- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (24 tập)
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 2
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 3
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 4
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 5
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 7
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 8
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 9
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 10
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 11
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 13
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 16
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 18
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 19
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 20
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 22
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24
- Tiểu sử dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24
Tựa Hội thứ tám Phần Na Già Thất Lợi
Quyển Thứ 576
Hội thứ tám Phần Na Già Thất Lợi
Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Trước chỉ dùng Thanh qui rửa nơi ngoài, mới soi tới chỗ khâm linh ; thần lý yên bên trong , bỗng phát huy được sự nghiệp. nếu chẳng thăm hỏi những điều động tĩnh , e hoặc lầm bởi đón theo .
Vậy nên :
Ngài Diệu Tường bẩm mệnh đi nhờ Xá Vệ, Ngài Long Tường ngăn lại để tiết khí Phần Vệ , cản chân bước xuống lên , đưa tay mà co duỗi ra vào . Lo chẳng lo để suy gẫm , đi không đi mà bước tới . Ăn là ăn như huyễn , lại giống như quả bầu treo; nhờ mà không nhờ , cũng đồng như giếng nước trong trẻo. Bỗng quán ngang không thuật , lóng lòng biển định ; nuôi dưỡng sanh linh là tánh nước , thâu các công đức làm kho báu . Yên sáu động mà chẳng lay , chạy ba xe đến cùng phải ngưng. Không chủ nào chẳng phải chủ, gọt bỏ tâm vương mà thấy lợi; không thân nảo chẳng thân, khôi phục xa nhóm được bạn lành.
Do đấy khiến kẻ thí chủ lấy bình bát, kinh hãi vì tìm quanh mà chẳng thấy cánh tay; ngài Ứng Cúng vén vạt áo mà an ủi lòng kia cho là đã mất. Ví như cảnh lầu đài của loại sò thần biến hiện, biết do tụ khí bởi ý định trèo xem; bỏ sắc đẹp trong gương loan, ngộ duy không mà thôi ôm lấy.
Cho nên :
Năng từ gần mà xem xa, do chơn mới lập tục ; biết sương lộ nhóm là mong manh , hiểu huyễn chất khác gì bọt nổi ! Lằn điện chớp sáng sắc đỏ xanh , mây trên không phủ bóng mái hiên.
Văn từ gọn mà lý dồi dào . Ngày xưa cất kín nay được rộng truyền. Mặc dù một pho và đơn dịch , nhưng đọc đi đọc lại vẫn có nhiều ý vị vậy thay !
Quyển thứ 576
Hội thứ tám Phần Na Già Thất Lợi
Tôi nghe như vầy:
Một thuở, Đức Bạc Già Phạm Thế Tôn trụ rừng Thệ Đa,vườn Cấp Cô Độc tại thành Thất La Phiệt, vì các đại chúng tuyên dương Chánh pháp. Bấy giờ, Diệu Cát Tường Bồ tát Ma ha tát nơi ngày buổi sáng mặc áo cầm bát, lần đi sắp vào thành Thất La Phiệt.
Khi đó, có Bồ tát tên Long Cát Tường thấy rồi hỏi rằng: Tôn giả qua chỗ nào?
Diệu Cát Tường đáp: Tôi muốn vào Thành Thất La Phiệt này đi dần khất thực, vì muốn lợi vui nhiều chúng sanh vậy, thương xót thế gian đại chúng sanh vậy, lợi ích an vui các trời người vậy.
Long Cát Tường nói: Dạ, vậy Tôn giả nay đối tưởng ăn vẫn chưa phá ư ?
Diệu Cát Tường đáp : Tôi đối tưởng ăn trọn chẳng thấy có, biết phá cái gì ? Sở dĩ vì sao ? Vì tất cả pháp bản tánh vắng không, giống như hư không, không hoại không dứt, tôi phá sao được? Các trời, ma, phạm, thế gian Sa môn, Bà la môn thảy cũng chẳng phá được. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh các pháp ngang cõi hư không, rốt ráo đều không, chẳng thể động lay, không kẻ năng phá.
Lại tất cả pháp như thái hư không, không có trời, ma, phạm, Sa môn thảy các loại hữu tình năng nhiếp thọ được. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp tánh xa lìa vậy, nên chẳng sở nhiếp thọ .
Long Cát Tường nói: Nếu như lời vừa nói, làm sao Bồ tát cùng ma chiến tranh?
Diệu Cát Tường đáp: Bồ tát chưa từng đánh trống lớn chiến tranh cùng ma quân. Bấy giờ, Bồ tát cũng chẳng thấy có chút pháp chơn thật khá nương vào định. Sở dĩ vì sao ? Bồ tát thấy kia dù đánh trống thảy mà không sợ hãi. Ví như thầy huyễn huyễn làm kẻ oán địch, dù hiện rối loạn não hại mà chẳng kinh sợ. Như vậy, Bồ tát biết pháp tánh không, đều như huyễn thảy, trọn không sợ hãi. Nếu khi Bồ tát kẻ có sợ hãi, chẳng phải trời người thảy chỗ nên cúng dường. Nhưng các Bồ tát không, không có sợ hãi, kham làm ruộng phước chơn tịnh cho tất cả.
Long Cát Tường nói : Vả có kẻ năng chứng Bồ đề chăng?
Diệu Cát Tường đáp: Cũng có năng chứng.
Long Cát Tường nói: Ai là chứng được?
Diệu Cát Tường đáp: Nếu không tên họ thi thiết ngôn ngữ kia năng chứng được.
Long Cát Tường nói: Kia đã như thế làm sao chứng được?
Diệu Cát Tường đáp : Kia tâm không sanh, chẳng niệm Bồ đề và tòa Bồ đề, cũng chẳng thương nhớ tất cả hữu tình, dùng tâm vô biểu, tâm vô kiến thảy năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề .
Long Cát Tường nói : Nếu vậy Tôn giả dùng những tâm nào sẽ được Bồ đề ?
Diệu Cát Tường đáp: Tôị không sở đến, cũng chẳng năng đến, trọn không sở học, chẳng phải tôi đời sau tới cội bồ đề ngồi tòa Kim cương chứng Đại Bồ đề, quay xe diệu pháp cứu vớt sanh tử. Sở dĩ vì sao ? Vì các pháp không động, chẳng thể phá hoại, chẳng thể nhiếp thọ, rốt ráo vắng không, tôi đem tâm chẳng tới như thế thảy sẽ được Bồ đề.
Long Cát Tường nói : Tôn giả đã nói đều nương thắng nghĩa, khiến các hữu tình tin hiểu pháp này giải thoát phiền não. Nếu các hữu tình phiền não được giải thoát, bèn năng phá được chài lưới ma rốt ráo.
Diệu Cát Tường đáp: Cái chài lưới của ma chẳng thể phá hoại. Sở dĩ vì sao? Vì ma chẳng khác thêm lời Bồ đề. Vì cớ sao ? Vì ma và ma quân tánh đều chẳng có, trọn bất khả đắc. Vậy nên, tôi nói ma ấy chẳng khác thêm lời Bồ đề.
Long Cát Tường nói: Sao gọi Bồ đề?
Diệu Cát Tường đáp: Nói Bồ đề ấy, khắp trong tất cả các pháp, các thời xứ, ví như hư không đều không ngăn ngại, đối pháp thời xứ không chỗ chẳng trụ. Bồ đề cũng thế, không ngăn ngại nên khắp ở trong tất cả pháp thời xứ. Bồ đề như thế rất là Vô thượng. Ngài nay muốn chứng Bồ đề bậc nào?
Long Cát Tường nói: Muốn chứng Vô thượng.
Diệu Cát Tường nói: Ngài nay muốn chứng Vô thượng Bồ đề pháp chẳng thể chứng. Ngài muốn chứng ấy bèn hành hý luận. Vì cớ sao? Vì Vô thượng Bồ đề lìa tướng vắng lặng , Ngài nay muốn lấy thành hý luận vậy.
Ví như có người khởi nói như vầy: Tôi khiến huyễn sĩ ngồi tòa Bồ đề, chứng huyễn Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nói ra như thế cực thành hý luận, vì các huyễn sĩ hãy bất khả đắc, đâu khiến năng chứng huyễn Đại Bồ đề? Huyễn đối pháp huyễn chẳng hợp chẳng tan, không lấy không bỏ, tự tánh đều không. Chư Phật Thế Tôn nói tất cả pháp chẳng thể phân biệt, đều như việc huyễn. Nay Ngài muốn chứng Vô thượng Bồ đề đâu chẳng phải thành phân biệt huyễn pháp? Nhưng tất cả pháp đều chẳng thể lấy, cũng chẳng thể bỏ, không thành không hoại, chẳng phải pháp đối pháp năng có tạo tác và có diệt hoại, không pháp đối pháp năng có hòa hiệp và có chia lìa. Sở dĩ vì sao ?
Vì tất cả pháp chẳng hợp chẳng tan, tự tánh đều không, lìa ngã ngã sở, ngang cõi hư không, không nói không chỉ, không khen không chê, không cao không thấp, không tổn khong ích, chẳng thể tưởng tượng, chẳng thể hý luận, bản tánh hư vắng đều rốt ráo không, như huyễn như mộng, không đối không sánh, đâu thể đối kia khởi tâm phân biệt.
Long Cát Tường nói: Tôn giả! Hay thay ! Tôi nay do đây định được Bồ đề. Vì cớ sao? Vì nhờ Ngài vì tôi nói thâm pháp vậy.
Diệu Cát Tường nói : Tôi với nay đây chưa từng vì Ngài có tuyên nói gì hoặc hiển hoặc mật, hoặc sâu hoặc cạn, thì làm sao khiến Ngài năng được Bồ đề ?
Sở dĩ vì sao ? Vì tự tánh các pháp đều chẳng thể nói . Ngài bảo tôi nói pháp thậm thâm ấy là hành hý luận. Nhưng tôi thật chẳng phải kẻ năng nói pháp, tự tánh các pháp cũng chẳng thể nói. Như có người nói ta năng biện thuyết tướng biết huyễn sĩ, nghĩa là huyễn sĩ biết có sai khác như thế như thế . Kia bởi nói đây hại thật ngôn mình. Sở dĩ vì sao? Bởi vì kẻ huyễn sĩ hãy chẳng chỗ biết, huống có tướng biết! Nay Ngài chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng lại như thế. Vì tất cả pháp đều như việc huyễn, tánh rốt ráo không, hãy chẳng thể biết huống có tuyên nói.
Bấy giờ, Vô Năng Thắng Bồ tát Ma ha tát đi đến chỗ kia, nghe rồi khen rằng: Hay thay, hay thay Chánh sĩ Đại sĩ năng chung biện nói pháp môn sâu thẳm.
Khi ấy, Diệu Cát Tường gạn hỏi Vô NăngThắng rằng : Chánh sĩ Đại sĩ vì nói pháp nào? Bởi vì Bồ tát chẳng khởi nghĩ này: Ta là Bồ tát Chánh sĩ Đại sĩ năng vì hữu tình nói pháp thẳm sâu. Kẻ khởi nghĩ ấy là hành hý luận.
Lại ,Vô Năng Thắng! Vả có vang hang tự tánh thật có năng phát lời nói, kẻ chúng sanh nghe nhận biết luận nói các pháp chăng?
Khi ấy, Vô Năng Thắng đáp rằng: Chẳng thật vậy.
Diệu Cát Tường nói : Như vậy, các pháp tất cả chẳng thật, đều như hang vang không danh không tướng, không chỗ lấy chấp. Đối đ��y có chấp là hành hý luận. Nếu hành hý luận trôi lăn sanh tử. Kia đối trong tất cả pháp như vang chẳng như thật biết, khởi các trái tranh. Vì khởi trái tranh nên tâm bị lay động. Khi tâm lay động, nhiều các mê lầm. Mê lầm tăng nên trôi lăn các thú.
Vậy nên, Thế Tôn đích thân với ngày đêm dạy răn trao các Bí sô rằng: Bí sô các ngươi! Chớ hành hý luận. Đối trong pháp vắng dứt Ta nói ra thường nên suy gẫm, quán sát kỹ chắc, tinh tu siêng tập Vô đắc pháp nhẫn.
Như vậy, Đức Năng Tịch Đại Thánh Pháp Vương nói các pháp không, bản tánh vắng lặng không nhiễm không đắc, không chỗ nương trụ; ai năng như thật biết, giải thoát sanh tử, định sẽ chứng Bồ đề, Niết bàn.
Khi đó, Long Cát Tường nghe lời ấy rồi, nhân đấy liền hỏi lại Diệu Cát Tường rằng :
Tôn giả giải thoát từ sanh tử nào?
Diệu Cát Tường nói: Ngài bảo Như Lai từ sanh tử nào mà được giải thoát? Thế Tôn mười lực thuờng nói vì pháp sanh tử quá khứ vị lai hiện tại?
Long Cát Tường nói : Thế Tôn đâu chẳng nói tất cả pháp đều như huyễn hóa? Đã vậy hữu tình lẽ vốn đã chứng Vô thượng Bồ đề, đâu có sanh tử ? Sở dĩ vì sao ? Vì Tôn giả cũng nói các pháp chẳng thật, đều như huyễn hoá?
Diệu Cát Tường nói: Tôi từ xưa nay đối pháp tánh tướng chưa từng tuyên nói, cũng chẳng phân biệt lấy đắm tạo tác. Sở dĩ vì sao ? Vì tánh tướng các pháp chẳng thể nêu chỉ, chẳng thể phân biệt, chẳng thể lấy đắm, chẳng thể tạo tác. Tất cả hữu tình nếu năng như thật thấu rõ các pháp đều như huyễn hóa, lẽ vốn đã chứng Vô thượng Bồ đề. Nhưng bởi hữu tình chẳng thể thông suốt đối tất cả pháp đều như huyễn hó, nên ở các thú trôi lăn sanh tử.
Như thợ huyễn giỏi, tùy nương một vật huyễn làm ra các thứ sự vật huyễn hóa, chỗ gọi thế gia, trời , ma phạm, Sa môn, Bà la môn, Thích, Phạm chí, các rồng, dược xoa, a tố lạc thảy chúng người phi người. Các loại ngu si mê chấp thật có. Kẻ trí, thầy huyễn biết không thật tánh, chỉ có các thứ hư dối tướng hiện.
Như vậy các pháp mặc dù như huyễn hóa mà loại hữu tình ngu si chẳng biết rõ chẳng có thật, vô thường chấp thường, đối trong các pháp các thứ phân biệt: hoặc phân biệt sắc, hoặc phân biệt tâm, hữu vi vô vi, hữu lậu vô lậu, như vậy thảy loại các thứ phân biệt. Bởi phân biệt đây đối trong các pháp chẳng như thật biết đều như huyễn hóa. Bởi chẳng biết nên lăn quanh sanh tử.
Nếu các hữu tình đối tất cả pháp như thật biết rõ đều như huyễn hóa thời đối Phật Pháp chẳng lại tăng trưởng. Sở dĩ vì sao ? Vì các loại hữu tình bản lai đều có diệu pháp chư Phật , tất cả đã có Phật trí không lui, nên các hữu tình đều khá an lập nơi Diệu trí Phật. Giác huệ không động, biết pháp tánh không, không danh không tướng, không nương không trụ, không lấy không chấp, không ngại không trước, in như hư không, không a lại da, không ni diển để, vô thượng vắng lặng, rất cực vắng lặng, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, không thành không hoại, chẳng có chẳng không. Do đây đối trong thành nhẫn sâu thẳm, thường chẳng xa lià diệu pháp chư Phật. Sở dĩ vì sao ? Vì diệu pháp chư Phật lià tánh lià tướng, chẳng thể thi thiết, chẳng thể tuyên nói, chẳng thể nêu chỉ, khắp loại hữu tình in như hư không.
Khi ấy, Long Cát Tường nghe pháp sâu thẳm, vui mừng nhảy nhót khen Diệu Cát Tường rằng: Hay thay, hay thay ! Tôn giả đã nói thẳm sâu mầu nhiệm chẳng thể nghĩ bàn. Nói các hữu tình thường chẳng xa lià diệu pháp chư Phật, ai tin hiểu được?
Diệu Cát Tường đáp : Các chơn tử Phật đều tin hiểu được. Nghiã là những kẻ tùy tín hành, hoặc tùy pháp hành, hoặc Đệ bát, hoặc Dự lưu, hoặc Nhất lai, hoặc Bất hoàn, hoặc các A la hán, hoặc các Độc giác, hoặc các Bồ tát đã được chẳng quay lui, đối các bạch pháp không động không chuyển, đã khéo an trụ pháp rốt ráo không, pháp vô sở đắc, sâu tin hiểu đuợc. Sở dĩ vì sao ?
Các Bồ tát này tòa Diệu Bồ đề đã hiện trước mặt, năng đối trước thế gian thiên, ma,phạm ,Thích, Sa môn, Phạm chí, a tố lạc thảy, người, phi người làm rống Đại sư tử : Ta đối tòa đây ngồi tréo mu chân, cho đến chưa được Vô thượng Bồ đề quyết chẳng giữa chừng tạm nới ngồi đây.
Vì cớ sao ? Vì các Bồ tát này đã khéo an trụ pháp rốt ráo không, pháp vô sở đắc, chẳng thể động vậy. Ví như cái cọc đóng rất vững chắc, buộc các trâu chúa thảy chẳng lay động được. Như vậy Bồ tát đã khéo an trụ pháp rốt ráo không, pháp vô sở đắc, tất cả hữu tình chẳng thể làm nghiêng động khiến lìa năng giác sở giác và chỗ tòa Bồ đề.
Long Cát Tường hỏi : Năng giác sở giác, chỗ tòa Bồ đề sao gọi thế ư ?
Khi ấy, Diệu Cát Tường gạn lại kia rằng : Vì sao gọi là Như Lai biến hóa? Vì sao gọi chỗ Như Lai biến hóa? Vì sao Như Lai biến hóa sở nương ? Vì sao Như lai biến hóa pháp chứng? Do đây nói là Như Lai biến hóa thuyết pháp chỉ dẫn?
Long Cát Tường nói: Tôi hãy chẳng thấy có thật Như Lai, huống phải thấy có Như Lai biến hóa và chỗ biến hóa, biến hóa, biến hóa sở nương, biến hóa pháp chứng, do đây khá nói nói Như Lai biến hóa thuyết pháp chỉ dẫn.
Diệu Cát Tường bảo: Hay thay, hay thay! Đã nói chỗ biết rất là đúng lý. Ngài đã khởi chứng nơi tất cả pháp vô sở đắc nhẫn, mới năng nói được như thế. Năng giác sở giác thảy nên biết cũng thế.
Long Cát Tường nói : Chẳng phải tất cả pháp vô sở đắc nhẫn có khởi có hoại. Sở dĩ vì sao ? Vì tất cả pháp không, không có tự tánh , tự tướng cũng không. Các pháp như thế không tướng không đối, không sắc không thấy, ngang cùng hư không, làm sao khởi được đối tất cả pháp vô sở đắc nhẫn?
Nếu tất cả pháp vô sở đắc nhẫn có nghiã khởi được, thời nhẫn vang hang, hoặc nhẫn bóng sáng, hoặc nhẫn nhóm bọt, hoặc nhẫn bọt nổi, hoặc ánh nắng, hoặc nhẫn cây chuối, hoặc việc huyễn, hoặc cảnh mộng, hoặc biến hóa, hoặc nhẫn gương tượng, hoặc nhẫn thành tầm hương, hoặc nhẫn cõi hư không, lẽ phải có nghiã khởi. Sở dĩ vì sao? Vì nhẫn hư không thảy có nghĩa khởi ấy, tất không có lẽ đó.
Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe pháp như thế chẳng kinh chẳng sợ, không ngờ không nghi , tâm chẳng chìm lặn , tức là Bồ tát Vô thượng pháp nhẫn .
Diệu Cát Tường nói : Chúng các Bồ tát Vô đắc pháp nhẫn đâu không sai khác?
Long Cát Tường nói : Nếu chúng Bồ tát đối pháp có chút phần chấp trước ấy,đấy thời gọi là hành hữu sở đắc. Nếu các Bồ tát khởi nghĩ này rằng : Ta đối thẳm sâu thảy năng hiển rõ. Đấy thời là hành hữu sở đắc .
Nếu các Bồ tát khởi nghĩ này rằng: Ta là kẻ trọn nên nhẫn thẳm sâu. Đấy thời gọi là hành hữu sở đắc.
Nếu các Bồ tát khởi nghĩ này rằng: Ta đố