Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

13/12/202408:59(Xem: 646)
Tuần 4

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 4 THÁNG 11, 2024)

 

Diệu Âm lược dịch

 

 

ẤN ĐỘ: Dự án Chư Ni Tây Tạng tìm cách cung cấp thiết bị truyền thông cho Ni viện Dolma Ling

Dự án Chư Ni Tây Tạng (TNP) - một tổ chức từ thiện đã đăng ký tại Hoa Kỳ có trụ sở tại Seattle và Quận Kangra của Himachal Pradesh, Ấn Độ - đang tìm cách cung cấp cho các nữ tu Phật giáo của Ni viện Dolma Ling và Viện Biện chứng Phật giáo ở miền bắc Ấn Độ các thiết bị truyền thông cho các lớp học, phòng truyền thông của các ni cô và văn phòng Dự án Chư Ni Tây Tạng tại Dolma Ling.

TNP nói rằng cần có 2 máy chiếu cho lớp học tại Dolma Ling, sẽ được các giáo viên dùng chung, vì máy chiếu duy nhất hiện có của họ không còn hoạt động bình thường nữa.

Được Đức Đạt lai Lạt ma khánh thành vào năm 2005, Ni viện Dolma Ling và Viện Biện chứng Phật giáo tọa lạc tại Thung lũng Kangra gần Dharamsala ở miền bắc Ấn Độ. Ni viện này là học viện giảng dạy Phật giáo bậc cao đầu tiên dành cho các nữ tu Phật giáo Tây Tạng từ mọi truyền thống, và được TNP tài trợ toàn phần.

Có khoảng 250 ni cô tham gia đầy đủ vào việc học tập, thực hành và công tác tại ni viện Dolma Ling, cũng như tổ chức các dự án tự cung tự cấp - chẳng hạn như làm đậu phụ và sản xuất đồ thủ công. Năm 2013, 10 ni cô Dolma Ling đã tạo nên lịch sử khi họ tham gia kỳ thi geshema năm thứ nhất.

(NewsNow – November 26, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-11-4-000

Chư ni học tập tại Ni viện Dolmaling, Ấn Độ

 

TinTuc_PGTG_2024-11-4-001

Bộ phận truyền thông tại Dolma Ling đã đóng góp đáng kể vào việc duy trì hồ sơ trực quan về các hoạt động của ni viện - Photos: tnp.org

 

NHẬT BẢN: Vách đá chạm khắc Bồ Tát Di Lặc tại Onodera, Nara

Tượng đá chạm khắc Bồ Tát Miroku (Maitreya, Di Lặc - Đức Phật của tương lai) lớn nhất Nhật Bản được tạo tác trên vách đá bên kia bờ sông của ngôi chùa Onodera ở Quận Nara.

Cách đây hơn 800 năm, các nhà điêu khắc và thợ đá đã trèo lên giàn giáo thô sơ làm từ gỗ và tre, đục một hốc khổng lồ hình vầng hào quang cao hơn 13 mét ra khỏi vách đá này. Sau đó, họ làm nhẵn và đánh bóng khu vực đó và khắc những đường nét phức tạp vào vách đá để tạo thành hình ảnh sống động của Đức Phật Di Lặc cao tới 11.5 mét.

Tượng điêu khắc trên vách đá của Đức Phật Di Lặc này được tạc vào đầu thời kỳ Kamakura (1185–1333) và hoàn thành vào năm 1207.

Lễ “điểm nhãn” chính thức để đánh dấu sự hoàn thành của pho tượng diễn ra vào ngày thứ 7 của tháng thứ 3, năm 1209. Trong số những người tham dự có hoàng đế tu sĩ Gotoba.

(nippon.com – November 22, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-11-4-002TinTuc_PGTG_2024-11-4-003

Tượng đá chạm khắc Phật Di Lặc lớn nhất Nhật Bản được tạo tác trên vách đá ở Quận Nara (Nhật Bản)

Photo: nippon.com

 

CANADA: Hiệp hội Phật giáo Canada tài trợ cho Giáo sư đầu tiên của Canada về Chăm sóc tâm linh Phật giáo tại trường Cao đẳng Emmanuel

Cao đẳng Emmanuel, một trường thần học của Đại học Victoria thuộc Đại học Toronto, đã công bố khoản tài trợ 3 triệu đô la Canada (2.14 triệu đô la Mỹ) từ Hiệp hội Phật giáo Canada, đánh dấu món quà lớn nhất trong lịch sử của trường. Khoản tiền này sẽ tài trợ cho Giáo sư Thượng tọa  Ngũ Đài Sơn Dayi Shi về Chăm sóc tâm linh Phật giáo, giáo sư đầu tiên của Canada dành riêng cho việc chăm sóc tâm linh Phật giáo.

Vị trí mới này sẽ hỗ trợ một học giả - vốn kết hợp chuyên môn học thuật với kinh nghiệm chuyên môn - nâng cao chương trình Thạc sĩ Nghiên cứu Tâm lý Tâm linh của trường Emmanuel - là chương trình tích hợp độc đáo các quan điểm của Phật giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo.

Vị Giáo sư được bổ nhiệm vào vị trí mới sẽ tập trung vào việc kết hợp các nguyên tắc Phật giáo với các phương pháp trị liệu, và hướng dẫn sinh viên trở thành những nhà lãnh đạo chăm sóc tâm linh tại các bệnh viện, trường học, viện dưỡng lão, nhà tù và chùa chiền.

Là tổ chức duy nhất của Canada cung cấp chương trình được công nhận về chăm sóc tâm linh Phật giáo, Cao đẳng Emmanuel đã mở rộng đáng kể chương trình Phật giáo của mình trong thập niên qua.

(NewsNow – November 26, 2024)

 TinTuc_PGTG_2024-11-4-004

Hiệp hội Phật giáo Canada tài trợ cho Giáo sư Thượng tọa Dayi Shi - Giáo sư đầu tiên của Canada về Chăm sóc tâm linh Phật giáo tại trường Cao đẳng Emmanuel

Photo: vicu.utoronto.ca

 

TÍCH LAN: Trường Nữ Cao đẳng kỷ niệm 70 năm thành lập

Colombo, Tích Lan - Trường Nữ Cao đẳng Phật giáo (BLC) đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập vào ngày 17-8-2024 với lễ hội, tuần hành và tiệc mừng. Cuộc tuần hành bắt đầu sau khi tuyên thệ, và quốc kỳ cùng cờ hiệu của trường được Chủ tịch Mohanlal De Mel và Hiệu trưởng Sandamali Aviruppola kéo lên.

Bắt đầu từ khuôn viên trường, các em học sinh đi về phía Đường Xanh rồi quay trở lại trường, với hơn 3,000 người tham dự - bao gồm học sinh, nhân viên, phụ huynh, cựu học sinh và những người chúc mừng.

Kể từ khi thành lập vào năm 1954, Trường Nữ Cao đẳng Phật giáo đã tận tâm giảng dạy cho những nữ sinh trẻ, là những người có đóng góp đáng kể cho xã hội trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Trường tự hào về những cựu sinh viên hiện là những chuyên gia, những nhà lãnh đạo cộng đồng hiệu quả và là những công dân có trách nhiệm. Được tổ chức sau 10 năm gián đoạn, cuộc tuần hành kỷ niệm 70 năm thành lập của BLC đã thu hút rất nhiều người tham gia mặc dù trời mưa.

 (Tipitaka Network -  November 27, 2024)

 TinTuc_PGTG_2024-11-4-005TinTuc_PGTG_2024-11-4-006

Trường Nữ Cao đẳng Phật giáo tại Colombo, Tích Lan tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập với lễ hội, tuần hành và tiệc mừng

Photos: Sudath Nishantha

 

MÃ LAI: Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita kêu gọi Đề xuất Trình bày trước Hội nghị Quốc tế lần thứ 19

Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita - một tổ chức hàng đầu thế giới vốn cam kết thay đổi cuộc sống của phụ nữ trong các xã hội Phật giáo - đã gia hạn thời hạn nộp đề xuất trình bày cho Hội nghị Phụ nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita lần thứ 19.

Diễn đàn hai năm một lần này sẽ được tổ chức tại Kuching, thuộc tiểu bang Sarawak của Mã Lai, từ ngày 15 đến 23-6-2025, với chủ đề “Hướng dẫn sự thay đổi: Phụ nữ Phật giáo trong quá trình chuyển đổi”. Hiệp hội lưu ý rằng phản hồi từ Ủy ban Chương trình của Sakyadhita cho các đề xuất trình bày sẽ được gửi đi trước ngày 20 tháng 12

Trong hơn 35 năm kể từ khi bắt đầu vào năm 1987, Sakyadhita (có nghĩa là Con gái của Shakya - tên gia tộc của Đức Phật lịch sử) đã phát triển thành một tổ chức được thành lập bởi, và hướng đến mục tiêu đại diện và trao quyền cho cả chư ni và nữ cư sĩ, với các chi nhánh và chi hội trên khắp thế giới.

Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita mong muốn trao quyền và đoàn kết phụ nữ Phật giáo, thúc đẩy phúc lợi của họ và tạo điều kiện cho công việc của họ vì lợi ích của Đạo Pháp và tất cả chúng sinh.

Hoạt động ở cấp cơ sở, Sakyadhita cung cấp một mạng lưới quốc tế giữa những nữ Phật tử, thúc đẩy nghiên cứu và xuất bản, phấn đấu tạo ra cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trong tất cả các truyền thống Phật giáo.

(Buddhistdoor Global – November 22, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-11-4-007

Biểu trưng của Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita

TinTuc_PGTG_2024-11-4-008

Poster Hội nghị Quốc tế lần thứ 19 của Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita với chủ đề “Hướng dẫn sự thay đổi: Phụ nữ Phật giáo trong quá trình chuyển đổi”

Photos: Sakyadhita International Association of Buddhist Women Facebook

                   

       

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2020(Xem: 29089)
Trang nhà Quảng Đức xin chân thành cảm ơn HT Thích Như Điển đã giới thiệu bộ nhu liệu Phật học này và chân thành tán thán công đức của Thầy Phước Thiệt đã sưu tập và làm thành software này để chia sẻ cho giới học Phật đó đây trên thế giới. Mọi thắc mắc xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua email này: [email protected]
10/05/2020(Xem: 31807)
Sau bốn năm vừa đọc sách, vừa ghi chép, vừa tra cứu, góp nhặt từ sách và trên internet...rồi đánh chữ vào máy vi tính, để ngày nay được quyển sách tương đối đầy đủ để lúc rảnh rỗi ngồi đọc lại để mở rộng kiến thức về Phật Giáo. Theo lời khuyến khích của Thầy Bổn Sư và quý bạn đạo, nay tôi xin phổ biến lên trang nhà Quảng Đức để chia sẽ cùng quý Phật tử mới quy y như tác giả, có dịp đọc để hiểu thêm về Đức Thế Tôn và lời dạy của Ngài. Đối với thế hệ trẻ có thể tìm đọc phần Anh Ngữ, mặc dù tài liệu này chưa được dồi dào, nhưng cũng tạm đủ để có khái niệm cơ bản về đạo Phật.
01/01/2018(Xem: 42164)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
24/04/2017(Xem: 9269)
Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình dân. Ngôn ngữ cũng có ngôn ngữ trí thức và ngôn ngữ đường phố. Phê bình văn học, phê bình cách sử dụng ngôn ngữ là điều phải có để đất nước tiến lên. Trước đây ở Miền Nam, một số nhà văn, nhà báo dùng chữ hay viết văn không đúng cũng đã bị phê phán chứ không phải muốn viết gì thì viết. Ngày nay, ngôn ngữ ít học, đứng bến, mánh mung, đường phố giống như cỏ dại lan tràn rất nhanh vì nó được phổ biến qua các bản tin, báo chí, các trang điện tử, truyền hình, đài phát thanh, các diễn đàn… cho nên nó dễ dàng giết chết ngôn ngữ “văn học” thường phải xuất hiện qua sách vở. Nếu không ngăn chặn kịp thời, loại ngôn ngữ lai căng, bát nháo, quái đản sẽ trở thành dòng chính của văn học…và khi đó thì hết thuốc chữa. Việt Nam ngày nay đang đứng trước thảm họa đó! Ngoài ra, “văn dịch” phần lớn từ các bản tin tiếng Anh của những người không rành tiếng Anh lại kém tiếng Việt đã phá nát cú pháp
27/03/2017(Xem: 37987)
The Seeker's Glossary of Buddhism By Sutra Translation Committee of USA/Canada This is a revised and expanded edition of The Seeker's Glossary of Buddhism. The text is a compendium of excerpts and quotations from some 350 works by monks, nuns, professors, scholars and other laypersons from nine different countries, in their own words or in translation. The editors have merely organized the material, adding a few connecting thoughts of their own for ease in reading.
08/10/2016(Xem: 28750)
Đây không phải là bộ Tự Điển Anh-Việt VIệt-Anh bình thường, đây cũng không phải là Toàn Tập Thuật Ngữ Thiền. Đây chỉ là một bộ sách nhỏ gồm những từ ngữ Thiền và Phật Giáo căn bản, hay những từ thường hay gặp trong những bài thuyết giảng về Thiền, với hy vọng giúp những Phật Tử và hành giả tu Thiền nào mong muốn tìm hiểu thêm về những bài giảng về Thiền bằng Anh ngữ.
25/09/2015(Xem: 10292)
Các Website tra cứu hữu ích, Tra cứu- Time and Date - Xem giờ, đổi giờ, lịch, thời tiết Code: www.timeanddate.com - Tra cứu Âm - Dương lịch Việt Nam Code: www.petalia.org/amlich.htm - Lịch Vạn Niên Code: www.thoigian.com.vn/?mPage=L1 - Mã vùng điện thoại các quốc gia & cách gọi Code: www.countrycallingcodes.com - Khoảng cách các nơi trên thế giới Code: www.indo.com/distance - Thông tin các quốc gia trên thế giới Code: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/index.html - Thông tin, tiểu sử các nhân vật nổi tiếng Code: www.biography.com
25/07/2015(Xem: 13610)
Do sự du nhập quá nhanh của văn hóa Mỹ vào Việt Nam qua tạp chí, phim ảnh, quảng cáo thương mại, ca nhạc, các chương trình giải trí cùng số lượng đông đảo người Việt từ Mỹ về thăm quê hương, làm ăn buôn bán... tiếng Việt có nguy cơ bị biến dạng. Sở dĩ tiếngViệt bị xâm hại là vì nó được dùng chen vào những từ Mỹ hoặc Pháp - mà những từ này đều có thể phiên dịch sang Việt Ngữ bằng những tiếng tương đương. Khi đọc một đoạn văn lai căng, người đọc khó chịu, giống như đang ăn cơm mà cắn phải hạt sạn khiến phải nhổ miếng cơm ra. Tệ nạn này xảy ra khắp nơi, từ trong nước tới hải ngoại, kể cả các trang báo điện tử Việt Ngữ lớn như BBC và VOA. Sở dĩ có tệ nạn này là vì người viết hoặc người nói: -Không rành tiếng Mỹ/Pháp cho nên không thể chuyển sang Việt Ngữ một cách chính xác. -Không rành tiếng Việt cho nên phải dùng tiếng Mỹ/Pháp để thay thế.
01/07/2015(Xem: 15588)
Lịch sử phiên dịch Đại tạng kinh Trung Hoa trải dài 14 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ 14. Trong các nước ở Đông Á, chỉ nước Việt Nam là chưa hoàn tất việc phiên dịch toàn bộ Đại tạng kinh. Bộ Từ điện Phật học Tuệ Quang gồm 45.000 mục từ, dày hơn 3.500 trang, được chia làm hai tập, in trên loại giấy tốt, đóng bìa cứng (Nhà xuất bản Phương Đông). Lấy tiếng Hán-Việt làm gốc kèm thêm danh từ tiếng Phạn với bản mục lục tra cứu tiếng Phạn (Sanskrit Index) ở cuối tập để dể dàng tham khảo. Ngày nay các đại học lớn trên thế giới đều có phân khoa Phật học cho nên những danh từ Phật học Anh ngữ cũng cần thiết được phổ biến cho các phật tử và trí thức Việt Nam.
25/12/2014(Xem: 11215)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm ròng, gần 8000 trang do Hòa thượng Thích Quảng Độ phiên dịch và được nhà sách Văn Thành (Đạo Hữu Thanh Nguyên) ấn hành lần đầu tiên tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]