Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (41)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
TT. Thích Phước Thái
Mới nhất
A-Z
Z-A
Lễ Cầu Siêu, Cung Dường Trai Tăng & Lễ Di Quan Hỏa Táng Lão Cư Sĩ Minh Chiếu Nguyễn Văn Gẩm (30/3/2023)
30/03/2023
19:12
Lễ Cầu Siêu, Cung Dường Trai Tăng & Lễ Di Quan Hỏa Táng Lão Cư Sĩ Minh Chiếu Nguyễn Văn Gẩm (30/3/2023)
Lễ Nhập Liệm, Phát Tang và Truy Điệu Lão Cư Sĩ Minh Chiếu Nguyễn Văn Gẩm (29/3/2023) tại Chùa Quang Minh, Braybrook, Victoria, Australia
30/03/2023
06:52
Lễ Nhập Liệm, Phát Tang và Truy Điệu Lão Cư Sĩ Minh Chiếu Nguyễn Văn Gẩm (29/3/2023) tại Chùa Quang Minh, Braybrook, Victoria, Australia
Phật Học Danh Số Thông Dụng (sách pdf)
23/07/2022
07:15
Trong khi nghiên cứu tìm hiểu kinh điển Phật giáo, đa phần các học giả thường bị trở ngại về vấn đề thuật ngữ pháp số. Ngay bản thân chúng tôi cũng đã gặp nhiều sự trở ngại khó khăn này. Mặc dù chúng tôi đã được đào tạo qua trường lớp cơ bản theo đúng chương trình Phật Học từ thấp lên cao. Thế nhưng, chúng tôi cũng vẫn còn bị trở ngại rất nhiều về vấn đề danh số Phật Học. Mình đã thế, nghĩ đến người, nhất là đối với những Phật tử thức giả chuyên nghiên cứu tìm hiểu sâu về giáo lý đạo Phật.
Kinh Niệm Phật Ba La Mật giảng giải (tập 2)
23/07/2022
05:05
Khi Phật giảng Kinh Niệm Phật Ba La Mật xong, thì các vị đại Bồ tát ở mười phương cùng các hàng Thanh Văn như các Ngài: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp v.v... cùng Thiên long Bát bộ và tất cả đại chúng đều rất hoan hỷ vâng giữ phụng hành lời Phật dạy, và ân cần đảnh lễ lui ra. Đây là thông lệ của tất cả những thời thuyết giảng kinh của Đức Phật. Khi thính chúng nghe giảng xong, tất cả đều hết lòng hoan hỷ phụng hành. Điều quan trọng là phải phụng hành. Có vâng giữ làm theo thì người nghe pháp mới có được lợi ích thiết thực. Bằng không, thì cũng chỉ nghe hoặc đọc tụng suông cho có lệ mà thôi.--Chân thành cảm tạ TT Thích Phước Thái & TT Thích Phước Viên đã gởi tặng Trang Nhà Quảng Đức phiên bản điện tử tập sách này (BBT Trang Nhà Quảng Đức, T.Nguyên Tạng, 22-7-2022) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
Lễ Di Quan Trà Tỳ Thượng Tọa Thích Phước Hựu (1932-2021)
28/12/2021
19:16
Lễ Di Quan Trà Tỳ Thượng Tọa Thích Phước Hựu (1932-2021)
Tiểu Sử Thượng Tọa Thích Phước Hựu (1932-2021)
27/12/2021
15:36
Được chư Tôn đức Tăng, Ni trong GH và gia đình tin tưởng giao trách nhiệm cho chúng tôi biên soạn tiểu sử của TT. Thích Phước Hựu. Thú thật, những gì chúng tôi biết cũng như trong gia đình hiểu biết về thầy rất ít. Nhất là từng điểm móc thời gian, tức những năm tháng xảy ra những sự kiện hoạt động của thầy, và những quá trình tu học, hành đạo trong suốt thời gian thầy còn ở Việt Nam, phải nói rằng không ai biết rõ tất cả. Ngoại trừ chỉ có đương sự mới biết hết mà thôi. Do đó, nên trong bản tiểu sử này, chúng tôi chỉ nói một cách khái lược đơn sơ chung chung thôi, do đó, dĩ nhiên không thể nào đầy đủ mọi chi tiết hết được. Và do đó, tất nhiên, sẽ còn rất nhiều khuyết điểm thiếu sót. Vậy, kính mong chư Tôn đức Tăng, Ni và quý quan khách lượng tình hoan hỷ thứ lỗi bỏ qua cho những điều thiếu sót đó. Chúng tôi và gia đình xin chân thành đa tạ trước.
Tạp bút: Một Cõi Đi Về (tập 04)
22/12/2021
20:45
Trong các khóa tu dù ngắn hay dài hạn, chúng ta cần nên giữ sự yên lặng. Chúng ta cần phải thực tập cho kỳ được sự im lặng. Bởi "Im lặng" là một phương pháp tạo cho ta có thêm nguồn nội lực phong phú hùng tráng. Đó là một sức mạnh trọng đại của tâm linh. Im lặng không có nghĩa là chúng ta không được quyền nói. Ta được phép nói, nhưng chỉ nói trong giới hạn khi cần thiết. Và chỉ nói trong phạm vi ái ngữ, yêu thương và hòa kính. Không nên nói những lời có ác ý công kích chỉ trích phê bình, gây bất hòa tổn hại cho nhau. Nói trong sự ôn hòa nhỏ nhẹ từ ái.
Kinh Phạm Võng Nghi Tụng Bồ Tát Giới Yếu Giải
22/12/2021
20:28
Bồ tát giới hay còn gọi là Đại thừa giới, Phật tính giới, Phương đẳng giới, Thiên Phật Đại giới. Đây là những giới luật chỉ dành riêng cho người Bồ tát Đại thừa thọ trì. Nội dung Bồ tát giới nói về Tam tụ tịnh giới, tức là 3 nhóm chính: "Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, và Nhiêu ích hữu tình giới". Tất cả Phật pháp đều được gom trong ba môn lớn là: "Trì luật nghi, Tu thiện pháp và Độ chúng sinh". Giới Bồ tát được nói trong kinh sách Đại thừa rất nhiều, nhưng chỉ lấy Kinh Phạm Võng và Luận Du Già làm tiêu biểu. Giới Bồ tát chủ yếu là nặng về phần giới tánh hơn là giới tướng như giới của Thanh Văn. Kinh Phạm Võng nói: "Giới Bồ tát là cội nguồn của chư Phật, là căn cứ của Bồ tát và của các Phật tử".
Hướng Dương Thi Tập (Quyển 3)
22/12/2021
12:40
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống. Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời. Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.
8. Phẩm Ngàn (từ 100 đến 115) Kinh Pháp Cú (bản dịch của HT Thích Minh Châu, thi hóa: HT Thích Minh Hiếu, Layout: Thích Thông Tuệ)
30/07/2020
19:31
100. “Dầu nói ngàn ngàn lời, Nhưng không gì lợi ích, Tốt hơn một câu nghĩa, Nghe xong, được tịnh lạc.”
Quay lại