- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (24 tập)
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 2
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 3
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 4
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 5
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 7
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 8
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 9
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 10
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 11
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 13
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 16
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 18
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 19
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 20
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 22
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24
- Tiểu sử dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24
Tựa Hội thứ mười một Phần Bố Thí Ba La Mật Đa
Quyển thứ 579
Hội thứ mười một Phần Bố Thí Ba La Mật Đa thứ 1
Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Bởi là:
Muôn đức soi nhau thống lĩnh, đó là ba thân; muôn hạnh giúp nhau tổng hợp, đó là sáu độ.
Như sáu cánh bay lên không sáu tình thức làm nhiễm vậy. Nên nhân mỗi Hội riêng là đều tỏ bày phần riêng vậy. Đến như nền tảng lợi vật, lần lữa xả đắm chấp, tường tận ách yếu vậy là không gì hơn Thí độ kia ôi! Nhưng bố thí có thăng lên có trầm xuống, bởi vì vừa hiểu dụ vừa triết phục. Sở dĩ đấy, nên thành Thất La lại một lần nữa tới nhóm, kẻ đàn na bắt đầu xướng lên!
Muốn khiến ba độc kiên cường kia thất thủ, mười Độ thành bến đò quan yếu; tức phải theo đúng tu kỳ bốn Thệ, tháo khóa bí mật bảy Không. Đẩy xe Nhị Thừa đi lên thẳng, lăn bánh Tam luân cho chạy xa. Ràng buộc dùng duy thức, thời quốc thành nào nên nương dựa? Bài xích bởi giả danh, đầu sỏ bởi là ngã. Suy tìm ra nhờ tùy hỷ, thời chẳng trồng mà tự tươi tốt vậy; cuối cùng là hồi hướng, thời chẳng khuyên mà tự kịp tới vậy. Dắt dẫn hướng Bồ đề, thời chẳng dời mà tự đến vậy; quyền biến đó dùng phương tiện, thời chẳng niệm mà tự viên dung vậy.
Cho nên :
Chẳng lo vật thí ít, mà nên lo dụng tâm chẳng rộng; chẳng lo hành thí khó, mà nên lo quên lấy chẳng dễ. Kìa có kẻ nghiêm tâm lấy làm tịnh, đấy chưa đến nơi nghiêm vậy; tới tịch cho là chơn, đấy chưa hiểu nơi tịch vậy. Lại huống là mong cầu danh dự phước vui, mãn lo vua giặc nước lửa, kìa nó đến gấp cũng chẳng xa lắm đấy! Vậy thời bậc Sĩ Đại Giác hoằng nguyện sở quy là tài thí vậy, trọn đời phẩm hạnh đầy đủ, kìa pháp thí mới thu hết hàm thức mà cho ra khỏi. Nhiên hậu mới vong sở dĩ làm đó, mất kia sở dĩ lợi đó. Đến mức di không cảm vậy, đồ sộ ôi có thành vậy!
Vui mừng văn này đầy đủ, hân hạnh nghĩ đây được khôi phục. Mặc dù sợi lông chẳng nhổ, bói lường khó nương; nhưng những mong Từ Âm thấm nhiễm dần, bỉ lậu tham lẫn đổi dời từ đây trở đi ai mà không biến hóa. văn cú này dồi dào thịnh đủ, những lời dạy dỗ và ví dụ rất rõ ràng. Kể khắc thành năm quyển, chẳng phải trùng dịch vậy.
QUYỂN THỨ 579
HỘI THỨ MƯỜI MỘT
Phần
BỐ THÍ BA LA MẬT ĐA Thứ 1
Tôi nghe như vầy:
Một thuở, Đức Bạc Già Phạm Thế Tôn trụ vườn Cấp Cô Độc rừng Thệ Đa, tại thành Thất La Phiệt, đồng cùng chúng Đại Bí sô ngàn hai trăm người.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá Lợi Tử rằng: Các Bồ tát Ma ha tát tu hành bố thí Ba la mật đa qua thời gian bao lâu mới được viên mãn?
Khi đó, Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Chánh pháp Vô thượng Phật là cội gốc, Phật là dẫn đầu, phật là chỗ nương. Cúi xin Thế Tôn tuyên nói mở dạy, khiến chúng Bí sô nghe rồi thọ trì!
Thế Tôn bấy giờ hai ba phen dạy khuyên Xá Lợi Tử rằng: Ngươi nay nên vì các Bồ tát Ma ha tát tuyên nói bố thí Ba la mật đa.
Bấy giờ, cụ thọ Xá lợi Tử được nhờ Phật hai ba phen ân cần dạy khuyên, vâng thần lực Phật, trước đem bố thí Ba la mật đa dạy răn trao các Bồ tát Ma ha tát rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nên duyên Nhất thiết trí trí, dùng Đại bi làm thượng thủ tu hành bố thí Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát duyên Nhất thiết trí trí, Đại bi làm thượng thủ tu hành bố thí Ba la mật đa, Bồ tát Ma ha tát này thời năng nhiếp thọ được Nhất thiết trí trí, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, các Bồ tát Ma ha tát thà đem tâm vô ký hành nơi bố thí, hoặc chẳng hành thí, quyết chẳng đem tâm hồi hướng bậc Nhị thừa mà hành bố thí. Vì cớ sao? Vì các Bồ tát Ma ha tát nên sợ bậc Thanh văn Độc giác vậy.
Bấy giờ, Mãn Từ Tử hỏi Xá Lợi Tử rằng: Nhân nào duyên nào các Bồ tát Ma ha tát nên phải sợ Thanh văn và bậc Độc giác ?
Xá Lợi Tử nói: Chớ bảo chúng Bồ tát Ma ha tát nghĩa là Nhất thiết trí ngang đồng Nhị thừa, nên tôi cho là phải sợ.
Khi ấy, Mãn Từ Tử hỏi lại cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Các Bồ tát thí cùng Thanh văn thí có sai khác gì?
Xá Lợi Tử nói: Thanh văn hành thí hồi hướng Niết bàn quả A la hán. Bồ tát hành thí hồi hướng Bồ đề Nhất thiết trí trí. Đấy gọi sai khác.
Lại, Mãn Từ Tử ! Như có hai người đồng hành bố thí: Một duyên ngôi vua mà cầu thắng quả. Kia khi hành thí khởi nghĩ như vầy: Nguyện ta do đây làm đại quốc vương thống lĩnh tám phương đều được tự tại. Kia theo nguyện ấy, sau được làm vua giúp hóa thế gian tự tại an vui. Một duyên ngôi tôi mà cầu thắng quả. Kia khi hành thí khởi nghĩ như vầy: Nguyện ta do đây được làm đại thần, được vua yêu mến phó mặc sai khiến, tùy sở dục của vua đều được thành xong. Kia do nguyện ấy, trọn chẳng làm được vua. Dù hai người đây cùng hành bố thí mà tùy sở nguyện quả có hơn kém.
Bồ tát, Thanh văn hành thí cũng thế. Nghĩa là khi các Bồ tát hành bố thí duyên Nhất thiết trí trí, Đại bi làm thượng thủ, đem chỗ tu hành chung cùng hữu tình hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nhờ đây năng được Nhất thiết trí trí. Nếu chúng Thanh văn khi hành bố thí duyên quả Thanh văn tự cầu giải thoát, chẳng cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Bồ tát Thanh văn tuy đồng hành thí mà theo ý nguyện quả có hơn kém. Một do thí nên được nhất thiết trí trí, một do thí nên được quả Thanh văn, đấy gọi sai khác.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Ví như có người tu hành bố thí cầu làm Trưởng giảhoặc làm Cư sĩ. Lại có một người tu hành bố thí nguyện làm tôi tớ Trưởng giả, Cư sĩ. Phải biết Bồ tát, Thanh văn hành thí, ý muốn hơn kém cũng lại như thế.
Bấy giờ, Mãn Từ Tử khen Xá Lợi Tử rằng: Đã nói ví dụ rất là hiếm có, giỏi hay mở rõ hai thứ sai khác. Tôi cũng sẽ nói ví dụ hai thứ.
Là như có người cầm trăm ngàn của báu đến kẻ giàu to thưa lời như vầy: Nay đem vật đây dâng lên nhân giả, xin thu nhận nhau làm tôi tớ thân, sở hữu sự nghiệp tôi đều năng làm xong được cả. Chúng các Thanh văn hành thí cũng vậy, nguyện làm kẻ đệ tử thân cận Như Lai. Bồ tát chẳng thế. Đấy là sai khác.
Lại, Xá Lợi Tử ! Như có người nữ bỏ vui cung vua, cầm trăm ngàn của báu trốn đến Trưởng giả hoặc chủ nhà buôn mà thưa kia rằng: Nay dâng của đây, xin nạp nhận nhau lấy làm thê thất, vâng thờ hết mình trọn chẳng thiếu trái. Như vậy, Thanh văn tu hành bố thí chỉ muốn cầu làm học trò Như Lai. Bồ tát chẳng vậy. Đấy là sai khác.
Khi ấy, Xá Lợi Tử bèn khen cụ thọ Mãn Từ Tử rằng: Giỏi hay biện nói ví dụ hai thứ rất là hiếm có. Nghĩa là các Thanh văn không phương tiện khéo, sở hành bố thí lấy quả Thanh văn. Nếu các Bồ tát có phương tiện khéo, sở hành bố thí khắp vì nhiếp thọ tất cả hữu tình được Nhất thiết trí.
Lại, Mãn Từ Tử! nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, trong tất cả hành nên trước hành thí, khởi nghĩ như vầy: Ta nay gây nên nghiệp ơn thí đây,thí tất cả hữu tình mười phương cõi khiến giải thoát hẳn sanh tử ác thú. Kẻ chưa phát tâmVô thượng Bồ đề khiến hẳn chẳng lui. Nếu kẻ đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đã được chẳng lui, khiến mau viên mãn nhất thiết trí trí.
Bồ tát như thế suy gẫm ngoại cảnh chẳng lìa nội tâm, nhiếp các căn lành khiến nó lần hồi đều được tăng trưởng. Các Bồ tát này hoặc thời hoặc khi nhiếp thọ căn lành hộ khiến chẳng lui, các Bồ tát này bấy giờ lúc này lần hồi gần kề nhất thiết trí trí. Các Bồ tát này hoặc thời hoặc khi dần được gần kề Nhất thiết trí trí, các Bồ tát này bấy giờ lúc này căn lành viên mãn hướng tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng tận vị lai lợi vui tất cả.
Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát Ma ha tát tu hành bố thí khởi suy gẫm này: Nếu các hữu tình chỗ mắt xem thấy, nguyện kia tất cả đều được uống ăn thảy vật như thế do ta ơn thí. Nếu các hữu tình nhận uống ăn thảy vật do ta thí, tùy mình sở dùng thọ dụng phần ít, còn đem chuyển thí các hữu tình khác. Các hữu tình kia thọ dụng phần ít, lại đem chuyển thí các hữu tình khác nữa. Như vậy lần hồi hết cõi hữu tình đều đồng thọ dụng vật ta đã thí. Ta do nhân duyên bố thí như thế, nhiếp thọ căn lành lượng không ngằn mé. Lại đem vô lượng căn lành như thế thí khắp các loại hữu tình mười phương đều cầu giải thoát sanh tử ác thú. Kẻ chưa phát tâm Vô thượng Bồ đề khiến mau phát khởi. Kẻ đã phát tâm Vô thượng Bồ đề khiến hẳn chẳng lui. Nếu kẻ đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đã được chẳng lui, khiến mau viên mãn Nhất thiết trí trí.
các Bồ tát này hoặc thời hoặc lúc nhiếp thọ căn lành lần hồi tăng trưởng, các Bồ tát này bấy giờ lúc này nhiếp thọ tất cả Ba la mật đa. Các Bồ tát này hoặc thời hoặc nhiếp thọ tất cả Ba la mật đa, các Bồ tát này bấy giờ lúc này lần lữa gần kề Nhất thiết trí trí.
Phải biết chúng các Bồ tát phương tiện khéo léo như thế, mặc dù vật thí ít mà được vô lượng căn lành bố thí. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Vì tâm cảnh bố thí không phân hạn hồi hướng chứng được Nhất thiết trí vậy.
Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát Ma ha tát tu hành bố thí sanh tâm như vầy: Căn lành ta thí chớ rước lấy các quả khác, chỉ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng tận vị lai lợi vui tất cả. Như vậy, hồi hướng Vô thượng Bồ đề chẳng phải quả khác mới gọi bố thí Ba la mật đa, khiến khắp tất cả Ba la mật đa đều được viên mãn. Nếu không hậu tâm duyên Nhất thiết trí hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hành bố thí mà chẳng phải bố thí Ba la mật đa, cũng chẳng thể khiến sở tu tập các Ba la mật đa khác nhau được viên mãn, cũng chẳng năng được Nhất thiết trí trí.
Lại, MãnTừ Tử! Các Bồ tát Ma ha tát tuy bố thí ít, nếu được hồi hướng Vô thượng Bồ đề, phải biết kia thí lượng ấy sâu rộng, định năng chứng được Nhất thiết trí vậy. Các Bồ tát Ma ha tát tuy bố thí nhiều, nếu chẳng hồi hướng Vô thượng Bồ đề, phải biết kia thí lượng ấy cạn hẹp, chẳng thể chứng được Nhất thiết trí vậy.
Lại, Mãn Từ Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành bố thí chẳng khởi hậu tâm hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng chuyển duyên Nhất thiết trí trí, Bồ tát Ma ha tát này tuy hành bố thí mà chẳng phải bố thí Ba la mật đa, năng rước sanh tử, chẳng phải Nhất thiết trí. Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành bố thí năng khởi hậu tâm hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng lại duyên nơi Nhất thiết trí trí nữa, Bồ tát Ma ha tát này sở hành bố thí gọi là bố thí Ba la mật đa, chẳng rước lấy sanh tử, được Nhất thiết trí.
Lại, Mãn Từ Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát dù hành bố thí mà chẳng chấp trước, dù năng hồi hướng Vô thượng Bồ đề cũng chẳng chấp trươc, dù năng duyên nơi Nhất thiết trí trí cũng chẳng chấp trước, Bồ tát Ma ha tát này phương tiện khéo léo tu hành bố thí Ba la mật đa mau được viên mãn, cũng khiến tất cả Ba la mật đa viên mãn rốt ráo, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng tận vị lai lợi vui tất cả.
Bấy giờ, Mãn Từ Tử hỏi Xá Lợi Tử rằng: Tôn giả đã nói pháp yếu như thế vì biện tài mình hay vâng Phật lực?
Xá Lợi Tử đáp: Tôi vâng Phật lực nói pháp yếu này, chẳng phải biện tài mình.
Khi ấy Xá Lợi Tử lại bảo cụ thọ Mãn Từ Tử rằng: Giả sử mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới tất cả hữu tình, vì muốn chứng được quả A la hán trải qua số đại kiếp như cát Căng già, đem các của vật hoặc thí vô lượng vô số dị sanh, hoặc thí vô lượng vô số Thanh văn, hoặc thí vô lượng vô số Độc giác. Kia chỗ được phước vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn.
Có Bồ tát Ma ha tát duyên kia bố thí, khởi nghĩ này rằng: Các hữu tình kia chỗ được đống phước ta đều tùy hỷ. Bồ tát Ma ha tát này lại đem tùy hỷ như thế đồng hành các việc phước nghiệp, sở hữu căn lành khắp thí các loại hữu tình mười phương, nguyện tất cả kia đều giải thoát hẳn sanh tử ác thú. Kẻ chưa phát tâm Vô thượng Bồ đề khiến mau phát khởi. Kẻ đã phát tâm Vô thượng Bồ đề khiến chẳng lui hẳn. Nếu kẻ đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đã được chẳng lui, khiến mau viên mãn Nhất thiết trí trí. Bồ tát Ma ha tát này do căn lành tùy hỷ hồi hướng đây, Nhất thiết trí trí mau được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này sở hữu căn lành tùy hỷ hồi hướng đối hữu tình trước đống phước bố thí trăm bội là hơn, ngàn bội là hơn, cho đến cực số bội cũng lại là hơn.
Như vậy, Bồ tát sở hữu tâm tùy hỷ hồi hướng vượt hẳn hơn thế gian hữu tình sở hành thí phước. Đấy là phương tiện khéo léo Bồ tát, tuy dùng công ít mà phước vô lượng.
Lại, Mãn Từ Tử! Giả sử tất cả hữu tình mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới trụ số đại kiếp như cát Căng già, hằng đem vô lượng vô biên đồ cúng phụng thí chư Phật và Bí sô Tăng. Kia do duyên đây được phước vô lượng.
Có Bồ tát Ma ha tát duyên đống phước kia hết lòng tùy hỷ, khởi nghĩ này rằng: Các loại hữu tình mười phương cõi kia năng đối ruộng phước chơn tịnh như thế cung kính cúng dường thân tâm không mỏi. Lành thay, lành thay! Ta đối phước kia rất sanh tùy hỷ. Bồ tát Ma ha tát này nhờ tâm tùy hỷ sanh ra đống phước, đối tất cả hữu tình mười phương cõi thí Phật và Tăng sở hữu công đức trăm bội là hơn, ngàn bội là hơn, cho đến cực số bội cũng lại là hơn. Tâm tùy hỷ Bồ tát như thế vượt các thế gian sở hành phước thí.
Như cõi bốn châu sở hữu sáng ngọc báu, lữa, thuốc thảy tuy năng soi sáng mà tất cả kia đều bị ánh sáng mặt trăng phát ra cướp hết. Như vậy, các loại hữu tình mười phương cõi sở hành phước thí tuy vô lượng vô biên mà bị tâm tùy hỷ Bồ tát sở dẫn căn ánh sáng cướp hết.
Như cõi bốn châu sở hữu ánh sáng đều bị ánh sáng mặt trời cướp hết. Như vậy các loại hữu tình mười phương cõi sở hành phước thí đều bị ánh sáng căn lành tùy hỷ Bồ tát cướp hết.
Lại, Mãn Từ Tử! Như nhiều trăm ngàn đống ngọc ca giá mạt ni ở một chỗ tuy có các thứ ánh sáng tạp sắc, nếu có cầm một ngọc phệ lưu ly để trên đống kia khiến tất cả ánh sáng tạp sắc ấy thảy đều ẩn mất. Như vậy, các loại hữu tình mười phương cõi tuy trụ vô lượng kiếp cát Căng già hằng đem các thứ đồ vui thượng diệu thí loại hữu tình, hoặc thí Phật, Tăng, mà một Bồ tát đối đống phước kia khởi tâm tùy hỷ, chỗ được công đức đối đống phước kia bội trăm, bội ngàn, cho đến bội cực số.
Lại, Mãn Từ Tử! Như nhiều trăm ngàn ngựa phàm thế gian nhóm ở một chỗ, nếu thả một ngựa báu của vua Chuyển luân vào trong ấy, khiến tất cả oai quang ngựa kia ẩn mất. Như vậy, các loại hữu tình mười phương cõi tuy trụ vô lượng kiếp cát Căng già tu hành bố thí nhóm các căn lành, mà một Bồ tát đối căn lành kia hết lòng tùy hỷ, chỗ được công đức hơn căn lành kia bội trăm, bội ngàn, cho đến bội cực số.
Như vậy, Bồ tát tùy hỷ đồng tâm ánh sáng cướp sự nghiệp thí phước thế gian. Vậy nên, Bồ tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đối các hữu tình ra làm công đức nên thâm tùy hỷ.
Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát Ma ha tát nên đem tâm sở khởi tùy hỷ cùng các việc phước nghiệp thí tất cả hữu tình mười phương cõi, nguyện các loại hữu tình kia đều giải thoát ác thú sanh tử vĩnh viễn. Kẻ chưa phát tâm Vô thượng Bồ đề khiến mau phát khởi. Kẻ đã phát tâm Vô thượng bồ đề khiến hẳn chẳng lui. Nếu kẻ đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đã chẳng lui, khiến mau viên mãn Nhất thiết trí trí.
Các Bồ tát này hoặc thời hoặc khi xả các căn lành thí loại hữu tình, các Bồ tát này bấy giờ lúc này lần hồi gần kề Nhất thiết trí trí. Các Bồ tát này hoặc thời hoặc khi với căn lành mình chẳng chấp ngã sở, các Bồ tát này bấy giờ lúc này năng đem căn lành hồi thí hữu tình nguyện kia lìa khổ, được an vui vĩnh viễn. Các Bồ tát này hoặc thời hoặc khi xả căn lành mình thí loại hữu tình, các Bồ tát này bấy giờ lúc này dù chẳng tu tập tư lương Bồ đề mà gần kề được Nhất thiết trí trí. Các Bồ tát này hoặc thời hoặc khi với căn lành mình chẳng chấp ngã sở, thí tất cả hữu tình mười phương cõi nguyện đều lìa khổ, được an vui vĩnh viễn; các Bồ tát này bấy giờ lúc này căn lành tăng tiến gần kề Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mau năng chứng được Nhất thiết trí trí. Các Bồ tát này hoặc thời hoặc khi với căn lành mình chẳng chấp ngã sở, các Bồ tát này bấy giờ lúc này nhiếp thọ vô lượng căn lành thù thắng. Vì cớ sao?
Mãn Từ Tử! Tâm Bồ tát này cảnh không phân hạn, hồi hướng chứng được Nhất thiết trí vậy. Như vậy, Bồ tát tùy hỷ đồng tâm phương tiện khéo léo, dù đem căn lành tùy hỷ dẫn ra hồi thí hữu tình mà đối căn lành và loại hữu tình đều không sở chấp. Mặc dù nguyện hữu tình giải thoát ác thú và khổ sanh tử, mà đối ác thú và khổ sanh tử đều không sở chấp. Mặc dù nguyện nhiếp thọ các loại hữu tình khiến phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, mà đối các tâm đều không sở chấp. Dù nguyện nhiếp thọ các loại hữu tình khiến đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề vĩnh viễn chẳng quay lui, mà đối ngôi này trọn không sở chấp. Dù nguyện nhiếp thọ các loại hữu tình khiến Bồ tát hạnh mau được viên mãn, mau chứng được Nhất thiết trí trí, mà đối ngôi này trọn không sở chấp. Dù nguyện tự được Nhất thiết trí trí mà đối trí này cũng không sở chấp.
Như vậy Bồ tát không sở chấp kiến, phải biết đấy là phương tiện khéo léo. Như vậy Bồ tát tâm tùy hỷ hồi hướng đồng hành đều có sức phương tiện khéo léo, nên năng khắp nắm giữ các chúng Bồ tát Ma ha tát khác khiến được lợi ích an vui thù thắng và tự nhiếp thọ Nhất thiết trí trí, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu tất cả hữu tình mười phương cõi trụ số đại kiếp như cát Căng già, hằng đem các thứ đồ cúng thượng diệu phụng thí chư Phật và Bí sô tăng, cúng dường cung kính, tôn trọng khen ngợi, tu các phuớc nghiệp.
Có một Bồ tát cầm một bát cơm thí Phật và Tăng, phước đây hơn kia trăm bội, ngàn bội, cho đến cực số bội. Sở dĩ vì sao? Vì Bồ tát này chẳng thấy kẻ thí, chẳng thấy kẻ thọ, chẳng thấy vật thí. mặc dù quán các pháp bản tánh đều không mà khi hành thí thường chẳng xa lìa hồi hướng phát nguyện. Nghĩa là đem phước thí cùng chung hữu tình hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nguyện đồng chứng được Nhất thiết trí trí.
Vậy nên, Bồ tát khi hành bố thí, đối các hữu tình sở hành thí phước trăm bội là hơn, ngàn bội là hơn, cho đến cực số bội cũng lại là hơn. Do đây định chứng Vô thượng Bồ đề, lợi ích an vui các loại hữu tình.
Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát Ma ha tát tu hành bố thí nên khởi tâm này: Ta nay ơn xả của vật như thế dẫn phát được các căn lành thù thắng thí khắp các loại hữu tình mười phương, kẻ ở địa ngục mau ra địa ngục, kẻ trụ bàng sanh mau thoát bàng sanh, kẻ cư cõi quỉ mau lìa cõi quỉ. Trong thú người trời kẻ có buồn khổ nguyện kia dứt hẳn tất cả buồn khổ, kẻ chán sanh tử mau ra ba cõi. Hữu tình mười phương vô lượng vô biên kẻ chưa phát tâm Vô thượng Bồ đề khiến mau phát khởi, kẻ đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khiến chẳng lui hẳn, nếu kẻ đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đã chẳng quay lui khiến mau viên mãn Nhất thiết trí trí.
Các Bồ tát này hoặc thời hoặc khi xả các căn lành thí loại hữu tình, các Bồ tát này bấy giờ lúc này nhiếp thọ bố thí Ba la mật đa. Các Bồ tát này hoặc thời hoặc khi nhiếp thọ bố thí Ba la mật đa, các Bồ tát này bấy giờ lúc này tăng trưởng tất cả Ba la mật đa. Các Bồ tát này hoặc thời hoặc khi tăng trưởng tăng trưởng tất cả Ba la mật đa, các Bồ tát này bấy giờ lúc này nhiếp thọ vô lượng căn lành thù thắng. Các Bồ tát này hoặc thời hoặc khi nhiếp thọ vô lượng căn lành thù thắng, các Bồ tát này bấy giờ lúc này lần hồi gần kề Nhất thiết trí trí.
Như vậy, Bồ tát phương tiện khéo léo tuy dụng công ít mà được nhiều phước. vậy nên Bồ tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ đề, nên thường siêng tu phương tiện khéo léo.
Lại, Mãn Từ Tử! Các bồ tát này hoặc thời hoặc khi đối căn lành mình chẳng chấp ngã sở, các Bồ tát đây bấy giờ lúc này nhiếp thọ vô lượng vô biên căn lành. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát đây muốn khiến vô lượng vô biên hữu tình đều mau chứng được Nhất thiết trí trí.
Như vậy Bồ tát năng xả tất cả, đối căn lành của kia hãy năng hồi xả thí vô lượng vô biên hữu tình khác, huống căn lành mình mà chẳng năng xả. Hãy năng ơn xả sở hữu căn lành, huống các của báu mà chẳng năng xả.
Như vậy Bồ tát năng xả tất cả vật săc phi sắc, năng xả tất cả bao nhiêu căn lành thù thắng mình người, cho đến năng xả Nhất thiết trí trí, thí các hữu tình khiến đồng chứng được. Như vậy, Bồ tát rống Đại sư tử: Ta đối các pháp trọn không chỗ thấy. Ta đối các vật trong ngoài tất cả có sắc không sắc cũng không chỗ thấy, tuy không chỗ thấy mà đều năng xả.
Như vậy Bồ tát khởi nghĩ này rằng: Ta trọn chẳng thấy hoặc pháp hoặc vật mà chẳng năng xả thí các hữu tình. Như vậy Bồ tát khi sẽ chứng được Vô thượng đẳng giác, đem sở chứng được Nhất thiết trí trí quán sát thế gian, rống Đại sư tử: Ta đối các pháp trọn không chỗ thấy, ta đối các vật trong ngoài tất cả có sắc không sắc cũng không chỗ thấy, tuy không chỗ thấy mà đều năng xả. Nghĩa là chẳng thấy có hoặc pháp hoặc vật đối các hữu tình mà chẳng năng thí.
Như vậy Bồ tát thường khởi nghĩ này: Khi ta sẽ chứng được Vô thượng giác, đối tất cả pháp trọn không chỗ thấy. Tuy không chỗ thấy mà đối các pháp không chẳng hiện chứng, không chẳng biết khắp. Bởi các Bồ tát năng xả tất cả, vậy nên khi chứng được Vô thượng giác, đối tất cả pháp xả được rốt ráo. Do xả rốt ráo, đối tất cả pháp không chẳng hiện chứng, không chẳng biết khắp. Như như đối pháp không chỗ chẳng xả, như vậy như vậy trọn chẳng thấy pháp. Như như đối pháp trọn không chỗ thấy, như vậy như vậy đối tất cả pháp không chẳng hiện chứng, không chẳng biết khắp.
Như vậy Bồ tát hoặc trong hoặc ngoài thảy đều năng xả được. Vì đối pháp trong ngoài đều năng xả nên trọn không chỗ thấy. Bởi đối các pháp không chỗ thấy, nên khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đối tất cả pháp không chẳng hiện chứng, không chẳng biết khắp, năng tận vị lai lợi vui tất cả.
Lại, Mãn Từ Tử! Chúng các Bồ tát nên học bố thí Ba la mật đa thanh tịnh như thế. Nếu các Bồ tát Ma ha tát năng học bố thí Ba la mật đa thanh tịnh thế mới được gọi là chơn tịnh Bồ tát, vì thường chẳng xa lìa tâm Nhất thiết trí. Nếu khi Bồ tát thường chẳng xa lìa tâm Nhất thiết trí, lúc ấy Bồ tát, tất cả ác ma hãy chẳng được tiện, huống các dược xoa, tất xá giá thảy năng được tiện nơi! Nếu các hữu tình năng được tiện Bồ tát như ấy, tất không có lẽ.
Sở dĩ vì sao? Vì nếu chỗ địa phương có các Bồ tát tu hành bố thí Ba la mật đa tác ý suy gẫm Nhất thiết trí trí không lúc tạm bỏ, chỗ địa phương đây người và phi người đều chẳng được tiện. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu thường suy gẫm Nhất thiết trí trí, tác ý như thế chẳng thể nghĩ bàn rộng lớn sâu thẳm thế gian hiếm có, vì Nhất thiết trí trí chẳng thể nghĩ bàn, rộng lớn sâu thẳm, khó so lường vậy.
Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát học hạnh đại Bồ đề như thế, đối các hữu tình có ơn đức lớn, khéo nuôi dưỡng được tất cả hữu tình, nghĩa là khiến các loại hữu tình thế gian không các tai nạn, dứt ác tu thiện. Do nhân duyên đây, chúng các Bồ tát ở ngôi Bồ tát thường năng lợi vui tất cả dị sanh, Thanh văn, Độc giác.
Nếu các Bồ tát khi sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng giác, cũng đối hữu tình có ơn đức lớn, năng khéo nuôi dưỡng tất cả hữu tình, nghĩa là thuyết ra Chánh pháp khiến dứt phiền não. Do đây vô lượng vô biên hữu tình đều được Niết bàn an vui rốt ráo. Vậy nên, Bồ tát khi sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng giác, đối khắp dị sanh, Thanh văn, Độc giác là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng, vô đẳng vô đẳng đẳng.
Sau vào Niết bàn cũng đối hữu tình có ơn đức lớn, năng khéo nuôi dưỡng tất cả hữu tình. Nghĩa là đối chỗ Bảo tháp Như Lai cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, phụng thí các thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, áo mặc anh lạc, bảo tràng phan lọng, kỹ nhạc đèn sáng. Do nhân duyên đây, loại hữu tình kia vun trồng vô lượng căn lành thù thắng.
Hoặc Như Lai Niết bàn, nghe pháp yếu tinh siêng tu học chứng bát Niết bàn, hoặc đối chỗ bảo tháp Như Lai thấp đến một hương một hoa phụng hiến, Thế Tôn ký kia đều sẽ lìa dục, đa phần được vào Niết bàn rốt ráo.
Như vậy, Bồ tát trụ ngôi Bồ tát đối các hữu tình có ơn đức lớn, năng khéo nuôi dưỡng tất cả hữu tình. Khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác cũng đối hữu tình có ơn đức lớn, năng khéo nuôi dưỡng tất cả hữu tình. Sau vào Niết bàn cũng đối hữu tình có ơn đức lớn, năng khéo nuôi dưỡng tất cả hữu tình. Vì các Bồ tát thường đối hữu tình có ơn đức lớn, năng khéo nuôi dưỡng tất cả hữu tình, nên đối thế gian rất tôn rất thắng, duy chỉ ngoại trừ chư Phật, không ai kịp được.
Lại, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát thành tựu công đức thù thắng như thế, các Bồ tát này thường đối hữu tình làm nhiêu ích lớn.
Ví như vàng thật thường năng nhiêu ích tất cả hữu tình. Nghĩa là chưa trui rèn hoặc đã trui rèn,chưa làm thành đồ trang nghiêm hoặc đã làm thành, hoặc chưa chuyển đổi hoặc đã chuyển đổi, thường năng nhiêu ích tất cả hữu tình. Như vậy, Bồ tát tu hạnh Bồ đề trụ ngôi Bồ tát năng đối hữu tình làm nhiêu ích lớn. Khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác cũng đối hữu tình làm nhiêu ích lớn. Sau vào Niết bàn cũng đối hữu tình làm nhiêu ích lớn.
Lại, Mãn Từ Tử! Vừng nhật nguyệt quanh cõi bốn châu làm cho hữu tình nhiêu ích lớn. Nghĩa là tất cả hữu tình cõi bốn châu do ánh sáng vừng nhật nguyệt soi sáng làm được các sự nghiệp, lại biết rõ được hoặc đêm hoặc ngày, nửa tháng đủ tháng, thời năm khác thảy. Lại các hoa quả, mạ lúa, cỏ cây nhờ ánh sáng nhật nguyệt soi đến, nên được sanh trưởng thành chín nuôi dưỡng hữu tình. Như vậy, Bồ tát tu hạnh bồ đề trụ ngôi Bồ tát đối các hữu tình làm nhiêu ích lớn. Khi chứng vô thượng Chánh đẳng giác cũng đối hữu tình làm nhiêu ích lớn. Sau vào Niết bàn cũng đối hữu tình làm nhiêu ích lớn.
Lại, Mãn Từ Tử! Chúng các Bồ tát trọn nên công đức rộng lớn như thế thường làm cho hữu tình nhiêu ích lớn. Ví như chủ buôn có của báu, năng khiến trăm ngàn bà con bạn buôn đều được đầy đủ các của cải nuôi sống, cho đến chết rồi các loại hữu tình nhờ của báu kia cũng được giàu vui.
Như vậy, Bồ tát tu hạnh Bồ đề trụ ngôi Bồ tát hãy năng lợi vui vô lượng hữu tình, huống được Bồ đề, sau vào Niết bàn đủ thế lực lớn mà chẳng năng khiến các đệ tử thảy lợi ích an vui?
Lại, Mãn Từ Tử! Như vậy Bồ tát thường năng lợi vui tất cả hữu tình. Là ngôi Bồ tát, hoặc thành Chánh giác, hoặc vào Niết bàn, thường đối các hữu tình làm nhiêu ích lớn chưa từng tạm bỏ. Như có Thiện sĩ đủ tướng Thiện sĩ, năng tự yên vui cũng năng yên vui các hữu tình khác. Khéo thu của cải, khéo năng phân bố nên gọi Thiện sĩ. Như vậy, Bồ tát khéo thu của cải công đức, ở ngôi Bồ tát năng khéo lợi vui vô lượng hữu tình, khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác cũng khéo lợi vui vô lượng hữu tình, là thế lực công đức sau vào Niết bàn cũng khéo lợi vui các đệ tử thảy.
Lại, Mãn Từ Tử! Như vậy Bồ tát hoặc ngôi Bồ tát, hoặc được Bồ đề, hoặc sau Niết bàn, thường năng lợi vui tất cả hữu tình không lúc tạm bỏ. Như Thiện sĩ kia đủ tướng Thiện sĩ, năng khiến mình người đồng được an vui, xa lìa các ác nghiệp phiền não, chẳng đọa ác thú lộn quanh sanh tử, được Niết bàn an vui rốt ráo, hoặc thành Chánh giác nhiêu ích tất cả.
Lại, Mãn Từ Tử! Như dòng vua Quán đảnh Sát đế lợi kham nối hoặc làm thái tử. Nếu khi làm vua yên vui tất cả Sa môn, Phạm chí và hữu tình.
Nếu sau mạng chung cũng năng yên vui được cõi nước hữu tình khiến không suy hại, nghĩa là do dư thế công đức vua kia cõi nước giàu vui, không oán giặc thảy.
Như vậy, Bồ tát hành hạnh Bồ đề trụ ngôi Bồ tát đã năng yên vui tất cả hữu tình, khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác cũng năng yên vui tất cả hữu tình, sau vào Niết bàn cũng năng yên vui tất cả hữu tình. Là sau vào Niết bàn, vô lượng hữu tình đối ngôi Bảo tháp cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen vô lượng phước. Lóng nghe Chánh pháp, thọ trì đọc tụng, suy gẫm đúng lý, vì người diễn nói cũng được vô biên công đức thắng lợi.
Các loại hữu tình đối Phật Thế Tôn sau vào Niết bàn, nếu nhớ Đức Như Lai có bao nhiêu nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến, loại hữu tình kia nhờ nhân duyên đây chẳng đọa ác thú, sanh trong trời người hằng hưởng vui sướng, hoặc có chứng được Tam thừa Niết bàn năng khiến mình người yên vui rốt ráo. Loại hữu tình kia với trong thân hiện tại chẳng thể bị người phi người thảy làm tổn hại, các việc sợ hãi chẳng thể làm xâm não. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nhớ công đức Phật năng dứt được việc thế gian người phi người thảy làm sợ hãi vậy.
Bấy giờ, Phật khen Xá Lợi Tử rằng: Hay thay, hay thay! Như ngươi vừa nói. Nếu loại hữu tình năng nhớ được Như Lai có bao nhiêu nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát tri kiến, loại hữu tình kia năng dứt được việc thế gian người phi người thảy làm các sợ hãi.
Khi ấy, Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn, hiếm có! Như Lai trọn nên diệu pháp rộng lớn thanh tịnh như thế!
Bấy giờ, Thế Tôn bảo: Xá Lợi Tử! Phải biết Bồ tát cũng có trọn nên diệu pháp rộng lớn thanh tịnh như thế.
Xá Lợi Tử thưa: Sao gọi Bồ tát nên được diệu pháp rộng lớn thanh tịnh như thế?
Phật nói: Bồ tát nên đươc diệu pháp rộng lớn thanh tịnh là phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác chẳng còn quay lui. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Diệu pháp rộng lớn thanh tịnh hết mức, nghĩa Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, tánh Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu các Bồ tát đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác chăng còn quay lui, định sẽ trọn nên diệu pháp rộng lớn thanh tịnh.
Khi đó, Xá Lợi Tử lại bảo cụ thọ Mãn Từ Tử rằng: Chúng các bồ tát nên khởi tâm này: Nếu các hữu tình đến tới chỗ ta tìm đòi các thứ tư cụ nuôi sống, ta nên phát khởi tâm quyết định thí cho. Chẳng nên phát khởi tâm không có tư cụ. Giả sử hiện nay ta không bị đòi hỏi tư cụ, cần phải phương tiện tìm kiếm để thí cho. Tuyệt đối chẳng phát khởi tâm như vầy: " Ta hiện đã không bị đòi tư cụ, chẳng cần phương tiện vì kia tìm tòi ". Nếu hữu tình khác tự thí kẻ kia, ta phải tùy hỷ. nếu chẳng muốn thí, ta phải dùng các thứ phương tiện khuyến phát, cần khiến cho kẻ cầu được đầy đủ sở nguyện.
Như vậy, Bồ tát hoặc thí hữu tình cần dùng tư cụ, hoặc tự cung cấp hầu hạ Sư trưởng, kẻ bệnh, ra làm phước nghiệp đều cùng hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì muốn tận vị lai lợi vui tất cả, khiến thoát ác thú hoặc khổ sanh tử, khiến được niết bàn hoặc nhất thiết trí.
Nếu các hữu tình tự hành bố thí tu các phước nghiệp, Bồ tát nên khuyên kia hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Như vậy, Bồ tát chỗ được nhóm phước đối các hữu tình phước nghiệp bố thí trăm bội là hơn, ngàn bội là hơn,
cho đến cực số bội cũng lại là hơn. Sở dĩ vì sao? Vì tâm Bồ tát khuyên phát hồi hướng năng khiến tự thân và loại hữu tình đều chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại, Mãn Từ Tử! Chúng các Bồ tát tu hành bố thí Ba la mật đa, trước nên tu tập phương tiện khéo léo, tùy chỗ tu tập phương tiện khéo léo tu hành bố thí. Tùy chỗ tu hành phước nghiệp bố thí, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nguyện các hữu tình đều đồng chứng được nhất thiết trí trí. Như vậy, Bồ tát phương tiện khéo léo năng khiến mình người đều được thắng lợi.
Nếu các Bồ tát tu hành bố thí chẳng trước tu tập phương tiện khéo léo, dù cho trải qua số kiếp cát Căng già trụ tu hành bố thí, chẳng thể phát tâm cùng chung hữu tình hồi hướng Bồ đề, chẳng năng nhiếp thọ sở tu bố thí Ba la mật đa, chẳng năng chứng được bản sở mong cầu Nhất thiết trí trí.
Lại, Mãn Từ Tử! Giả sử các loại hữu tình cầm đồ rộng lớn lượng ngang thế giới Tam thiên đại thiên đến chỗ Bồ tát, bảo Bồ tát rằng: Chúng tôi nay cần của vật đồ đây, xin nguyện mau thí cho! Bồ tát đối kia chẳng khởi tâm nào khác, chỉ khởi tâm này: Quyết định sẽ thí cho. Nghĩa là trọn chẳng khởi tâm tức giận rằng hữu tình như thế khinh xúc nơi ta, cũng lại chẳng khởi tâm chẳng thí cho. Nghĩa là ta làm thế nào có vật nhiều thí kia, cũng lại chẳng khởi tâm không của báu. Nghĩa là ta làm sao năng biện sắm được bấy nhiêu các thứ của báu cho đầy cái đồ hữu tình kia cần lượng bằng cõi Đại thiên.
Chỉ khởi nghĩ này: Ta nay vì kia tu thắng thần thông các thứ phương tiện nhóm các của báu, tất khiến kẻ cầu đầy đủ sở nguyện. Bồ tát bấy giờ xí nhiên tinh làm đại gia hạnh cầu thắng thần thông, muốn nhóm của báu thí kẻ đến xin, nhiếp thọ tinh tiến Ba la mật đa. Đã được thần thông nhóm nhiều của báu, thí kẻ đến cầu khiến mãn sở nguyện.
Nhiếp thọ bố thí Ba la mật đa như vậy gọi là chúng các Bồ tát tu hành bố thí Ba la mật đa phát tâm rộng lớn thường không nhàm mỏi. Do đây mau chứng Vô thượng Bồ đề, năng tận vị lai lợi vui tất cả.
Lại, Mãn Từ Tử! Các Bồ tát Ma ha tát nên thương xót hữu tình mà hành bố thí. Nên trụ từ tâm cho vui hữu tình mà hành bố thí. Nên trụ từ bi tâm cứu khổ hữu tình mà hành bố thí. Nên trụ hỷ tâm mừng loại hữu tình lìa khổ được vui mà hành bố thí. Nên trụ xả tâm đối loại hữu tình nhiêu ích bình đẳng mà hằnh bố thí.
Thí như thế rồi nên sanh tâm này: Ta ra làm phước và làm điều thiện thí khắp các loại hữu tình mười phương khiến giải thoát hẳn ác thú sanh tử.
Kẻ chưa phát tâm Vô thượng Bồ đề khiến mau phát khởi. Kẻ đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đã chẳng quay lui, khiến mau viên mãn Nhất thiết trí trí.
Các Bố tát này hoặc thời hoặc khi xả phước căn lành thí loại hữu tình, các Bồ tát đây bấy giờ lúc này căn lành thêm lớn. Các Bồ tátnày hoặc thời hoặc khi đem sở tu thiện cùng chung hữu tình hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nguyện đồng chứng được Nất thiết trí trí, các Bồ tát đây bấy giờ lúc này căn lành thêm lớn.
Lại, Mãn Từ Tử! Ví như vàng thật hoặc thời hoặc khi trui chảy rèn đập, bấy giờ lúc này sắc sáng càng thịnh. Hoặc thời hoặc khi sắc sáng càng thịnh, bấy giờ lúc này càng dần mềm điều kham làm đồ dùng.
Như vậy, Bồ tát hoặc thời hoặc khi đem thiện đã làm cùng chung hữu tình hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nguyện đồng chứng được Nhất thiết trí trí, bấy giờ lúc này căn lành càng thịnh. Hoặc thời hoặc khi căn lành càng thịnh, bấy giờ lúc này lần hồi gần kề Nhất thiết trí trí.
Lại, Mãn Từ Tử! Như có người nữ mài dũa mặt gương, hoặc thời hoặc khi gia công mài dũa, bấy giờ lúc này gương càng sáng trong sáng. Hoặc thời hoặc khi gương càng sáng trong, bấy giờ lúc này mặt gương không nhớp, các tướng đều hiện.
Như vậy, Bồ tát hoăc thời hoặc khi dem phước đã làm và thiện làm ra quyết định hồi hướng Nhất thiết trí trí, bấy giờ lúc này năng khắp thí cho tất cả hữu tình mười phương thế giới khiến giải thoát hẳn ác thú sanh tử. Kẻ chưa phát tâm Vô thượng Bồ đề khiến mau phát khởi. Kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề khiến hẳn chẳng lui. Nếu kẻ đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đã chẳng lui, khiến mau viên mãn Nhất thiết trí trí.
Các bồ tát đây hoặc thời hoặc khi xả căn lành mình thí loại hữu tình, bấy giờ lúc này căn lành càng thịnh. Hoặc thời hoặc khi căn lành càng thịnh, bấy giờ lúc này càng dần gần kề Nhất thiết trí trí.
Như vậy, Bồ tát phương tiện khéo léo hối hướng sở cầu Nhất thiết trí trí khiến các công đức tăng trưởng dần dần, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng tận vị lai nhiêu ích tất cả.
lại, Mãn Từ Tử! Vì sao Bồ tát hành nhiều bố thí nhiếp thọ ít phước? Vì sao Bồ tát hành ít bố thí nhiếp thọ nhiều phước ? Vì sao Bồ tát hành ít bố thí nhiếp thọ ít phước? Vì sao Bồ tát hành nhiều bố thí nhiếp thọ nhiều phước?
nếu các Bồ tát dù lâu qua đại kiếp số cát Căng già, hằng xả vô lượng vô số của báu khắp thí các loại hữu tình mười phương mà chẳng hồi hướng Vô thượng Bồ đề, nguyện cùng hữu tình đồng đều chứng được Nhất thiết trí trí.
Như vậy, Bồ tát hành nhiều bố thí nhiếp thọ ít phước.
Nếu các Bồ tát dù qua ít thời thí loại hữu tình của cải phần ít mà năng hồi hướng Vô thượng Bồ đề, nguyện cùng hữu tình đồng đều chứng được nhất thiết trí trí. Như vậy, Bồ tát hành ít bố thí nhiếp thọ nhiều phước.
Nếu các Bồ tát qua ít thời gian thí loại hữu tình của cải phần ít, chẳng năng hồi hướng Vô thượng Bồ đề, nguyện cùng hữu tình đồng đều chứng được Nhất thiết trí trí. Như vậy, Bồ tát hành ít bố thí nhiếp thọ ít phước.
Nếu các Bồ tát qua lâu đại kiếp số cát Căng già hằng xả vô lượng vô số của báu thí khắp các loại hữu tình mười phương, lại năng hồi hướng Vô thượng Bồ đề, nguyện cùng hữu tình đồng đều chứng được Nhất thiết trí trí. Như vậy, Bồ tát hành nhiều bố thí nhiếp thọ nhiều phước.
Vậy nên, chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên đem căn lành cùng chung hữu tình hồi hướng Vô thượng Chánh đăng Bồ đề, nguyện cùng hữu tình đều đồng chứng được Nhất thiết trí trí.
Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn nhiếp thọ được vô lượng nhóm phước cùng các hữu tình làm nhiêu ích lớn mau năng chứng được Nhất thiết trí trí, nên thường chẳng xa lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí tu hành bố thí Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát thường chẳng xa lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí tu hành bó thí Ba la mật đa, Bồ tát Ma ha tát này bèn năng nhiếp thọ được vô lượng nhóm phước, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cùng các hữu tình làm nhiêu ích lớn.
Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! nếu các Bồ tát thường chẳng xa lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí tu hành bố thí Ba la mật đa, các Bồ tát này giây lát giây lát rất ngắn công đức căn lành khôn lớn dần dần, nhờ đấy mau chứng Vô thượng Bồ đề, năng tận vị lai lợi vui tất cả.
Vậy nên, Bồ tát muốn cùng hữu tình thường làm những việc lợi ích an vui, trong tất cả thời thường siêng tu tập phương tiện khéo léo hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cùng các hữu tình làm nhiêu ích lớn.