NEPAL: Nhà sư ban phước cho những người leo núi Everest đã viên tịch
Lạt ma Geshe Odiyaana Vajra Rinpoche, 87 tuổi, nhà sư được biết đến nhiều nhất vì từng ban phước cho những người muốn chinh phục Núi Everest, đã viên tịch vào ngày 13-2 -2106 tại nhà ông ở làng Pangboche của người Sherpa ở Thung lũng Khumbu.
Cộng đồng Phật giáo Sherpa vùng Hi Mã Lạp Sơn - vốn nổi tiếng về việc hướng dẫn những người leo lên núi Everest - rất tôn kính Lạt ma Geshe.
Sinh ra trong cộng đồng Sherpa, Lạt ma Geshe đã đến Tây Tạng để nghiên cứu Phật giáo. Sau nhiều năm, ông đạt được thành tựu học vấn cao nhất về Phật học, tương đương với bằng tiến sĩ. Trong thời kỳ chiếm đóng của Trung Quốc vào thập niên 1950, ông rời Tây Tạng và cuối cùng trở về làng của mình.
Trong mùa leo núi, Lạt ma Geshe từng ban phước cho hàng trăm nhà leo núi bằng cách niệm chú cầu Miyolangsangma, vị thần Phật giáo sống trên đỉnh núi Everest – theo tiếng Tây Tạng là Chomolungma (Sơn Mẫu Nữ thần).
(Budhistdoor Global - February 22, 2018)
Lạt ma Geshe ban phước cho người Sherpa
Photo: alanarnette.com
NGA: Các nhà sư từ trường Đại học Tu viện Drepung Gomang viếng thăm thủ đô Moscow
Moscow, Nga - Ba vị lạt ma cao cấp từ trường Đại học Tu viện Drepung Gomang, một trong những trung tâm học tập, thiền định và thực hành Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng nhất, đang viếng Moscow từ ngày 14-2 đến 11-3-2018 để giảng dạy về triết học Phật giáo, các truyền thống tôn giáo Tây Tạng và thực hiện các nghi lễ mật tông cho Phật tử Nga.
Tu viện Drepung, lớn nhất Tây Tạng, thành lập vào năm 1416. Tu viện được chia thành 7 trường cao cấp, trong đó trường Đại học Tu viện Drepung Gomang là lâu đời nhất. Trường này đã đào tạo nên nhiều học giả ưu tú, là những người đã đóng góp cho việc truyền bá Phật giáo Tây Tạng.
Sau năm 1959, có 60 nhà sư từ tu viện đã chạy trốn khỏi Tây Tạng và tái lập tu viện ở miền nam Ấn Độ.
Kể từ đó, chư tăng từ Mông Cổ, Nội Mông và Liên bang Nga đã theo học tại trường Đại học Tu viện Drepung Gomang để hoàn tất các nghiên cứu Phật giáo của họ.
Tu viện Drepung Gomang tại Ấn Độ hiện có khoảng 1,840 tăng sĩ, đứng đầu là Khen Rinpoche Geshe Lobsang Gyaltsen, người được Đức Đạt lai Lạt ma bổ nhiệm làm sư trụ trì vào năm 2015.
(buddhistdoor.net – February 22, 2018)
Các nhà sư từ trường Đại học Tu viện Drepung Gomang giảng pháp tại Trung tâm Văn hóa Dân tộc Selenge ở thủ đô Moscow, Nga
Photo: Sergei Chernyshev
ẤN ĐỘ: ‘Thái Lan đã sẵn sàng để phát triển mạng mạch Phật giáo’
Visakhapatnam, Andhra Pradesh – Sau khi công bố xây dựng một đền thờ Phật giáo tại Amaravati, Thái Lan đã sẵn sàng hợp tác với bang Andhra Pradesh để phát triển một mạng mạch Phật giáo nhằm quảng bá với du khách quốc tế từ các nước thành viên ASEAN, Nhật Bản, Tích Lan và các nước khác đến thăm bang này.
Trong cuộc họp gần đây, Tổng Lãnh sự Thái Lan Krongkanit Rackcharoen cho biết Bộ trưởng Bộ Ngoại giáo Ấn Độ N. Chandrababu Naidu đã hứa sẽ giao 10 mẫu Anh tại Amaravati để xây dựng một đền thờ Phật đẳng cấp thế giới. Bà Krongkanit nói rằng có một tiềm năng to lớn để thu hút du khách quốc tế vì Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Bà nói một đội từ Thái Lan gồm các kiến trúc sư và các chuyên gia khác sẽ được phái đến Amaravati để hoàn thành công trình xây dựng đền thờ này sau phần làm đẹp cảnh quan và thiết kế.
Bà hy vọng rằng số lượng du khách Thái sẽ tăng đáng kể khi mạng mạch Phật giáo và dự án đền thờ tại Amaravati hoàn thành.
(buddhistchannel.tv – February 23, 2018)
Ý ĐẠI LỢI: Triển lãm Nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa tại Venice
Đặt chân đến Trung Hoa cách đây hơn 700 năm, nhà thám hiểm nổi tiếng người Ý Marco Polo đã mô tả Đôn Hoàng trong cuốn niên sử chi tiết của mình như một trục chính trên Con đường Tơ lụa, tạo ra một sự liên kết chưa từng thấy giữa thành phố thương mại Đông phương này và Venice – đế chế thương mại của Âu châu.
Để ôn lại ký ức và tình hữu nghị xưa kia của 2 quốc gia Ý Đại Lợi và Trung Quốc, cuộc triển lãm ‘Viên ngọc quý của Con đường Tơ lụa: Nghệ thuật Phật giáo Đôn Hoàng’ đã khai mạc vào ngày 22-2 tại trường Đại học Ca’ Foscari của Venice, thu hút nhiều học giả, chính khách và công chúng Ý. Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 8-4-2018.
Theo trường Đại học Ca’ Foscari, việc thiết kế không gian triển lãm dựa trên các màu sắc độc đáo của Đôn Hoàng, và lấy cảm hứng từ các tranh truyện Phật giáo truyền thống – được sử dụng như phương tiện trưng bày chính các tác phẩm nghệ thuật Đôn Hoàng và các bản gốc định dạng của các hang động.
Từ nhiều nguồn khác nhau, các hình ảnh và hiện vật trên Con đường Tơ lụa sẽ được triển lãm để minh họa cho bối cảnh.
(NewsNow – February 24, 2018)
Bích chương của cuộc triển lãm ‘Viên ngọc quý của Con đường Tơ lụa: Nghệ thuật Phật giáo Đôn Hoàng’
Photo: NewsNowTop of Form
MIẾN ĐIỆN: Miến Điện và Đức cùng nhau bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo của thành phố cổ Bagan
Yangon, Miến Điện – Miến Điện và Đức đã đồng ý cùng nhau bảo tồn di sản văn hóa của Bagan ở khu vực phía bắc Mandalay.
Theo một Biên bản Ghi nhớ (MoU) được ký vào ngày 20-2-2018, Đức sẽ cung cấp trợ giúp kỹ thuật để tiến hành một dự án bảo tồn chùa Nanpaya, một trong số 389 ngôi chùa bị phá hủy sau trận động đất 6.8 độ richter vào ngày 24-8-2016.
MoU ghi rằng một chương trình đào tạo để tu sửa và bảo tồn các bức bích họa trong chùa Narathihapate cũng sẽ được tiến hành.
Đồng thời, Miến Điện đang nỗ lực giới thiệu Bagan như một trong những di sản văn hóa thế giới với hàng ngàn tòa nhà tôn giáo và chùa chiền.
Sự hợp tác đang được thực hiện để bảo tồn Bagan với sự tham gia của các học giả và các kỹ thuật viên.
(tipitaka.net – February 27, 2018)
Thành phố cổ Bagan, Miến Điện
Photo: flyingdutchmanpat.com