ÚC ĐẠI LỢI: Đại sư Hsing Yun khánh thành khu đại học của Học viện Nam Thiên tại Úc
Người sáng lập Phật phái Phật Quang Sơn, Đại sư Hsing Yun (Tinh Vân) người Đài Loan, đã chính thức khánh thành khu đại học Wollongong của học viện Nam Thi trong chuyến thăm Úc một tuầncủa mình .
Đến Úc vào ngày 28-2 và lưu trú cho đến ngày 4-3, ông khánh thành khu đại học này vào ngày 1-3. Chương trình sự kiện gồm lễ khánh thành chính thức, các cuộc tham quan khu đại học, hội chợ thực phẩm, các buổi trình diễn và hoạt động văn hóa, và các buổi nói chuyện về học viện. Khu đại học này bao gồm các cơ sở giảng dạy và cộng đồng, một bảo tàng và phòng triển lãm, quán ăn, cửa hàng quà lưu niệm và các giảng đường.
Hơn 5.000 người đã dự lễ khánh thành, trong số đó có các quan chức như thủ tướng Úc Tony Abbott, thị trưởng Gordoan Bradbery của Wollongong và nhiều vị cao tăng từ các truyền thống Phật giáo khác nhau, cũng như các vị lãnh đạo liên tôn giáo và cộng đồng.
Đại sư Hsing Yun, 87 tuổi, là một nhân vật quan trọng của Phật giáo Đại thừa trong các cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới, với hơn 15 triệu tín đồ tại 173 nước.
(Buddhist Door – March 9, 2015)
Đại sư Hsing Yun và thủ tướng Úc Tony Abbott tại lễ khánh thành khu đại học của Học viện Nam Thiên
(Photo: Andrew Chung)
HOA KỲ: Viện Đại học Michigan thành lập chức giáo sư dành cho Phật giáo Thái
Viện Đại học Michigan gần đây đã nhận 2 triệu usd để thành lập chức giáo sư Thái của Phật giáo Nguyên thủy để tăng cường chương trình nghiên cứu Phật giáo của viện.
Nhà tài trợ chính là Amnuay Viravan, cựu phó thủ tướng, bộ trưởng tài chính và bộ trưởng ngoại giao Thái Lan, với sự tài trợ phù hợp được cung cấp bởi Cục Tài sản Hoàng gia của Bộ Tài chính Thái Lan.
Chức giáo sư này, dành cho truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Thái, được cho là chiếc ghế đầu tiên như thế trên thế giới.
Chiếc ghế sẽ được đặt tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Á châu ở trường đại học Văn học, Khoa học và Nghệ thuật. Vào mùa thu 2015, Khoa sẽ thực hiện một cuộc nghiên cứu quốc tế để bổ nhiệm chức vị giáo sư mới được lập ra này.
Khi chiếc ghế được chọn cho vị trí của trường Đại học Michigan, người được chọn sẽ dạy các khóa học và thực hiện việc nghiên cứu để nâng cao kiến thức về Phật giáo Thái. Nghiên cứu này sẽ được chia sẻ với các học giả Phật giáo tại Thái Lan và toàn cầu, làm phong phú thêm kiến thức và sự hiểu biết về một tôn giáo cổ xưa vốn có giáo lý tiếp tục truyền cảm hứng cho thế giới hiện đại.
(mlive.com – March 9, 2015)
Khu đại học trung tâm của viện Đại học Michigan
Photo: The Ann Arbor News File
HÀN QUỐC: Lễ hội Thực phẩm Chùa chiền lần thứ 3
Ban Văn hóa của Phật giáo Hàn quốc lên kế hoạch tổ chức Lễ hội Thực phẩm Chùa lần thứ 3 tại Trung tâm Triển lãm Thương mại và hội nghị Seoul (SETEC) ở phía nam Seoul từ ngày 12 đến 15-3-2015.
Khách có thể thưởng thức các bữa ăn Phật giáo được chuẩn bị đặc biệt, các trò chơi chuyển động và hoạt họa trên mạng về thức ăn chay.
“Lễ hội giới thiệu về các món được làm bởi 11 ngôi chùa vốn đặc biệt được công nhận về thực phẩm cúng dường, cũng như được nấu bởi các nhà sư nổi tiếng về kỹ năng nấu nướng của họ, và về một loạt hoạt động triển lãm, thuyết trình, các cuộc thi nếm thực phẩm và các chương trình thực hành mà khách tham quan có thể trải nghiệm hương vị và tinh thần độc đáo của ẩm thực Phật giáo”, nhà tổ chức nói trên trang mạng của mình.
Trải nghiệm đặc biệt Balwoo Gongyang - bữa ăn trang trọng ở tự viện - dành cho người nước ngoài diễn ra từ 12 giờ trưa đến 1 p.m. Ngoài ra lễ hội còn cung cấp thông tin về các chương trình Ở lại Chùa mẫu mực.
(koreatimes.com – March 10, 2015)
Trải nghiệm ẩm thực trong Lễ hội Thực phẩm Chùa
Photo: google
BANGLADESH: Các nhà khảo cổ và tăng sĩ viếng di tích Phật giáo nghìn năm tuổi
Ngày 10-3-2015, các nhà sư và khảo cổ học từ các nước khác nhau đã viếng những tàn tích của thành phố Phật giáo cổ xưa được phát hiện gần đây tại làng Nateshwar ở khu Tongibari của Munshiganj.
Nhóm này gồm 20 nhà khảo cổ học và tăng sĩ đến từ Ấn Độ, Trung quốc và Hàn quốc. Họ đã viếng thành phố cổ - được cho là có niên đại khoảng 1,000 năm - cũng như thăm ngôi làng Bajrajogini, vốn được cho là sinh quán của học giả Phật giáo Atish Dipankar.
Vào ngày 16-2, sự khám phá di tích khảo cổ này đã được công bố trong một cuộc họp báo tại Nateshwar.
Trong 2 tháng qua, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều công trình kiến trúc như những trụ bát giác, phòng, bệ vv.
Có 4 nhà khảo cổ Trung quốc đang cộng tác cùng 20 nhà nghiên cứu từ Bangladesh tại địa điểm khai quật này.
Việc khai quật khảo cổ sẽ tiếp tục cho tới khi mùa mưa đến.
(buddhistartnews – March 11, 2015)
Nhóm tăng sĩ và khảo cổ học viếng di tích Phật giáo tại Nateshwar
Photo: Dhaka Tribune
TRUNG QUỐC: Phật tử Tây Tạng tổ chức Đại Lễ Cầu nguyện (Monlam)
Tin ảnh: Monlam, Đại Lễ Cầu nguyện, là sự kiện quan trọng nhất đối với nhiều người Tây Tạng. Từng bị cấm trong cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung quốc nhưng bây giờ lễ này được tổ chức tại nhiều khu vực.
Thành lập vào năm 1409, Lễ hội Monlam được tổ chức trong 4 ngày tại các tu viện khác nhau ở vùng dân tộc Tây Tạng của tỉnh Cam Túc, Trung quốc.
1/ Các nhà sư tập trung tại tu viện Labrang ở Cam Túc, một trong 6 đại tu viện của trường phái Phật giáo Tây Tạng Gelug và là một trong những tu viện lớn nhất bên ngoài Tây Tạng.
2/ Một phụ nữ cúi đầu cầu nguyện khi chư tăng tham gia lễ cầu nguyện đặc biệt
3/Các nhà sư mở một tranh Phật lớn trong lễ Monlam
4/ Các tiểu tăng đi bộ ngang qua những người đàn ông mặc trang phục truyền thống đang chuẩn bị cho một lễ rước
5/ Các nhà sư tham gia một lễ rước
6/ Các nhà sư mặc lễ phục , đeo mặt nạ đang trình diễn một điệu múa mũ đen, hay múa cham
Photos: Kevin Frayer/Getty Images
( Big News Network - March 13, 2015)
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới