- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (24 tập)
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 2
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 3
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 4
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 5
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 7
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 8
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 9
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 10
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 11
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 13
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 16
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 18
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 19
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 20
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 22
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24
- Tiểu sử dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 7
Quyển Thứ 152: Hội thứ nhất Phẩm So lường công đức thứ 30-50
Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vậy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tất cả đà la ni môn hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nên quán tất cả tam ma địa môn hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì tất cả đà la ni môn, tự tánh tất cả đà la ni môn không; tất cả tam ma địa môn không. Tự tánh tất cả đà la ni môn đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tất cả tam ma địa môn đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tất cả đà la ni môn chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; tất cả tam ma địa môn đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tất cả đà la ni môn thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tất cả đà la ni môn hoặc vui hoặc khổ, chẳng nên quán tất cả tam ma địa môn hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì tất cả đà la ni môn, tự tánh tất cả đà la ni môn không; tất cả tam ma địa môn, tự tánh tất cả tam địa môn không. Tự tánh tất cả đà la ni môn đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tất cả tam ma địa môn đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tất cả đà la ni môn chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; tất cả tam ma địa môn đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tất cả đà la ni môn thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tất cả đà la ni môn hoặc ngã hoặc vô ngã, chẳng nên quán tất cả tam ma địa môn hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì tất cả đà la ni môn, tự tánh tất cả đà la ni môn không; tất cả tam ma địa môn, tự tánh tất cả tam ma địa môn không. Tự tánh tất cả đà la ni môn đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tất cả tam ma địa môn đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tất cả đa la ni môn chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; tất cả tam ma địa môn đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tất cả đà la ni môn thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tất cả đà la ni môn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên quán tất cả tam ma địa môn hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì tất cả đà la ni môn, tự tánh tất cả đà la ni môn không; tất cả tam ma địa môn, tự tánh tất cả tam ma địa môn không. Tự tánh tất cả đà la ni môn đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tất cả tam địa môn đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đây, tất cả đà la ni môn chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; tất cả tam ma địa môn chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tất cả đà la ni môn thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng Dự lưu quả hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì Dự lưu hướng Dự lưu quả, tự tánh Dự lưu hướng Dự lưu quả không; Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A la hán quả không. Tự tánh Dự lưu hướng Dự lưu quả đây, tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A la hán quả đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, Dự lưu hướng Dự lưu quả chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; Nhất lai hướng cho đến A la hán quả đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có Dự lưu hướng thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng Dự lưu quả hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì Dự lưu hướng Dự lưu quả, tự tánh Dự lưu hướng Dự lưu quả không; Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A la hán quả không. Tự tánh Dự lưu hướng Dự lưu quả đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A la hán quả đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, Dự lưu hướng Dự lưu quả chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; Nhất lai hướng cho đến A la hán quả đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có Dự lưu hướng thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng Dự lưu quả hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì Dự lưu hướng Dự lưu quả, tự tánh Dự lưu hướng Dự lưu quả không; Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A la hướng quả không. Tự tánh Dự lưu hướng Dự lưu quả đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A la hán quả đây đều chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, Dự lưu hướng Dự lưu quả chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; Nhất lai hướng cho đến A la hán quả đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có Dự lưu hướng thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán Dự lưu hướng Dự lưu quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì Dự lưu hướng Dự lưu quả, tự tánh Dự lưu hướng Dự lưu quả không; Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A la hán quả không. Tự tánh Dự lưu hướng Dự lưu quả đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh Nhất lai hướng cho đến A la hán quả đây đều chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, Dự lưu hướng Dự lưu quả chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; Nhất lai hướng cho đến A la hán quả đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có Dự lưu hướng thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vậy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tất cả Độc giác Bồ đề hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì tất cả Độc giác Bồ đề, tự tánh tất cả Độc giác Bồ đề không. Tự tánh tất cả Độc giác Bồ đề đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tất cả Độc giác Bồ đề chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tất cả Độc giác Bồ đề khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lời tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tất cả Độc giác Bồ đề hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì tất cả Độc giác Bồ đề, tự tánh tất cả Độc giác Bồ đề không. Tự tánh tất cả Độc giác Bồ đề đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tất cả Độc giác Bồ đề chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tất cả Độc giác Bồ đề khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên Tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tất cả Độc giác Bồ đề hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì tất cả Độc giác Bồ đề, tự tánh tất cả Độc giác Bồ đề không. Tự tánh tất cả Độc giác Bồ đề đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tất cả Độc giác Bồ đề chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tất cả Độc giác Bồ đề khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tất cả Độc giác Bồ đề hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì tất cả Độc giác Bồ đề, tự tánh tất cả Độc giác Bồ đề không. Tự tánh tất cả Độc giác Bồ đề đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tất cả Độc giác Bồ đề chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tất cả Độc giác Bồ đề khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vậy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, tự tánh tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát không. Tự tánh tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được . Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, tự tánh tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu Tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, tự tánh tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát không. Tự tánh tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu Tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, tự tánh tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát không. Tự tánh tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu Tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm vô thượng Bồ đề tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tự tánh chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không. Tự tánh chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không. Tự tánh chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đây, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu Tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hoặcngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tự tánh chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không. Tự tánh chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, chư Phật Vô⠴hượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có chư PhậtVô thượng Chánh đẳng Bồ đề khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu Tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tự tánh chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không. Tự tánh chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu Tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.
Khi ấy, Thiên Đế Thích lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy, nói vô sở đắc Tinh tiến Ba la mật đa, gọi tên nói chơn chánh Tinh tiến Ba la mật đa?
Phật nói: Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tinh tiến Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì sắc, tự tánh sắc không; thọ tưởng hành thức, tự tánh thọ tưởng hành thứckhông. Tự tánh sắc đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thọ tưởng hành thức đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, sắc chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; thọ tưởng hành thức đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có sắc thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc hoặc vui hoặc khổ, chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì sắc, tự tánh sắc không; thọ tưởng hành thức, tự tánh thọ tưởng hành thức không. Tự tánh sắc đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thọ tưởng hành thức đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, sắc chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; thọ tưởng hành thức đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có sắc thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc hoặc ngã hoặc vô ngã, chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì sắc, tự tánh sắc không; thọ tưởng hành thức, tự tánh thọ tưởng hành thức không. Tự tánh sắc đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thọ tưởng hành thức đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, sắc chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; thọ tưởng hành thức đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có sắc thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên quán thọ tưởng hành thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì sắc, tự tánh sắc không; thọ tưởng hành thức, tự tánh thọ tưởng hành thức không. Tự tánh sắc đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thọ tưởng hành thức đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, sắc chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; thọ tưởng hành thức đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có sắc thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tinh tiến Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nên quán nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì nhãn xứ, tự tánh nhãn xứ không; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không. Tự tánh nhãn xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tiến Ba la mật đa đây, nhãn xứ chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhãn xứ thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc vui hoặc khổ, chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì nhãn xứ, tự tánh nhãn xứ không; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không. Tự tánh nhãn xứ đây tức chắc phải tự tánh, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, nhãn xứ chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhãn xứ thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì nhãn xứ, tự tánh nhãn xứ không; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không. Tự tánh nhãn xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, nhãn xứ chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhãn xứ thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán nhãn xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì nhãn xứ, tự tánh nhãn xứ không; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không. Tự tánh nhãn xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, nhãn xứ chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhãn xứ thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tinh tiến Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì sắc xứ, tự tánh sắc xứ không; thanh hương vị xúc pháp xứ, tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ không. Tự tánh sắc xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, sắc xứ chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; thanh hương vị xúc pháp xứ đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có sắc xứ thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc vui hoặc khổ, chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì sắc xứ, tự tánh sắc xứ không; thanh hương vị xúc pháp xứ, tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ không. Tự tánh sắc xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, sắc xứ chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; thanh hương vị xúc pháp xứ đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có sắc xứ thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc ngã hoặc vô ngã, chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì sắc xứ, tự tánh sắc xứ không; thanh hương vị xúc pháp xứ, tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ không. Tự tánh sắc xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, sắc xứ chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; thanh hương vị xúc pháp xứ đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có sắc xứ thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán sắc xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên quán thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì sắc xứ, tự tánh sắc xứ không; thanh hương vị xúc pháp xứ, tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ không. Tự tánh sắc xứ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, sắc xứ chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; thanh hương vị xúc pháp xứ đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có sắc xứ thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu Tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tinh tiến Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì nhãn giới, tự tánh nhãn giới không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không. Tự tánh nhãn giới đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, nhãn giới chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhãn giới thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu Tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sang ra các thọ hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì nhãn giới, tự tánh nhãn giới không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không. Tự tánh nhãn giới đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, nhãn giới chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhãn giới thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì nhãn giới, tự tánh nhãn giới không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không. Tự tánh nhãn giới đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tứcTinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, nhãn giới chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhãn giới thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu Tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán nhãn giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì nhãn giới, tự tánh nhãn giới không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không. Tự tánh nhãn giới đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, nhãn giới chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhãn giới thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tinh tiến Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa chẳng nên quán nhĩ giới hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì nhĩ giới, tự tánh nhĩ giới không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không. Tự tánh nhĩ giới đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, nhĩ giới chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhĩ giới thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu Tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì nhĩ giới, tự tánh nhĩ giới không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không. Tự tánh nhĩ giới đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đây, nhĩ giới chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia, cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhĩ giới thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu Tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì nhĩ giới, tự tánh nhĩ giới không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không. Tự tánh nhĩ giới đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đây đều chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, nhĩ giới chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhĩ giới thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tinh tiến Ba la mật đa, chẳng nên quán nhĩ giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì nhĩ giới, tự tánh nhĩ giới không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ không. Tự tánh nhĩ giới đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tinh tiến Ba la mật đa. Đối Tinh tiến Ba la mật đa đây, nhĩ giới chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhĩ giới thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu Tinh tiến như thế là tu Tinh tiến Ba la mật đa.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tinh tiến Ba la mật đa.