- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (24 tập)
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 2
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 3
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 4
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 5
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 7
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 8
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 9
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 10
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 11
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 13
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 16
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 18
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 19
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 20
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 22
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24
- Tiểu sử dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
Quyển Thứ 413
Hội thứ hai Phẩm Không Buộc Không Mở thứ 15
Hội thứ hai Phẩm Tam Ma Địa thứ 16-1
Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như nói Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa ấy, sao là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa?
Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng mặc giáp bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa, đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Nếu Bồ tát Ma ha tát năng mặc giáp bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi, đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Nếu Bồ tát Ma ha tát năng mặc giáp nội không cho đến vô tánh tự tánh không, đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Nếu Bồ tát Ma ha tát cho đến năng mặc giáp Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Nếu Bồ tát Ma ha tát năng mặc giáp nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Nếu Bồ tát Ma ha tát năng tự biến thân như hình tượng Phật, phóng đại quang minh soi ba ngàn cõi, cho đến thế giới các Phật mười phương Căng già sa thảy, làm việc nhiêu ích cho các hữu tình, đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát mặc giáp các công đức như thế thảy, phóng đại quang minh soi ba ngàn cõi, cho đến thế giới các Phật mười phương Căng già sa thảy, cũng khiến các cõi kia sáu thứ biến động là động rất động, đẳng rất động đẳng, vì các hữu tình làm đại nhiêu ích. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng mặc giáp đại công đức bố thí Ba la mật đa, khắp hóa Tam thiên đại thiên thế giới như ngọc phệ lưu ly, cũng hóa tự thân làm Đại luân vương, bảy báu quyến thuộc, không thứ nào chẳng viên mãn. Các loại hữu tình cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần áo cho áo, cần xe cho xe; cần hương xoa, hương bột, hương đốt, tràng hoa, phòng nhà đồ nằm, thuốc chữa, đèn đuốc, chơn châu, vàng bạc và những bao các đồ ngọc báu tư cụ khác, tùy nó cần dùng thảy đều thí cho. Làm thí này rồi, lại vì tuyên nói pháp tương ưng sáu đến bờ kia, khiến kia nghe rồi trọn chẳng sa đọa, đến được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường chẳng bỏ rời pháp tương ưng sáu đến bờ kia. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Thiện Hiện! Như thợ huyễn sư hoặc học trò y, ở ngã tư đường, đối trước đại chúng hóa làm các loại hữu tình nghèo khốn, tùy kia cần dùng đều hóa thí cho. Nơi ý hiểu sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật.
Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế. Năng mặc giáp đại công đức bố thí Ba la mật đa, hoặc hóa thế giới như phệ lưu ly, hoặc hóa tự thân làm Luân vương thảy, tùy loại hữu tình cần dùng thí cho, và tuyên nói pháp tương ưng sáu đến bờ kia. Như vậy Bồ tát dù có sở vi mà không nơi thật. Vì cớ sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tự mặc giáp đại công đức tịnh giới Ba la mật đa, vì hữu tình nên sanh nhà Luân vương, nối ngôi Luân vương, giàu sang tự tại, an lập vô lượng trăm ngàn trăm ức chúng nơi mười thiện nghiệp đạo; hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định; hoặc bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi; hoặc không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn; hoặc Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng vì tuyên nói các pháp như thế khiến kia an trụ, đến được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đối pháp như thế thường chẳng bỏ rời. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Thiện Hiện! Như thợ huyễn sư hoặc học trò y, ở giữa ngã tư đường, đối trước đại chúng hóa làm vô lượng trăm ngàn hữu tình, khiến nó an trụ mười thiện nghiệp đạo, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Nơi ý hiểu sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật.
Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế. Vì hữu tình nên sanh nhà Luân vương, nối ngôi Luân vương, giàu sang tự tại, an lập vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng nơi mười thiện nghiệp đạo, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Như vậy Bồ tát dù có sở vi mà không nơi thật. Vì cớ sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tự mặc giáp đại công đức an nhẫn Ba la mật đa, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng khiến mặc giáp đại công đức an nhẫn Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Vì sao Bồ tát Ma ha tát tự mặc giáp đại công đức an nhẫn Ba la mật đa, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng khiến mặc giáp đại công đức an nhẫn Ba la mật đa?
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát từ sơ phát tâm đến được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mặc giáp an nhẫn, thường khởi nghĩ này: Giả sử tất cả loại hữu tình đều cầm dao gậy đến sáp gia hại, ta trọn chẳng khởi tâm hờn giận dữ trong một sát na, khuyên các hữu tình cũng tu nhẫn này.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát đây như tâm đã nghĩ đều được thành xong, cho đến chứng được Nhất thiết trí trí thường chẳng bỏ rời an nhẫn như thế; cũng khiến hữu tình tu nhẫn như thế. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Thiện Hiện! Như thợ huyễn sư hoặc học trò y ở giữa đường ngã tư, đối trước đại chúng hóa làm nhiều thứ các loại hữu tình, hoặc cầm dao gậy gia hại lẫn nhau; hoặc có khuyên nhau tu hạnh an nhẫn. Nơi ý hiểu sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật.
Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế. Tự mặc giáp đại công đức an nhẫn Ba la mật đa, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng khiến mặc giáp đại công đức an nhẫn Ba la mật đa. Như vậy Bồ tát dù có sở vi mà không nơi thật. Vì cớ sao? Vì tánh tướng các pháp đếu như huyễn vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tự mặc giáp đại công đức tinh tiến Ba la mật đa, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng khiến mặc giáp đại công đức tinh tiến Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Sao là Bồ tát Ma ha tát tự mặc giáp đại công đức tinh tiến Ba la mật đa, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng khiến mặc giáp đại công đức tinh tiến Ba la mật đa?
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, thân tâm tinh tiến dứt các ác pháp, tu các thiện pháp, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng tu tập thân tâm tinh tiến như thế, cho đến chứng được Nhất thiết trí trí thường chẳng bỏ rời chính siêng như thế. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Thiện Hiện! Như thợ huyễn sư hoặc học trò y, ở giữa ngã tư đường đối trước đại chúng hóa làm nhiều thứ các loại hữu tình tự tu tinh tiến, cũng khuyên người tu. Nơi ý hiểu sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật.
Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát cũng lại như thế. Đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, tự tu tinh tiến, cũng khuyên hữu tình khiến tu tinh tiến. Như vậy, Bồ tát dù có sở vi mà không nơi thật. Vì cớ sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tự mặc giáp đại công đức tĩnh lự Ba la mật đa, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng khiến mặc giáp đại công đức tĩnh lự Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Sao là Bồ tát Ma ha tát tự mặc giáp đại công đức tĩnh lự Ba la mật đa, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng khiến mặc giáp đại công đức tĩnh lự Ba la mật đa?
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát trụ trong định tất cả pháp bình đẳng, chẳng thấy các pháp có định có loạn mà thường tu tập tĩnh lự Ba la mật đa như thế, cũng khuyên hữu tình tu tập tĩnh lự bình đẳng như thế; cho đến chứng được Nhất thiết trí trí thường chẳng bỏ rời tĩnh lự như thế. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Thiện Hiện! Như thợ huyễn sư hoặc học trò y, ở giữa ngã tư đường, đối trước đại chúng hóa làm nhiều thứ các loại hữu tình khiến tu tĩnh lự các pháp bình đẳng, cũng khuyên nhau tu tĩnh lự như thế. Nơi ý hiểu sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật.
Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế. Trụ trong định tất cả pháp bình đẳng, cũng khuyên hữu tình tu định như thế. Như vậy Bồ tát dù có sở vi mà không nơi thật. Vì cớ sao? Tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tự mặc giáp đại công đức bát nhã Ba la mật đa, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng khiến mặc giáp đại công đức bát nhã Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Sao là Bồ tát Ma ha tát tự mặc giáp đại công đức Bát nhã Ba la mật đa, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng khiến mặc giáp đại công đức bát nhã Ba la mật đa?
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát trụ bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vô hý luận, chẳng đắc các pháp hoặc sanh hoặc diệt, hoặc nhiễm hoặc tịnh, sai khác đây kia; cũng khuyên vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng an trụ huệ vô hý luận như thế. Đây là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Thiện Hiện! Như thợ huyễn sư hoặc học trò y ở giữa ngã tư đường, đối trước đại chúng hóa làm nhiều thứ các loại hữu tình; tự mình an trụ huệ vô hý luận, cũng khuyên người trụ huệ như thế. Nơi ý hiểu sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật.
Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế. Tự năng an trụ huệ vô hý luận, cũng khuyên hữu tình trụ huệ như thế . Như vậy Bồ tát dù có sở vi mà không nơi thật. Vì cớ sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát mặc giáp các công đức như trên đã nói, quan sát thế giới các Phật mười phương Căng già sa thảy tất cả hữu tình, có các hữu tình nhiếp thọ tà pháp, làm các ác hành.
Bồ tát Ma ha tát này dùng sức thần thông tự biến bản thân khắp đầy thế giới các Phật như thế, tùy hữu tình kia ưa muốn thị hiện, tự hiện tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Cũng khuyên người hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Khuyên các hữu tình hành hạnh này rồi lại tùy âm loại, vì nói pháp tướng tương ưng sáu thứ Ba la mật đa, khiến kia nghe rồi cho đến chứng được nhất thiết trí trí thường chẳng bỏ rời diệu pháp như thế. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Thiện Hiện! Như thợ huyễn sư hoặc học trò y ở giữa ngã tư đường đối trước đại chúng hóa làm các thứ nhiều loại hữu tình, tự mình an trụ sáu đến bờ kia, cũng khiến khuyên người an trụ pháp này. Nơi ý hiểu sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật.
Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế. Khắp ở thế giới các Phật mười phương Căng già sa thảy tự hiện nơi thân tùy nghi an trụ sáu đến bờ kia, cũng khuyên hữu tình khiến trụ hạnh này thường chẳng bỏ rời. Như vậy, Bồ tát dù có sở vi mà không nơi thật. Vì cớ sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát mặc giáp các công đức như trên đã nói, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, lợi ích an vui tất cả hữu tình, chẳng tạp tác ý Thanh văn, Độc giác. Bồ tát Ma ha tát này chẳng khởi nghĩ đây: Ta phải an lập ngần ấy hữu tình nơi bố thí thảy Ba la mật đa, ngần ấy hữu tình chẳng đáng an lập. Chỉ khởi nghĩ này: Ta phải an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình nơi bố thí thảy Ba la mật đa.
Chẳng khởi nghĩ này: Ta phải an lập ngần ấy hữu tình nơi nội không thảy, ngần ấy hữu tình chẳng nên an lập. Chỉ khởi nghĩ này: Ta phải an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình nơi nội không thảy.
Chẳng khởi nghĩ này: Ta phải an lập ngần ấy hữu tình nơi bốn niệm trụ thảy, ngần ấy hữu tình chẳng đáng an lập. Chỉ khởi nghĩ này: Ta phải an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình nơi bốn niệm trụ thảy.
Chẳng khởi nghĩ này: Ta phải an lập ngần ấy hữu tình nơi không giải thoát môn thảy, ngần ấy hữu tình chẳng đáng an lập. Chỉ khởi nghĩ này: Ta phải an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình nơi không giải thoát môn thảy.
Chẳng khởi nghĩ này: Ta phải an lập ngần ấy hữu tình nơi Phật mười lực thảy, ngần ấy hữu tình chẳng đáng an lập. Chỉ khởi nghĩ này: Ta phải an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình nơi Phật mười lực thảy.
Chẳng khởi nghĩ này: Ta phải an lập ngần ấy hữu tình nơi quả Dự lưu thảy, ngần ấy hữu tình chẳng đáng an lập. Chỉ khởi nghĩ này: Ta phải an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình nơi quả Dự lưu thảy.
Chẳng khởi nghĩ này: Ta phải an lập ngần ấy hữu tình nơi Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ngần ấy hữu tình chẳng đáng an lập. Chỉ khởi nghĩ này: Ta phải an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình nơi Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát mặc giáp Đại thừa.
Thiện Hiện! Như thợ huyễn sư hoặc học trò y ở giữa ngã tư đường, đối trước đại chúng hóa làm nhiều thứ các loại hữu tình, số ấy vô lượng. Tùy nó sở ưng phương tiện an lập khiến trụ bố thí, cho đến khiến trụ chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nơi ý hiểu sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?
Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật.
Phật bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế. Đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, an lập vô lượng vô số vô biên các loại hữu tình khiến trụ bố thí cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Như vậy Bồ tát dù có sở vi mà không nơi thật. Vì cớ sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy.
Bấy giờ, Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như tôi hiểu nghĩa Phật đã nói đó các Bồ tát Ma ha tát chẳng mặc giáp công đức, phải biết đấy là mặc giáp Đại thừa. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp tự tướng không vậy. Sở dĩ vì sao?
Bạch Thế Tôn! Sắc cho đến thức, tướng sắc cho đến thức không. Nhãn xứ cho đến ý xứ, tướng nhãn xứ cho đến ý xứ không. Sắc xứ cho đến pháp xứ, tướng sắc xứ xho đến pháp xứ không. Nhãn giới cho đến ý giới, tướng nhãn giới cho đến ý giới không. Sắc giới cho đến pháp giới, tướng sắc giới cho đến pháp giới không. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới, tướng nhãn thức giới cho đến ý thức giới không. Nhãn xúc cho đến ý xúc, tướng nhãn xúc cho đến ý xúc không. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, tướng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không.
Bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa, tướng bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa không. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi, tướng bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi không. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không, tướng nội không cho đến vô tánh tự tánh không không.
Như vậy cho đến Phật mười lực cho đến mười tám Phật bất cộng, tướng Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không. Bồ tát Ma ha tát, tướng Bồ tát Ma ha tát không. Mặc giáp đại công đức, tướng mặc giáp đại công đức không.
Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này, các Bồ tát Ma ha tát chẳng mặc giáp công đức, phải biết đấy là mặc giáp Đại thừa.
Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Thiện Hiện phải biết: Nhất thiết trí trí vô tạo vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo vô tác. Các Bồ tát Ma ha tát vì việc đây nên mặc giáp Đại thừa.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên nào Nhất thiết trí trí vô tạo vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo vô tác? Các Bồ tát Ma ha tát vì việc đây nên mặc giáp Đại thừa?
Phật bảo: Thiện Hiện! Do các tác giả bất khả đắc, nên Nhất thiết trí trí vô tạo vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo vô tác. Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Sắc phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Thọ tưởng hành thức phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Sắc cho đến thức rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Nhãn xứ phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Nhãn xứ cho đến ý xứ rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Sắc xứ phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Thanh hương vị xúc pháp xứ phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Sắc xứ cho đến pháp xứ rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Nhãn giới phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Nhĩ tỷ thiệt thân ý giới phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Nhãn giới cho đến ý giới rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Sắc giới phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Thanh hương vị xúc pháp giới phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Sắc giới cho đến pháp giới rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Nhãn thức giới phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Nhãn thức giới cho đến ý thức giới rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Nhãn xúc phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Nhãn xúc cho đến ý xúc rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Ngã phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Ngã cho đến kiến giả rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Mộng cảnh phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vang, tượng, việc huyễn, bóng sáng, ánh nắng, không hoa, thành tầm hương, việc biến hóa phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Mộng cảnh cho đến việc biến hóa rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Nội không phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Nội không cho đến vô tánh tự tánh không rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Bốn niệm trụ phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Như thế cho đến Như Lai mười lực phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Chơn như phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Pháp giới, pháp tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Chơn như phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Pháp giới, pháp tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Chơn như cho đến thật tế rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Bồ tát Ma ha tát, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Nhất thiết trí phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Do nhân duyên đây Nhất thiết trí trí vô tạo vô ác, tất cả hữu tình cũng vô tạo vô tác. Các Bồ tát Ma ha tát vì việc này nên mặc giáp Đại thừa. Thiện Hiện! Do nghĩa này nên các Bồ tát Ma ha tát chẳng mặc giáp công đức. Phải biết đấy là mặc giáp Đại thừa.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như tôi hiểu nghĩa Phật đã nói ấy, sắc không buộc không mở, thọ tưởng hành thức không buộc không mỏ.
Khi ấy, Mãn Từ Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Tôn giả nói sắc không buộc không mở, nói thọ tưởng hành thức không buộc không mở ư?
Thiện Hiện đáp rằng: Như vậy, như vậy. Tôi nói sắc không buộc không mở, nói thọ tưởng hành thức không buộc không mở.
Mãn Từ Tử nói: Những gì sắc không buộc không mở? Những gì thọ tưởng hành thức không buộc không mở?
Thiện Hiện đáp rằng: Như mộng sắc không buộc không mỡ. Như mộng thọ tưởng hành thức không buộc không mỡ. Như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như việc huyễn, như không hoa, như thành tầm hương, như việc biến hóa sắc không buộc không mở. Như vang cho đến như việc biến hóa thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Vì cớ sao? Như vậy, tất cả sắc cho đến thức vô sở hữu nên không buộc không mở. Xa lìa nên không buộc không mở. Vắng lặng nên không buộc không mở. Vô sanh nên không buộc không mở. Vô nhiễm nên không buộc không mở. Vô tịnh nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Quá khứ sắc không buộc không mở. Quá khứ thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Vị lai hiện tại sắc không buộc không mở. Vị lai hiện tại thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Vì cớ sao? Như vậy tất cả sắc cho đến thức vô sở hữu nên không buộc không mở. Xa lìa nên không buộc không mở. Vắng lặng nên không buộc không mở. Vô sanh nên không buộc không mở. Vô diệt nên không buộc không mở. Vô nhiễm nên không buộc không mở. Vô tịnh nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Thiện sắc không buộc không mở. Thiện thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Bất thiện, vô ký sắc không buộc không mở. Bất thiện, vô ký thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Vì cớ sao? Như vậy, tất cả sắc cho đến thức vô sở hữu nên không buộc không mở. Xa lìa nên không buộc không mở. Vắng lặng nên không buộc không mở. Vô sanh nên không buộc không mở. Vô diệt nên không buộc không mở. Vô nhiễm nên không buộc không mở. Vô tịnh nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Thế gian sắc không buộc không mở, thế gian thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Xuất thế gian sắc không buộc không mở, xuất thế gian thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Vì cớ sao? Như vậy tất cả sắc cho đến thức vô sở hữu nên không buộc không mở. Xa lìa nên không buộc không mở. Vắng lặng nên không buộc không mở. Vô sanh nên không buộc không mở. Vô diệt nên không buộc không mở. Vô nhiễm nên không buộc không mở. Vô tịnh nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Hữu lậu sắc không buộc không mở, hữu lậu thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Vô lậu sắc không buộc không mở, vô lậu thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Vì cớ sao? Như vậy tất cả sắc cho đến thức vô sở hữu nên không buộc không mở. Xa lìa nên không buộc không mở. Vắng lặng nên không buộc không mở. Vô sanh nên không buộc không mở. Vô diệt nên không buộc không mở. Vô nhiễm nên không buộc không mở. Vô tịnh nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Tất cả pháp không buộc không mở. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp vô sở hữu nên xa lìa, nên vắng lặng, nên vô sanh, nên vô diệt, nên vô nhiễm, nên vô tịnh, nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Bố thí Ba la mật đa không buộc không mở. Tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự Bát nhã Ba la mật đa không buộc không mở. Vì cớ sao? Vì bố thí thảy Ba la mật đa vô sở hữu nên xa lìa, nên vắng lặng, nên vô sanh, nên vô diệt, nên vô nhiễm, nên vô tịnh, nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nội không không buộc không mở. Ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không không buộc không mở. Vì cớ sao? Vì nội không thảy vô sở hữu nên xa lìa, nên vắng lặng, nên vô sanh, nên vô diệt, nên vô nhiễm, nên vô tịnh, nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Bốn niệm trụ không buộc không mở. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không buộc không mở. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ thảy vô sở hữu nên xa lìa, nên vắng lặng, nên vô sanh, nên vô diệt, nên vô nhiễm, nên vô tịnh, nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Như vậy, cho đến Như Lai mười lực không buộc không mở. Bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không buộc không mở. Vì cớ sao? Vì Như Lai mười lực thảy vô sở hữu nên xa lìa, nên vắng lặng, nên vô sanh, nên vô diệt, nên vô nhiễm, nên vô tịnh, nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát không buộc không mở. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không buộc không mở. Vì cớ sao? Vì hạnh Bồ tát thảy vô sở hữu nên xa lìa, nên vắng lặng, nên vô sanh, nên vô diệt, nên vô nhiễm, nên vô tịnh, nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nhất thiết trí không buộc không mở. Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không buộc không mở. Vì cớ sao? Vì nhất thiết trí thảy vô sở hữu nên xa lìa, nên vắng lặng, nên vô sanh, nên vô diệt, nên vô nhiễm, nên vô tịnh, nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Chơn như không buộc không mở. Pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế không buộc không mở. Vì cớ sao? Vì chơn như thảy vô sở hữu nên xa lìa, nên vắng lặng, nên vô sanh, nên vô diệt, nên vô nhiễm, nên vô tịnh, nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Bồ tát Ma ha tát không buộc không mở. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không buộc không mở. Vì cớ sao? Vì Bồ tát Ma ha tát, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vô sở hữu nên xa lìa, nên vắng lặng, nên vô sanh, nên vô diệt, nên vô nhiễm, nên vô tịnh, nên không buộc không mở.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Tất cả hữu vi không buộc không mở, tất cả vô vi không buộc không mở. Vì cớ sao? Vì hữu vi thảy vô sở hữu nên xa lìa, nên vắng lặng, nên vô sanh, nên vô diệt, nên vô nhiễm, nên vô tịnh, nên không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Các Bồ tát Ma ha tát đối pháp môn vi diệu không buộc không mở, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên như thật biết.
Mãn Từ Tử! Các Bồ tát Ma ha tát đối bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa; bốn niệm trụ cho đến nhất thiết tướng trí không buộc không mở như thế, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên siêng tu học.
Mãn Từ Tử! Các Bồ tát Ma ha tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên trụ bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa; bốn niệm trụ cho đến nhất thiết tướng trí không buộc không mở như thế.
Mãn Từ Tử! Các Bồ tát Ma ha tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên thành thục hữu tình không buộc không mở. Nên nghiêm tịnh cõi Phật không buộc không mở. Nên thân cận cúng dường chư Phật không buộc không mở. Nên nghe thọ pháp môn không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Bồ tát Ma ha tát này thường chẳng xa lìa chư Phật không buộc không mở, thường chẳng xa lìa thần thông không buộc không mở, thường chẳng xa lìa năm nhãn không buộc không mở, thường chẳng xa lìa các đà la ni không buộc không mở, thường chẳng xa lìa các tam ma địa không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Bồ tát Ma ha tát này phải khởi đạo tướng trí không buộc không mở. Phải chứng nhất thiết trí, nhất thiết tướng trí không buộc không mở. Phải quay xe pháp không buộc không mở. Phải đem pháp yếu tam thừa không buộc không mở. An lập các loại hữu tình không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành sáu Ba la mật đa không buộc không mở, năng chứng tất cả pháp tánh không buộc không mở. Vì vô sở hữu nên xa lìa, nên vắng lặng, nên vô sanh, nên vô diệt, nên vô nhiễm, nên vô tịnh, nên không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này gọi kẻ mặc áo giáp Đại thừa không buộc không mở.
Hội Thứ Hai
Phẩm Tam Ma Địa
Thứ 11-2
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Những gì là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát? Ngần nào biết được Bồ tát Ma ha tát phát tới Đại thừa? Đại thừa như thế từ chỗ nào ra, đến trụ chỗ nào? Đại thừa như thế sở trụ chỗ nào? Ai lại cưỡi Đại thừa này mà đi?
Phật bảo: Thiện Hiện! Câu hỏi trước ngươi rằng những gì là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy. Thiện Hiện! Sáu Ba la mật đa là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát. Những gì là sáu? Là bố thí Ba la mật đa, tịnh giới Ba la mật đa, an nhẫn Ba la mật đa, tinh tiến Ba la mật đa, tĩnh lự Ba la mật đa, bát nhã Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Sao gọi bố thí Ba la mật đa? Nếu Bồ tát Ma ha tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, tự xả tất cả sở hữu nội ngoại, cũng khuyên người xả sở hữu nội ngoại. Đem căn lành đây cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát bố thí Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Sao gọi tịnh giới Ba la mật đa? Nếu Bồ tát Ma ha tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, tự thọ trì mười thiện nghiệp đạo, cũng khuyên người thọ trì mười thiện nghiệp đạo. Đem căn lành đây cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát tịnh giới Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Sao gọi an nhẫn Ba la mật đa? Nếu Bồ tát Ma ha tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự đủ an nhẫn tăng thượng, cũng khuyên người đủ an nhẫn tăng thượng. Đem căn lành đây cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an nhẫn Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Sao gọi tinh tiến Ba la mật đa? Nếu Bồ tát Ma ha tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự đối năm Ba la mật đa kia siêng tu chẳng bỏ, cũng khuyên người đối năm Ba la mật đa kia siêng tu chẳng bỏ. Đem căn lành đây cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát tinh tiến Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Sao gọi tĩnh lự Ba la mật đa? Nếu Bồ tát Ma ha tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự phương tiện khéo léo vào các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, trọn chẳng theo thế lực kia thọ sanh; cũng năng khuyên người phương tiện khéo léo vào các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, chẳng theo thế lực định kia thọ sanh. Đem căn lành đây cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát tĩnh lự Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Sao gọi bát nhã Ba la mật đa? Nếu Bồ tát Ma ha tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự như thật quán sát tất cả pháp tánh, đối các pháp tánh không lấy không đắm; cũng khuyên người như thật quán sát tất cả pháp tánh, đối các pháp tánh không lấy không đắm. Đem căn lành đây cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát bát nhã Ba la mật đa.
Thiện Hiện phải biết: Đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.
Sao gọi nội không? Nội là nội pháp, tức là nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý. Phải biết trong đây nhãn do nhãn không, phi thường, phi hoại. Cho đến ý do ý không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là nội không.
Sao gọi ngoại không? Ngoại là ngoại pháp, tức là sắc thanh hương vi xúc pháp. Phải biết trong đây sắc do sắc không, phi thường, phi hoại. Cho đến pháp do pháp không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là ngoại không.
Sao là nội ngoại không? Nội ngoại là pháp nội ngoại, tức nội sáu chỗ và ngoại sáu chỗ. Phải biết trong đây nội pháp do ngoại pháp không, phi thường, phi hoại. Ngoại pháp do nội pháp không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là nội ngoại không.
Sao gọi không không? Không là tất cả pháp không. Không đây lại do không không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là không không.
Sao gọi đại không? Đại là mưới phương, tức đông tây nam bắc, bốn góc, trên dưới. Phải biết trong đây, phương đông do phương đông không, phi thường, phi hoại. Cho đến phương dưới do phương dưới không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là đại không.
Sao gọi thắng nghĩa không? Thắng nghỉa là Niết bàn. Phải biết trong đây Niết bàn do Niết bàn không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là thắng nghĩa không.
Sao gọi là hữu vi không? Hữu vi là cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc. Phải biết trong đây cõi Dục do cõi Dục không, phi thường, phi hoại. Cõi Sắc, Vô sắc do cõi Sắc, Vô sắc không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là hữu vi không.
Sao gọi là vô vi không? Vô vi là vô sanh vô diệt, vô trụ vô dị. Phải biết trong đây vô vi do vô vi không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô vi không.
Sao gọi tất cánh không? Tất cánh là nếu pháp rốt ráo chẳng khá được. Phải biết trong đây rốt ráo do rốt ráo không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao?
Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tất cánh không.
Sao gọi vô tế không? Vô tế là không có thời gian trước sau khá được. Phải biết trong đây vô tế do vô tế không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô tế không.
Sao gọi tán vô tán không? Tán là có phóng, có bỏ, có xả khá được, vô tán là không phóng, không bỏ, không xả khá được. Phải biết trong đây tán vô tán do tán vô tán không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tán vô tán không.
Sao gọi bổn tánh không? Bổn tánh là hoặc tánh pháp hữu vi, hoặc tánh pháp vô vi; như vậy tất cả đều chẳng phải Thanh văn, Độc giác, Bồ tát, Như Lai làm ra, cũng chẳng phải nào khác làm ra, nên gọi bổn tánh. Phải biết trong đây bổn tánh do bổn tánh không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là bổn tánh không.
Sao gọi tự cộng tướng không? Tự tướng là tự tướng tất cả pháp; như biến ngại là tự tướng sắc, lãnh nạp là tự tướng thọ, lấy tượng là tự tướng tưởng, tạo tác là tự tướng hành, liễu biệt là tự tướng thức. Như vậy thảy hoặc tự tướng pháp hữu vi, hoặc tự tướng pháp vô vi, đấy là tự tướng. Cộng tướng là cộng tướng tất cả pháp; như khổ là cộng tướng pháp hữu lậu, vô thường là cộng tướng pháp hữu vi, không, vô ngã là cộng tướng tất cả pháp. Như vậy thảy có vô lượng cộng tướng. Phải biết trong đây tự cộng tướng do tự cộng tướng không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tự cộng tướng không.
Sao gọi nhất thiết pháp không? Nhất thiết pháp là năm uẩn, mười hai chỗ, mười tám giới, có sắc không sắc, có kiến không kiến, có đối không đối, có lậu không lậu, có vi không vi, đấy là nhất thiết pháp. Phải biết trong đây nhất thiết pháp do nhất thiết pháp không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện!
Đấy là nhất thiết pháp không.
Sao gọi bất khả đắc không? Bất khả đắc là trong đây tìm các pháp chẳng thế được. Phải biết trong đây bất khả đắc do bất khả đắc không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là bất khả đắc không.
Sao gọi vô tánh không? Vô tánh là trong đây không chút tánh có thể được. Phải biết trong đây vô tánh do vô tánh không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô tánh không.
Sao gọi là tự tánh không? Tự tánh là tự tánh các pháp năng hòa hợp. Phải biết trong đây tự tánh do tự tánh không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tự tánh không.
Sao gọi vô tánh tự tánh không? Vô tánh tự tánh là các pháp không tánh năng hòa hợp ấy, có tự tánh sở hòa hợp. Phải biết trong đây vô tánh tự tánh do vô tánh tự tánh không, phi thường, phi hoại. Vì cớ sao? Vì bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô tánh tự tánh không.
Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu tánh do hữu tánh không. Vô tánh do vô tánh không. Tự tánh do tự tánh không. Tha tánh do tha tánh không.
Sao gọi hữu tánh do hữu tánh không? Hữu tánh là pháp hữu vi. Hữu tánh đây do hữu tánh không.
Sao gọi vô tánh do vô tánh không? Vô tánh là pháp vô vi. Vô tánh đây do vô tánh không.
Sao gọi tự tánh do tự tánh không? Là tất cả pháp đều tự tánh không. Không đây chẳng phải trí làm ra, chẳng phải kiến làm ra, cũng chẳng phải ai khác làm ra. Đấy là tự tánh do tự tánh không.
Sao gọi tha tánh do tha tánh không? Nghĩa là tất cả pháp hoặc Phật ra đời hoặc chẳng ra đời, pháp trụ, pháp định, pháp tánh, pháp giới, pháp tánh bình đẳng, pháp tánh ly sanh, chơn như, tánh chẳng hư dối, tánh chẳng biến khác, thật tế, đều do tha tánh nên không. Đấy là tha tánh do tha tánh nên không.
Thiện Hiện phải biết: Đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.