1536 đến N0 1544) toàn bộ Tập 27 là nêu dẫn Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa (Abhidharma – mahavibhàsà – sàstra). Đây là Bộ Luận đồ sộ nhất hiện có trong Hán tạng. Tác giả của Luận là 500 vị A La Hán. Nói rõ hơn: Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa là một Bộ Luận Thích. 500 vị A La Hán, dưới sự chỉ đạo của Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra), trải qua 12 năm, đã chú giải quảng diễn Bộ Luận A Tỳ Đạt Ma Phát Trí của Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử (Kàtyàyaniputra) một Đại Luận sư kiệt xuất của Phái Hữu Bộ, sống vào khoảng 300 năm sau Phật diệt độ (ĐTK/ĐCTT, Tập 26, N0 1544, Pháp sư Huyền Tráng Hán dịch, 20 quyển). Tôn giả Thế Hữu biên tập, tổng duyệt, để thành Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa, được xem là thành quả tiêu biểu của lần kết tập kinh điển thứ tư – theo Phật giáo Bắc truyền, tổ chức tại nước Ca Thấp Di La, do vua Ca Nị Sắc Ca bảo trợ, vào khoảng 400 năm sau Phật diệt độ.
Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký
13/04/2014
08:31
Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký là tác phẩm lớn nhất trong sự nghiệp hoằng hóa của Đại sư Pháp Tạng (643-712). (1) Là Tổ thứ 3 của Tông Hoa Nghiêm, một trong số các nhà Hoa Nghiêm học nổi tiếng của Phật Giáo Trung Quốc, Đời Đường (618-906), người đã Biện giải để xác lập Giáo Nghĩa cho Tông Hoa Nghiêm, người được D. T. Suzuki (1870-1966) đánh giá là một trong số các Học giả xuất sắc nhất của Phật Giáo Trung Quốc. Nội dung của SáchHoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký là giải thích Luận giảng, Quảng diễn về Kinh Hoa Nghiêm - Bản do Đại sư Phật Đà Bạt Đà La (Phạn: Buddhabhadra 359-429) Hán dịch gồm 7 Xứ (Nơi chốn thuyết giảng), 8 Hội (Lần Thuyết giảng),34 phẩm, 60 quyển.
Giới thiệu Luận Thành Thật
17/12/2013
17:37
Thành thật luận 成實論 (Satyasiddhi-śāstra) cũng gọi Tattvasiddhi Śāstra 16 quyển, hoặc 20 quyển, do Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) tạo luận, Cưu-ma-la-thập (Kumārạiva) dịch, Đàm Quỹ ghi chép, Đàm Ảnh chỉnh lý, trong khoảng đời Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thùy thứ 13 đến 14 (411 ~ 412), thâu lục trong Đại Chính, Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647.
Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa (PDF)
10/08/2012
08:02
Kinh Kim Cương lấy vô tướng làm tông, vô trụ làm thể, diệu hữu làm dụng. Từ khi Bồ-đề Đạt-ma đến từ Tây Trúc truyền trao ý chỉ kinh này khiến người đời ngộ lý đạo, thấy tính. Chỉ vì người đời không thấy tự tính nên lập pháp môn kiến tính, nếu thấy được bản thể chân như thì chẳng cần lập pháp môn. Kinh Kim Cương Bát-nhã này được vô số người đọc tụng, vô biên người xưng tán, có hơn tám trăm nhà luận giải. Sự tạo luận tùy theo cái thấy của mỗi người. Năng lực thấy đạo dầu không đồng, nhưng chân lý thì không hai.
Nhập Hạnh Bồ Tát
03/12/2010
17:43
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
Từ Điển Phật Học Tuệ Quang
01/07/2015
17:08
Lịch sử phiên dịch Đại tạng kinh Trung Hoa trải dài 14 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ 14. Trong các nước ở Đông Á, chỉ nước Việt Nam là chưa hoàn tất việc phiên dịch toàn bộ Đại tạng kinh. Bộ Từ điện Phật học Tuệ Quang gồm 45.000 mục từ, dày hơn 3.500 trang, được chia làm hai tập, in trên loại giấy tốt, đóng bìa cứng (Nhà xuất bản Phương Đông). Lấy tiếng Hán-Việt làm gốc kèm thêm danh từ tiếng Phạn với bản mục lục tra cứu tiếng Phạn (Sanskrit Index) ở cuối tập để dể dàng tham khảo. Ngày nay các đại học lớn trên thế giới đều có phân khoa Phật học cho nên những danh từ Phật học Anh ngữ cũng cần thiết được phổ biến cho các phật tử và trí thức Việt Nam.
Nhập Hạnh Bồ Tát
08/04/2013
12:22
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
Quay lại