Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (38)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Cư Sĩ Thị Nghĩa (Trần Trung Đạo)
Mới nhất
A-Z
Z-A
Sách đọc: Kỷ Yếu Tri Ân Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Tuệ Sỹ
12/03/2024
18:49
Sách đọc: Kỷ Yếu Tri Ân Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Tuệ Sỹ, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc
Kỷ yếu Tri ân Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (pdf)
01/04/2024
06:09
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
Photo: Lễ Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ tại Tu Viện Đại Bi, Garden Grove, California, Hoa Kỳ (thứ Bảy 12/2/2023)
19/12/2023
08:03
Photo: Lễ Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ tại Tu Viện Đại Bi, Garden Grove, California, Hoa Kỳ (thứ Bảy 12/2/2023)
Bàn Tròn Chuyên Đề Thứ Ba của VOA Tiếng Việt từ Hoa Kỳ: Di sản của Hòa Thượng Tuệ Sỹ và con đường cho Phật giáo, đất nước Việt Nam
29/11/2023
21:13
Bàn Tròn Chuyên Đề Thứ Ba của VOA Tiếng Việt từ Hoa Kỳ cùng các khách mời thảo luận ảnh hưởng, di sản của Hòa thượng Tuệ Sỹ, vị cao tăng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất trước 30/4/1975, mới viên tịch ngày 24/11/2023 tại Việt Nam và con đường tiếp nối của Phật Giáo Việt Nam nói riêng, tương lai của đất nước nói chung.
Ôn ra đi để lại nụ cười (bài viết của nhà văn Trần Trung Đạo)
29/11/2023
09:31
Trước khi đi ngủ, gần nửa đêm 23 tháng 11, tôi nhắn tin cho Tâm Thường Định hỏi ai sẽ thức tối nay. Tâm Thường Định bảo “Quảng Pháp thức tối nay”. Chúng tôi dặn dò nhau khi có việc gì sẽ gọi. Sau 4 giờ sáng vài phút tức sau 4 giờ chiều ngày 24 tháng 11 tại Việt Nam, có tiếng phone reo. Quảng Pháp gọi. Bên kia là tiếng khóc và vài giây sau là tiếng nói nhỏ “Ôn đi rồi anh”, “Bao giờ?”, “Mới đây thôi”. Quảng Pháp chào để báo tin cho các thầy và anh chị em khác. Một lúc sau, phone lại reo, Hòa thượng Thích Nguyên Siêu, Phó Thư Ký của Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN gọi. “Bạch thầy, con biết rồi, Quảng Pháp vừa gọi con”, tôi mở lời trước. Hai thầy trò khóc với nhau vài phút rồi hẹn vào “Zoom” bàn công việc.
Thông báo: Về việc phát hành Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
29/10/2023
08:38
Như quý vị đã biết, trước bệnh tình nguy ngập của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi, những pháp lữ và những người học trò trực tiếp hay gián tiếp thọ nhận sự giáo huấn của Người, đã cố gắng trong một thời gian rất ngắn để thực hiện tập Kỷ Yếu này. Do hạn chế về thời gian, Kỷ Yếu chỉ là một tuyển tập đơn sơ gồm những sáng tác văn thơ, nhạc, họa, của chư Tôn Đức và văn thi hữu nhằm biểu lộ niềm tri ân đối với bậc Thầy lãnh đạo nòng cốt còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một học giả Phật học uyên thâm hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Và cũng chính từ giới hạn đó, chúng tôi đã không kịp nhận được đầy đủ bài vở của chư Tôn Đức, văn thi hữu cùng quý Phật tử có lòng quý kính gửi dâng Hòa thượng Tuệ Sỹ.
Kính Tiễn Lão Cư Sĩ Nguyên Trí Nguyễn Hòa (1938-2023) - Bài viết: Thị Nghĩa Trần Trung Đạo, Diễn đọc: Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên
24/08/2023
21:18
Tháng Chín, 2014, vợ chồng chúng tôi và con gái út qua Hannover, Đức để đảnh lễ Hòa thượng Thích Như Điển và viếng thăm tổ đình Viên Giác. Dù được xây dựng tại hải ngoại, tổ đình Viên Giác uy nghiêm đã gắn liền với những năm tháng dài trong tuổi thiếu niên của tôi. Hành hương đến Viên Giác, dù ở Đức, cũng là một cách trở về với nguồn cội.
Chưa gặp lại mà đã chia ly (Kính tiễn giác linh Hòa Thượng Giác Ánh tức anh Lê Hùng Anh, chùa Viên Giác)
09/06/2023
17:36
Người anh tôi đang thưa chuyện tên là Lê Hùng Anh một thời ở chùa Viên Giác, Hội An. Hai anh em chúng tôi ăn chung, ngủ chung. Phòng ăn là hai chiếc bàn học dài nối nhau nhìn ra giếng nước sau chùa. Ngồi theo thứ tự tuổi tác nên tôi luôn ngồi phía bên trái anh mỗi bữa ăn. Anh em ngủ chung trong căn phòng nhỏ dành cho các học sinh ở phía cuối nhà đông. Anh lớn hơn tôi vài tuổi và mạnh khỏe nên gánh nước tưới rau. Tôi nhỏ hơn anh và ốm yếu nên quét lá, đánh chuông, lau bàn ghế.
Bà Mẹ Lưu Đày (bài viết của Cư Sĩ Trần Trung Đạo về Mẫu thân của Đức Trưởng Lão HT Thích Quảng Độ)
09/08/2022
08:24
Nơi hòa thượng đến là chùa Long Khánh, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mẹ của hòa thượng cũng bị lưu đày về đó nhưng không đi cùng chuyến xe như một vài nguồn tin đã viết. Mẹ gặp con dưới mái nhà lợp rạ bên vách tường vôi loang lỗ phía sau chùa Long Khánh. Nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn đến tìm Thầy để hỏi nghĩa của chữ Satori trong tác phẩm “Thiền học” của Suzuki đã mô tả nơi hòa thượng và mẹ sống năm 1982: “Nhiều loài rêu mọc trên những viên gạch lát, rêu chân tường, rêu mái ngói như những hoa văn tuyệt hảo của họa sĩ bậc thầy trang trí cho ngôi chùa thêm vẻ trầm tư. Con đường dẫn vào sân sau nơi có căn nhà rạ cũ ba gian hai chái và nhà bếp. Tôi dựa xe đứng ngơ ngẩn một lát chẳng thấy bóng người.”
Solzhenitsyn, Putin và Chủ Nghĩa Dân Tộc Đại Nga
25/03/2022
08:21
Quá khứ bao giờ cũng là bài học quý giá cho tương lai. Học để tránh hay học để vượt qua. Tuy nhiên, nhiều nhà chính trị không chỉ học mà tai hại hơn còn vận dụng quá khứ như một vũ khí để thực hiện tham vọng bành trướng của riêng họ. Có người như Hitler nhắc nhở người dân về một quá khứ vàng son Tổ Quốc Đức cần được phục hồi. Có người vận dụng nỗi đau quá khứ như trường hợp Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình dùng khẩu hiệu “một trăm năm sỉ nhục” để khiêu khích lòng tự ái dân tộc của người Trung Hoa. Cũng có người như Alexander Solzhenitsyn và Putin xem quá khứ Đế Quốc Nga như một lâu đài cổ mà các thế hệ phải bảo vệ và nếu cần phải chết trong đó không được phép thoát ra.
Quay lại