ẤN ĐỘ: Xuất bản ấn bản La-tinh hóa của cuốn “Sangitiyavamso: Biên niên sử các Hội đồng Phật giáo về Giáo pháp và Luật tạng”
Các học giả Ấn Độ là Giáo sư Bimalendra Kumar và Tiến sĩ Ujjwal Kumar đã phát hành một cuốn sách mới được biên tập có tựa đề là “Sangitiyavamso: Biên niên sử các Hội đồng Phật giáo về Giáo pháp và Luật tạng” – do Aditya Prakashan, New Delhi xuất bản. Các nhà biên tập mô tả cuốn sách là một trong những biên niên sử toàn diện nhất của Thái Lan, kết hợp lịch sử Phật giáo với lịch sử của vương quốc này.
Một buổi ra mắt sách đã được tổ chức vào ngày 4-1-2021 tại hội trường của Hội đồng Nghiên cứu Lịch sử của Ấn Độ ở New Delhi.
“Sangitiyavamsa” được sáng tác vào năm 1789 bởi Bimaladhamma, Somdet Phra Wannarat, để kỷ niệm Hội đồng Phật giáo thứ 9 được tổ chức tại Thái Lan vào năm 1788, và để cung cấp tính hợp pháp cho triều đại của Vua Rama I (trị vì từ năm 1782 đến 1809).
Bản dịch “Sangitiyavamsa” từ tiếng Pali sang tiếng Thái được xuất bản lần đầu tiên ở Thái Lan vào năm 1923.
Ấn bản 2021 hiện tại chỉ sao chép phần Pali của bản in năm 1923, được chuyển đổi từ chữ Thái sang chữ viết La Mã, cùng với sự đối chiếu với các văn bản Pali khác. Mục đích chính của tập sách mới này là trình bày chân dung của 9 Hội đồng Phật giáo Nguyên Thủy (3 ở Ấn Độ, 4 ở Tích Lan và 2 ở Thái Lan) theo thứ tự thời gian.
(Buddhistdoor Global – January 15, 2021)
Buổi ra mắt cuốn “Sangitiyavamso: Biên niên sử các Hội đồng Phật giáo về Giáo pháp và Luật tạng” vào ngày 4-1-2021 tại New Delhi
Photos: Dipen Barua
NEPAL: Các ni cô Kung Fu lọt vào vòng chung kết của Giải thưởng Nhân quyền Vaclav Havel nổi tiếng thế giới
Chư ni Kung Fu của dòng truyền thừa Drukpa nổi tiếng toàn cầu qua việc đi bộ khắp dãy Hy Mã Lạp Sơn để dọn rác, chèo thuyền vượt những dòng sông trên núi để phá bỏ những điều cấm kỵ có từ hàng thế kỷ với mục đích giáo dục người khác về sức khỏe phụ nữ và sử dụng võ thuật như một cách để bảo vệ sự bình đẳng giới tính.
Các ni cô dùng những kỹ năng võ thuật của mình để dạy cách tự vệ cho các thiếu nữ, giáo dục những người khác về nạn buôn bán người và thực hiện hành động vì môi trường vốn chưa từng thấy trước đây trong khu vực.
Những nữ tu sĩ Drukpa tốt bụng một cách quyết liệt này - từ 9 đến 60 tuổi – đã và đang thay đổi cuộc đời của hàng ngàn phụ nữ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Giờ đây, họ là một trong 3 người/nhóm lọt vào vòng chung kết của Giải thưởng Nhân quyền Vaclav Havel nổi tiếng thế giới có trụ sở tại châu Âu – một vinh dự cho hoạt động dân quyền xuất sắc trong việc bảo vệ nhân quyền.
(IANS – January 17, 2021)
Các ni cô Drukpa luyện tập Kung Fu và dạy võ thuật
Chư ni Kung Fu dọn dẹp đống đổ nát sau động đất
Photos: Drukpa lineage
TÍCH LAN: Cuộc họp hội đồng điều hành lần thứ 13 của 'Hội nghị Phật giáo Châu Á vì Hòa bình'
Ngày 14-1-2021, thông qua Zoom, Tích Lan đã tổ chức cuộc họp hội đồng điều hành lần thứ 13 của 'Hội nghị Phật giáo Châu Á vì Hòa bình', với sự tham gia của đại diện từ 25 quốc gia.
Hội nghị được tổ chức tại Tịnh xá Sri Sambodhi ở Colombo.
Tổng thống Tích Lan Gotabaya Rajapaksa đã tham dự sự kiện này vào ngày 15-1, sau khi ông tham gia các nghi lễ tôn giáo tại Tịnh xá.
‘Hội nghị Phật giáo Châu Á vì Hòa bình’ nhận định rằng việc đóng vai trò là nước chủ nhà đối mặt với đại dịch COVID sẽ mang lại vinh dự đặc biệt cho Tích Lan, và kết quả là hình thành mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nước khác.
Sau Đệ Nhị Thế chiến, các nhà lãnh đạo Phật giáo Nga và Mông Cổ đã tập trung vào sự cần thiết của một tổ chức Phật giáo Quốc tế nhằm thúc đẩy sự thống nhất. Do đó, các tín đồ và tu sĩ Phật giáo đã tập trung tại Đại Tịnh xá ở Ulaanbaatar, Mông Cổ vào ngày 13 tháng 6 năm 1970 để tổ chức cuộc họp đầu tiên của ‘Hội nghị Phật giáo Châu Á vì Hòa bình’. Hội nghị lần thứ hai được tổ chức tại Tích Lan. Hiện nay, tất cả các quốc gia Phật giáo trên thế giới đều là thành viên của tổ chức này. (ft.lk – January 16, 2021)
Hình ảnh về cuộc họp hội đồng điều hành lần thứ 13 của 'Hội nghị Phật giáo Châu Á vì Hòa bình' tại Tích Lan
Photos: ft.lk
HÀN QUỐC: Nhà lãnh đạo Phật phái Jogye khẳng định sẽ tìm kiếm sự trao đổi liên-Triều thông qua việc cứu trợ Covid-19
Ngày 19-1-2021, Hòa thượng Wonhaeng, vị lãnh đạo của Tông phái Jogye - Phật phái lớn nhất của Hàn Quốc - nói rằng năm nay ông sẽ cố gắng thúc đẩy sự giao lưu tôn giáo liên-Triều bằng cách giúp Triều Tiên chống coronavirus mới.
“Chúng tôi sẽ đàm luận chặt chẽ với đối tác Triều Tiên về các dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và hợp tác giữa các cộng đồng Phật giáo của 2 miền Triều Tiên”, ông cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến. “ Tôi sẽ tìm cách thúc đẩy hòa bình và sự đồng thuận trên Bán đảo Triều Tiên.”
Là một phần trong các kế hoạch của mình, Tông phái Jogye sẽ hỗ trợ việc gởi hàng cứu trợ và hàng vệ sinh để ngăn chặn Covid-19 cho Bắc Hàn và khởi động một dự án chung nhằm trùng tu chùa chiền bị tàn phá trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Tông phái Jogye cũng sẽ nỗ lực không nngừng để nối lại một số sự kiện Phật giáo quan trọng mà 2 miền Triều Tiên đã từng tổ chức hàng năm trong quá khứ . (Yonhap – January 19, 2021)
Hòa thượng Wonhaeng, vị lãnh đạo của Tông phái Jogye - Phật phái lớn nhất của Hàn Quốc - phát biểu về việc thúc đẩy sự giao lưu tôn giáo liên-Triều trong năm nay
ẤN ĐỘ: Trường phái Nyingma tổ chức Đại lễ Monlam Chenmo thứ 32 tại Bồ Đề Đạo Tràng
Trường phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng hiện đang tổ chức Đại lễ cầu nguyện Monlam Chenmo thường niên tại chùa Đại Giác ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.
Đại lễ bắt đầu vào ngày 14 và sẽ kết thúc vào ngày 231-2021.
Tuân theo các hướng dẫn và hạn chế do Covid-19, sự kiện này chỉ có khoảng 100 nhà sư tham dự.
“Trước khi có đại dịch, có khoảng 10.000 nhà sư và tín đồ từng tham gia sự kiện này hàng năm. Nhưng do các hạn chế của Covid-19, năm nay số lượng người tham gia đã bị hạn chế . Những lời cầu nguyện cho hòa bình thế giới đã đánh dấu sự khởi đầu của Nyingma Monlam Chenmo Puja lần thứ 32 trong 9 ngày, ”cựu ủy viên của sự kiện cho biết.
Đại lễ cầu nguyện cho hòa bình thế giới, cho sự trường thọ của tất cả các vị tôn sư theo truyền thống, và cho sự tồn tại và truyền bá sâu rộng của Giáo Pháp trên toàn thế giới.
(Buddhistdoor Global – January 19, 2021)|
Đại lễ Monlam Chenmo thứ 32 tại Bồ Đề Đạo Tràng
Photos: dnaindia.com
***