- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (24 tập)
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 2
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 3
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 4
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 5
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 7
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 8
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 9
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 10
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 11
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 13
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 16
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 18
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 19
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 20
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 22
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24
- Tiểu sử dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 7
Quyển Thứ 169: Hội thứ nhất Phẩm Tùy hỷ hồi hướng thứ 31-2
Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khi ấy, Di Lặc Bồ Tát bạch Thượng Tọa Thiện Hiện rằng: Thưa Đại đức! Bồ Tát Ma Ha Tát kia, duyên sự như thế, khởi tâm tùy hỷ hồi hướng thật không có sở duyên sự như thế, như Bồ Tát Ma Ha Tát kia chỗ lấy tướng.
Cụ thọ Thiện Hiện nói: Thưa Đại sĩ! Nếu không có sở duyên sự như chỗ lấy tướng ấy, Bồ Tát Ma Ha Tát kia tâm tùy hỷ hồi hướng, đem lấy tướng làm phương tiện, khắp duyên mười phương vô số vô lượng vô biên thế giới. Mỗi mỗi thế giới, vô số vô lượng vô biên các Đức Phật đã vào Niết Bàn, từ sơ phát tâm cho đến Chánh pháp tận diệt có bao thiện căn và các đệ tử có bao thiện căn, tất cả nhóm hợp hiện tiền tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở khởi tùy hỷ hồi hướng như thế, đâu chẳng phải điên đảo? Như đối vô thường gọi thường là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, thấy điên đảo. Đối khổ gọi vui là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, thấy điên đảo. Đối vô ngã gọi là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, thấy điên đảo. Đối bất tịnh gọi tịnh là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, thấy điên đảo. Đấy đối vô tướng mà lấy tướng kia, lẽ cũng như vậy. Thưa Đại sĩ! Như sở duyên sự thật không có sở hữu, tâm tùy hỷ hồi hướng cũng như vậy, các thiện căn thảy cũng như vậy, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng như vậy. Sắc thọ tưởng hành thức cũng như vậy, nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng như vậy, sắc thanh hương vị xúc pháp xứ cũng như vậy. Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Địa thủy hỏa phong không thức giới cũng như vậy. Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não cũng như vậy. Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát Nhã Ba la mật đa cũng như vậy. Nội không, ngoại không, nội không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng như vậy. Chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng như vậy. Khổ tập diệt đạo thánh đế cũng như vậy. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng như vậy. Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng như vậy. Bốn niệm trụ, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng như vậy. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng như vậy. Năm nhãn, sáu thần thông cũng như vậy. Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng như vậy. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng như vậy. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng như vậy. Tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn cũng như vậy. Các Thanh Văn, Độc giác, Đại thừa cũng như vậy. Thưa Đại sĩ! Nếu như sở duyên sự thật không có sở hữu, tâm tùy hỷ hồi hướng cũng như vậy, các thiện căn thảy cũng như vậy, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng như vậy. Sắc thọ tưởng hành thức cũng như vậy. Nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý cũng như vậy. Sắc thanh hương vị xúc pháp xứ cũng như vậy. Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Ý gới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng như vậy. Địa thủy hỏa phong không thức giới cũng như vậy. Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não cũng như vậy. Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát Nhã Ba la mật đa cũng như vậy. Nội không, ngoại không, nội không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng như vậy. Chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng như vậy. Khổ tập diệt đạo thánh đế cũng như vậy. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng như vậy. Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng như vậy. Bốn niệm trụ, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng như vậy. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng như vậy. Năm nhãn, sáu thần thông cũng như vậy. Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng như vậy. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng như vậy. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng như vậy. Tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn cũng như vậy. Các Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa cũng như vậy. Ấy những gì là sở duyên, những gì là sự, những gì là tâm tùy hỷ hồi hướng, những gì là các thiện căn đây, những gì là Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà Bồ Tát Ma Ha Tát kia duyên sự như thế, khởi tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Di Lặc Bồ Tát nói: Thưa Đại đức! Nếu Bồ Tát Ma ha tát lâu tu hành sáu Ba la mật đa, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện nghiệp căn, lâu phát đại nguyện, được các bạn lành nhiếp thọ, khéo học nghĩa các pháp tự tướng không. Bồ Tát Ma Ha Tát này năng đối tâm sở duyên sự, tùy hỷ hồi hướng các thiện căn thảy, Vô thượng Bồ đề và tất cả pháp đều chẳng lấy tướng, mà năng phát khởi tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy hỷ hồi hướng như thế là đem phi hai, phi chẳng hai làm phương tiện; phi tướng, phi vô tướng làm phương tiện; phi hữu sở đắc, phi vô sở đắc làm phương tiện; phi nhiễm, phi tịnh làm phương tiện; phi sanh, phi diệt làm phương tiện vậy, nên đối sở duyên sự cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có thể chẳng lấy tướng. Vì chẳng lấy tướng nên chẳng phải nhiếp thuộc điên đảo. Nếu có Bồ Tát chẳng lâu tu hành sáu Ba la mật đa, chưa từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước chẳng trồng thiện căn, chưa lâu phát nguyện, chẳng được các bạn lành nhiếp thọ, chưa đối tất cả pháp khéo học nghĩa tự tướng không. Các Bồ Tát này đối sở duyên sự, tùy hỷ hồi hướng các thiện căn thảy, Vô thượng Bồ đề và tất cả pháp, vẫn lấy tướng kia mà khởi tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở khởi tùy hỷ hồi hướng như thế, vì lấy tướng nên vẫn là nhiếp thuộc điên đảo.
Lại nữa, thưa Đại đức! Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa kia và đối trước họ tuyên nói Bát Nhã Ba la mật đa, cũng chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa. Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa kia và đối trước họ tuyên nói ngoại không, nội không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói chơn như, cũng chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói khổ thánh đế, cũng chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói tập diệt đạo thánh đế. Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói bốn tĩnh lự, cũng chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói bốn vô lưọng, bốn vô sắc định. Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói tám giải thoát, cũng chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói bốn niệm trụ, cũng chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói không giải thoát môn, cũng chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói năm nhãn, cũng chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói sáu thần thông. Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói Phật mười lực, cũng chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói pháp vô vong thất, cũng chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói tánh hằng trụ xả. Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói nhất thiết trí, cũng chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói tất cả đà la ni môn, cũng chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói tất cả tam ma địa môn. Chẳng nên vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa và đối trước họ tuyên nói tất cả tự tướng không. Vì cớ sao? Thưa Đại đức! Vì các Bồ Tát thảy tân học Đại Thừa đối pháp như thế, tuy có chút phần tin kính ưa muốn, nhưng khi nghe rồi liền đều quên mất, kinh nghi, e sợ, sanh hủy báng vậy.
Lại nữa, thưa Đại đức! Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, kẻ kia được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói Bát Nhã, tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa. Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói nội không, ngoại không, nội không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói khổ thánh đế, tập diệt đạo thánh đế. Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói bốn tĩnh lự, bốn vô sắc định. Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói năm nhãn, sáu thần thông. Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn. Nếu Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ nên đối trước kia rộng vì biện nói nghĩa tất cả tự tướng không. Vì cớ sao? Thưa Đại đức! Bất thối chuyển Bồ Tát Ma Ha Tát như thế và đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, đời trước trồng thiện căn, lâu phát đại nguyện, là kẻ được các thiện tri thức nhiếp thọ, nếu nghe pháp này đều năng thọ trì trọn chẳng bỏ quên, tâm chẳng kinh nghi, chẳng e sợ, chẳng hủy báng vậy.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Di Lặc Bồ Tát rằng: Thưa Đại sĩ! Bồ Tát Ma Ha Tát nên đem tùy hỷ câu hành các phước nghiệp sự như thế, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nghĩa là sở dụng tâm tùy hỷ hồi hướng. Sở dụng tâm đây tận diệt ly như tâm tận diệt ly biến. Trong đây những gì là sở dụng tâm, lại lấy những gì làm sở duyên sự và các thiện căn mà nói tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Tâm này đối tâm lẽ chẳng nên có tùy hỷ hồi hướng, vì không có hai tâm khởi lên cùng lúc vậy. Tâm cũng chẳng khá tùy hỷ hồi hướng tâm tự tánh vậy.
Thưa Đại sĩ! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát Nhã Ba la mật đa, năng như thật biết sắc vô sở hữu, thọ tưởng hành thức vô sở hữu. Nhãn xứ vô sở hữu, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô sở hữu. Sắc xứ vô sở hữu, thanh hương vị xúc pháp xứ vô sở hữu. Nhãn giới vô sở hữu; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu. Nhĩ giới vô sở hữu; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu. Tỷ giới vô sở hữu; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu. Thiệt giới vô sở hữu; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu. Thân giới vô sở hữu; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu. Ý giới vô sở hữu; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu. Địa giới vô sở hữu, thủy hỏa phong không thức giới vô sở hữu. Vô minh vô sở hữu; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não vô sở hữu. Bố thí Ba la mật đa vô sở hữu; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát Nhã Ba la mật đa vô sở hữu. Nội không vô sở hữu; ngoại không, nội không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô sở hữu. Chơn như vô sở hữu; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô sở hữu. Khổ thánh đế vô sở hữu; tập diệt đạo thánh đế vô sở hữu. Bốn tĩnh lự vô sở hữu; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vô sở hữu. Tám giải thoát vô sở hữu; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ vô sở hữu. Bốn niệm trụ vô sở hữu; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vô sở hữu. Không giải thoát môn vô sở hữu; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn vô sở hữu. Năm nhãn vô sở hữu, sáu thần thông vô sở hữu. Phật mười lực vô sở hữu; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô sở hữu. Pháp vô vong thất vô sở hữu, tánh hằng trụ xả vô sở hữu. Nhất thiết trí vô sở hữu; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sở hữu. Tất cả đà la ni môn vô sở hữu, tất cả tam ma địa môn vô sở hữu. Quả Dự lưu vô sở hữu; quả Nhất lai, Bất hoàn, A La Hán vô sở hữu. Độc giác Bồ đề vô sở hữu, hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát vô sở hữu, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề vô sở hữu. Thưa Đại sĩ! Bồ Tát Ma Ha Tát này đã như thật biết tất cả pháp đều vô sở hữu, mới đem tùy hỷ câu hành phước nghiệp sự hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Đấy gọi là vô điên đảo tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bấy giờ, Thiên Đế Thích bạch cụ thọ Thiện Hiện rằng: Thưa Đại đức! Tân học Đại Thừa Bồ Tát Ma Ha Tát nghe pháp như thế, tâm kia đâu không kinh nghi e sợ? Thưa Đại đức! Tân học Đại Thừa Bồ Tát Ma Ha Tát, vì sao đem chỗ tu tập các thiện căn hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Thưa Đại đức! Tân học Đại Thừa Bồ Tát Ma Ha Tát, vì sao nhiếp thọ tùy hỷ câu hành các phước nghiệp sự hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thừa thần lực gia bị của Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát mà bảo Thiên Đế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Tân học Đại Thừa Bồ Tát Ma Ha Tát nếu tu Bát Nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ Bát Nhã Ba la mật đa. Nếu tu tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, Bát Nhã Ba la mật đa. Nếu an trụ nội không, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ nội không. Nếu an trụ ngoại không, nội không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không. Nếu an trụ chơn như, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ chơn như. Nếu an trụ pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ pháp giới cho đến bất tư nghì giới. Nếu an trụ khổ thánh đế đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ khổ thánh đế. Nếu an trụ tập diệt đạo thánh đế đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ tập diệt đạo thánh đế. Nếu tu bốn tĩnh lự, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ bốn tĩnh lự. Nếu tu bốn vô lượng, bốn vô sắc định, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Nếu tu tám giải thoát đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ tám giải thoát. Nếu tu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Nếu tu bốn niệm trụ đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ bốn niệm trụ. Nếu tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Nếu tu không giải thoát môn đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ không giải thoát môn. Nếu tu vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Nếu tu năm nhãn, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ năm nhãn. Nếu tu sáu thần thông, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ sáu thần thông. Nếu tu Phật mười lực, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ Phật mười lực. Nếu tu bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Nếu tu pháp vô vong thất, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ pháp vô vong thất. Nếu tu tánh hằng trụ xả đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ tánh hằng trụ xả. Nếu tu nhất thiết trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ nhất thiết trí. Nếu tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Nếu tu tất cả đà la ni môn, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ tất cả đà la ni môn. Nếu tất cả tam ma địa môn, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ tất cả tam ma địa môn. Nếu tu hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát. Nếu tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện nhiếp thọ Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Kiều Thi Ca! Bồ Tát Ma Ha Tát này do nhân duyên đây, nhiều tin hiểu Bát Nhã Ba la mật đa; nhiều tin hiểu tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa. Nhiều tin hiểu nội không; nhiều tin hiểu ngoại không, nội không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Nhiều tin hiểu chơn như; nhiều tin hiểu pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô sở hữu. Nhiều tin hiểu khổ thánh đế; nhiều tin hiểu tập diệt đạo thánh đế. Nhiều tin hiểu bốn tĩnh lự; nhiều tin hiểu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vô sở hữu. Nhiều tin hiểu tám giải thoát; nhiều tin hiểu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ vô sở hữu. Nhiều tin hiểu bốn niệm trụ; nhiều tin hiểu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vô sở hữu. Nhiều tin hiểu không giải thoát môn; nhiều tin hiểu vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Nhiều tin hiểu năm nhãn; nhiều tin hiểu sáu thần thông. Nhiều tin hiểu Phật mười lực; nhiều tin hiểu bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Nhiều tin hiều pháp vô vong thất; nhiều tin hiểu tánh hằng trụ xả. Nhiều tin hiểu nhất thiết trí; nhiều tin hiểu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Nhiều tin hiểu tất cả đà la ni môn; nhiều tin hiểu tất cả tam ma địa môn. Nhiều tin hiểu hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát. Nhiều tin hiểu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Kiều Thi Ca! Bồ Tát Ma Ha Tát này do nhân duyên đây thường được bạn lành nhiếp thọ. Bạn lành như thế đem vô lượng môn văn nghĩa khéo léo vì kia biện nói pháp tương ưng Bát Nhã, tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa nội không, ngoại không, nội không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa khổ thánh đế, tập thánh đế, diệt thánh đế, đạo thánh đế. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa năm nhãn, sáu thần thông. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát. Đem pháp như thế dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cũng vì biện nói các việc ác ma, khiến kia nghe rồi với việc các ma, tâm không tăng giảm. Vì cớ sao? Vì sự nghiệp các ma, tánh vô sở hữu bất khả đắc vậy. Cũng đem pháp này dạy bảo dạy trao, khiến kia cho đến được vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, thường chẳng xa lìa chư Phật Thế Tôn. Ở chỗ chư Phật trồng các thiện căn, lại do được thiện căn nhiếp thọ, nên thường sanh vào gia tộc Bồ Tát Ma Ha Tát, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đối các thiện căn thường chẳng xa lìa.
Kiều Thi Ca! Tân học Đại Thừa Bồ Tát Ma Ha Tát, nếu năng được như thế, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, nhiếp thọ các công đức. Đối các công đức nhiều tin hiểu sâu sắc, thường được bạn lành nhiếp thọ, thời nghe pháp như thế tâm chẳng kinh nghi, chẳng e, chẳng sợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Tân học Đại Thừa Bồ Tát Ma Ha Tát tùy chỗ tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát Nhã Ba la mật đa, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ an trụ nội không, ngoại không, nội không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ an trụ khổ thánh đế, tập thánh đế, diệt thánh đế, đạo thánh đế, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ tu tập bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ tu tập không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ an trụ năm nhãn, sáu thần thông, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ tu tập Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ tu tập pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ tu tập nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ tu tập tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy chỗ tu tập Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nên đem vô sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cùng tất cả hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Tân học Đại Thừa Bồ Tát Ma Ha Tát, nên ở khắp mười phương vô số vô lượng vô biên thế giới. Mỗi mỗi thế giới đều có vô số vô lượng vô biên dứt đường các cõi, tuyệt đạo hý luận, bỏ các gánh nặng, diệt gai xóm làng, hết gút các cõi, đầy đủ chánh trí, tâm khéo giải thoát, khéo nói pháp yếu. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử đã thành nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến và chỗ khởi làm nhiều thức công đức. Và cũng ở chỗ này trồng thiện căn, nghĩa là đại tộc Sát đế lợi, đại tộc Bà la môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ thảy. Chỗ trồng thiện căn hoặc trời Bốn đại vương chúng, trời Ba mươi ba, trời Dạ ma, trời Đổ sử đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại. Chỗ trồng thiện căn hoặc trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang, Trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, Trời Biến tịnh, Trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, Trời Quảng quả. Chỗ trồng thiện căn hoặc Trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện Hiện, trời Thiện kiến, Trời Sắc cứu cánh thảy. Chỗ trồng thiện căn như thế tất cả nhóm họp xưng lường, hiện tiền phát khởi, so các thiện căn khác tâm tùy hỷ là tối, là thắng, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Lại đem tùy hỷ câu hành các phước nghiệp sự như thế, cùng tất cả hữu tình đồng chung có hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bấy giờ, Di Lặc Bồ Tát hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Thưa Đại đức! Tân học Đại Thừa Bồ Tát Ma Ha Tát, nếu niệm bao nhiêu công đức của chư Phật và chúng đệ tử cùng là người thảy. Chỗ trồng thiện căn tất cả như thế nhóm họp xưng lường, hiện tiền phát khởi, so các thiện căn khác, tâm tùy hỷ là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là Vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Lại đem tùy hỷ câu hành các phước nghiệp sự như thế, cùng các hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Bồ Tát Ma Ha Tát này vì sao chẳng đọa tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo?
Cụ thọ Thiện Hiện đáp rằng: Thưa Đại sĩ! Nếu Bồ Tát Ma ha tát đối chỗ niệm bao nhiêu công Đức Phật và chúng đệ tử chẳng khởi tưởng chư Phật và chúng đệ tử; đối chỗ trồng thiện căn người trời thảy, chẳng khởi tưởng thiện căn người trời thảy; đối chỗ phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng lại chẳng khởi tâm tưởng tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Là Bồ Tát Ma Ha Tát này, chỗ khởi tùy hỷ hồi hướng không tưởng điên đảo, không tâm điên đảo, không kiến điên đảo. Nếu Bồ Tát Ma ha tát đối chỗ niệm bao nhiêu công đức cùng chúng đệ tử và tướng công Đức Phật cùng chúng đệ tử; đối chỗ trồng thiện căn người trời thảy, lấy thiện căn người trời thảy; đối chỗ phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lấy chỗ phát khởi tâm tướng tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Là Bồ Tát Ma Ha Tát này, chỗ khởi tùy hỷ hồi hướng có tưởng điên đảo, có tâm điên đảo, có kiến điên đảo.
Lại nữa, thưa Đại sĩ! Nếu Bồ Tát Ma ha tát đem tâm tùy hỷ như thế, niệm tất cả công đức thiện căn của Phật và chúng đệ tử, chính biết tâm đây tận diệt ly biến, chẳng phải năng tùy hỷ. Chính biết tánh pháp kia cũng vậy, chẳng phải sở tùy hỷ. Lại chính rõ thấu tâm năng hồi hướng, pháp tánh cũng vậy, chẳng phải năng hồi hướng và chính rõ thấu pháp sở hồi hướng, tánh kia cũng vậy, chẳng phải sở hồi hướng. Nếu có năng y đã nói như thế, tùy hỷ hồi hướng là chánh chẳng phải tà. Bồ Tát Ma Ha Tát đều nên dùng tùy hỷ hồi hướng như thế.
Lại nữa, thưa Đại sĩ! Nếu Bồ Tát Ma ha tát, đối tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ vị lai hiện tại, từ sơ phát tâm đến được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cho đến Chánh pháp diệt hết. Ở thời gian giữa có bao nhiêu công đức, hoặc Phật, đệ tử và các Độc giác nương Phật pháp kia chỗ khởi thiện căn. Hoặc các dị sanh nghe kia nói pháp chỗ trồng thiện căn. Hoặc các long thần, dược xoa, kiền đạt phược, a tố lạc, yết lộ trà, khẩn nại lạc, mạc hô lạc già, người, phi người thảy nghe kia nói pháp chỗ trồng thiện căn. Hoặc đại tộc Sát đế lợi, đại tộc Bà la môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ thảy. Chỗ trồng thiện căn hoặc trời Bốn đại vương chúng, trời Ba mươi ba, trời Dạ ma, trời Đổ sử đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại. Chỗ trồng thiện căn hoặc trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang, Trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, Trời Biến tịnh, Trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, Trời Quảng quả. Chỗ trồng thiện căn hoặc Trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện Hiện, trời Thiện kiến, Trời Sắc cứu cánh nghe kia nói pháp chỗ trồng thiện căn. Hoặc các thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe kia nói pháp, phát tâm tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, siêng tu nhiều môn các hạnh Bồ Tát. Như thế tất cả nhóm hợp, hiện tiền phát khởi, so các thiện căn khắc, tâm tùy hỷ là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là Vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Lại đem tùy hỷ thiện căn như thế, cùng các hữu tình thảy đều đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Ở thế gian như thế, nếu chính hiểu rõ các pháp năng tùy hỷ hồi hướng tận diệt ly biến, các pháp sở tùy hỷ hồi hướng tự tánh đều không. Tuy biết như thế mà năng tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Lại cũng ở thế gian ấy, nếu chính hiểu rõ đều không có pháp khá năng tùy hỷ hồi hướng nơi pháp. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp tự tánh đều không. Trong không đều không có pháp năng sở tùy hỷ hồi hướng vậy.Tuy biết như thế, mà năng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Bồ Tát Ma Ha Tát này, nếu năng tùy hỷ hồi hướng như thế, tu hành Bát Nhã Ba la mật đa, tu hành tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa là không có tưởng điên đảo. Sở vì sao? Vì Bồ Tát Ma Ha Tát này đối tâm tùy hỷ chẳng sanh chấp đắm, đối sở tùy hỷ công đức thiện căn cũng chẳng chấp đắm. Đối tâm hồi hướng chẳng sanh chấp đắm, đối sở hồi hướng Vô thượng Bồ đề cũng chẳng chấp đắm. Do không có chấp đắm nên chẳng đọa điên đảo. Bồ Tát Ma Ha Tát như thế, chỗ khởi tâm tùy hỷ hồi hướng gọi là vô thượng tùy hỷ hồi hướng.