NHẬT BẢN: Các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo được trưng bày tại Bảo tàng Osaka trong triển lãm kỷ niệm phong cách nghệ thuật Tempyo
Ossaka, Nhật Bản - Một cuộc triển lãm đặc biệt đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Osaka ở Phường Tennoji của thành phố, trưng bày các kiệt tác nghệ thuật Tempyo và các tác phẩm nghệ thuật khác lấy cảm hứng từ sự rực rỡ của phong cách này.
Triển lãm mang tên “Ngợi ca Tempyo”, do báo Asahi Shimbun và các nhà tài trợ khác tổ chức, kéo dài đến ngày 13-12-2020.
Văn hóa Tempyo, đặc trưng bởi sự cởi mở mang tính quốc tế, phát triển mạnh mẽ vào thời Nara (710-784). Tính thẩm mỹ và nguyên lý đặc biệt của nó đã ảnh hưởng đến các tác phẩm nghệ thuật của các thế hệ sau.
Triển lãm theo dõi hành trình nghệ thuật xuyên suốt 1,300 năm và trưng bày khoảng 120 hiện vật, từ vải nhuộm và các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo đến các bức tranh hiện đại lấy cảm hứng từ nghệ thuật cổ đại. Trong số này có 5 bảo vật quốc gia và 23 tài sản văn hóa quan trọng.
Các tác phẩm Phật giáo bao gồm 2 tượng Bồ tát và Phật A Di Đà ngồi, tương truyền trước đây được đặt cạnh nhau, mô tả sự cầu nguyện từ thế kỷ thứ 8; và tượng vị Hộ Pháp Shukongojin của Kaikei, một nhà điêu khắc Phật giáo bậc thầy hoạt động trong thời kỳ Kamakura (1185-1333).
(Tipitaka Network – December 1, 2020)
Các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo tại triển lãm kỷ niệm phong cách nghệ thuật Tempyo
Photos: Shunsuke Nakamura
BHUTAN: Hoạt động của tổ chức chư ni Bhutan giữa đại dịch
Hội Chư Ni Bhutan (BNF) - hoạt động để giáo dục và trao quyền cho các nữ tu sĩ Phật giáo ở vương quốc Hy Mã Lạp Sơn xa xôi này - gần đây đã đưa ra bản cập nhật về các tình hình và hoạt động của hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 toàn cầu, ghi nhận một số kết quả và cơ hội tích cực vốn đã xuất hiện bất chấp những thách thức và khó khăn đối với hội nói riêng và Bhutan nói chung.
Hoạt động dưới sự bảo trợ của Hoàng thái hậu Ashi Tshering Yangdon Wangchuck, BNF là một tổ chức phi lợi nhuận nỗ lực cải thiện sinh kế hàng ngày của các nữ tu Phật giáo ở Vương quốc Bhutan và nâng cao khả năng tiếp cận với giáo dục cơ bản và bậc cao của họ.
Mục đích của BNF là trao quyền và giáo dục các trẻ em gái và phụ nữ Bhutan để cải thiện điều kiện sống của họ cũng như sức sống kinh tế của các ngôi làng nông thôn, từ đó giúp bảo tồn nền văn hóa Phật giáo phong phú của vương quốc trước sự phát triển nhanh chóng.
(Buddhistdoor Global – December 2, 2020)
tb
Hoạt động của Hội Chư Ni Bhutan
Photos: BNF T
TÍCH LAN: Bộ Khảo cổ Tích Lan mua lại di tích tu viện Phật giáo cổ đại ở Jaffna
Bộ khảo cổ của Tích Lan đã xuất bản một công báo về việc mua lại khu đất ở Neduntheevu (đảo Delft) ở Jaffna, công bố rằng ở đó có phế tích của một khu phức hợp tu viện Phật giáo.
Khu đất này được tuyên bố là “khu bảo tồn khảo cổ học” theo Đạo luật Pháp lệnh Cổ vật.
Động thái mới nhất diễn ra khi bộ khảo cổ của Tích Lan tiếp tục nỗ lực lấy đất trên khắp Đông Bắc để khám phá các di sản Phật giáo Sinhala (dân tộc lớn nhất của Tích Lan).
Tuần trước, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa của Tích Lan đã ra lệnh phân phối hơn 700 bức tượng Phật trên khắp quốc đảo này và phát biểu về tầm quan trọng của việc bảo tồn “di sản Phật giáo và quốc gia của chúng ta”. Kể từ khi lên nắm quyền, ông cũng đã chỉ định một đội đặc nhiệm toàn- Sinhala về khảo cổ cho tỉnh miền Đông, nơi đang được quân đội giám sát, và đã vấp phải sự chỉ trích rộng rãi từ Tamils.
(NewsNow – December 1, 2020)
Tổng thống Gotabaya Rajapaksa của Tích Lan
Photo: wikipedia.org
TÂY BAN NHA: Hội Nữ Phật tử Tây Ban Nha đăng cai tổ chức Hội nghị chuyên đề quốc tế lần thứ 2 của Nữ Phật tử nói tiếng Tây Ban Nha
Nữ Phật tử Tây Ban Nha (Sakyhadhita Spain) - tổ chức quốc tế lớn nhất dành cho phụ nữ Phật tử nói tiếng Tây Ban Nha trên thế giới - sẽ tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ 2 về Phụ nữ Phật tử nói tiếng Tây Ban Nha trong tháng này, với tiêu đề “Đạo Pháp-Gaia: Phật giáo, Phụ nữ và Cuộc khủng hoảng khí hậu."
Các cuộc thảo luận có người tham gia nói tiếng Anh sẽ bằng tiếng Anh, với bản dịch tiếng Tây Ban Nha tùy chọn.
Sự kiện này sẽ được tổ chức vào ngày 12-12-2020, từ 4 đến 8 p.m diễn ra trên Zoom.
Tập trung vào cuộc khủng hoảng khí hậu, chủ đề của hội nghị nêu bật vai trò quan trọng của các Phật tử và phụ nữ trong việc giúp chúng ta hiểu và đối mặt với tình trạng khẩn cấp toàn cầu đang gia tăng này.
Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế , tổ chức mẹ của hội Nữ Phật tử Tây Ban Nha, được thành lập vào năm 1987.
(Buddhistdoor Global – December 03, 2020)
MIẾN ĐIỆN: Nhà sư tại tu viện ở Yangon tạo nơi trú ẩn cho các loài rắn
Nhà sư Phật giáo Wilatha đang cố gắng đóng một vai trò nào đó trong việc cứu những con rắn có thể bị giết hoặc đưa ra thị trường chợ đen.
Nhà sư 69 tuổi này đã tạo ra nơi trú ẩn cho các loài rắn - từ trăn đến rắn vi-pe và rắn hổ mang - tại tu viện Seikta Thukha TetOo ở thành phố thương mại sầm uất Yangon.
Kể từ khi nơi trú ẩn cho rắn được hình thành cách đây 5 năm, người dân và các cơ quan chính phủ - bao gồm cả sở cứu hỏa - đã mang những con rắn bắt được đến sư Wilatha.
Dựa vào số tiền quyên góp khoảng 300 đô la mỗi tháng cần thiết để nuôi rắn, sư Wilatha chỉ giữ chúng cho đến khi ông cảm thấy chúng đã sẵn sàng để trở về tự nhiên.
Trong buổi ra mắt gần đây tại Công viên Quốc gia Hlawga, sư cho biết ông rất vui khi thấy chúng trườn mình vào tự do nhưng lo lắng vì sợ rằng chúng bị bắt lại.
“Chúng sẽ bị bán ra thị trường chợ đen nếu bị kẻ xấu bắt được”, ông nói.
(HT – December 4, 2020)
Nhà sư Wilatha
Sư Wilatha cho trăn ăn tại tu viện Seikta Thukha TetOo của ông ở thành phố Yangon
Các sư và lính cứu hỏa thả trăn về rừng tại vùng ngoại ô Yangon
Một nhà sư và con trăn Miến Điện tại tu viện Seikta Thukha TetOo, nơi trú ẩn của trăn rắn Photos: REUTERS
***