- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (24 tập)
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 2
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 3
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 4
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 5
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 7
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 8
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 9
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 10
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 11
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 13
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 16
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 18
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 19
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 20
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 22
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24
- Tiểu sử dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
Quyển Thứ 346: Hội thứ nhất Phẩm Khen Bền Chắc Thảy thứ 57-5
Hội thứ nhất Phẩm Chúc Lụy thứ 58-1
Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Bấy giờ, Phật bảo cụ thọ Thiện Hiện rằng: Thiện Hiện! Vì nhân duyên nào tên các Bồ Tát Ma Ha Tát đối Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tâm chẳng chìm đắm?
Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì tất cả pháp đều chẳng phải có, nên các Bồ Tát Ma Ha Tát đối Bát Nhã ba la mật thẳm sâu, tâm chẳng chìm đắm. Bạch Thế Tôn! Vì tất cả pháp đều xa lìa, nên các Bồ Tát Ma Ha Tát đối Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tâm chẳng chìm đắm. Bạch Thế Tôn! Vì tất cả pháp đều vắng lặng, nên các Bồ Tát Ma Ha Tát đối Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tâm chẳng chìm đắm. Bạch Thế Tôn! Vì tất cả pháp vô sở hữu, nên các Bồ Tát Ma Ha Tát đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tâm chẳng chìm đắm. Bạch Thế Tôn! Vì tất cả pháp vô sanh diệt, nên các Bồ Tát Ma Ha Tát đối Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu tâm chẳng chìm đắm. Bạch Thế Tôn! Do các nhân duyên như thế thảy, nên các Bồ Tát Ma Ha Tát đối Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tâm chẳng chìm đắm. Vì cớ sao?
Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát Ma Ha Tát đối tất cả pháp hoặc năng chìm đắm, hoặc sở chìm đắm, hoặc thời chìm đắm, hoặc xứ chìm đắm, hoặc kẻ chìm đắm, do đây chìm đắm đều chẳng khá được, vì tất cả pháp chẳng khá được vậy.
Bạch Thế Tôn! Nếu các Bồ Tát Ma Ha Tát nghe thuyết việc này tâm chẳng chìm đắm, chẳng kinh chẳng sợ, cũng chẳng lo hối, phải biết Bồ Tát Ma Ha Tát này hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Sở dĩ vì sao? Bồ Tát Ma Ha Tát này quán tất cả pháp đều chẳng khá được, chẳng thể thi thiết là năng chìm đắm, là sở chìm đắm, là thời chìm đắm, là xứ chìm đắm, là kẻ chìm đắm và do đây chìm đắm. Do nhân duyên này các Bồ Tát Ma Ha Tát nghe việc như thế tâm chẳng chìm đắm, chẳng kinh chẳng sợ, cũng chẳng lo hối.
Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát Ma ha tát năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, các Thiên Đế Thích, Đại Phạm Thiên vương, các chủ thế giới thường phải lễ kính.
Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, chẳng những thường được các Thiên Đế Thích, Đại Phạm Thiên vương, các chủ thế giới lễ kính, Bồ Tát Ma Ha Tát này cũng được hơn trời Cực quang tịnh, hoặc Trời Biến tịnh, hoặc Trời Quảng quả, hoặc TrHội thứ nhất Phẩm Chúc Lụy thứ 58-1ời Tịnh cư và các chúng trời khác nữa thường phải lễ kính.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, cũng được mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thường phải hộ niệm.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến Bát Nhã Ba la mật đa mau được viên mãn; cũng khiến tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến nội không mau được viên mãn; cũng khiến ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến chơn như mau được viên mãn; cũng khiến pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến khổ thánh đế mau được viên mãn, cũng khiến tập diệt đạo thánh đế mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến bốn tĩnh lự mau được viên mãn; cũng khiến bốn vô lượng, bốn vô sắc định mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến tám giải thoát mau được viên mãn; cũng khiến tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến bốn niệm trụ mau được viên mãn; cũng khiến bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến không giải thoát môn mau được viên mãn; cũng khiến vô tướng, vô nguyện giải thoát môn mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến Cực hỷ địa mau được viên mãn; cũng khiến Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến Phật mười lực mau được viên mãn; cũng khiến bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến pháp vô vong thất mau được viên mãn, cũng khiến tánh hằng trụ xả mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến nhất thiết trí mau được viên mãn; cũng khiến đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến tất cả đà la ni môn mau được viên mãn, cũng khiến tất cả tam ma địa môn mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến tất cả hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mau được viên mãn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời khiến Nhất thiết trí trí mau được viên mãn.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát này năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thường được các Phật hộ niệm, mau được viên mãn tất cả công đức. Phải biết Bồ Tát Ma Ha Tát này nên hành chỗ Phật đã hành, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Phải biết tâm Bồ Tát Ma Ha Tát này rất là bền chắc. Giả sử hữu tình mười phương thế giới đều như cát sông Căng già đều biến làm ma, mỗi mỗi con ma này đều lại hóa làm vô số ma như thế, các ác ma này đều có vô lượng vô biên thần lực. Các ma như thế chẳng thể lưu nạn Bồ Tát Ma Ha Tát này khiến chẳng năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, cũng khiến chẳng năng chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát trọn nên hai pháp, tất cả ác ma chẳng thể trở hoại khiến chẳng năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, cũng khiến chẳng chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được. Những gì là hai? Một là quán các pháp đều rốt ráo không, hai là chẳng nới bỏ tất cả hữu tình.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát trọn nên hai pháp, tất cả ác ma chẳng thể trở hoại khiến chẳng năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, cũng khiến chẳng chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được. Những gì là hai? Một là như lời đã nói thảy đều làm được, hai là được các Phật thường hộ niệm.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát năng hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, các Thiên tử thảy thường đến kính lễ, gần gũi cúng dường, thỉnh hỏi khuyên phát bảo rằng: Thiện nam tử! Ngươi muốn mau chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, phải siêng trụ không, vô tướng, vô nguyện. Vì cớ sao? Thiện nam tử! Nếu siêng trụ không, vô tướng, vô nguyện, với kẻ không nương cậy sẽ làm nương cậy, kẻ không về nương sẽ làm về nương, kẻ không cứu hộ sẽ làm cứu hộ, kẻ không chỗ tới sẽ làm chỗ tới, kẻ không gò bãi sẽ làm gò bãi, kẻ không nhà cửa sẽ làm nhà cửa, vì kẻ mờ tối sẽ làm sáng láng, vì kẻ đui mù sẽ làm nhãn mục. Vì cớ sao? Thiện nam tử! Trụ không, vô tướng, vô nguyện như thế tức là an trụ Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, thời năng mau chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát năng trụ Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thời được chư Phật hiện tại mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới ở giữa đại chúng tự nhiên vui mừng, xưng nêu khen ngợi chủng tánh danh tự Bồ Tát Ma Ha Tát này và các công đức, nghĩa là công đức thù thắng an trụ Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Thiện Hiện phải biết, như ta ngày nay vì chúng tuyên nói Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, ở trước đại chúng tự nhiên vui mừng, xưng nêu khen ngợi Bảo Tràng Bồ Tát, Thi Khí Bồ Tát Bồ Tát Ma Ha Tát thảy và hiện tại chỗ Phật Bất Động tịnh tu phạm hạnh, trụ bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, và khen ngợi danh tự chủng tánh và các công đức của các Bồ Tát Ma Ha Tát khác, nghĩa là công đức thù thắng an trụ Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Hiện tại ở phương Đông vô lượng vô số vô biên thế giới, có tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vì chúng tuyên nói Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Ở kia cũng có các Bồ Tát Ma Ha Tát tịnh tu phạm hạnh, chẳng lìa Bát Nhã Ba la mật đa. Các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều ở trước chúng tự nhiên vui mừng, xưng nêu khen ngợi danh tự chủng tánh và các công đức của các Bồ Tát Ma Ha Tát kia, nghĩa là công đức thù thắng chẳng lìa Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Nam, Tây, Bắc phương, bốn phía, trên dưới cũng lại như thế.
Thiện Hiện phải biết, có Bồ Tát Ma Ha Tát từ sơ phát tâm tu hành Bát Nhã Ba la mật đa, lần lữa viên mãn đạo Đại bồ đề cho đến chứng được Nhất thiết trí trí, cũng được các Phật hiện tại mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới khi thuyết Chánh pháp, ở trước đại chúng tự nhiên vui mừng, xưng nêu khen ngợi danh tự chủng tánh và các công đức của Bồ Tát Ma Ha Tát này, nghĩa là công đức thù thắng tu hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Vì Bồ Tát Ma Ha Tát này năng làm được việc khó, chẳng dứt giống Phật, lợi ích an vui tất cả hữu tình.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Những hạng Bồ Tát Ma Ha Tát nào được nhờ các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nhơn khi thuyết Chánh pháp, ở trước đại chúng tự nhiên vui mừng, xưng nêu khen ngợi danh tự chủng tánh và các công đức, là vị Thối chuyển hay vị Bất thối chuyển?
Phật bảo: Thiện Hiện! Có Bồ Tát Ma Ha Tát trụ vị Bất thối chuyển hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, được nhờ các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhân khi thuyết Chánh pháp, đối trước đại chúng tự nhiên vui mừng, xưng nêu khen ngợi danh tự chủng tánh và các công đức. Lại có Bồ Tát Ma Ha Tát tuy chưa nhận ký mà hành Bát Nhã Ba la mật đa, cũng nhờ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhân khi thuyết Chánh pháp, đối trước đại chúng, tự nhiên vui mừng, xưng nêu khen ngợi danh tự chủng tánh và các công đức.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nói ở đây là hạng Bồ Tát nào? Phật nói: Thiện Hiện! Có Bồ Tát Ma Ha Tát khi làm Bồ Tát theo Phật Bất Động sở hành mà học, đã được an trụ vị Bất thối chuyển. Bồ Tát Ma Ha Tát này nhờ các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhân khi thuyết Chánh pháp, đối trước đại chúng, tự nhiên vui mừng, xưong nêu khen ngợi danh tự chủng tánh và các công đức. Lại có Bồ Tát Ma Ha Tát theo Bảo Tràng Bồ Tát, Thi Khí Bồ Tát Ma Ha Tát thảy, sở hành mà học. Bồ Tát Ma Ha Tát này tuy chưa nhận ký mà hành Bát Nhã Ba la mật đa, cũng nhờ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhân khi thuyết Chánh pháp, đối trước đại chúng, tự nhiên vui mừng, xưng nêu khen ngợi danh tự chủng tánh và các công đức.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ Tát Ma Ha Tát hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối trong tánh tất cả pháp vô sanh rất sanh tin hiểu, mà chưa chứng được Vô sanh pháp nhẫn; đối Bát Nhã Ba la mật đa rất sanh tin hiểu, cũng chưa chứng được Vô sanh pháp nhẫn; đối tánh tất cả pháp rốt ráo không rất sanh tin hiểu, cũng chưa chứng được Vô sanh pháp nhẫn; đối tánh tất cả pháp vắng lặng rất sanh tin hiểu, cũng chưa chứng được Vô sanh pháp nhẫn; đối tất cả pháp xa lìa rất sanh tin hiểu, cũng chưa chứng được Vô sanh pháp nhẫn; đối tánh tất cả pháp vô sở hữu rất sanh tin hiểu, cũng chưa chứng được Vô sanh pháp nhẫn; đối tánh tất cả pháp chẳng tự tại rất sanh tin hiểu, cũng chưa chứng được Vô sanh pháp nhẫn; đối tánh tất cả pháp chẳng bền chắc rất sanh tin hiểu, cũng chưa chứng được Vô sanh pháp nhẫn. Thiện Hiện! Bồ Tát Ma Ha Tát như thế thảy, nhờ các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhân khi thuyết Chánh pháp, đối trước đại chúng tự nhiên vui mừng, xưng nêu khen ngợi danh tự chủng tánh và các công đức.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát nhờ các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhân khi thuyết Chánh pháp, đối trước đại chúng, tự nhiên vui mừng, xưng nêu khen ngợi danh tự chủng tánh và các công đức, Bồ Tát Ma Ha Tát này vượt khỏi Thanh Văn và bậc Độc giác, quyết định chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nhờ các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhân khi thuyết Chánh pháp, đối trước đại chúng, tự nhiên vui mừng, xưng nêu khen ngợi danh tự chủng tánh và các công đức, Bồ Tát Ma Ha Tát này quyết định sẽ an trụ bậc Bất thối chuyển. Trụ bậc này rồi, quyết sẽ chứng được Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát nghe thuyết Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, tâm không nghi hoặc, cũng chẳng mê ngất, chỉ tác nghĩ này: “Như Phật đã thuyết Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, lý ấy tất nhiên không có điên đảo”. Bồ Tát Ma Ha Tát này do đối Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sanh tịnh tín, lần lữa sẽ ở chỗ Phật Bất Động và chỗ các Bồ Tát Ma Ha Tát rộng nghe Bát Nhã Ba la mật đa, đối nghĩa thú kia rất sanh tin hiểu, đã tin hiểu rồi sẽ được trụ ở bậc Bất thối chuyển, trụ bậc này rồi quyết định sẽ chứng được Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát chỉ nghe Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế chẳng sanh bài báng, hãy còn được nhiều căn lành thù thắng; huống năng tin hiểu, thọ trì đọc tụng, y lý chơn như buộc niệm suy nghĩ, an trụ chơn như tinh siêng tu học. Các Bồ Tát Ma Ha Tát này mau được an trụ bậc Bất thối chuyển, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Thật tánh các pháp đều chẳng khá được, Bồ Tát Ma Ha Tát làm sao an trụ chơn như, tinh siêng tu học, mau được an trụ bậc Bất thối chuyển, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Phật nói: Thiện Hiện! Như Phật hóa ra an trụ chơn như, tu hạnh các Bồ Tát Ma Ha Tát, amu được an trụ bậc Bất thối chuyển, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp. Các Bồ Tát Ma Ha Tát này cũng lại như vậy, an trụ chơn như, tu các hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát, mau được an trụ bậc Bất thối chuyển, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Như Lai hóa ra đều vô sở hữu, pháp lìa chơn như lại chẳng khá được, ai trụ chơn như, tu hạnh Bồ Tát, mau được an trụ bậc Bất thối chuyển, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp? Bạch Thế Tôn! Chơn như hãy chẳng khá được, huống là được có an trụ chơn như, tu hạnh Bồ Tát, mau được an trụ bậc Bất thối chuyển, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp. Đây nếu thật có, không có lẽ ấy.
Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi vừa nói. Như Lai hóa ra đều vô sở hữu, pháp lìa chơn như lại chẳng khá được, ai trụ chơn như, tu hạnh Bồ Tát, mau được an trụ bậc Bất thối chuyển, mau chứng Vô thượng chánh Bồ đề, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp. Thiện Hiện! Chơn như hãy chẳng khá được, huống là được có an trụ chơn như, tu hạnh Bồ Tát, mau được an trụ bậc Bất thối chuyển, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp. Đây nếu thật có, không có lẽ ấy. Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Như Lai xuất thế hoặc chẳng xuất thế, các pháp lẽ vậy, chẳng rời chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng biến khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Thiện Hiện! Quyết định không có an trụ chơn như, tu hạnh Bồ Tát, mau được an trụ bậc Bất thối chuyển, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình tuyên nói chánh pháp ấy. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Các pháp chơn như vô sanh vô diệt, cũng không có chút phần trụ khác khá được. Thiện Hiện! Nếu pháp vô sanh vô diệt cũng không có chút phần trụ khác khá được, thời ai ở trong ấy khá được an trụ, tu các hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát, mau được an trụ bậc Bất thối chuyển, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp? Đây nếu thật có, không có lẽ ấy.
Bấy giờ, Thiên Đế Thích thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bát Nhã Ba la mật đa như thế, sâu thẳm nhiệm mầu, rất khó tin hiểu. Các Bồ Tát Ma Ha Tát hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tuy biết các pháp đều chẳng khá được, mà vẫn cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, là việc rất khó. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Quyết định không có an trụ chơn như, tu các hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát, mau được an trụ bậc Bất thối chuyển, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp. Các Bồ Tát Ma Ha Tát hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, quán tất cả pháp đều vô sở hữu, đối thâm pháp tánh, tâm chẳng chìm đắm, chẳng sợ chẳng kinh, không nghi không trệ. Những việc như thế rất là hiếm có.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bảo Thiên Đế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Như ngươi vừa nói, các Bồ Tát Ma Ha Tát hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, quán tất cả pháp đều vô sở hữu, đối thâm pháp tánh, tâm chẳng chìm đắm, chẳng sợ chẳng kinh, không nghi không trệ. Những việc như thế rất hiếm có ấy. Kiều Thi Ca! Các Bồ Tát Ma Ha Tát hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, quán tất cả pháp, không pháp nào chẳng đều không. Nghĩa là quán tất cả pháp hữu sắc không, pháp vô sắc cũng không. Quán tất cả pháp hữu kiến không, pháp vô kiến cũng không. Quán tất cả pháp hữu đối không, pháp vô đối cũng không. Quán tất cả pháp hữu lậu không, pháp vô lậu cũng không. Quán tất cả pháp hữu vi không, pháp vô vi cũng không. Quán tất cả pháp thế gian không, pháp xuất thế gian cũng không. Quán tất cả pháp vắng lặng không, pháp chẳng vắng lặng cũng không. Quán tất cả pháp xa lìa không, pháp chẳng xa lìa cũng không. Quán tất cả pháp quá khứ không, pháp vị lai, hiện tại cũng không. Quán tất cả pháp thiện không, pháp bất thiện, vô ký cũng không. Quán tất cả pháp cõi Dục không, pháp cõi Sắc, Vô sắc cũng không. Quán tất cả pháp học không, pháp vô học, chẳng phải học, chẳng phải vô học cũng không. Quán tất cả pháp thấy bị đoạn không, pháp tu bị đoạn, chẳng phải bị đoạn cũng không. Quán tất cả pháp hữu không, pháp vô, pháp phi hữu phi vô cũng không. Kiều Thi Ca! Các Bồ Tát Ma Ha Tát hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, quán tất cả pháp như thế thảy không. Trong các pháp không đều vô sở hữu, thời ai chìm đắm, ai sợ ai kinh, ai nghi ai trệ? Vậy nên, Kiều Thi Ca! Các bồ tát Ma Ha Tát hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đối thâm pháp tánh, tâm chẳng chìm đắm, chẳng sợ chẳng kinh, không nghi không trệ, chưa là hiếm có.
Khi ấy, Thiên Đế Thích thưa Thiện Hiện rằng: Tôn giả đã thuyết tất cả nương không, vậy nên lời nói thường không quái ngại. Thí như lấy tên ngửa bắn hư không, hoặc gần hoặc xa đều không quái ngại, Tôn giả đã thuyết cũng lại như thế.
HỘI THỨ NHẤT
Phẩm
CHÚC LỤY
Thứ 58-1
Bấy giờ Thiên Đế Thích thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Tôi thuyết như thế, khen như thế, ký như thế, vì thuận lời pháp, lời luật. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối pháp, tùy pháp không ký điên đảo chăng?
Phật nói: Kiều Thi Ca! Ngươi thuyết như thế, khen như thế, ký như thế, thật thuận lời pháp, lời luận. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối pháp, tùy pháp, không ký điên đảo.
Khi ấy, Thiên Đế Thích lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Hiếm có. Đại đức Thiện Hiện có bao sở thuyết không đẳng đều nương không, vô tướng, vô nguyện. Đại đức Thiện Hiện có bao sở thuyết không chẳng đều nương bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Đại đức Thiện Hiện có bao sở thuyết kkông chẳng đều nương bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Đại đức Thiện Hiện có bao sở thuyết không chẳng đều nương tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Đại đức Thiện Hiện có bao sở thuyết không chẳng nương bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát Nhã Ba la mật đa.
Đại đức Thiện Hiện có bao sở thuyết không chẳng đều nương nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Đại đức Thiện Hiện có bao sở thuyết không chẳng đều nương chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Đại đức Thiện Hiện có bao sở thuyết không chẳng đều nương khổ tập diệt đạo thánh đế. Đại đức Thiện Hiện có bao sở thuyết không chẳng đều nương năm nhãn, sáu thần thông. Đại đức Thiện Hiện có bao sở thuyết không chẳng đều nương tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn.
Đại đức Thiện Hiện có bao sở thuyết không chẳng đều nương Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Đại đức Thiện Hiện có bao sở thuyết không chẳng đều nương nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Đại đức Thiện Hiện có bao sở thuyết không chẳng đều nương chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán bố thí Ba la mật đa hãy chẳng khá được, huống có kẻ hành bố thí Ba la mật đa. Quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát Nhã Ba la mật đa hãy chẳng khá được, huống có kẻ hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát Nhã Ba la mật đa.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không nên quán bốn niệm trụ hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu bốn niệm trụ. Quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi.
Cụ thọ hiện thiện an trụ không, nên quán bốn tĩnh lự hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu bốn tĩnh lự. Quán bốn vô lượng, bốn vô sắc định hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu bốn vô lượng, bốn vô sắc định.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán tám giải thoát hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu tám giải thoát. Quán tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán nội không hãy chẳng khá được, huống có kẻ chứng nội không. Quán ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không hãy chẳng khá được, huống có kẻ chứng ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán chơn như hãy chẳng khá được, huống có kẻ chứng chơn như. Quán pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới hãy chẳng khá được, huống có kẻ chứng pháp giới cho đến bất tư nghì giới.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán khổ thánh đế hãy chẳng khá được, huống có kẻ chứng khổ thánh đế. Quán tập diệt đạo thánh đế hãy chẳng khá được, huống có kẻ chứng tập diệt đạo thánh đế.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán không giải thoát môn hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu không giải thoát môn. Quán vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán năm nhãn hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu năm nhãn. Quán sáu thần thông hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu sáu thần thông.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán tất cả đà la ni môn hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu tất cả đà la ni môn. Quán tất cả tam ma địa môn hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu tất cả đà la ni môn. Quán tất cả tam ma địa môn hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu tất cả tam ma đị môn.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán Phật mười lực hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu Phật mười lực. Quán bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mời tám pháp Phật bất cộng hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán pháp vô vong thất hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu pháp vô vong thất. Quán tánh hằng trụ xả hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu tánh hằng trụ xả.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán nhất thiết trí hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu nhất thiết trí. Quán đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán tất cả hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát hãy chẳng khá được, huống có kẻ tu tất cả hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hãy chẳng khá được, huống có kẻ chứng chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán các Như Lai hãy chẳng khá được huống có kẻ quay xe pháp.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán các pháp vô sanh diệt hãy chẳng khá được, huống có kẻ chứng vô sanh diệt.
Cụ thọ Thiện Hiện an trụ không, nên quán ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hảo hãy chẳng khá được, huống có kẻ thân đủ tướng hảo này. Vì cớ sao?
Kiều Thi Ca! Cụ thọ Thiện Hiện đối tất cả pháp trụ: trụ xa lìa, trụ vắng lặng, trụ vô sở đắc, trụ không, trụ vô tướng, trụ vô nguyện. Kiều Thi Ca! Cụ thọ Thiện Hiện đối tất cả pháp trụ như thế thảy vô lượng thắng trụ. Kiều Thi Ca! Sở trụ của Thiện Hiện sánh các chúng Bồ Tát Ma Ha Tát sở trụ Bát Nhã Ba la mật đa tối thắng hành trụ trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ức phần chẳng kịp một, muôn ức phần chẳng kịp một, trăm muôn ức phần chẳng kịp một, ngàn muôn ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn muôn ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức muôn ức phần chẳng kịp một, số phần, kế phần, toán phần, dụ phần cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Trừ Như Lai trụ, các chúng Bồ Tát Ma Ha Tát này sở trụ Bát nhã Ba la mật đa tối thắng hành trụ, đối trụ các Thanh Văn, Độc giác thảy là tối, là thắng, là trưởng, là tôn, là diệu, là vi diệu, là thượng, là Vô thượng. Vì cớ ấy, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ Tát Ma ha tát muốn trụ trên tất cả hữu tình, nên trụ Bát Nhã Ba la mật đa tối thắng hành trụ. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Các Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ Bát Nhã Ba la mật đa tối thắng hành trụ vượt các bậc Thanh Văn, Độc giác thảy, chứng vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, mau được viên mãn tất cả Phật pháp, dứt tập khí nối nhau của các phiền não, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, được Như Lai ứng Chánh đẳng Bồ đề, được danh Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thành tựu viên mãn Nhất thiết trí trí.
Bấy giờ, trong hội có vô lượng vô số trời Ba mươi ba vui mừng nhảy nhót, đều lấy hương hoa mầu nhiệm trên trời phụng rải lên Như Lai và chúng Bí sô. Khi ấy, sáu ngày Bí sô trong chúng từ tòa đứng dậy, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chắp tay hướng Phật. Vì thần lực Phật, hương hoa nhiệm mầu đều ở lòng tay tự nhiên đầy rẫy. Các Bí sô này vui mừng nhảy nhót, được chưa từng có, đều đem hoa này phụng rải lên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Đã rải hoa rồi, đều phát nguyện rằng: Chúng tôi dùng sức căn lành thù thắng đây, nguyện thường an trụ Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu tối thắng hành trụ mà Thanh Văn, Độc giác chẳng thể trụ được, mau tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vượt các bậc Thanh Văn và Độc giác.
Bấy giờ Thế Tôn biết tâm hành thanh bạch của các Bí sô, liền bèn mỉm cười. Như thường pháp Phật với khi mỉm cười nhiều sắc hào quang từ kim khẩu bay ra, thường gọi sắc quang xanh vàng đỏ trắng hồng tía thảy, soi khắp thế giới Phật Tam thiên đại thiên đây, quanh lại thân Phật trải ba vòng rồi từ trên đỉnh vào.
Cụ thọ Khánh Hỷ từ tòa đứng dậy chắp tay lễ Phật thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Nhân nào duyên nào hiện mỉm cười ấy? Các Đức Phật hiện cười chẳng phải không có nhân duyên. Cúi xin Như Lai thương xót vì thuyết.
Phật bảo: Khánh Hỷ! Sáu ngàn Bí sô đây phát thắng nguyện, sẽ ở đời vị lại trong kiếp Tinh Dụ sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đều đồng một hiệu Danh Tán Hoa Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác kia, đệ tử Bí sô, cõi Phật thọ lượng thảy đều ngang nhau, đồng hưởng ngàn tuổi. Các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đây, sơ sanh xuất gia và thành Phật xong, tùy ở chỗ nào, hoặc ngày hoặc đêm, thường rưới hương hoa mầu nhiệm năm sắc. Vì nhân duyên này nên Ta mỉm cười.
Khánh Hỷ phải biết, Nếu Bồ Tát Ma ha tát muốn được an trụ tối thắng trụ ấy, phải học Bát Nhã Ba la mật đa. Khánh Hỷ phải biết, Nếu Bồ Tát Ma ha tát muốn được an trụ Như Lai ấy, phải học Bát Nhã Ba la mật đa. Khánh Hỷ phải biết, nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân tinh siêng tu học Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các thiện nam tử, thiện nữ nhân này đời trước hoặc từ nhân gian chết rồi sanh lại xứ đây, hoặc từ trên trời Đổ Sử Đa chết sanh lại nhân gian. Kia với đời trước hoặc ở trong người, hoặc ở trên trời, do được rộng nghe Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nên ở đời nay năng tinh siêng tu học được Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Khánh Hỷ phải biết, Như Lai hiện thấy kẻ tinh siêng tu học Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu không có sở nguyện, người kia quyết định là đại Bồ Tát.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân năng đối Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, ưa thích lóng nghe, thọ trì đọc tụng, thông lợi rốt ráo, suy nghĩ như lý, vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ Tát thừa tuyên nói khai chỉ, dạy bảo dạy trao. Phải biết người kia là Đại Bồ Tát, từng ở quá khứ đích thân theo Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nghe thuyết Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế. Nghe rồi ưa thích, thọ trì đọc tụng, thông lợi rốt ráo, suy nghĩ như lý, rộng vì người thuyết, nên ở đời nay năng biện việc này.
Khánh Hỷ phải biết, các thiện nam tử, thiện nữ nhân kia từng ở chỗ vô lượng Phật quá kứ trồng nhiều căn lành, nên ở ngày nay năng biện việc này. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân kia nên tác nghĩ này: Đời trước ta chẳng theo Thanh Văn, Độc giác nghe thuyết Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, chắc theo Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nghe thuyết Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế. Đời trước ta chẳng ở Thanh Văn, Độc giác trồng các căn lành, chắc ở Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trồng các căn lành. Do nhân duyên này, nay được nghe Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, ưa thích thọ trì, đọc tụng thông lợi, suy nghĩ như lý, rộng vì người thuyết được không nhàm chán.
Khánh Hỷ phải biết, nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân năng đối Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, ưa thích lóng nghe, thọ trì đọc tụng, thông lợi rốt ráo, suy nghĩ như lý, đối nghĩa, đối pháp, đối ý thú thẳm sâu tùy thuận tu hành. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này thời là hiện thấy Ta, bậc Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.
Khánh Hỷ phải biết, nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe thuyết Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, thâm tâm tin chịu, chẳng hủy chẳng báng, chẳng khá trở hoại. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, ở chỗ chư Phật trồng nhiều căn lành, cũng được vô lượng bạn lành nhiếp thọ.
Khánh Hỷ phải biết, nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân đối Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là chỗ thắng phước điền trồng các căn lành, tuy nhất định sẽ được quả Thanh Văn, hoặc quả Độc giác, hoặc quả Như Lai mà chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; nhưng cần đối Bát Nhã Ba la mật đa; tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát Nhã Ba la mật đa. An trụ nội không; an trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. An trụ chơn như; an trụ pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. An trụ khổ thánh đế, an trụ tập diệt đạo thánh đế.
Tu hành bốn niệm trụ; tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Tu hành bốn tĩnh lự; tu hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Tu hành tám giải thoát; tu hành tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Tu hành không giải thoát môn; tu hành vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Tu hành năm nhãn, tu hành sáu thần thông.
Tu hành Phật mười lực; tu hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng . Tu hành pháp vô vong thất; tu hành tánh hằng trụ xả. Tu hành tất cả đà la ni môn, tu hành tất cả tam ma địa môn. Tu hành Nhất thiết trí trí; tu hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí khiến được viên mãn.
Khánh Hỷ phải biết, Nếu Bồ Tát Ma ha tát đối Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, khéo hiểu không ngại, tu hành bố thí Ba la mật đa; tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát Nhã Ba la mật đa. An trụ nội không; an trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. An trụ chơn như; an trụ pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. An trụ khổ thánh đế, an trụ tập diệt đạo thánh đế.
Tu hành bốn niệm trụ; tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Tu hành bốn tĩnh lự; tu hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Tu hành tám giải thoát; tu hành tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Tu hành không giải thoát môn; tu hành vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Tu hành năm nhãn, tu hành sáu thần thông.
Tu hành Phật mười lực; tu hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng . Tu hành pháp vô vong thất; tu hành tánh hằng trụ xả. Tu hành tất cả đà la ni môn, tu hành tất cả tam ma địa môn. Tu hành Nhất thiết trí trí; tu hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí khiến được viên mãn.
Bồ Tát Ma Ha Tát này chẳng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà trụ Thanh Văn bậc Độc giác ấy, không có lẽ này. Vậy nên, Bồ Tát Ma Ha Tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nên đối Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế khéo hiểu không ngại, tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát Nhã Ba la mật đa cho đến tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí được viên mãn.
Vậy nên, Khánh Hỷ! Ta đem kinh điển Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu phó chúc cho ngươi nên chính thọ trì, đọc tụng thông lợi, chớ cho quên mất. Khánh Hỷ phải biết, trừ kinh điển Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, thọ trì các kinh pháp khác Ta đã thuyết, nếu có quên mất tội kia còn nhỏ. Nếu đối kinh điển Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng khéo thọ trì, nhẫn đến một câu có quên mất ấy, tội kia rất lớn. Khánh Hỷ phải biết, nếu đối kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nhẫn đến một câu năng khéo thọ trì chẳng quên mất ấy, được phước vô lượng. Nếu có kẻ đối đây chẳng khéo thọ trì nhẫn đến một câu có bị quên mất, phải bị trọng tội, lượng đồng phước trước. Vậy nên, Khánh Hỷ! Ta đem kinh điển Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu phó thác cho ngươi, nên chính thọ trì, đọc tụng thông lợi, suy nghĩ như lý, rộng vì người thuyết, phân biệt khai chỉ, khiến kẻ khác thọ trì hiểu rõ văn nghĩa, ý thú rốt ráo.