NEPAL: Cột trụ A Dục Vương tại Lâm Tì Ni cần được bảo tồn
Lâm Tì Ni, Nepal - Cột trụ A Dục Vương, một cổ vật lịch sử và khảo cổ quan trọng có một dòng chữ đề cập đến sự đản sinh của Đức Phật, đã dần xấu đi trong vài năm qua.
Nhóm chuyên gia của Constantino Meucci, nhà tư vấn và bảo tồn đá của UNESCO, đã thực hiện một nghiên cứu chi tiết về cột trụ này từ năm 2013 đến 2016 và nộp báo cáo về nghiên cứu của họ.
Đây là cột trụ được Vua A Dục của Ấn Độ dựng vào năm 249 trước Công nguyên.
Các chuyên gia cho rằng việc tín đồ đặt tiền xu và các vật phẩm cúng dường khác như nhang, sữa hoặc dầu dưới chân trụ trong một thời gian dài khiến cột trụ này mất màu, biến dạng và yếu đi.
Ông Meucci còn nghĩ rằng nước từ cái ao cũng có thể ảnh hưởng đến đoạn 13 feet 8 inches được chôn dưới đất của cột trụ.
Trong báo cáo của mình, vị giáo sư người Ý khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện để bảo tồn cột trụ này.
(tipitaka.net – February 15, 2019)
Cột trụ A Dục Vương tại Lâm Tì Ni, Nepal
Photo: tipitaka.net
THÁI LAN: 5 người thuộc dân tộc Shan nhận giải thưởng của Thái Lan về cống hiến cho Phật giáo
Ngày 13-2-2019, năm người dân tộc Shan (ở Miến Điện) đã được Hiệp hội Phật giáo Thái Lan chọn cho giải thưởng đạo đức, là một sự tôn vinh các nhà sư hoặc người thế tục đã thể hiện các đạo lý của Phật giáo.
Lễ trao giải diễn ra tại hội trường Buddha Munthung ở tỉnh Nakhon Prathom, Thái Lan. Hàng trăm người từ 30 quốc gia đã được chọn cho vòng trao giải này.
Sư trưởng Sao Nawkham La Dhamma Sami, một người nhận giải đến từ trường Đại học Phật giáo ở thủ phủ Taunggyi của bang Shan, Miến Điện, nói rằng giải thưởng được trao cho những người đã cố gắng truyền bá Phật giáo và làm tình nguyện viên trong công tác xã hội, giáo dục, chính trị và kinh tế.
(tipitaka.net – February 15, 2019)
Buổi trao giải thưởng đạo đức của Phật giáo Thái Lan để tôn vinh các nhà sư hoặc người thế tục đã thể hiện các đạo lý của Phật giáo
Photo: Shan Herald
PAKISTAN: Tỉnh Khyber Pakhtunkhwa (KP) phân bổ 500 triệu rupees cho việc bảo tồn các di tích Phật giáo
Ngày 14-2-2019, ông Atif Khan, Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa tỉnh KP cho biết chính quyền tỉnh đã phân bổ 500 triệu rupees để bảo tồn các di tích Phật giáo trong tỉnh.
Nói chuyện với phái đoàn của Cục Phát triển Quốc tế (DFID) Pakistan tại văn phòng của mình, ông Atif Khan cho biết chính quyền tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp để quảng bá du lịch, và đó là một phần của các bước để bảo tồn các di tích Phật giáo nhằm thu hút tín đồ đến với Đức Phật.
Ông Atif nói rằng 20 điểm du lịch mới đã được xác định trong tỉnh, và công việc phát triển sẽ sớm bắt đầu để tạo điều kiện cho du khách đến các địa điểm này. Ông nói thêm rằng cả chính phủ liên bang và chính quyền tỉnh đều cam kết thúc đẩy du lịch như một ngành công nghiệp.
(Pakistan Observer – February 15, 2019)
ông Atif Khan, Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa tỉnh KP
Photo: Google
CỘNG HÒA BURYATIA (Liên bang Nga): Bức họa Đức Phật lớn nhất ở Nga
Bức họa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lớn nhất ở liên bang Nga có thể được nhìn thấy tại nước cộng hòa Buryatia. Cao 33 mét, bức họa nói trên được miêu tả trên Đá Bayan-Khongor gần làng Bayan Gol ở Quận Khorinsky.
Hình ảnh của Đức Phật Thích Ca được tạo tác có mức tác động tối thiểu đến môi trường tự nhiên. Họa phẩm không hoàn toàn được chạm khắc; chỉ có lớp đá trên cùng được gỡ bỏ để thể hiện các đường viền của hình ảnh.
Sau khi hoàn thành bức họa vào năm 2016, vùng này đã trở thành một trung tâm nổi tiếng đối với du khách và người hành hương.
Đá Bayan-Khongor được xem là một nơi linh thiêng của người Buryat ở Khorinsky kể từ thời xa xưa. Người dân làng Bayan Gol tập trung tại vách đá linh thiêng này 2 lần một năm.
(Buddhistdoor Global – February 16, 2019)
Bức họa Đức Phật Thích Ca trên Đá Bayan-Khongor, nước cộng hòa Buryatia
Photos: Buddhistdoor Global
NAM HÀN: Tổng thống Moon Jae-in: “Các chuyến tham quan và ở lại chùa trên Núi Kumgang sẽ là dự án kinh tế đầu tiên với miền Bắc”
Ngày 18-2-2018, trong cuộc gặp với các vị lãnh đạo của 7 nhóm tôn giáo lớn nhất tại Nam Hàn và Bộ trưởng Bộ Văn hóa Do Jong-hwan tại Nhà Xanh ở Seoul, Tổng thống Moon Jae-in nói rằng chương trình bị đình chỉ đến Núi Kumgang ở Bắc Hàn có thể sẽ là dự án liên-Triều đầu tiên được nối lại sau khi 2 nước tái khởi động sự hợp tác kinh tế trong thời kỳ hậu-cấm vận.
Tháng trước, Phật phái Tào Khê của Nam Hàn thông báo ý định khảo sát kỹ các lựa chọn cho việc ở lại qua đêm tại Chùa Singye trên Núi Kumgang.
Tổng thống Moon ủng hộ sáng kiến này và hy vọng chính phủ Nam Hàn sẽ giúp Tông phái Tào Khê đàm phán kế hoạch này với Bình Nhưỡng, vì chương trình ở lại chùa có thể mở đường cho các tour du lịch khác đến Núi Kumgang.
Chùa Singye trên Núi Kumgang thường được đề cập như một điển hình về hợp tác liên-Triều. Ngôi chùa này đã bị phá hủy trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), và sau đó được xây dựng lại và tu sửa theo một dự án chung với sự giúp đỡ của cộng đồng Phật giáo Nam Hàn sau hội nghị thượng đỉnh liên-Triều lần đầu tiên vào năm 2000.
(Buddhistdoor Global – February 19, 2019)Top of Form
Tổng thống Moon Jae-in, (đứng giữa), cùng các nhà lãnh đạo của bảy nhóm tôn giáo lớn nhất ở Nam Hàn và Bộ trưởng Văn hóa Do Jong-hwan tại Nhà Xanh ở Seoul vào ngày 18-2-2019
Photo: koreajoongangdaily.com
Vách đá Chonson trên Núi Kumgang, Bắc Hàn
Photo: koreakonsult.com