TÍCH LAN: Gia đình người Anh trả tượng Phật gia truyền lại cho Tích Lan sau 100 năm
Một pho tượng Phật từ một địa điểm tôn giáo quan trọng đã được trả lại cho Tích Lan, 100 năm sau khi tượng này được tặng cho HCP Bell, một công chức và là Ủy viên khảo cổ Anh đầu tiên tại Tích Lan.
HCP Bell được tặng pho tượng nói trên trong chuyến thăm Chùa Xá lợi Răng Phật tại Kandy vào thế kỷ thứ 19, khi ông đang làm việc tại Tích Lan.Sau đó các thành viên của gia đình Bell đã truyền lại pho tượng này qua các thế hệ.
Mục sư Kenneth Bell, cháu trai của HCP Bell, và con gái là Fiona Davis đã đi từ nhà của họ ở Overton, Hampshire để đưa pho tượng trở về nhà của mình bên trong Chùa Răng ở Kandy.
(adaderana.lk – January 16, 2020)
HCP Bell
Mục sư Kenneth Bell
Pho tượng được trả về với Chùa Xá lợi Răng Phật tại Kandy, Tích Lan
Photos: wikipedia.org & facebook.com
HOA KỲ: Chương trình Phật giáo Dấn thân Thích Nhất Hạnh được tài trợ 500,000 đô la
Quỹ Henry Luce đã trao một khoản tài trợ trị giá 500,000 đô la cho Chương trình Phật giáo Dấn thân Thích Nhất Hạnh tại Chủng viện Liên hiệp Thần học (UTS) ở thành phố New York. Khoản tài trợ này là để “ủng hộ sự phát triển các mô hình mới về dạy và học, nghiên cứu và xuất bản, phát triển kỹ năng lãnh đạo và thiết kế chương trình giáo dục”.
Mục sư Kosen Greg Snyder, giám đốc cao cấp và là trợ lý giám đốc về nghiên cứu Phật giáo tại UTS, nói: “Chúng tôi rất biết ơn Luce về sự tài trợ của họ. Việc chia sẻ hiểu biết của họ về tầm quan trọng của sự tham gia liên tôn giáo tại Liên hiệp này là rất đáng khích lệ”.
Được thành lập bởi ông trùm tạp chí người Mỹ Henry R. Luce, Quỹ Henry Luce đâu tư vào kiến thức công chúng. Quỹ này đã trao tổng cộng 8,955,000 đô la cho 28 tổ chức, bao gồm khoản tài trợ cho UTS.
(Big News Network – January 15, 2020)
Chủng viện Liên hiệp Thần học (UTS) ở thành phố New York, Hoa Kỳ
Photo: David Merrett
HÀN QUỐC: Chủ tịch Tông phái Tào Khê đề nghị tổ chức lễ vì hòa bình liên Triều tại Bàn Môn Điếm
Seoul, Hàn Quốc – Nhà lãnh đạo giáo phái Phật giáo lớn nhất của Hàn Quốc đã đề nghị tổ chức một buổi lễ bao gồm cả các cộng đồng tôn giáo và thế tục tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm, nhân danh nền hòa bình liên Triều và chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.
Tại Hội trường Tưởng niệm Lịch sử và Văn hóa Phật giáo ở Seoul vào ngày 15-1-2020, Hòa thượng Wonhaeng, chủ tịch Tông phái Phật giáo Tào Khê đã vạch ra một kế hoạch như vậy trong bài phát biểu Năm Mới của ông.
Ông cũng đề xuất các nỗ lực hợp tác để khôi phục cả hai ngôi chùa Jangan và Yujom của Bắc Hàn, vốn cùng bị phá hủy trong Chiến tranh Triều Tiên.
(HANKYORE – January 16, 2020)
Hòa thượng Wonhaeng, chủ tịch Tông phái Phật giáo Tào Khê
của Hàn Quốc
Photo: HANKYORE
NHẬT BẢN: Diễn tập cứu hỏa tại đền thờ Di sản Thế giới của Phật giáo ở Nara
Ngày 20-1-2020, một cuộc diễn tập cứu hỏa đã được tổ chức tại ngôi đền Di sản Thế giới Yakushiji ở thành phố Nara, sau trận hỏa hoạn khiến Lâu đài Shuri ở Okinawa bị phá hủy vào năm ngoái.
Trước Ngày Phòng cháy chữa cháy Tài sản Văn hóa của đất nước (26-1), khoảng 100 tu sĩ Phật giáo của đền Yakushiji và lính cứu hỏa đã kiểm tra các thủ tục để đưa tài sản văn hóa và người bị thương đến nơi an toàn - theo giả định rằng một đám cháy bùng phát tại chánh điện Kondo của ngôi đền này.một tượng Phật giả đã được sử dụng trong cuộc diễn tập.
Sự kiện này diễn ra trước khi đền Yakushiji hoàn thành dự án 9-năm sửa chữa Chùa Đông (Toto), công trình kiến trúc ban đầu duy nhất còn sót lại từ thế kỷ thứ 8 của ngôi đền.
Hàng năm, các cuộc diễn tập cứu hỏa được tổ chức tại các địa điểm di sản văn hóa trên cả nước vào khoảng ngày 26-1.
(Kyodo News – January 20, 2020)
Diễn tập cứu hỏa tại ngôi đền Phật giáo Di sản Thế giới Yakushiji ở Nara, Nhật Bản
Photos: Kyodo
ANH QUỐC: Di sản văn bản Phật giáo sẽ được thảo luận tại Hội nghị Thư viện Anh Quốc
Luân Đôn, Anh Quốc - Vào ngày 7 và 8-2-2020, Thư viện Anh Quốc sẽ tổ chức hội nghị “Mở khóa Di sản Văn bản Phật giáo” để xem xét một loạt các bản thảo và văn bản từ lịch sử Phật giáo – từ các cuốn sách Thái Lan được chiếu sáng nhiều màu cho đến các văn bản y học Phật giáo được tìm thấy dọc theo các tuyến đường thương mại của Con đường Tơ lụa cổ đại.
Thư viện Anh Quốc tọa lạc tại Luân Đôn và Đại học Luân Đôn sẽ tổ chức hội nghị này, với sự tham dự của các học giả lớn của Anh, cùng với một người đến từ Vienna, Áo và một người khác từ Boston, Mỹ.
Hội nghị được tổ chức cùng với cuộc triển lãm lớn về Phật giáo của thư viện, mở cửa cho đến ngày 23-2-2020. Trọng tâm của triển lãm là các bản thảo và tác phẩm nghệ thuật của Phật giáo, bao gồm các cuộn sách đầy màu sắc, đồ tạo tác thủ công và sách từ 20 quốc gia khác nhau.
(Buddhistdoor Global – January 21, 2020)
Văn bản Phật giáo tại Thư viện Anh Quốc
Photos: bl.uk