- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (24 tập)
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 2
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 3
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 4
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 5
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 7
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 8
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 9
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 10
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 11
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 13
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 16
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 18
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 19
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 20
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 22
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24
- Tiểu sử dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
Quyển Thứ 511
Phẩm Bất Tư Nghì Đẳng: thứ 16
Phẩm Thí Dụ: thứ 17
Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc trọng đại nên hiện ra thế gian. Vì việc chẳng thể nghĩ bàn nên hiện ra thế gian. Vì việc chẳng thể cân lường nên hiện ra thế gian. Vì việc không số lượng nên hiện ra thế gian. Vì việc không ngang ngang nên hiện ra thế gian?
Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Thiện hiện! Sao là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc trọng đại nên hiện ra thế gian? Nghĩa là các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều vì cứu vớt tất cả hữu tình không thời tạm nới mà làm việc trọng đại. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc này nên hiện ra thế gian.
Thiện Hiện! Sao là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc chẳng thể nghĩ bàn nên hiện ra ở thế gian? Nghĩa là các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở hữu Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, nhất thiết trí tánh đều chẳng thể nghĩ bàn được. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc này nên hiện ra thế gian.
Thiện Hiện! Sao là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc chẳng thể cân lường nên hiện ra thế gian? Nghĩa là các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở hữu Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, nhất thiết trí tánh, không có loại hữu tình nào năng cân lường nổi. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc này nên hiện ra thế gian.
Thiện Hiện! Sao là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc không số lượng nên hiện ra thế gian? Nghĩa là các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở hữu Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, nhất thiết trí tánh, không có kẻ nào như thật biết được số lượng. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc này nên hiện ra thế gian.
Thiện Hiện! Sao là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì không ngang ngang nên hiện ra thế gian? Nghĩa là các Như Lai Ứng Chánh đẳng Giác sở hữu Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, nhất thiết trí tánh không kẻ ngang hàng, huống có hơn được. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc này nên hiện ra thế gian .
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vì chỉ sở hữu Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, nhất thiết trí tánh chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang, hay lại có pháp khác nữa ư?
Phật bảo: Thiện Hiện! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng những sở hữu Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, nhất thiết trí tánh chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang, cũng còn có các pháp khác chẳntg thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang. Nghĩa là sắc thọ tưởng hành thức, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang. Tất cả pháp như thế thảy cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang. Đối tất cả pháp trong tánh chơn thật, tâm và tâm sở đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì sắc cho đến thức chẳng thể thi thiết nên chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang. Nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí chẳng thể thi thiết, nên chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không sớ lượng, không ngang ngang.
Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng: Lại nhân duyên nào sắc cho đến thức, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí đều chẳng thể thi thiết, nên chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang?
Phật bảo: Thiện Hiện! Sắc cho đến thức, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí vì không tự tánh nên chẳng thể thi thiết. Do chẳng thể thi thiết nên chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì nhân duyên nào sắc cho đến thức, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí đều không tự tánh?
Phật bảo: Thiện Hiện! Sắc cho đến thức, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí, tánh nghĩ bàn, cân lường, số lượng, bình đẳng chẳng bình đẳng bất khả đắc vậy.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì nhân duyên nào sắc cho đến thức nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí tánh nghĩ bàn, cân lường, số lượng, bình đẳng chẳng bình đẳng đều bất khả đắc?
Phật bảo: Thiện Hiện! Tự tánh sắc cho đến thức, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang, vì tự tánh không vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc cho đến thức, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí đều bất khả đắc, nên chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang.
Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng: Lại nhân duyên nào sắc cho đến thức nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí đều bất khả đắc, nên chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang?
Phật bảo: Thiện Hiện! Sắc cho đến thức, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí đều không hạn lượng, nên bất khả đắc. Bất khả đắc nên chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang.
Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng: Lại nhân duyên nào sắc cho đến thức, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí đều không hạn lượng nên bất khả đắc?
Phật bảo: Thiện Hiện! Sắc cho đến thức, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí đều chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang nên không hạn lượng, không hạn lượng nên đều bất khả đắc.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Trong sắc cho đến thức, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang, sắc cho đến thức nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí hãy khả đắc chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng khả đắc.
Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Do nhân duyên đây tất cả pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang.
Thiện Hiện phải biết: Vì tất cả pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang, nên tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở hữu Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, nhất thiết trí pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang.
Thiện Hiện phải biết: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở hữu Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, nhất thiết trí pháp đều chẳng thể nghĩ bàn vì diệt nghĩ bàn vậy, chẳng thể cân lường vì diệt cân lường vậy, không số lượng vì diệt số lượng vậy, không ngang ngang vì diệt ngang ngang vậy. Do nhân duyên đây tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang.
Thiện Hiện phải biết: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở hữu Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, nhất thiết trí pháp đều chẳng thể nghĩ bàn vì quá nghĩ bàn vậy, chẳng thể cân lường vì quá cân lường vậy, không số lượng vì quá số lượng vậy, không ngang ngang vì quá ngang ngang vậy. Do nhân duyên đây tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang.
Thiện Hiện phải biết: Chẳng thể nghĩ bàn ấy, chỉ có thêm lời chẳng thể nghĩ bàn. Chẳng thể cân lường ấy, chỉ có thêm lời chẳng thể cân lường. Không số lượng ấy, chỉ có thêm lời không số lượng. Không ngang ngang ấy, chỉ có thêm lời không ngang ngang. Do nhân duyên ấy tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở hữu Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, nhất thiết trí pháp đều chẳng thể nghĩ bàn chẳng thể cân lường không số lượng không ngang ngang.
Thiện Hiện phải biết: Nói chẳng thể nghĩ bàn ấy như hư không chẳng thể nghĩ bàn vậy. Nói rộng cho đến nói không ngang ngang ấy, như hư không ngang ngang vậy. Do nhân duyên đây tất cả Như Lai Ứng chánh Đẳng Giác sở hữu Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, nhất thiết trí pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang.
Thiện Hiện phải biết: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở hữu Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, nhất thiết trí pháp, Thanh văn, Độc giác, thế gian, trời, người, a tố lạc thảy, thảy đều chẳng năng nghĩ bàn, cân lường, số lượng, ngang ngang được. Do nhân duyên đây nên nói Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở hữu Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, nhất thiết trí pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang.
Khi Phật thuyết phẩm chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể cân lường, không số lượng, không ngang ngang như thế, trong chúng có năm trăm Bí sô chẳng thọ các lậu, tâm được giải thoát. Lại có hai ngàn Bí sô ni cũng chẳng thọ các lậu tâm được giải thoát. Lại có sáu vạn tại gia nam đối trong các pháp xa trần lià bẩn, sanh mắt tịnh pháp. Lại có ba vạn tại gia nữ cũng đối trong các pháp xa trần lìa bẩn, sanh mắt tịnh pháp. Lại có hai ngàn Bồ tát Ma ha tát được Vô sanh pháp nhẫn, ở trong Hiền kiếp nhận ký làm Phật.
Hội Thứ Ba
PHẨM THÍ DỤ Thứ 17
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc trọng đại nên ra thế gian, vì việc chẳng thể nghĩ bàn nên hiện ra thế gian, vì việc chẳng thể cân lường nên hiện ra thế gian, vì việc không số lượng nên hiện ra thế gian, vì việc không ngang ngang nên hiện ra thế gian?
Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng thành xong sáu Ba la mật đa. Năng thành xong nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Năng thành xong chơn như cho đến bất tư nghì giới. Năng thành xong khổ tập diệt đạo thánh đế. Năng thành xong bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Năng thành xong bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Năng thành xong tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Năng thành xong không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Năng thành xong Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Năng thành xong Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Năng thành xong tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Năng thành xong năm nhãn, sáu thần thông. Năng thành xong Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Năng thành xong đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Năng thành xong ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo. Năng thành xong pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Năng thành xong quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Năng thành xong tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Năng thành xong nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.
Thiện Hiện phải biết: Như Sát đế lợi quán đỉnh Đ?i vương uy đức tự tại hàng phục tất cả, đem các quốc sự giao phó quan đại thần, ngồi yên khoanh tay không làm gì hết, an ổn hưởng vui sướng. Như Lai cũng thế, là ngôi Đại Pháp Vương uy đức tự tại, uốn dẹp tất cả, đem pháp Thanh văn, hoặc pháp Đ?c giác, hoặc pháp Bồ tát, hoặc pháp Như Lai thảy đều phó thác Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đủ khả năng thành xong khắp tất cả sự nghiệp. Vậy nên, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm vì việc trọng đại nên hiện ra thế gian. Nói rộng cho đến vì việc không ngang ngang nên hiện ra thế gian.
Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối sắc không lấy không chấp, nên hiện ra thế gian năng thành xong việc; đối thọ tưởng hành thức không lấy không chấp, nên hiện ra thế gian năng thành xong việc. Nói rộng cho đến đối nhất thiết trí không lấy không chấp, nên hiện ra thế gian năng thành xong việc; đối đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không lấy không chấp, nên hiện ra thế gian năng thành xong việc. Đối quả Dự lưu không lấy không chấp, nên hiện ra thế gian năng thành xong việc. Cho đến đối chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không lấy không chấp, nên hiện ra thế gian năng thành xong việc.
Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng: Vì sao Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế đối sắc cho đến chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đều không lấy không chấp, nên hiện ra thế gian năng thành xong việc?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Vả ngươi thấy sắc cho đến vả thấy chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khá lấy khá chấp chăng?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thể chấp được. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thấy lấy được.
Phật bảo: Thiện Hiện! Hay thay, hay thay! Ta cũng chẳng thấy sắc cho đến chẳng thấy chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khá lấy khá chấp. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy. Bởi chẳng lấy nên chẳng chấp. Do nhân duyên đây, Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối sắc cho đến đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không lấy không chấp.
Thiện Hiện phải biết: Ta cũng chẳng thấy tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở hữu Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, nhất thiết trí tánh khá lấy khá chấp. Bởi chẳng thấy nên chẳng lấy. Bởi chẳng lấy nên chẳng chấp. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng lại như thế đều chẳng thấy có tất cả Như Lai Ứng Chánh Đ?ng Giác sở hữu Phật tánh. Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, nhất thiết trí tánh khá lấy khá chấp. Do nhân duyên đây không lấy không chấp.
Vậy nên, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng nên đối sắc thọ tưởng hành thức, nói rộng cho đến tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở hữu Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, nhất thiết trí tánh hoặc lấy hoặc chấp.
Bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc đồng thưa Phật rằng: Bát nhã Ba la mật đa như thế rất là sâu thẳm, khó thấy khó giác, chẳng thể tìm nghĩ, vượt cảm tìm nghĩ, vắng lặng nhiệm mầu, kẻ rất thông huệ suy gẫm thầm kín mới có thể biết rõ. Nếu các hữu tình năng thâm tín hiểu được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, phải biết kia từng cúng dường nhiều trăm ngàn Phật quá khứ, ở chỗ chư Phật đã phát thệ nguyện rộng lớn, trồng nhiều căn lành, thờ nhiều bạn lành, đã được vô lượng bạn lành nhiếp thọ, mới có thể tin hiểu được Bát nhã Ba la mật đa như thế. Nếu có được nghe Bát nhã Ba la mật đa như thế rất sanh tin hiểu, phải biết loại kia là Đại Bồ tát, quyết định được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Giả sử các loại hữu tình thế giới Tam thiên đại thiên tất cả đều thành tùy tín hành, tùy pháp hành, Đệ bát, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác. Kia đã trọn nên hoặc trí hoặc đoạn, chẳng bằng có người một ngày đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đây nhẫn vui suy nghĩ cân lường quan sát. Người này đối Bát nhã Ba la mật đa đã trọn nên nhẫn thắng hơn kia trí đoạn vô lượng vô biên. Sở dĩ vì sao? Kẻ tùy tín hành thảy hoặc trí hoặc đoạn đều là đã được Vô sanh pháp nhẫn chỉ là phần ít nhẫn các Bồ tát Ma ha tát vậy.
Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử rằng: Hay thay, hay thay! Như các ngươi đã nói. Thiên tử phải biết: Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân năng đối Bát nhã Ba la mật đa tạm thời lóng nghe, nghe rồi tin hiểu thơ tả, thọ trì đọc tụng, tu tập suy nghĩ diễn nói. Các thiện nam tử thiện nữ nhân này chóng ra sanh tử, mau chứng Niết bàn, hơn những kẻ cầu Thanh văn Độc giác thừa, xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, học kinh điển khác, hoặc trải một kiếp hoặc một kiếp hơn. Sở dĩ vì sao? Vì ở kinh Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm rộng nói tất cả thắng pháp vi diệu. Các kẻ tùy tín hành, tùy pháp hành đều nên đối đây tinh siêng tu học, tùy sở nguyện cầu đều mau rốt ráo sự nghiệp ra làm. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều nương đây học đã đang sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Khi ấy, các Thiên tử đồng cất tiếng rằng: Bát nhã Ba la mật đa như thế là Đại Ba la mật đa, là chẳng thể cân lường Ba la mật đa, là không số lượng Ba la mật đa, là không ngang ngang Ba la mật đa. Các kẻ tùy tín hành cho đến Độc giác đều đối trong đây tinh siêng tu học mau chứng Niết bàn. Tất cả chúng Bồ tát Ma ha tát đều đối trong đây tinh siêng tu học mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Mặc dù các Thanh văn, Độc giác, Bồ tát đều nương đây học, đều đến rốt ráo, mà Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm không thêm không bớt.
Khi ấy các Thiên tử nói lời này rồi vui mừng nhảy nhót, đảnh lễ chân Phật, quanh hữu ba vòng, bái từ Phật trở về cung. Đi cách hội chưa xa đồng thời chẳng hiện, tùy ở cõi nào mỗi trụ bản cung.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa rất sanh tin hiểu, chết từ chỗ nào sanh đến trong đây?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa rất sanh tin hiểu, chẳng chìm chẳng đắm, chẳng mê chẳng ngất, không ngờ không nghi, không lấy không chấp, vui mừng nghe thọ, cung kính cúng dường, thường theo Pháp sư thỉnh hỏi nghĩa thú, hoặc đi hoặc đứng, hoặc ngồi hoặc nằm, không lúc tạm bỏ, như bò con mới sanh chẳng lìa mẹ nó. Cho đến chưa được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm có bao nghĩa thú thông lanh rốt ráo, năng vì người thuyết được, quyết chẳng xa lìa kinh điển Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm và Sư thuyết pháp như thế.
Thiện Hiện phải biết: Bồ tát Ma ha tát này chết từ trong người sanh đến trong đây. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này đời trước đã nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Nghe rồi thọ trì đọc tụng, tu tập suy nghĩ. Diễn nói thơ tả, trang nghiêm, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Do căn lành đây lìa tám không rảnh, chết từ thú người sanh lại trong người, tạm nghe kinh này rất sanh tin hiểu.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vả có Bồ tát Ma ha tát trọn nên công đức thù thắng như thế, cúng dường vâng thờ Phật phương khác rồi, chết từ chỗ kia đến sanh trong đây, nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế rất sanh tin hiểu, thơ tả thọ trì, đọc tụng tu tập, suy nghĩ diễn nói, cúng dường cung kính không lười mỏi chăng?
Phật bảo: Thiện Hiện! Có các Bồ tát Ma ha tát trọn nên công đức thù thắng như thế, cúng dường vâng thờ Phật phương khác rồi, chết từ chỗ kia sanh đến trong đây, nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế rất sanh tin hiểu thơ tả thọ trì đọc tụng, tu tập suy nghĩ diễn nói, cúng dường cung kính tâm không lười mỏi. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này trước từ phương khác chỗ vô lượng Phật, nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa rất sanh tin hiểu, thơ tả thọ trì đọc tụng, tu tập suy nghĩ diễn nói, cúng dường cung kính tâm không lười mỏi. Nhờ căn lành đây, chết từ chỗ kia sanh đến trong đây, nghe thuyết kinh này rất sanh tin hiểu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát Ma ha tát chết từ trời Đổ sử đa chúng đồng phận sanh đến trong người, kia cũng trọn nên công đức như thế. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này đời trước đã ở trời Đổ sử đa, chỗ Từ thị Bồ tát Ma ha tát thỉnh hỏi nghĩa thú sâu thẳm Bát nhã Ba la mật đa. Nhờ căn lành đây, chết từ chỗ kia sanh đến trong người, nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa rất sanh tin hiểu, thơ tả thọ trì, đọc tụng tu tập, suy nghĩ diễn nói, cúng dường cung kính tâm không lười mỏi.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có các thiện nam tử trụ Đại thừa, tuy ở đời trước được nghe bát nhã cho đến bố thí Ba la mật đa. Hoặc nghe nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Hoặc nghe chơn như cho đến bất tư nghì giới. Hoặc nghe khổ tập diệt đạo thánh đế. Hoặc nghe bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Hoặc nghe bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Hoặc nghe tám giải thoát, tám thắng xứ; chín thứ đệ định, mười biến xứ. Hoặc nghe không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Hoặc nghe Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Hoặc nghe Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Hoặc nghe tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn. Hoặc nghe năm nhãn, sáu thần thông. Hoặc nghe Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc nghe đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Hoặc nghe ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo. Hoặc nghe pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Hoặc nghe tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Hoặc nghe nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú sâu thẳm. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế nơi tâm mê ngất, do dự khiếp nhược, hoặc sanh hiểu khác, khó khai ngộ được.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có các nam tử trụ Đại thừa, tuy ở đời trước được nghe Bát nhã Ba la mật đa cũng từng thỉnh hỏi nghĩa thú sâu thẳm hoặc qua một ngày cho đến mười ngày mà chẳng như thuyết tinh tiến tu hành. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, nếu qua một ngày cho đến mười ngày, nơi tâm vững chắc không ai hoại được. Nếu lìa đã nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, liền bèn lui mất tâm sanh do dự. Sở dĩ vì sao? Các thiện nam tử trụ Đại thừa đây, do ở đời trước được nghe Bát nhã Ba la mật đa, dù cũng thỉnh hỏi nghĩa thú sâu thẳm mà chẳng như thuyết tinh tiến tu hành, nên ở đời nay nếu gặp bạn lành ân cần khuyên gắng, bèn vui nghe thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Nếu không bạn lành ân cần khuyên gắng bèn đối kinh này chẳng muốn nghe thọ. Kinh đối Bát nhã Ba la mật đa hoặc khi muốn nghe, hoặc khi chẳng muốn, hoặc khi vững vàng, hoặc khi lui mất, nơi tâm nhẹ động, tiến thối chẳng hằng, như cành bông vải theo gió bay chuyển. Phải biết các thiện nam tử như thế an trụ Đại thừa, phát tới Đại thừa trải thời chưa lâu, chưa gần gũi nhiều bạn chơn thiện tri thức, chưa cúng dường nhiều chư Phật Thế Tôn, chưa từng thọ trì đọc tụng, thơ tả suy nghĩ diễn nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, chưa từng tinh siêng tu học bát nhã cho đến bố thí Ba la mật đa, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Phải biết các thiện nam tử an trụ Đ?i thừa như thế mới tới Đại thừa, đối pháp Đại thừa trọn nên phần ít tin kính ưa muốn, vì chưa năng thơ tả thọ trì, đọc tụng tu tập, suy nghĩ vì người diễn nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử an trụ Đại thừa, nếu chẳng thơ tả, thọ trì đọc tụng, tu tập suy nghĩ vì người diễn nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Nếu chẳng đem bát nhã sâu thẳm cho đến bố thí Ba la mật đa, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí nhiếp thọ hữu tình, các thiện nam tử trụ Đại thừa đây chẳng được bát nhã cho đến bố thí Ba la mật đa nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí hộ niệm. Các thiện nam tử trụ Đ?i thừa này chẳng năng tùy thuận tu hành bát nhã cho đến bố thí Ba la mật đa nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Bởi nhân duyên đây rơi bậc Thanh văn hoặc bậc Đ?c giác. Sở dì vì sao? Các thiện nam tử trụ Đại thừa đây đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng năng thơ tả, thọ trì đọc tụng, tu tập suy nghĩ, vì người diễn nói. Cũng chẳng năng đem Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí nhiễm thọ hữu tình, chẳng năng tùy thuận tu hành Bát nhã Ba la mật đa nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí, chẳng được Bát nhã Ba la mật đa nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí hộ niệm. Bởi nhân duyên đây rơi bậc Thanh văn hoặc bậc Đ?c giác.
Thiện Hiện phải biết: Như bơi biển cả thuyền cưỡi bị thủng, các người trong thuyền nếu chẳng lấy cây, đồ vật, đãy nổi, ván tấm, thây chết làm chỗ nương dựa, định biết chết chìm chẳng đến bờ kia. Nếu năng lấy cây, đồ vật, đãy nổi, ván tấm, thây chết làm chỗ nương dựa, phải biết loại này chẳng thể chết chìm, được đến bờ biển cả kia yên ổn, không tổn không hại, hưởng các điều vui khoái.
Như vậy, Thiện Hiện! Các Thiện nam tử an trụ Đại thừa, tuy đối Đại thừa trọn nên phần ít tin kính ưa muốn, nếu chẳng thơ tả, thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập, vì người diễn nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nói rộng cho đến kinh điển tương ưng nhất thiết tướng trí làm chỗ nương dựa. Phải biết các thiện nam tử an trụ Đại thừa như thế giữa đường suy bại chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lui vào Thanh văn hoặc bậc Đ?c giác.
Nếu các thiện nam tử an trụ Đại thừa, có đối Đại Thừa trọn nên viên mãn tin kính ưa muốn, lại năng thơ tả, thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập, vì người diễn nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nói rộng cho đến kinh điển tương ưng nhất thiết tướng trí làm chỗ nương dựa. Phải biết các thiện nam tử an trụ Đại thừa như thế quyết chẳng giữa đường lui vào Thanh văn hoặc bậc Độc giác, định chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Thiện Hiện! Như ngươi muốn đi qua đồng nội hiểm ác, nếu chẳng nhiếp thọ lương thực khí cụ thời chẳng năng đến được cõi nước an vui, ở nơi giữa đường gặp khổ mất mạng. Như vậy, Thiện Hiện! Các thiện nam tử an trụ Đại thừa, nếu đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có tín có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có muốn có thắng giải, có xả có tinh tiến, nếu chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Phải biết các thiện nam tử an trụ Đại thừa như thế giữa đường suy bại chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lui vào Thanh văn hoặc bậc Độc giác.
Thiện Hiện phải biết: Như ngươi muốn đi qua đồng nội hiểm ác, nếu năng nhiếp thọ lương thực khí cụ quyết định đến được cõi nước an vui, trọn chẳng giữa đường gặp khổ mất mạng. Như vậy, Thiện Hiện! Các thiện nam tử an trụ Đại thừa, nếu đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có tín có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có muốn có thắng giải, có xả có tinh tiến, nếu chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Phải biết các thiện nam tử an trụ Đ?i thừa như thế giữa đường suy bại chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lui vào Thanh văn hoặc bậc Đ?c giác.
Thiện Hiện phải biết: Như ngươi muốn đi qua đồng nội hiểm ác, nếu năng nhiếp thọ lương thực khí cụ quyết định đến được cõi nước an vui, trọn chẳng giữa đường gặp khổ mất mạng. Như vậy, Thiện Hiện! Nếu các thiện nam tử trụ Đại thừa, đã đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có tín có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có muốn có thắng giải, có xả có tinh tiến, lại năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Phải biết các thiện nam tử an trụ Đại thừa như thế trọn chẳng giữa đường suy hao lui bại, vượt bậc Thanh văn và bậc Độc giác, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Thiện Hiện! Như có nam tử hoặc các nữ nhân đem bình đất sống đến sông lấy nước, hoặc ao hoặc giếng hoặc suối hoặc ngòi, phải biết bình này chẳng lâu rã nát. Vì cớ sao? Bình này chưa nung chín, chẳng kham đựng nước, chung quy về đất cũ. Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện nam tử trụ Đại thừa, nếu đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có tín có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có muốn có thắng giải, có xả có tinh tiến. Nếu chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí, phải biết các thiện nam tử an trụ Đại thừa như thế giữa đường suy bại, chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lui vào Thanh văn hoặc bậc Đ?c giác.
Thiện Hiện phải biết: Như có nam tử hoặc các nữ nhân cầm bình nung chín đến sông lấy nước, hoặc ao hoặc giếng hoặc suối hoặc ngòi. Phải biết bình này trọn chẳng rã nát. Vì cớ sao? Vì bình nung chín khéo ham chịu đựng nước rất bền chắc vậy. Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện nam tử trụ Đại thừa, nếu đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có tín có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có muốn có thắng giải, có xả có tinh tiến, lại năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo kéo, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Phải biết các thiện nam tử an trụ Đại thừa như thế thường được chư Phật và chư Bồ tát nhiếp thọ hộ niệm, trọn chẳng giữa đường suy hao lui bại, vượt các bậc Thanh văn Đ?c giác thảy, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người buôn không trí khôn khéo, thuyền ở bờ biển sửa trị chưa chắc, liền đem của vật an để trên thuyền, cho đẩy xuống nước cấp tốc phát hành. Phải biết thuyền này giữa đường hư chìm, người thuyền của vật mỗi tản xứ khác. Người buôn không trí khôn khéo như thế, chết mất thân mạng và những bao của cải.
Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện nam tử trụ Đại thừa, nếu đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có tín có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có muốn có thắng giải, có xả có tinh tiến. Nếu chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí, phải biết các thiện nam tử an trụ Đại thừa như thế giữa đường suy bại chết mất thân mạng và của báu lớn. Chết thân mạng ấy là rơi Thanh văn hoặc bậc Độc giác, mất của báu ấy là mất Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện phải biết: Như có người buôn có trí khôn khéo, trước sửa trị thuyền ở trên bờ biển bền chắc rồi, mới đẩy xuống nước, nghiệm biết không lỗ thủng, sau đem của vật để trên mà cho đi. Phải biết thuyền này tất cả hư chìm, người vật yên ổn, đến tới nơi chỗ.
Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện nam tử trụ Đại thừa nếu đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có tín có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có muốn có thắng giải, có xả có tinh tiến, lại năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Phải biết các thiện nam tử an trụ Đại thừa như thế, thường được chư Phật và chư Bồ tát nhiếp thọ hộ niệm, trọn chẳng giữa đường suy hao lui bại, vượt các bậc Thanh văn Đ?c giác thảy, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như có người trăm hai chục tuổi già nua suy mục, gia thêm nhiều bệnh, chỗ gọi bệnh gió bệnh nóng bệnh đàm, hoặc ba bệnh tạp đủ. Nơi ý hiểu sao? Người già bệnh này vả từ giường tòa tự dậy được chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được.
Phật bảo: Thiện Hiện! Người này nếu có kẻ dìu đỡ đứng dậy cũng không sức đi một câu lô xá, hai câu lô xá, ba câu lô xá. Sở dĩ vì sao? Vì già bệnh lắm vậy. Thiện Hiện! Có các thiện nam tử trụ Đại thừa tuy đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có tín có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có muốn có thắng giải, có xả, có tinh tiến, nếu chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí, ph?i biết các thiện nam tử an trụ Đại thừa như thế, giữa đường suy bại chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lui vào Thanh văn hoặc bậc Đ?c giác. Vì cớ sao? Vì chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí, chư Phật Bồ tát chẳng hộ niệm vậy.
Thiện Hiện phải biết: Ví như có người trăm hai chục tuổi già nua suy mục, gia thêm nhiều bệnh là bệnh gió bệnh nóng bệnh đàm, hoặc ba bệnh tạp đủ. Người già bệnh này muốn từ tòa giường dậy qua chỗ khác mà tự chẳng được. Có hai người mạnh, mỗi xóc một nách nâng dần dần khiến dậy, bảo già ấy rằng: Chớ có sợ nạn, tùy muốn đi đâu, hai chúng tôi đây trọn chẳng nới nhau tất tới chỗ muốn, yên ổn không tổn hại gì.
Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện nam tử trụ Đại thừa nếu đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có tín có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có muốn có thắng giải, có xả có tinh tiến, lại năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Phải biết các thiện nam tử an trụ Đại thừa như thế, trọn chẳng giữa đường suy hao hư bại, vượt các bậc Thanh văn Đ?c giác thảy, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Vì năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí, chư Phật Bồ tát đồng cộng hộ niệm vậy.
Bấy giờ, Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Vì sao các thiện nam tử Đại thừa do chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí, lui đọa Thanh văn hoặc bậc Độc giác chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Phật bảo: Thiện Hiện! Hay thay, hay thay! Năng hỏi Như Lai yếu nghĩa như thế. Ngươi nay lóng nghe kỹ, sẽ vì ngươi nói. Có các thiện nam tử trụ Đại thừa, ngay từ sơ phát tâm chấp ngã, ngã sở tu hành bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa. Các thiện nam tử trụ Đại thừa đây khi tu bố thí khởi nghĩ như vầy: Ta năng hành thí, ta thí vật đây, kia nhận ta thí. Khi tu tịnh giới khởi nghĩ như vầy: Ta năng trì giới, ta trì giới đây, ta đủ giới này. Khi tu an nhẫn khởi nghĩ như vầy: Ta năng tu nhẫn, ta nhẫn đối kia, ta đủ nhẫn này. Khi tu tinh tiến khởi nghĩ như vầy: Ta năng tinh tiến, ta vì tinh tiến đây, ta đủ tinh tiến này. Khi tu tĩnh lự khởi nghĩ như vầy: Ta năng tu định, ta vì tu định đây, ta đủ định này. Khi tu bát nhã khởi nghĩ như vầy: Ta năng tu huệ, ta vì tu huệ, ta đủ huệ này.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử trụ Đại thừa đây khi tu bố thí chấp có bố thí đây, chấp do bố thí này, chấp bố thí là ngã sở. Khi tu tịnh giới chấp có tịnh giới đây, chấp do tịnh giới này, chấp tịnh giới là ngã sở. Khi tu an nhẫn, chấp có an nhẫn đây, chấp do an nhẫn này, chấp an nhẫn là ngã sở. Khi tu tinh tiến chấp có tinh tiến đây, chấp do tinh tiến này, chấp tinh tiến là ngã sở. Khi tu tĩnh lự chấp có tĩnh lự đây, chấp do tĩnh lự này, chấp tĩnh lự là ngã sở. Khi tu bát nhã chấp có bát nhã đây, chấp do bát nhã này, chấp bát nhã là ngã sở. Các thiện nam tử trụ Đại thừa đây chấp ngã, ngã sở hằng đeo theo vậy. Sở tu bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa tăng trưởng sanh tử, chẳng năng giải thoát các khổ sanh thảy. Sở dĩ vì sao? Vì trong bố thí thảy sáu Ba la mật đa không có phân biệt đây đáng khởi chấp này. Vì cớ sao? Vì xa lìa bờ đây kia là tướng bố thí thảy sáu Ba la mật vậy.
Thiện Hiện phải biết: Các thiện nam tử trụ Đại thừa chẳng biết tướng bờ đây bờ kia nên chẳng năng nhiếp thọ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Bởi nhân duyên này, các thiện nam tử trụ Đại thừa đây lui đọa Thanh văn hoặc bậc Độc giác, chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì sao các thiện nam tử Đại thừa không phương tiện khéo léo, nên mặc dù hành sáu Ba la mật đa mà rơi Thanh văn hoặc bậc Độc giác, chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Phật bảo: Thiện Hiện! Có các thiện nam tử từ sơ phát tâm không phương tiện khéo léo nên khi tu bố thí khởi nghĩ như vầy: Ta năng hành thí, ta đủ bố thí, đây là bố thí. Khi tu tịnh giới khởi nghĩ như vầy: Ta năng trì giới, ta đủ tịnh giới, đây là tịnh giới. Khi tu an nhẫn khởi nghĩ như vầy: Ta năng tu nhẫn, ta đủ an nhẫn, đây là an nhẫn. Khi tu tinh tiến khởi nghĩ như vầy: Ta năng tinh tiến, ta đủ tinh tiến, đây là tinh tiến. Khi tu tĩnh lự khởi nghĩ như vầy: Ta năng tu định, ta đủ tĩnh lự, đây là tĩnh lự. Khi tu bát nhã khởi nghĩ như vầy: Ta năng tu huệ, ta đủ bát nhã, đây là bát nhã.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử trụ Đại thừa khi tu bố thí chấp có bố thí đây, chấp do bố thí này, chấp bố thí là ngã sở mà sanh buông lung kiêu ngạo. Khi tu tịnh giới chấp có tịnh giới đây, chấp do tịnh giới này,, chấp tịnh giới là ngã sở mà sanh buông lung kiêu ngạo. Khi tu an nhẫn chấp có an nhẫn đây, chấp do an nhẫn này, chấp an nhẫn là ngã sở mà sanh buông lung kiêu ngạo. Khi tu tinh tiến chấp có tinh tiến đây, chấp do tinh tiến này, chấp tinh tiến là ngã sở mà sanh buông lung kiêu ngạo. Khi tu tĩnh lự chấp có tĩnh lự đây, chấp do tĩnh lự này, chấp tĩnh lự là ngã sở mà sanh buông lung kiêu ngạo. Khi tu bát nhã chấp có bát nhã đây, chấp do bát nhã này, chấp bát nhã là ngã sở mà sanh buông lung kiêu ngạo. Các thiện nam tử trụ Đại thừa đây chấp ngã, ngã sở hằng đeo theo nên sở tu bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa tăng trưởng sanh tử, chẳng năng giải thoát được các khổ sanh thảy. Sở dĩ vì sao? Trong bố thí thảy sáu Ba la mật đa không có phân biệt như thế, cũng chẳng phân biệt như kia. Vì cớ sao? Chẳng phải đến bờ đây kia là tướng bố thí thảy sáu Ba la mật đa vậy.
Thiện Hiện phải biết: Các thiện nam tử trụ Đại thừa đây chẳng biết tướng bờ đây bờ kia nên chẳng năng nhiếp thọ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Do nhân duyên này, các thiện nam tử trụ Đại thừa đây lui đọa Thanh văn hoặc bậc Độc giác, chẳng chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Như vậy, Thiện Hiện! Các thiện nam tử trụ Đại thừa bởi chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm và các công đức khác, cũng chẳng nhiếp thọ phương tiện khéo léo, nên mặc dù hành sáu thứ Ba la mật đa mà rơi Thanh văn hoặc bậc Độc giác, chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao là các thiện nam tử Đại thừa do năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí chẳng rơi Thanh văn và bậc Độc Giác, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Phật bảo, Thiện Hiện! Có các thiện nam tử trụ Đại thừa ngay từ sơ phát tâm lìa chấp ngã, ngã sở tu hành bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa. Các thiện nam tử trụ Đại thừa đây khi tu bố thí chẳng khởi nghĩ rằng ta năng hành bố thí, ta thí vật đây, kia nhận ta thí. Khi tu tịnh giới chẳng khởi nghĩ rằng ta năng trì giới, ta trì giới đây, ta đủ giới này. Khi tu an nhẫn chẳng khởi nghĩ rằng ta năng tu nhẫn, ta đối kia nhẫn, ta đủ nhẫn này. Khi tu tinh tiến chẳng khởi nghĩ rằng ta năng tinh tiến, ta vì tinh tiến đây, ta đủ tinh tiến này. Khi tu tĩnh lự chẳng khởi nghĩ rằng ta năng tu định, ta vì tu định đây, ta đủ định này. Khi tu bát nhã chẳng khởi nghĩ rằng ta năng tu huệ, ta vì tu huệ đây, ta đủ huệ này.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Thiện nam tử trụ Đại thừa đây khi tu bố thí chẳng chấp có bố thí đây, chẳng chấp có bố thí này, chẳng chấp bố thí là ngã sở. Khi tu tịnh giới chẳng chấp có tịnh giới đây, chẳng chấp do tịnh giới này, chẳng chấp tịnh giới là ngã sở. Khi tu an nhẫn chẳng chấp có an nhẫn đây, chẳng chấp do an nhẫn này, chẳng chấp an nhẫn là ngã sở. Khi tu tinh tiến chẳng chấp có tinh tiến đây, chẳng chấp do tinh tiến này, chẳng chấp tinh tiến là ngã sở. Khi tu tĩnh lự chẳng chấp có tĩnh lự đây, chẳng chấp do tĩnh lự này, chẳng chấp tĩnh lự là ngã sở. Khi tu bát nhã chẳng chấp có bát nhã đây, chẳng chấp do bát nhà này, chẳng chấp bát nhã là ngã sở. Các thiện nam tử trụ Đại thừa đây chấp ngã, ngã sở chẳng đeo theo vậy, nên sở tu bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa tổn giảm sanh tử, mau được giải thoát các khổ sanh thảy. Sở dĩ vì sao? Vì trong bố thí thảy sáu Ba la mật đa không có phân biệt đây đáng khởi chấp ấy. Vì cớ sao? Vì xa lìa bờ đây kia là tướng bố thí thảy sáu Ba la mật vậy.
Thiện Hiện phải biết: Các nam tử trụ Đại thừa đây khéo biết tướng bờ đây bờ kia, nên nhiếp thọ được bố thí thảy sáu Ba la mật đa, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Do nhân duyên này, các thiện nam tử trụ Đại thừa đây chẳng rơi Thanh văn và bậc Độc giác, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao là các thiện nam tử Đại thừa có phương tiện khéo léo nên tu hành sáu thứ Ba la mật đa chẳng rơi Thanh văn và bậc Độc giác, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Phật bảo: Thiện Hiện! Có các thiện nam tử trụ Đại thừa ngay từ sơ phát tâm có phương tiện khéo léo, nên khi tu bố thí chẳng khởi nghĩ rằng ta năng hành thí, ta đủ bố thí, đây là bố thí. Khi tu tịnh giới chẳng khởi nghĩ rằng ta năng trì giới, ta đủ tịnh giới, đây là tịnh giới. Khi tu an nhẫn chẳng khởi nghĩ rằng ta năng tu nhẫn, ta đủ an nhẫn, đây là an nhẫn. Khi tu tinh tiến chẳng khởi nghĩ rằng ta năng tinh tiến, ta đủ tinh tiến, đây là tinh tiến. Khi tu tĩnh lự chẳng khởi nghĩ rằng ta năng tu định. ta đủ tĩnh lự, đây là tĩnh lự. Khi tu bát nhã chẳng khởi nghĩ rằng ta năng tu huệ, ta đủ bát nhã, đây là bát nhã.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử trụ Đại thừa đây, khi bố thí chẳng chấp có bố thí đây, chẳng chấp do bố thí này, chẳng chấp bố thí là ngã sở, chẳng sanh kiêu lung. Khi tu tịnh giới chẳng chấp có tịnh giới đây, chẳng chấp do tịnh giới này, chẳng chấp tịnh giới là ngã sở, chẳng sanh kiêu lung. Khi tu an nhẫn chẳng chấp có an nhẫn đây, chẳng chấp do an nhẫn này, chẳng chấp an nhẫn là ngã sở, chẳng sanh kiêu lung. Khi tu tinh tiến chẳng chấp có tinh tiến đây, chẳng chấp do tinh tiến này, chẳng chấp tinh tiến là ngã sở, chẳng sanh kiêu lung. Khi tu tĩnh lự chẳng chấp có tĩnh lự đây, chẳng chấp do tĩnh lự này, chẳng chấp tĩnh lự là ngã sở, chẳng sanh kiêu lung. Khi tu bát nhã chẳng chấp có bát nhã đây, chẳng chấp do bát nhã này, chẳng chấp bát nhã là ngã sở, chẳng sanh kiêu lung. Các thiện nam tử trụ Đại thừa đây, chấp ngã, ngã sở chẳng đeo theo vậy, nên sở tu bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa tổn giảm sanh tử, mau được giải toát các khổ sanh thảy. Sở dĩ vì sao? Vì trong bố thí thảy sáu Ba la mật đa không có phân biệt như thế, cũng chẳng như kia đã phân biệt. Vì cớ sao? Chẳng phải đến bờ đây kia là tướng bố thí thảy sáu Ba la mật vậy.
Thiện Hiện phải biết: Các thiện nam tử trụ Đại thừa đây khéo biết tướng bờ đây bờ kia nên nhiếp thọ được bố thí thảy sáu Ba la mật đa, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí. Do nhân duyên này, các thiện nam tử trụ Đại thừa đây chẳng rơi Thanh văn và bậc Độc giác, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Như vậy, Thiện Hiện! Các thiện nam tử trụ Đại thừa nhờ năng nhiếp thọ được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm và các công đức khác, cũng năng nhiếp thọ khéo léo tu hành sáu thứ Ba la mật đa, chẳng rơi Thanh văn và bậc Độc giác, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.