CAM BỐT: Các tu sĩ Phật giáo ngăn cản nạn phá rừng tại Cam Bốt
Nạn phá rừng vẫn còn là một mối đe dọa lớn đối với rừng của Cam Bốt, nhưng một nhóm tu sĩ Phật giáo Cam Bốt từ mạng Tăng sĩ Độc lập vì Công bằng Xã hội đang tranh đấu để cứu những khu rừng bằng cách vận động các nhà lập pháp để bảo vệ chúng, và bằng cách công khai vạch trần việc khai thác gỗ bất hợp pháp.
Là người sáng lập và là lãnh đạo của khoảng 5,000 nhà sư của mạng lưới này, hòa thượng Buntenh dạy cho người dân địa phương sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như Facebook để nâng cao nhận thức của việc khai thác gỗ bất hợp pháp bằng cách tải ảnh trên Facebook, đăng video và viết những bài báo. Các nhà sư cũng dạy dân địa phương về cách ngăn chận nạn phá rừng.
Hòa thượng Buntenh cũng lưu ý rằng Prey Lang, một trong những rừng thường xanh lớn nhất và lâu đời nhất của Cam Bốt, đang bị đe dọa. Những khoảng rừng lớn của Prey Lang đã biến mất để nhường chỗ cho các đồn điền, và những vụ chuyển nhượng đất và lâm tặc đã làm mất đi những khoảnh lớn cây cối tại các khu vực được bảo vệ.
(Buddhistdoor Global – July 22, 2016)
CANADA: Chư tăng ở Đảo Prince Edward (P.E.I) giúp ngân hàng thực phẩm đang bị thiếu hụt tại Montague
Khi các tăng sĩ tại Hội Phật Viện Đại Giác ngộ nghe nói về sự đóng góp cho một ngân hàng thực phẩm của thị trấn Montague đang bị thiếu hụt, họ đã có cơ hội để giúp đỡ và đền đáp cho cộng đồng.
Kễ hoạch của các nhà sư là quyên góp tiền bằng cách bán dâu tây mà họ trồng với giá $5 một hộp tại khu Little Sands – cùng với bánh mì tròn do họ làm, Thượng tọa Dan, một tăng sĩ hội viên, giải thích. Nhà sư cho biết đã có được 50 hộp để bán bắt đầu vào ngày 22-7-2016.
“Hàng ngày chúng tôi tu tập Phật giáo tại đây nhờ có sự tử tế của Đảo. Đây là cách để bày tỏ lòng cảm kích của chúng tôi”, sư Dan nói.
Tiền thu được từ việc bán dâu tây sẽ gởi đến Ngân hàng Thực phẩm Southern Kings&Queens ở Montague.
(CBS News – July 22, 2016)
ẤN ĐỘ: Bộ sưu tập của Viện Bảo tàng Ấn Độ được trực tuyến hóa với Google
Bắt đầu với bộ sưu tập nghệ thuật Phật giáo quý giá bao gồm các tác phẩm điêu khắc Gandhara, Viện Bảo tàng Ấn Độ đang đưa tất cả các phòng trưng bày của viện thành dạng xem toàn cảnh 360- độ cho bất cứ ai xem trực tuyến.
Như một phần của sự cộng tác với Viện Văn hóa Google, vốn cho phép người yêu nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới khám phá các hiện vật trên trang mạng của mình, Viện Bảo tàng Ấn Độ ra mắt phiên bản điện tử cuộc triển lãm tinh tế có tựa đề Nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ vào ngày 25-7-2016.
“Đây là triển lãm ảo đầu tiên mà chúng tôi tổ chức, sau đó tất cả các phòng trưng bày của chúng tôi sẽ được đưa dần lên trang mạng Viện Văn hóa Google,” Jayanta Sengupta, giám đốc bào tàng, nói.
(business-standard.com – July 24, 2016)
TRUNG QUỐC: Phục hồi hang động Phật giáo Mạch Tích Sơn ở Cam Túc
Hang động Mạch Tích Sơn 1,500 năm tuổi ở tỉnh Cam Túc là một Di sản Thế giới UNESCO. Tại đây có gần 200 hang và hơn 10,000 tác phẩm điêu khắc Phật giáo.
Các hang động, vốn bị hư hại nghiêm trọng do sự xói mòn tự nhiên, hiện đang được phục hồi.
Yue Yongqiang, phó giám đốc ban bảo tồn của viện nghệ thuật hang động Mạch Tích Sơn, cho biết, ‘Việc phục hồi của 6 hang động sẽ hoàn thành vào tháng 11”. Do độ ẩm và sự xói mòn tự nhiên, các vết nứt đã xuất hiện trên vài hang động, một số tác phẩm điêu khắc và bích họa, Yue nói.
Việc phục hồi sẽ tốn 3.3 triệu nhân dân tệ (khoảng 500,000 usd).
“Khoảng 60% hang động tại Mạch Tích Sơn đang cần được phục hồi. Kể từ năm 2000, chúng tôi đã phục hồi 17 hang, khoảng một hang mỗi năm. Công việc tại các hang này sẽ được tăng tốc”, Yue nói thêm.
Hang động Mạch Tích Sơn là một trong 4 khu phức hợp hang động Phật giáo lớn nhất của Trung Quốc, cùng với Mạc Cao, Vân Cương và Long Môn ở các tỉnh Cam Túc, Sơn Tây và Hà Nam.
(NewsNow – July 26, 2016)
PAKISTAN: Phát hiện di tích một tượng đài Phật giáo tại khu Bảo tháp Bhamala
Các nhà khảo cổ học khai quật khu phức hợp Phật giáo trải dài của Bảo tháp Bhamala (ở phía bắc thủ đô Islamabad của Pakistan) lúc đầu nghĩ rằng họ đang đào lên được một bức tường bằng đá khác. Nhưng họ sớm nhận ra rằng đã phát hiện di tích của một pho tượng khổng lồ - một tượng Phật nằm có chiều dài hơn 15 mét, bằng chiều dài của một container vận chuyển.
Các niên đại phóng xạ carbon thu nhận được trên gỗ từ di tích cho thấy có từ năm 240 đến 340 sau Công nguyên – tức là nhiều thế kỷ trước khi Phật giáo được cho là đã tạo tác những tác phẩm điêu khắc khổng lồ phổ biến tại các đền chùa ở khắp châu Á.
Nếu được xác định, niên đại ban đầu sẽ làm cho pho tượng này trở thành bằng chứng cổ xưa nhất của tác phẩm điêu khắc Phật giáo. Và những pho tượng lớn chứng tỏ những mối liên quan lớn, vì chúng cần có những người bảo trợ và nhà cầm quyền giàu có để tài trợ cho sự tạo tác tượng.
(Tipitaka Network – July 28, 2016)
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới