- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (24 tập)
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 2
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 3
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 4
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 5
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 7
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 8
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 9
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 10
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 11
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 13
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 16
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 18
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 19
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 20
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 22
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24
- Tiểu sử dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
Quyển Thứ 513: Phẩm Chơn Như: thứ 19-1
Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc đều cầm các thứ bột hương và nhiều thứ thiên hoa trên trời xa rải lên Phật, đảnh lễ hai chân Phật lui đứng một phía, chấp tay cung kính thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế rất là thẳm sâu khó thấy khó giác, chẳng thể tầm nghĩ, vượt cảnh tầm nghĩ, mầu nhiệm sâu vắng, kẻ trí thông lanh mới năng biết được, chẳng phải các thế gian vội vàng năng tín thọ được. Tức là Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đối trong kinh Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đây đều nói lời này: Năm uẩn tức là Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức là năm uẩn. Nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí tức là Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức là nhất thiết tướng trí. Chư Phật tức là Nhất thiết trí trí, Nhất thiết trí trí tức là chư Phật. Sở dĩ vì sao? Hoặc chơn như năm uẩn, hoặc chơn như Nhất thiết trí trí, hoặc chơn như tất cả pháp, đều một chơn như không hai không riêng. Nói rộng cho đến hoặc chơn như nhất thiết tướng trí, hoặc chơn như Nhất thiết trí trí, hoặc chơn như tất cả pháp đều một chơn như không hai không riêng. Hoặc chơn như chư Phật, hoặc chơn như Nhất thiết trí trí, hoặc chơn như tất cả pháp đều một chơn như không hai không riêng?
Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử rằng: Như vậy, như vậy. Như các ngươi đã nói. Thiên tử phải biết: Ta xem nghĩa đây tâm hằng tới vắng chẳng muốn thuyết pháp. Sở dĩ vì sao? Pháp đây rất sâu khó thấy khó giác, chẳng thể tầm nghĩ, vượt cảnh tầm nghĩ, nhiệm mầu thẳm vắng, kẻ trí thông lanh mới năng biết được, chẳng phải các thế gian vội vàng năng tín thọ được. Nghĩa là Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Thiên tử phải biết: Chư Phật đã chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề như thế không năng chứng, chẳng sở chứng, không chỗ chứng, không thời chứng. Thiên tử phải biết: Pháp sâu mầu đây chẳng hai hiện hành, chẳng phải các thế gian so lường được.
Thiên tử phải biết: Hư không sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm. Chơn như cho đến bất tư nghì giới sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm. Vô lượng vô biên sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm. Không đi không đến sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm. Không sanh không diệt sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm. Không nhiễm không tịnh sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm. Không biết không đắc sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm. Không tạo không tác sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm. Ngã cho đến kiến giả sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm. Năm uẩn sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm. Nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm. Tất cả Phật pháp sâu thẳm nên pháp đây sâu thẳm.
Khi ấy, các Thiên tử lại thưa Phật rằng: Đã thuyết pháp sâu thẳm nhiệm mầu đây chẳng phải các thế gian vội vàng năng tín thọ được. Sở dĩ vì sao? Vì pháp sâu mầu đây chẳng vì nhiếp lấy năm uẩn nên thuyết, chẳng vì nới bỏ năm uẩn nên thuyết. Nói rộng cho đến chẳng vì nhiếp lấy nhất thiết tướng trí nên thuyết, chẳng vì nới bỏ nhất thiết tướng trí nên thuyết. Chẳng vì nhiếp lấy tất cả Phật pháp nên thuyết, chẳng vì nới bỏ tất cả Phật pháp nên thuyết. Hữu tình thế gian phần nhiều hành nhiếp lấy chấp ngã sở. Nghĩa là sắc là ngã là ngã sở, thọ tưởng hành thức là ngã là ngã sở. Nói rộng cho đến nhất thiết trí là ngã là ngã sở; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí là ngã là ngã sở.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Thiên tử rằng: Như vậy, như vậy. Như các ngươi đã nói. Thiên tử phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát vì nhiếp lấy năm uẩn nên hành, vì nới bỏ năm uẩn nên hành. Nói rộng cho đến vì nhiếp lấy tất cả Phật pháp nên hành, vì nới bỏ tất cả Phật pháp nên hành. Bồ tát Ma ha tát này chẳng năng tu hành bát nhã, tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa. Nói rộng cho đến chẳng năng tu hành nhất thiết tướng trí.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Pháp sâu thẳm đây năng tùy thuận tất cả pháp. Nghĩa là năng tùy thuận bát nhã, tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí.
Pháp sâu thẳm đây đều không sở ngại. Nghĩa là chẳng ngại sắc thọ tưởng hành thức, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí.
Pháp sâu thẳm đây vô ngại làm tướng. Sở dĩ vì sao? Hư không bình đẳng vậy, chơn như cho đến bất tư nghì giới bình đẳng vậy; không, vô tướng, vô nguyện bình đẳng vậy, vô sanh vô diệt bình đẳng vậy, vô tạo vô tác bình đẳng vậy, vô nhiễm vô tịnh bình đẳng vậy, nên pháp sâu thẳm đây vô ngại làm tướng .
Pháp sâu thẳm đây vô sanh vô diệt. Sở dĩ vì sao? Sắc vô sanh vô diệt vậy, thọ tưởng hành thức vô sanh vô diệt vậy, nói rộng cho đến nhất thiết trí vô sanh vô diệt vậy; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sanh vô diệt vậy, nên pháp sâu thẳm đây vô sanh vô diệt.
Pháp sâu thẳm đây đều không dấu chân. Sở dĩ vì sao? Vì dấu chân sắc bất khả đắc vậy, dấu chân thọ tưởng hành thức bất khả đắc vậy. Nói rộng cho đến dấu chân nhất thiết trí bất khả đắc vậy; dấu chân đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí bất khả đắc vậy, nên pháp sâu thẳm đây đều không dấu chân.
Bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc lại thưa Phật rằng: Đại đức Thiện Hiện là chơn tử của Phật, theo Như Lai sanh. Sở dĩ vì sao? Đại đức Thiện Hiện các chỗ thuyết pháp đều tương ưng cùng không tánh.
Cụ thọ Thiện Hiện bảo các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc rằng: Các ngươi nói tôi là chơn Phật tử theo Như Lai sanh. Sao là Thiện Hiện theo Như Lai sanh? Nghĩa là theo Như Lai chơn như sanh vậy. Sở dĩ vì sao? Như Lai chơn như không đến không đi, Thiện Hiện chơn như cũng không đến đi, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.
Như Lai chơn như tức tất cả pháp chơn như. Tất cả pháp chơn như tức Như Lai chơn như. Chơn như như thế không tánh chơn như, cũng không chẳng tánh chơn như. Thiện Hiện chơn như cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.
Như Lai chơn như thường trú làm tướng. Thiện Hiện chơn như cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.
Như Lai chơn như không biếng khác, không phân biệt, khắp chuyển các pháp. Thiện Hiện chơn như cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.
Như Lai chơn như không bị ngăn ngại, tất cả pháp chơn như cũng không bị ngăn ngại. Hoặc Như Lai chơn như, hoặc tất cả pháp chơn như đồng một chơn như không hai không riêng, không tạo không tác. Chơn như như thế tướng thường chơn như, không lúc tướng chẳng chơn như. Vì tướng thường chơn như không lúc tướng chẳng chơn như, nên không hai không riêng. Thiện Hiện chơn như cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.
Như Lai chơn như đối tất cả xứ không nghĩ nhớ không phân biệt. Thiện Hiện chơn như cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.
Như Lai chơn như không riêng khác, chẳng thể được. Thiện Hiện chơn như cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh. Như Lai chơn như chẳng lìa tất cả pháp chơn như. Chơn như như thế tướng thường chơn như không lúc tướng chẳng chơn như. Thiện Hiện chơn như cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh. Mặc dù nói theo sanh mà không chỗ theo sanh, vì Thiện Hiện chơn như chẳng khác Phật vậy.
Như Lai chơn như chẳng quá khứ chẳng vị lai chẳng hiện tại. Tất cả pháp chơn như cũng chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại. Thiện Hiện chơn như cũng lại như thế, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh. Quá khứ chơn như bình đẳng nên Như lai chơn như bình đẳng. Như Lai chơn như bình đẳng nên quá khứ chơn như bình đẳng. Vị lai chơn như bình đẳng nên Như Lai chơn như bình đẳng. Như Lai chơn như bình đẳng nên vị lai chơn như bình đẳng. Hiện tại chơn như bình đẳng nên Như Lai chơn như bình đẳng. Như Lai chơn như bình đẳng nên hiện tại chơn như bình đẳng. Hoặc quá khứ chơn như hoặc vị lai chơn như hoặc hiện tại chơn như bình đẳng, hoặc Như Lai chơn như bình đẳng, đồng một chơn như bình đẳng không hai không riêng .
Sắc chơn như bình đẳng nên Như Lai chơn như bình đẳng, Như Lai chơn như bình đẳng nên sắc chơn như bình đẳng; thọ tưởng hành thức chơn như bình đẳng nên Như Lai chơn như bình đẳng, Như Lai chơn như bình đẳng nên thọ tưởng hành thức chơn như bình đẳng. Hoặc sắc chơn như hoặc thọ tưởng hành thức chơn như bình đẳng, hoặc Như Lai chơn như bình đẳng, đồng một chơn như bình đẳng không hai không riêng. Nói rộng cho đến nhất thiết trí chơn như bình đẳng nên Như Lai chơn như bình đẳng. Như Lai chơn như bình đẳng nên nhất thiết trí chơn như bình đẳng; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như bình đẳng nên Như Lai chơn như bình đẳng. Như Lai chơn như bình đẳng nên đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như bình đẳng. Hoặc nhất thiết trí chơn như, hoặc đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như bình đẳng, hoặc Như Lai chơn như bình đẳng, đồng một chơn như bình đẳng không hai không riêng.
Thiên tử phải biết: Các Bồ tát Ma ha tát hiện chứng tất cả pháp chơn như bình đẳng như thế nên nói gọi Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Tôi đối các pháp chơn như như thế rất sanh tin hiểu, nên nói Thiện Hiện theo Như Lai sanh.
Chính khi thuyết tướng chơn như như thế, ở thế giới Tam thiên đại thiên đây sáu thứ rung động: Đông vọt Tây lặn, Tây vọt Đông lặn, Nam vọt Bắc lặn, Bắc vọt Nam lặn, giữa vọt bìa lặn, bìa vọt giữa lặn.
Bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc lần nữa đem các bột hương thiên diệu và các thiên hoa phụng rải trên Thế Tôn và Thiện Hiện mà thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Rất lạ, chưa từng có vậy. Đại đức Thiện Hiện do chơn như nên theo Như Lai sanh.
Bấy giờ, Thiện Hiện bảo các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc rằng: Thiên tử phải biết! Nhưng Thiện Hiện tôi chẳng do sắc nên theo Như Lai sanh, chẳng do thọ tưởng hành thức nên theo Như Lai sanh. Chẳng do sắc chơn như nên theo Như Lai sanh, chẳng do thọ tưởng hành thức chơn như nên theo Như Lai sanh. Chẳng lìa sắc nên theo Như Lai sanh, chẳng lìa thọ tưởng hành thức nên theo Như Lai sanh. Chẳng lìa sắc chơn như nên theo Như Lai sanh, chẳng lìa thọ tưởng hành thức chơn như nên theo Như Lai sanh. Nói rộng cho đến chẳng do nhất thiết trí nên theo Như Lai sanh; chẳng do đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí nên theo Như Lai sanh. Chẳng do nhất thiết trí chơn như nên theo Như Lai sanh; chẳng do đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như nên theo Như Lai sanh. Chẳng lìa nhất thiết trí nên theo Như Lai sanh; chẳng lìa đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí nên theo Như Lai sanh. Chẳng lìa nhất thiết trí chơn như nên theo Như Lai sanh; chẳng lìa đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như nên theo Như Lai sanh. Chẳng do hữu vi nên theo Như Lai sanh, chẳng do vô vi nên theo Như Lai sanh. Chẳng do hữu vi chơn như nên theo Như Lai sanh, chẳng do vô vi chơn như nên theo Như Lai sanh. Chẳng lìa hữu vi nên theo Như Lai sanh, chẳng lìa vô vi nên theo Như Lai sanh. Chẳng lìa hữu vi chơn như nên theo Như Lai sanh, chẳng lìa vô vi chơn như nên theo Như Lai sanh. Sở dĩ vì sao? Tất cả pháp này đều vô sở hữu. Các kẻ theo sanh hoặc bị theo sanh do đây theo sanh và chỗ theo sanh đều bất khả đắc, vì tất cả pháp tự tánh không vậy.
Bấy giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Chơn như các pháp, nói rộng cho đến bất tư nghì giới đều rất thẳm sâu. Nghĩa là với trong đây sắc bất khả đắc, thọ tưởng hành thức cũng bất khả đắc. Sắc chơn như bất khả đắc, thọ tưởng hành thức chơn như cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong đây sắc cho đến thức hãy bất khả đắc, huống có sắc chơn như cho đến thức chơn như khả đắc. Nói rộng cho đến trong đây nhất thiết trí bất khả đắc; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng bất khả đắc. Nhất thiết trí chơn như bất khả đắc; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Trong đây nhất thiết trí, đạo tuớng trí, nhất thiết tướng trí hãy bất khả đắc, huống có nhất thiết trí chơn như; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như khả đắc.
Bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.
Chính khi thuyết tướng chơn như như thế hai trăm Bí sô hết hẳn các lậu, tâm được giải thoát, thành A la hán. Lại có năm trăm chúng Bí sô ni xa trần lìa bẩn, đối trong các pháp được tịnh pháp nhãn. Năm ngàn Bí sô đồng thời chứng được vô sanh pháp nhẫn. Sáu ngàn Bồ tát hết hẳn các lậu, tâm được giải thoátt thành A la hán.
Bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi rằng: Nay trong chúng đây sáu ngàn Bồ tát đã ở chỗ năm trăm Đ?c Phật quá khứ, gần gũi cúng dường chánh tín xuất gia, siêng tu phạm hạnh, mặc dù có hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự mà chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, khởi tưởng riêng khác, hành hạnh riêng khác. Khi tu bố thí, khởi nghĩ như vầy: Đây là bố thí, đây là vật thí, đây là kẻ nhận, ta năng hành thí. Khi tu tịnh giới, khởi nghĩ như vầy: Đây là tịnh giới, đây là tội nghiệp, đây cảnh được hộ, ta năng trì giới. Khi tu an nhẫn, khởi nghĩ như vầy: Đây là an nhẫn, đây là chướng nhẫn, đây là cảnh nhẫn, ta năng an nhẫn. Khi tu tinh tiến, khởi nghĩ như vầy: Đây là tinh tiến, đây là lười biếng, đây là ra làm, ta năng tinh tiến. Khi tu tĩnh lự, khởi nghĩ như vầy: Đây là tĩnh lự, đây là tán động, đây là ra làm, ta năng tu định. Kia chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, nương tưởng riêng khác mà hành hạnh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự riêng khác. Bởi tưởng riêng khác, hạnh riêng khác nên chẳng được Bồ tát không tưởng riêng khác và mất hạnh Bồ tát không riêng khác. Do nhân duyên đây chẳng được vào ngôi Bồ tát Chánh tánh ly sanh. Bởi chẳng được vào ngôi Bồ tát Chánh tánh ly sanh nên được quả Dự lưu, lần hồi cho đến quả A la hán. Vậy nên, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát mặc dù có đạo Bồ tát Ma ha tát và có không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn mà chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo bèn chứng thật tế, rơi ở Thanh văn hoặc bậc Đ?c giác.
Khi ấy, Xá Lợi Tử thưa rằng: Nhân duyên nào nên có các Bồ tát tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, do chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo bèn chứng thực tế, rơi ở Thanh văn hoặc bậc Độc giác? Có các Bồ tát tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, lại nhờ nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo được vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh, lần hồi tu hành các hạnh Bồ tát sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá Lợi Tử rằng: Nếu Bồ tát xa lìa tâm Nhất thiết trí trí, chẳng đem đại bi làm thượng thủ tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, bởi chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, bèn chứng thật tế, rơi ở Thanh văn hoặc bậc Độc giác. Nếu các Bồ tát chẳng rời tâm Nhất thiết trí trí, lại đem đại bi làm thượng thủ, tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, lại nhờ nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, năng vào được Bồ tát Chánh tánh ly sanh, lần hồi tu hành các hạnh Bồ tát, sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Xá Lợi Tử! Ví như có chim thân nó to lớn lượng hàng trăm dặm hoặc là hai trăm cho đến năm trăm dặm mà không có cánh. Chim này hoặc từ cung trời Ba mươi ba gieo mình rơi xuống tới châu Thiệm bộ. Khi ở giữa đường nó khởi nghĩ này: Ta muốn lên lại trời Ba mươi ba. Nơi ý hiểu sao? Chim này trở lại trời Ba mươi ba được chăng? Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Bạch Thiện Thệ! Chẳng được. Phật bảo: Xá Lợi Tử! Giữa đường chim này hoặc khởi muốn đây: Tới châu Thiệm bộ sẽ khiến thân ta không tổn không hại. Nơi ý hiểu sao? Ý muốn chim này chừng được toại chăng? Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Bạch Thiện Thệ! Chẳng đưọc. Khi chim này đến châu Thiệm bộ, thân nó quyết định có tổn có hại, hoặc đến mất mạng, hoặc khổ gần chết. Sở dĩ vì sao? Vì chim này thân to từ xa mà rơi không có cánh vậy.
Phật bảo: Xá Lợi Tử! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Xá Lợi Tử! Có các Bồ tát cũng lại như thế, mặc dù đã trải vô lượng vô số đại kiếp siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, cũng tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn mà chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, bèn chứng thật tế, rơi ở Thanh văn hoặc bậc Độc giác. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát này xa lìa tâm Nhất thiết trí trí, chẳng đem đại bi làm thượng thủ, mặc dù trải qua vô lượng vô số đại kiếp siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, cũng tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn mà chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, bèn rơi Thanh văn hoặc bậc Độc giác. Các Bồ tát này mặc dù nhớ nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai, hiện tại cúng dường cung kính, tùy thuận tu hành mà đối trong ấy chấp lấy tướng, nên chẳng năng chính hiểu được công đức chân thật nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến chư Phật Thế Tôn. Các Bồ tát này chẳng năng chính hiểu công đức Phật, nên dù nghe đạo Bồ tát Ma ha tát và tiếng pháp không, vô tướng, vô nguyện mà nương tiếng đây chấp lấy nơi tướng. Chấp lấy tướng rồi, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các Bồ tát Ma ha tát này hồi hướng như vậy chẳng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, rơi ở Thanh văn hoặc bậc Đ?c giác. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát này bởi chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, mặc dù đem các thứ căn lành đã tu được hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà vẫn rơi Thanh văn hoặc bậc Đ?c giác.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có các Bồ tát ngay từ khi sơ phát tâm chẳng rời tâm Nhất thiết trí trí, hằng đem đại bi làm thượng thủ, siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự cũng thường nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, mặc dù nhớ nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai, hiện tại mà chẳng lấy tướng; mặc dù tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng chẳng lấy tướng; mặc dù nhớ các thứ công đức mình, người, cùng các hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng chẳng lấy tướng.
Xá Lợi Tử! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này thẳng tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng rơi Thanh văn và bậc Độc giác. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này ngay từ sơ phát tâm cho đến rốt ráo chẳng rời tâm Nhất thiết trí trí, hằng đem đại bi tâm làm thượng thủ, mặc dù tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự mà chẳng lấy tướng; mặc dù nhớ nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai, hiện tại cũng chẳng lấy tướng; tu đ?o Bồ tát Ma ha tát và pháp không, vô tướng, vô nguyện cũng chẳng lấy tướng. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát này vì có phương tiện khéo léo, nên dùng tâm ly tướng tu hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật đa, nói rộng cho đến dùng tâm ly tướng tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Đo đây định chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Khi ấy, Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Như tôi hiểu nghĩa Phật đã nói đó, nếu Bồ tát Ma ha tát ngay từ khi sơ phát tâm cho đến rốt ráo, thường năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, Bồ tát Ma ha tát này gần kề Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Vì Bồ tát Ma ha tát này ngay từ sơ phát tâm cho đến rốt ráo trọn chẳng thấy có chút pháp khá được. Nghĩa là hoặc năng chứng, hoặc sở chứng, hoặc chỗ chứng, hoặc thời chứng, hoặc do đây chứng trọn bất khả đắc. Chỗ gọi hoặc sắc, hoặc thọ tưởng hành thức, nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí đều bất khả đắc.
Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Có các thiện nam tử Bồ tát thừa chẳng năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, mà cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Phải biết kia đối sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nghi hoặc do dự hoặc đắc chẳng đắc. Sở dĩ vì sao? Vì các thiện nam tử Bồ tát thừa này chẳng năng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, đối sở tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa đều lấy nơi tướng, nói rộng cho đến đối sở tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đều lấy nơi tướng. Bởi nhân duyên đây các thiện nam tử Bồ tát thừa đều đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nghi ngờ do dự, hoặc đắc chẳng đắc. Vậy nên, bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề quyết định chẳng nên xa lìa Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo. Bồ tát Ma ha tát này an trụ Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, đem tâm vô tướng cùng hành nên tu bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa, nói rộng cho đến đem tâm vô tướng cùng hành nên tu nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, đem tâm vô tướng cùng hành tu trụ tất cả Phật pháp như thế tất được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề .
Bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc đồng thưa Phật rằng:Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề của chư Phật rất khó tin hiểu, rất khó chứng được. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát Ma ha tát đối tất cả pháp tự tướng cộng tướng lẽ đều chứng biết, mới mong năng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà các Bồ tát chỗ biết pháp tướng trọn vô sở hữu, đều bất khả đắc?
Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử rằng: Như vậy, như vậy. Như các ngươi đã nói, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề của chư Phật rất khó hiểu, rất khó chứng được.
Thiên tử phải biết: Ta cũng hiện giác tất cả pháp tướng chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà trọn chẳng đắc thắng nghĩa pháp tướng khá nói gọi đây là năng chứng, đây là sở chứng, đây là chỗ chứng, đây là thời chứng, và khá nói vì do đây mà chứng. Vì cớ sao? Các Thiên tử! Vì tất cả pháp rốt ráo tịnh vậy, hữu vi vô vi rốt ráo không vậy. Do đây Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cực khó tin hiểu, rất khó chứng được.
Cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Như Thế Tôn nói Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chư Phật cực khó tin hiểu, rất khó chứng được. Như tôi suy nghĩ nghĩa Phật đã nói, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chư Phật cực dễ tin hiểu, rất dễ chứng được. Sở dĩ vì sao? Nếu năng tin hiểu được, không pháp năng chứng, không pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có thời chứng, cũng không do đây mà có sở chứng. Tức là năng tin hiểu được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chư Phật. Nếu có chứng biết không pháp năng chứng, không pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có thời chứng, cũng không do đây mà có sở chứng, tức là năng chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở di vì sao? Vì tất cả pháp rốt ráo đều không. Trong rốt ráo không trọn không có pháp khá gọi năng chứng, khá gọi sở chứng, khá gọi chỗ chứng, khá gọi thời chứng, khá gọi do đây mà có sở chứng. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp tánh tướng đều không, hoặc tăng hoặc giảm trọn vô sở hữu, đều bất khả đắc. Do nhân duyên này các Bồ tát Ma ha tát sở tu bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa trọn vô sở hữu đều bất khả đắc. Nói rộng cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí trọn vô sở hữu đều bất khả đắc. Các Bồ tát Ma ha tát sở quán các pháp hoặc hữu sắc hoặc vô sắc, hoặc hữu kiến hoặc vô kiến. hoặc hữu đối hoặc vô đối, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc hữu vi hoặc vô vi trọn vô sở hữu, đều bất khả đắc. Do nhân duyên đây tôi suy nghĩ nghĩa thú Phật đã nói, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề của chư Phật cực dễ tin hiểu, rất dễ chứng được. Các Bồ tát Ma ha tát chẳng nên đối trong ấy bảo rằng khó tin hiểu và khó chứng được. Sở dĩ vì sao? Vì sắc, tự tánh sắc không; thọ tưởng hành thức, tự tánh thọ tưởng hành thức không. Nói rộng cho đến nhất thiết trí, tự tánh nhất thiết tướng trí không; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không. Nếu Bồ tát Ma ha tát năng đối nghĩa "tự tánh không" như thế rất sanh tin hiểu không trái ngược mà chứng, bèn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Do nghĩa như thế, tôi nói Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng khó tin hiểu, chẳng khó chứng được.
Khi ấy, Xá Lợi Tử bảo Thiện Hiện rằng: Cũng do nhân duyên đây Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chư Phật cực khó tin hiểu, rất khó chứng được. Sở dì vì sao? Vì các Bồ tát Ma ha tát quán tất cả pháp trọn không tự tánh, đều như hư không. Ví như hư không chẳng tác nghĩ này: Ta sẽ tin hiểu chứng được Vô thượng chánh đẳng Bồ đề. Các Bồ tát Ma ha tát cũng lẽ như thế, chẳng tác nghĩ này: Ta sẽ tin hiểu chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp tánh tướng đều không, ngang đồng hư không. Các Bồ tát Ma ha tát cần năng tin hiểu các pháp đều không, ngang đồng hư không, không trái ngược mà chứng, mới được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát tin hiểu các pháp ngang đồng hư không bèn đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề dễ sanh tin hiểu, dễ chứng được ấy, thời chẳng nên có Bồ tát Ma ha tát nhiều ngang như cát sông Căng già mặc áo giáp đại công đức, phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ở thời gian giữa mà có trụt lui. Nên biết Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cực khó tin hiểu, rất khó chứng được.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Xá Lợi Tử rằng: Nơi ý hiểu sao? Sắc đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có. Nơi ý hiểu sao? Thọ tưởng hành thức đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có.
Nơi ý hiểu sao? Lìa sắc có pháp đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có. Nơi ý hiểu sao? Lìa thọ tưởng hành thức có pháp đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có.
Nơi ý hiểu sao? Lìa sắc chơn như có pháp đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có. Nơi ý hiểu sao? Lìa thọ tưởng hành thức chơn như có pháp đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có.
Nơi ý hiểu sao? Nói rộng cho đến nhất thiết trí đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có. Nơi ý hiểu sao? Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có.
Nơi ý hiểu sao? Lìa nhất thiết trí có pháp đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có. Nơi ý hiểu sao? Lìa đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cópháp đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tữ: Thiện Hiện! Chẳng có.
Nơi ý hiểu sao? Nhất thiết trí chơn như đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có. Nơi ý hiểu sao? Đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có.
Nơi ý hiểu sao? Lìa nhất thiết trí chơn như có pháp đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có. Nơi ý hiểu sao? Lìa đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như có pháp đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nơi ý hiểu sao? Các pháp chơn như nói rộng cho đến bất tư nghì giới đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có.
Nơi ý hiểu sao? Lìa các pháp chơn như nói rộng cho đến bất tư nghì giới có pháp đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề có trụt lui chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo Xá Lợi Tử rằng: Nếu tất cả pháp vì chắc thật vậy, vì an trụ vậy, trọn vô sở hữu đều bất khả đắc, thời nói những pháp nào khá đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có trụt lui?
Khi ấy, Xá Lợi Tử nói Thiện Hiện rằng: Như Nhân giả đã nói. Trong vô sanh pháp nhẫn đều không có pháp, cũng không có Bồ tát đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nói có trụt lui. Nếu vậy cớ sao Phật nói ba thứ bổ đặc già la trị Bồ tát thừa, chỉ nên nói một? Lại như Nhân giả nói, lẽ không có ba thừa Bồ tát sai khác, chỉ nên có một thừa Chánh đẳng giác?
Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn thưa cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Nên hỏi Thiện Hiện hãy hứa cho có một thừa Bồ tát chăng, nhiên hậu mới nạn lẽ không có kiến lập Tam thừa sai khác, chỉ nên có một Chánh đẳng giác thừa.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Hãy hứa cho có một thừa Bồ tát chăng?
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo Xá Lợi Tử rằng: Nơi ý hiểu sao? Trong chơn như tất cả pháp hãy có ba thứ Bổ đặc già la trụ Bồ tát thừa tướng sai khác chăng? Nghĩa là có kẻ lui trụ Thanh văn thừa, hoặc có kẻ lui trụ Độc giác thừa, hoặc có kẻ chứng được Vô thượng thừa. Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có.
Nơi ý hiểu sao? Trong chơn như tất cả pháp hãy có ba thừa Bồ tát khác chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có.
Nơi ý hiểu sao? Trong chơn như tất cả pháp hãy thật có một Chánh đẳng giác thừa các Bồ tát chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hi?n! Chẳng có.
Nơi ý hiểu sao? Chơn như các pháp tướng có một có hai có ba chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có.
Nơi ý hiểu sao? Trong chơn như tất cả pháp hãy có một pháp hoặc một Bồ tát mà khá được chăng? Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng có.
Khi đó cụ thọ Thiện Hiện bảo Xá Lợi Tử rằng: Nếu tất cả pháp vì chắc thật vậy, vì an trụ vậy, trọn vô sở hữu, đều bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Vì sao khởi được nghĩ này: Bồ tát như thế đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề định có trụt lui, Bồ tát như thế đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề định không có trụt lui, Bồ tát như thế đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nói chẳng quyết định, Bồ tát như thế là Thanh văn thừa, Bồ tát như thế là Độc giác thừa, Bồ tát như thế là Vô thượng thừa; như vậy là ba, như vậy là một?
Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát đối tất cả pháp trọn vô sở đắc, đối tất cả pháp chơn như cũng năng khéo tin hiểu trọn vô sở đắc, đối các Bồ tát cũng vô sở đắc, đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ dề cũng vô sở đắc, phải biết đấy là chơn như Bồ tát Ma ha tát. Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe thuyết tướng chơn như các pháp bất khả đắc như thế nơi tâm chẳng kinh chẳng sợ chẳng hãi, không nghi không hối, không lui không trụt. Bồ tát Ma ha tát này mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ở thời gian giữa quyết định không trụt lui.
Bấy giờ, Thế Tôn khen Thiện Hiện rằng: Hay thay, hay thay! Ngươi nay mới năng vì các Bồ tát Ma ha tát khéo thyết pháp yếu. Lời ngươi đã thuyết đó đều là sức oai thần Như Lai. Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát đối tướng pháp chơn như bất khả đắc rất sanh tin hiểu, biết tất cả pháp không tướng sai khác, nghe thuyết tướng các pháp chơn như bất khả đắc như thế nơi tâm chẳng kinh chẳng sợ chẳng hãi, không nghi không hối, không lui không trụt, Bồ tát Ma ha tát này mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bấy giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu các Bồ tát Ma ha tát trọn nên pháp ấy mau chứng Vô thượng Chánh đẳng giác ư?
Bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Nếu Bồ tát Ma ha tát trọn nên pháp ấy mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng rơi Thanh văn, bậc Đ?c giác thảy.
Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn mau chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề phải đối nào trụ? Nên trụ làm sao?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn mau chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề phải đối tất cả hữu tình trụ tâm bình đẳng, chẳng nên trụ tâm bất bình đẳng. Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm bình đẳng, chẳng nên khởi tâm bất bình đẳng. Phải đối tất cả hữu tình đem tâm bình đẳng cho lời, chẳng nên đem tâm bất bình đẳng cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm đại từ, chẳng nên khởi tâm giận dữ. Phải đối tất cả hữu tình đem tâm đại từ cho lời, chẳng nên đem tâm giận dữ cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm đại bi, chẳng nên khởi tâm não hại. Phải đối tất cả hữu tình đem tâm đại bi cho lời, chẳng nên đem tâm ganh ghét cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm đại hỷ, chẳng nên khởi tâm ghen ghét. Phải đối tất cả hữu tình đem tâm đại hỷ cho lời, chẳng nên đem tâm ghen ghét cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm đại xả, chẳng nên khởi tâm lệch đảng. Phải đối tất cả hữu tình đem tâm đại xả cho lời, chẳng nên dem tâm lệch đảng cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm cung kính, chẳng nên khởi tâm khinh ngạo. Phải đối tất cả hữu tình đem tâm cung kính cho lời, chẳng nên đem tâm khinh ngạo cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm ngay thẳng, chẳng nên khởi tâm nịnh gạt. Phải đối tất cả hữu tình đem tâm ngay thẳng cho lời, chẳng nên đem tâm nịnh gạt cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm mềm mại, chẳng nên khởi tâm cứng cỏi. Phải đối tất cả hữu tình đem tâm mềm mại cho lời, chẳng nên đem tâm cứng cỏi cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm lợi ích, chẳng nên khởi tâm chẳng lợi ích. Phải đối tất cả hữu tình đem tâm lợi ích cho lời, chẳng nên đem tâm chẳng lợi ích cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm an vui, chẳng nên khởi tâm chẳng an vui. Phải đối tất cả hữu tình đem tâm an vui cho lời, chẳng nên đem tâm chẳng an vui cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm không trở ngại, chẳng nên khởi tâm có trở ngại. Phải đối tất cả hữu tình đem tâm không trở ngại cho lời, chẳng nên đem tâm có trở ngại cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm như cha mẹ, như anh em, như chị em, như nam nữ, như thân tộc, cũng đem tâm đây cùng kia cho lời. Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm bè bạn, cũng đem tâm đây cùng kia cho lời. Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm như thầy giáo dạy, như thầy khuôn mẫu, như con em, như đồng học, cũng đem tâm đây cùng kia cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm như Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Bồ tát Ma ha tát, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cũng đem tâm đây cùng kia cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm nên cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, cũng đem tâm đây cùng kia cho lời. Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm nên cứu giúp thương xót che hộ, cũng đem tâm đây cùng kia cho lời.
Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm rốt ráo không vô sở hữu bất khả đắc, cũng đem tâm đây cùng kia cho lời. Phải đối tất cả hữu tình khởi tâm không, vô tướng, vô nguyện, cũng đem tâm đây cùng kia cho lời.
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn mau chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên trụ nơi đây.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn mau chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên tự lìa hại sanh mạng, cũng khuyên người lìa hại sanh mạng, hằng chính xưng nêu pháp lìa hại sanh mạng, vui mừng khen ngợi kẻ lìa hại sanh mạng. Nói rộng cho đến nên tự lìa tà kiến, cũng khuyên người lìa tà kiến, hằng chính xưng nêu pháp lìa tà kiến, vui mừng khen ngợi kẻ lìa tà kiến.
Nên tự tu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định; cũng khuyên người tu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, hằng chính xưng nêu pháp tu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, vui mừng khen ngợi kẻ tu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định.
Nên tự viên mãn bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa, cũng khuyên người viên mãn bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa, hằng chính nêu pháp viên mãn bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa, vui mừng khen ngợi kẻ viên mãn bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa.
Nên tự trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không, cũng khuyên người trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không, hằng chính xưng nêu pháp trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không, vui mừng khen ngợi kẻ trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không.
Nên tự trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới, cũng khuyên người trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới, hằng chính xưng nêu pháp trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới, vui mừng khen ngợi kẻ trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới.
Nên tự trụ bốn thánh đế, cũng khuyên người trụ bốn thánh đế, hằng chính xưng nêu pháp trụ bốn thánh đế, vui mừng khen ngợi kẻ trụ bốn thánh đế.
Nên tự tu bốn niệm trụ cho đến tám thánh đại chi, cũng khuyên người tu bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi, hằng chính xưng nêu pháp tu bốn niệm trụ cho đến tám thánh đại chi, vui mừng khen ngợi kẻ tu bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi.
Nên tự tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn; cũng khuyên người tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn; hằng chính xưng nêu pháp tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn; vui mừng khen ngợi kẻ tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.
Nên tự tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ, cũng khuyên người tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ, hằng chính xưng nêu pháp tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ, vui mừng khen ngợi kẻ tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ.
Nên tự viên mãn các bậc Bồ tát, cũng khuyên người viên mãn các bậc Bồ tát, hằng chính xưng nêu pháp viên mãn các bậc Bồ tát, vui mừng khen ngợi kẻ viên mãn các bậc Bồ tát.
Nên tự viên mãn đà la ni môn, tam ma địa môn; cũng khuyên người viên mãn đà la ni môn, tam ma địa môn; hằng chính xưng nêu pháp viên mãn đà la ni môn, tam ma địa môn; vui mừng khen ngợi kẻ viên mãn đà la ni môn, tam ma địa môn.
Nên tự viên mãn năm nhãn, sáu thần thông; cũng khuyên người viên mãn năm nhãn, sáu thần thông; hằng chính xưng nêu pháp viên mãn năm nhãn, sáu thần thông; vui mừng khen ngợi kẻ viên mãn năm nhãn, sáu thần thông.
Nên tự viên mãn Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cũng khuyên người viên mãn Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, hằng chính xưng nêu pháp viên mãn Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, vui mừng khen ngợi kẻ viên mãn Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Nên tự viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; cũng khuyên người viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; hằng chính xưng nêu pháp viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; vui mừng khen ngợi kẻ viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.
Nên tự viên mãn ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hảo; cũng khuyên người viên mãn ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hảo; hằng chính xưng nêu pháp viên mãn ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hảo; vui mừng khen ngợi kẻ viên mãn ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hảo.
Nên tự viên mãn pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả; cũng khuyên người viên mãn pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả; hằng chính xưng nêu pháp viên mãn pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả; vui mừng khen ngợi kẻ viên mãn pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả.
Nên tự quán thuận nghịch mười hai nhánh duyên khởi, cũng khuyên người quán thuận nghịch mười hai nhánh duyên khởi, hằng chính xưng nêu pháp quán thuận nghịch mười hai nhánh duyên khởi, vui mừng khen kẻ quán thuận nghịch mười hai nhánh duyên khởi.
Nên tự biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo; cũng khuyên người biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo; hằng chính xưng nêu pháp biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo; vui mừng khen ngợi kẻ biết khổ , đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.
Nên tự khởi trí chứng quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề mà chẳng chứng thật tế được quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề; cũng khuyên người khởi trí chứng quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề và chứng thật tế được quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề; hằng chính xưng nêu khởi trí chứng quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề và pháp chứng thật tế được quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề; vui mừng khen ngợi kẻ khởi trí chứng quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề và chứng thật tế được quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề.
Nên tự vào ngôi Bồ tát Chánh tánh ly sanh, cũng khuyên người vào ngôi Bồ tát Chánh tánh ly sanh, hằng chính xưng nêu pháp vào ngôi Bồ tát Chánh tánh ly sanh, vui mừng khen ngợi kẻ vào ngôi Bồ tát Chánh tánh ly sanh.