Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Thứ 350: Hội thứ nhất Phẩm Dẫn Nhiếp thứ 60-2

18/04/201312:08(Xem: 18809)
Quyển Thứ 350: Hội thứ nhất Phẩm Dẫn Nhiếp thứ 60-2

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14

Quyển Thứ 350: Hội thứ nhất Phẩm Dẫn Nhiếp thứ 60-2

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát làm sao an trụ tĩnh lự Ba la mật đa dẫn nhiếp tịnh giới Ba la mật đa?

Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa tu học an nhẫn, quán sắc như đùm bọt nước, quán thọ như bọt nước nổi, quán tưởng như ánh nắng, quán hành như cây chuối, quán thức như việc huyễn. Khi tác quán này, tưởng chẳng bền chắc, đối năm thủ uẩn thường hiện tại tiền. Lại tác nghĩ này: “Các pháp đều không, không có ngã, ngã sở, sắc là ai sắc, thọ là ai thọ, tưởng là ai tưởng, hành là ai hành, thức là ai thức?” Khi quán như thế lại tác nghĩ này: “Các pháp đều không, lìa ngã ngã sở, ai năng cắt đứt, ai chịu cắt đứt, ai năng hủy mắng, ai chịu hủy mắng, ai lại ở trong phát khởi giận dữ?” Bồ Tát nương dựa tĩnh lự như thế quán sát xét kỹ, năng đủ an nhẫn. Lại đem căn lành an nhẫn như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem vô sở đắc làm phương tiện. Khi hồi hướng Đại bồ đề như thế xa lìa ba tâm là ai hồi hướng, dùng hồi hướng chi, hồi hướng chỗ nào. Ba tâm như thế đều chẳng khởi. Thiện Hiện! Đấy là Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa dẫn nhiếp an nhẫn Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát làm sao an trụ tĩnh lự Ba la mật đa dẫn nhiếp tinh tiến Ba la mật đa?

Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa, phát khởi nhiều thứ dũng mãnh tinh tiến. Nghĩa là Bồ Tát Ma Ha Tát lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm có tứ, lìa sanh mừng vui vào trụ Sơ tĩnh lự đầy đủ. Tầm tứ vắng lặng, trụ tánh nội đẳng, tịnh tâm nhất thú, không tầm không tứ, định sanh mừng vui vào trụ Đệ nhị tĩnh lự đầy đủ. Lìa mừng trụ xả, đủ niệm chánh tri, lãnh thân thọ vui, Thánh giả đối trong ấy năng thuyết năng xả, đủ niệm vui trụ, vào trụ Đệ tam tĩnh lự đầy đủ. Dứt vui dứt khổ, trước mất mừng buồn, chẳng khổ chẳng vui, xả niệm thanh tịnh vào trụ Đệ tứ tĩnh lự đầy đủ. Khi Bồ Tát tu tĩnh lự như thế, đối các tĩnh lự và nhánh tĩnh lự đều chẳng lấy tướng, phát khởi Thần cảnh trí thông thù thắng, năng làm viện đại thần biến vô biên. Chỗ gọi chấn động mười phương thế giới: biến một làm nhiều, biến nhiều làm một; hoặc ẩn hoặc hiển nhanh chóng vô ngại; thẳng qua núi gộp tường vách như không; qua lại trên không như chim bay bổng; lặn nổi trong đất như lặn nổi nước; dạo đi trên nước như đi trên đất; thân xịt khói lửa như cao nguyên cháy; thể chảy nhiều dòng như núi tuyết tan; nhật nguyệt thân đức oai thế khó đương; đem lấy bắt nắm ngăn che ánh sáng cho đến cõi Tịnh Cư, chuyển thân tự tại. Thần biến như đấy, số ấy vô biên.

Phát khởi Thiên nhĩ trí thông thù thắng rõ ràng thanh tịnh hơn nhĩ người trời. Năng như thật nghe các thứ tiếng tăm của loài tình, phi tình mười phương thế giới. Chỗ gọi khắp nghe tiếng các địa ngục, tiếng bàng sanh, tiếng quỷ giới, tiếng người, tiếng trời, tiếng Thanh Văn, tiếng Độc giác, tiếng Bồ Tát, tiếng chư Phật, tiếng quở mắng sanh tử, tiếng khen ngợi Niết Bàn, tiếng trái bỏ hữu vi, tiếng hướng tới Bồ đề, tiếng nhàm ghét hữu lậu, tiếng mừng vô lậu, tiếng xưng nêu Tam-Bảo, tiếng chế phục tà đạo, tiếng luận nghị quyết lựa, tiếng phúng tụng kinh điển, tiếng khuyên dứt ác pháp, tiếng khiến tu thiện pháp, tiếng cứu vớt khổ nạn. Các tiếng như thế hoặc lớn hoặc nhỏ đều nghe không ngại.

Dẫn phát Tha tâm trí thông thù thắng, năng như thật biết pháp tâm, tâm sở của loài hữu tình mười phương thế giới khác. Chỗ gọi biết khắp loại hữu tình kia: hoặc có tâm tham, hoặc lìa tâm tham; hoặc có tâm sân, hoặc lìa tâm sân; hoặc có tâm si, hoặc lìa tâm si; hoặc có tâm ái, hoặc lìa tâm ái; hoặc có tâm lấy, hoặc lìa tâm lấy; hoặc tâm tụ, hoặc tâm tán; hoặc tâm hạ xuống; hoặc tâm vắng lặng; hoặc tâm lay, hoặc tâm chẳng lay; hoặc tâm định, hoặc tâm chẳng định; hoặc tâm giải thoát, hoặc tâm chẳng giải thoát; hoặc tâm hữu lậu, hoặc tâm vô lậu; hoặc tâm tu, hoặc tâm chẳng tu; hoặc tâm hữu thượng, hoặc tâm Vô thượng. Các tâm như thế đều như thật biết.

Dẫn phát Túc trụ trí thông thù thắng, như thật nhớ biết những việc túc trụ hữu tình mười phương vô lượng thế giới. Chỗ gọi tùy nhớ hoặc mình hoặc người, một tâm, mười tâm, trăm tâm, ngàn tâm, nhiều trăm ngàn tâm, các việc túc trụ. Hoặc lại tùy nhớ một ngày mười ngày, trăm ngày ngàn ngày, nhiều trăm ngàn ngày các việc túc trụ. Hoặc lại tùy nhớ một tháng mười tháng, trăm tháng ngàn tháng, nhiều trăm ngàn tháng các việc túc trụ. Hoặc lại tùy nhớ một năm mười năm, trăm năm ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm các việc túc trụ. Hoặc lại tùy nhớ một kiếp mười kiếp, trăm kiếp ngàn kiếp cho đến vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức kiếp các việc túc trụ. Hoặc lại tùy nhớ có bao nhiêu các việc túc trụ đời trước: xứ thời như thế, có tên như thế, họ như thế, dòng giống như thế, ăn như thế, ở lâu như thế, thọ hạn như thế, trường thọ như thế, hưởng vui như thế, chịu khổ như thế, từ chỗ kia sanh chết đến sanh trong đây; từ chỗ đây chết sanh đến nơi kia; trạng mạo như thế, nói năng như thế; hoặc hẹp hoặc rộng, hoặc mình hoặc người. Các việc túc trụ đều tùy nhớ biết.

Dẫn phát Thiên nhãn trí thông thù thắng sáng rõ thanh tịnh hơn nhãn người trời. Năng như thật thấy các thứ sắc tượng hữu tình vô tình mười phương thế giới. Chỗ gọi khắp thấy các loại hữu tình khi chết khi sanh, sắc diệu sắc thô, thiện thú ác thú, hoặc hơn hoặc kém, các thứ sắc tượng như thế thảy. Nhân đây lại biết các loại hữu tình theo dụng nghiệp lực thọ sanh sai khác. Hữu tình như thế trọn nên thân ác hạnh, trọn nên ngữ ác hạnh, trọn nên ý ác hạnh, hủy báng Hiền Thánh, tà kiến nhân duyên thân hoại mạng chung phải đọa ác thú: hoặc sanh địa ngục, hoặc sanh bàng sanh, hoặc sanh quỷ giới, hoặc sanh biên địa trong loại hữu tình hạn tiện báo ác chịu các khổ não. Hữu tình như thế trọn nên thân diệu hành, trọn nên ngữ diệu hành, trọn nên ý diệu hành, xưng khen Hiền Thánh nhân duyên chánh kiến, thân hoại mạng chung sẽ thăng thiện thú: hoặc sanh lên trời, hoặc sanh trong người hưởng các vui khoái. Các thứ nghiệp loại hữu tình như thế thọ quả sai khác, đều như thật biết.

Bồ Tát trụ năm diệu thần thông đây, từ một nước Phật qua một nước Phật, gần gũi cúng dường chư Phật Thế Tôn, thỉnh hỏi chư Phật pháp nghĩa thẳm sâu, vun trồng căn lành vô lượng vi diệu, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, siêng tu các thứ hạnh Bồ Tát. Đem căn lành đây chẳng cầu các bậc Thanh Văn, Độc giác, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Khi hồi hướng Đại bồ đề như thế xa lìa ba tâm là ai hồi hướng, dùng hồi hướng chi, hồi hướng chỗ nào. Ba tâm như thế hẳn đều chẳng khởi. Thiện Hiện! Đấy là Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa dẫn nhiếp tinh tiến Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát làm sao an trụ tĩnh lự Ba la mật đa, dẫn nhiếp Ba la mật đa?

Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa quán sắc chẳng khá được, quán thọ tưởng hành thức chẳng khá được. Quán nhãn xứ chẳng khá được, quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng khá được. Quán sắc xứ chẳng khá được, quán thanh hương vi xúc pháp xứ chẳng khá được. Quán nhãn giới chẳng khá được, quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chẳng khá được. Quán nhãn xúc chẳng khá được, quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chẳng khá được. Quán nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá được, quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá được.

Quán địa giới chẳng khá được, quán thủy hỏa phong không thức giới chẳng khá được. Quán vô minh chẳng khá được; quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não chẳng khá được. Quán bố thí Ba la mật đa chẳng khá được; quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát Nhã Ba la mật đa chẳng khá được.

Quán nội không chẳng khá được; quán ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không chẳng khá được. Quán chơn như chẳng khá được; quán pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới chẳng khá được. Quán khổ thánh đế chẳng khá được, quán tập diệt đạo thánh đế chẳng khá được.

Quán bốn tĩnh lự chẳng khá được; quán bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng khá được. Quán tám giải thoát chẳng khá được; quán tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chẳng khá được. Quán bốn niệm trụ chẳng khá được; quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi chẳng khá được. Quán không giải thoát môn chẳng khá được; quán vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng khá được. Quán năm nhãn chẳng khá được, quán sáu thần thông chẳng khá được.

Quán Phật mười lực chẳng khá được; quán bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng khá được. Quán vô vong thất chẳng khá được, quán tánh hằng trụ xả chẳng khá được. Quán nhất thiết trí chẳng khá được, quán đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng khá được. Quán tất cả đà la ni môn chẳng khá được, quán tất cả tam ma địa môn chẳng khá được.

Quán quả Dự lưu chẳng khá được, quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A La Hán chẳng khá được. Quán Độc giác Bồ đề chẳng khá được. Quán tất cả hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát chẳng khá được, quán chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng khá được. Quán hữu vi giới chẳng khá được, quán vô vi giới chẳng khá được.

Như vậy Bồ Tát Ma Ha Tát quán tất cả pháp chẳng khá được nên vô tác, vô tác nên vô sanh, vô sanh nên vô diệt, vô diệt nên rốt ráo thanh tịnh, thường trụ vô biến. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp, Như Lai xuất thế hoặc chẳng xuất thế, an trụ pháp tánh, an trụ pháp giới, an trụ pháp trụ, an trụ pháp định, vô sanh vô diệt hằng không biến đổi. Bồ Tát Ma Ha Tát này tâm thường không loạn, hằng thời an trụ tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, như thật quán sát tất cả pháp tánh đều vô sở hữu. Lại đem căn lành diệu huệ như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Khi hồi hướng Đại bồ đề như thế xa lìa ba tâm là ai hồi hướng, dùng hồi hướng chi, hồi hướng chỗ nào. Ba tâm như thế hẳn đều chẳng khởi. Thiện Hiện! Đấy là Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa dẫn nhiếp Bát Nhã Ba la mật đa.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát làm sao an trụ Bát Nhã Ba la mật đa dẫn nhiếp bố thí Ba la mật đa?

Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát an trụ Bát Nhã Ba la mật đa quán tất cả pháp không, vô sở hữu. Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát vì sao quán tất cả pháp không, vô sở hữu?

Phật nói: Thiện Hiện! Bồ Tát Ma Ha Tát này an trụ Bát Nhã Ba la mật đa quán tánh nội không, tánh nội không chẳng khá được; quán tánh ngoại không, tánh ngoại không chẳng khá được; quán tánh nội ngoại không, tánh nội ngoại không chẳng khá được; quán tánh không không, tánh không không chẳng khá được; quán tánh đại không, tánh đại không chẳng khá được; quán tánh thắng nghĩa không, tánh thắng nghĩa không chẳng khá được; quán tánh hữu vi không, tánh hữu vi không chẳng khá được; quán tánh vô vi không, tánh vô vi không chẳng khá được; quán tánh tánh tất cánh không, tánh tất cánh không chẳng khá được; quán tánh vô tế không, tánh vô tế không chẳng khá được; quán tánh tán không, tánh tán không chẳng khá được; quán tánh vô biến dị không, tánh vô biến dị không chẳng khá được; quán tánh bổn tánh không, tánh bổn tánh không chẳng khá được; quán tánh tự tướng không, tánh tự tướng không chẳng khá được; quán tánh cộng tướng không, tánh cộng tướng không chẳng khá được; quán tánh nhất thiết pháp không, tánh nhất thiết pháp không chẳng khá được; quán tánh bất khả đắc không, tánh bất khả đắc không chẳng khá được; quán tánh vô tánh không, tánh vô tánh không chẳng khá được; quán tánh tự tánh không, tánh tự tánh không chẳng khá được; quán tánh vô tánh tự tánh không, tánh vô tánh tự tánh không chẳng khá được.

Bồ Tát này an trụ trong các không như thế, chẳng được sắc hoặc không hoặc bất không, chẳng được thọ tưởng hành thức hoặc không hoặc bất không. Chẳng được nhãn xứ hoặc không hoặc bất không, chẳng được nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ hoặc không hoặc bất không. Chẳng được sắc xứ hoặc không hoặc bất không, chẳng được thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc không hoặc bất không. Chẳng được nhãn giới hoặc không hoặc bất không, chẳng được nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc không hoặc bất không. Chẳng được sắc giới hoặc không hoặc bất không, chẳng được thanh hương vị xúc pháp giới hoặc không hoặc bất không. Chẳng được nhãn thức giới hoặc không hoặc bất không, chẳng được nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc không hoặc bất không. Chẳng được nhãn xúc hoặc không hoặc bất không, chẳng được nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc không hoặc bất không. Chẳng được nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc không hoặc bất không, chẳng được nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc không hoặc bất không.

Chẳng được địa giới hoặc không hoặc bất không, chẳng được thủy hỏa phong không thức giới hoặc không hoặc bất không. Chẳng được vô minh hoặc không hoặc bất không; chẳng được hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc không hoặc bất không. Chẳng được bố thí Ba la mật đa hoặc không hoặc bất không; chẳng được tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát Nhã Ba la mật đa hoặc không hoặc bất không.

Chẳng được nội không hoặc không hoặc bất không; chẳng được ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không hoặc không hoặc bất không. Chẳng được chơn như hoặc không hoặc bất không; chẳng được pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới hoặc không hoặc bất không. Chẳng được khổ thánh đế hoặc không hoặc bất không, chẳng được tập diệt đạo thánh đế hoặc không hoặc bất không.

Chẳng được bốn tĩnh lự hoặc không hoặc bất không; chẳng được bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoặc không hoặc bất không. Chẳng được tám giải thoát hoặc không hoặc bất không; chẳng được tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ hoặc không hoặc bất không. Chẳng được bốn niệm trụ hoặc không hoặc bất không; chẳng được bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hoặc không hoặc bất không. Chẳng được không giải thoát môn hoặc không hoặc bất không; chẳng được vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hoặc không hoặc bất không. Chẳng được năm nhãn hoặc không hoặc bất không, chẳng được sáu thần thông hoặc không hoặc bất không.

Chẳng được Phật mười lực hoặc không hoặc bất không; chẳng được bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc không hoặc bất không. Chẳng được pháp vô vong thất hoặc không hoặc bất không, chẳng được tánh hằng trụ xả hoặc không hoặc bất không. Chẳng được nhất thiết trí hoặc không hoặc bất không; chẳng được đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc không hoặc bất không. Chẳng được tất cả đà la ni môn hoặc không hoặc bất không, chẳng được tất cả tam ma địa môn hoặc không hoặc bất không.

Chẳng được quả Dự lưu hoặc không hoặc bất không; chẳng được quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán hoặc không hoặc bất không. Chẳng được Độc giác Bồ đề hoặc không hoặc bất không, chẳng được tất cả hạnh Bồ Tát ma ha tát hoặc không hoặc bất không. Chẳng được chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hoặc không hoặc bất không. Chẳng được hữu vi giới hoặc không hoặc bất không, chẳng được vô vi giới hoặc không hoặc bất không.

Bồ Tát Ma Ha Tát này an trụ Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, đối các hữu tình có bao bố thí: hoặc ăn hoặc uống, hoặc xe hoặc áo, hoặc các hương hoa, đồ nằm, nhà cửa, giường tòa, đèn đuốc, hoặc các vàng bạc, ngọc ma ni, chơn châu, mạc la yết đa, loa bối, ngọc bích, san hô, thạch tàng, đế thanh, kim cương, phệ lưu ly thảy các thứ trân bửu; hoặc các thuốc men, hương bột, hương xoa, của lúa, đồ dùng các thứ như thế thảy đều quán là không. Hoặc năng thí, hoặc sở thí, hoặc phước thí, tất cả như thế cũng quán là không. Bồ Tát khi ấy tâm keo kiết, tâm chấp đắm rốt ráo chẳng khởi. Sở dĩ vì sao? Vì Bồ Tát Ma Ha Tát này hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa Diệu bồ đề, tất cả phân biệt như thế chẳng khởi. Như các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chưa từng tạm khởi tâm keo tâm đắm, Bồ Tát Ma Ha Tát này cũng lại như vậy, hành Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tâm keo tâm đắm hẳn đều chẳng khởi.

Thiện Hiện phải biết, Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu là bậc thầy các Bồ Tát Ma Ha Tát, năng khiến chúng Bồ Tát Ma Ha Tát chẳng khởi tất cả vọng tưởng phân biệt.Các Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ Bát Nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, sở hành bố thí đều không nhiễm đắm. Lại đem căn lành bố thí như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Khi hồi hướng Đại bồ đề như thế xa lìa ba tâm, là ai hồi hướng, dùng hồi hướng chi, hồi hướng chỗ nào. Ba tâm như thế hẳn đều chẳng khởi. Thiện Hiện! Đấy là Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ Bát Nhã Ba la mật đa dẫn nhiếp bố thí Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát làm sao an trụ Bát Nhã Ba la mật đa dẫn nhiếp tịnh giới Ba la mật đa?

Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát an trụ Bát Nhã Ba la mật đa chẳng khởi các tâm Thanh Văn, Độc giác. Vì cớ sao? Bồ Tát Ma Ha Tát này quán các bậc Thanh Văn, Độc giác thảy đều chẳng khá được. Tâm hồi hướng Thanh Văn, Độc giác thảy và thân ngữ kia cũng chẳng khá được. Bồ Tát Ma Ha Tát này an trụ Bát Nhã Ba la mật đa, từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu Bồ đề, ở thời gian giữa tự lìa giết sanh mạng, cũng khuyên người lìa giết sanh mạng, xưng nêu pháp lìa giết sanh mạng không trái, vui mừng khen ngợi kẻ lìa giết sanh mạng. Tự lìa chẳng cho lấy, cũng khuyên người lìa chẳng cho lấy, xưng nêu pháp lìa chẳng cho lấy không trái, vui mừng khen ngợi kẻ lìa chẳng cho lấy. Tự lìa dục hành, cũng khuyên người lìa dục tà hành, xưng nêu pháp lìa dục tà hành không trái, vui mừng khen ngợi kẻ lìa dục tà hành. Tự lìa lời dối gạt, cũng khuyên người lìa lời dối gạt, xưng nêu pháp lìa lời dối gạt không trái, vui mừng khen ngợi kẻ lìa lời dối gạt. Tự lìa lời thô ác, cũng khuyên người lìa lời thô ác, xưng nêu pháp lìa lời thô ác không trái, vui mừng khen ngợi kẻ lìa lời thô ác. Tự lìa lời chia rẽ, cũng khuyên người lìa lời chia rẽ, xưng nêu pháp lìa lời chia rẽ không trái, vui mừng khen ngợi khẻ lìa lời chia rẽ. Tự lìa lời tạp uế, cũng khuyên người lìa lời tạp uế, xưng nêu pháp lìa lời tạp uế không trái, vui mừng khen ngợi kẻ lìa lời tạp uế. Tự lìa tham dục, cũng khuyên người lìa tham dục, xưng nêu pháp lìa tham dục không trái, vui mừng khen ngợi kẻ lìa tham dục. Tự lìa giận dữ, cũng khuyên người lìa giận dữ, xưng nêu pháp lìa giận dữ không trái, vui mừng khen ngợi kẻ lìa giận dữ. Tự lìa tà kiến, cũng khuyên người lìa tà kiến, xưng nêu pháp lìa tà kiến không trái, vui mừng khen ngợi kẻ lìa tà kiến.

Bồ Tát Ma Ha Tát này đem căn lành do tịnh giới sanh đây, chẳng cầu cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, chẳng cầu bậc Thanh Văn, Độc giác. Chỉ đem căn lành tịnh giới như thế, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Khi hồi hướng Đại bồ đề như thế xa lìa ba tâm là ai hồi hướng, dùng hồi hướng chi, hồi hướng chỗ nào. Ba tâm như thế hẳn đều chẳng khởi. Thiện Hiện! Đấy là Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ Bát Nhã Ba la mật đa dẫn nhiếp tịnh giới Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát làm sao an trụ Bát Nhã Ba la mật đa dẫn nhiếp an nhẫn Ba la mật đa?

Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát an trụ Bát Nhã Ba la mật đa khởi nhẫn tùy thuận. Đắc nhẫn đây rồi thường tác nghĩ này: “Trong tất cả pháp không có một pháp hoặc khởi hoặc tận, hoặc sanh hoặc diệt, hoặc lão hoặc bệnh. Hoặc kẻ năng mặng hoặc kẻ bị mắng, hoặc kẻ năng báng hoặc kẻ bị báng, hoặc kẻ năng cắt hoặc kẻ bị cắt, hoặc kẻ năng dứt hoặc kẻ bị dứt, hoặc kẻ năng đâm hoặc kẻ bị đâm, hoặc kẻ năng phá hoặc kẻ bị pháp, hoặc kẻ năng trói hoặc kẻ bị trói, hoặc kẻ năng đánh hoặc kẻ bị đánh, hoặc kẻ năng hại hoặc kẻ bị hại, hoặc kẻ năng giết hoặc kẻ bị giết. Tất cả tánh tướng như thế đều không, chẳng nên với trong ấy vọng tưởng phân biệt”. Bồ Tát Ma Ha Tát này từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa Diệu bồ đề, ở thời gian giữa giả sử tất cả loại hữu tình đều đến hủy báng, mắng trách, lăng nhục, đem các thứ dao gậy ngói đá gạch thảy gia hại đánh đập, cắt đứt đâm chém cho đến mổ xẻ lóng đốt nơi thân phần. Bồ Tát bấy giờ tâm không biến khác, chỉ khởi nghĩ này: “Rất đáng quái thay! Trong các pháp tánh đều không có những việc hủy báng, mắng trách, lăng nhục, gia hại thảy, mà các hữu tình vọng tưởng phân biệt bảo là thật có, phát khởi nhiều thứ ác nghiệp phiền não, hiện tại đương lai chịu các khổ não”. Bồ Tát Ma Ha Tát này lại đem căn lành an nhẫn như thế, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem vô sở đắc làm phương tiện. Khi hồi hướng Đại bồ đề như thế xa lìa ba tâm là ai hồi hướng, dùng hồi hướng chi, hồi hướng chỗ nào. Ba tâm như thế đều chẳng khởi. Thiện Hiện! Đấy là Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ Bát Nhã Ba la mật đa dẫn nhiếp an nhẫn Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát làm sao an trụ tinh tiến Ba la mật đa?

Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát an trụ Bát Nhã Ba la mật đa dũng mãnh tinh tiến, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp thân tâm không mỏi. Bồ Tát Ma Ha Tát này trụ bốn thần túc, phương tiện khéo léo, thân tâm tinh tiến, thường không biếng nghỉ. Năng trụ một thế giới, hoặc mười thế giới, hoặc trăm thế giới, hoặc ngàn thế giới, hoặc trăm ngàn thế giới, hoặc trăm ngàn trăm ức muôn ức thế giới, chỗ các hữu tình tuyên nói Chánh pháp, phương tiện dạy dẫn khiến trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát Nhã Ba la mật đa.

Phương tiện dạy dẫn khiến trụ nội không, phương tiện dạy dẫn khiến trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.

Phương tiện dạy dẫn khiến trụ chơn như; phương tiện dạy dẫn khiến trụ pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Phương tiện dạy dẫn khiến trụ khổ thánh đế, phương tiện dạy dẫn khiến trụ tập diệt đạo thánh đế.

Phương tiện dạy dẫn khiến trụ bốn tĩnh lự; phương tiện dạy dẫn khiến trụ bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Phương tiện dạy dẫn khiến trụ tám giải thoát; phương tiện dạy dẫn khiến trụ tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Phương tiện dạy dẫn khiến trụ bốn niệm trụ; phương tiện dạy dẫn khiến trụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Phương tiện dạy dẫn khiến trụ không giải thoát môn; phương tiện dạy dẫn khiến trụ vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Phương tiện dạy dẫn khiến trụ năm nhãn, phương tiện dạy dẫn khiến trụ sáu thần thông.

Phương tiện dạy dẫn khiến trụ Phật mười lực; phương tiện dạy dẫn khiến trụ bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Phương tiện dạy dẫn khiến trụ pháp vô vong thất, phương tiện dạy dẫn khiến trụ tánh hằng trụ xả. Phương tiện dạy dẫn khiến trụ nhất thiết trí; phương tiện dạy dẫn khiến trụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Phương tiện dạy dẫn khiến trụ tất cả đà la ni môn, phương tiện dạy dẫn khiến trụ tam ma địa môn.

Phương tiện dạy dẫn khiến trụ quả Dự lưu; phương tiện dạy dẫn khiến trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A La Hán. Phương tiện dạy dẫn khiến trụ Độc giác Bồ đề. Phương tiện dạy dẫn khiến trụ tất cả hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát. Phương tiện dạy dẫn khiến trụ chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Tuy khiến an trụ các thứ công đức đã thuyết như trên, mà chẳng cho kia trụ đắm giới hữu vi hoặc vô vi. Bồ Tát Ma Ha Tát này lại đem căn lành tinh tiến như thế hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Khi hồi hướng Đại bồ đề như thế xa lìa ba tâm là ai hồi hướng, dùng hồi hướng chi, hồi hướng chỗ nào. Ba tâm như thế đều chẳng khởi. Thiện Hiện! Đấy là Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ Bát Nhã Ba la mật đa dẫn nhiếp tinh tiến ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát làm sao an trụ Bát Nhã Ba la mật đa dẫn nhiếp tĩnh lự Ba la mật đa?

Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát an trụ Bát Nhã Ba la mật đa, ngoại trừ Phật tam ma địa, đối kỳ dư có những bao các tam ma địa, hoặc tam ma địa Thanh Văn, hoặc tam ma địa Độc giác, hoặc tam ma địa Bồ Tát, đều năng tự tại tùy ý vào ra. Bồ Tát Ma Ha Tát này an trụ trong tam ma địa tự tại, đối tám giải thoát đều năng tự tại thuận nghịch vào ra. Những gì là tám? Nghĩa là trong có sắc tưởng quán các sắc ngoài là sơ giải thoát. Trong không sắc tưởng quán các sắc ngoài là giải thoát thứ hai. Tịnh thắng giải thân tác chứng, là giải thoát thứ ba. Vượt tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, chẳng suy nghĩ các thứ tưởng vào vô biên không, trụ định Không vô biên xứ đầy đủ là giải thoát thứ tư. Vượt tất cả định Không vô biên xứ vào vô biên thức, trụ định Thức vô biên xứ đầy đủ là giải thoát thứ năm. Vượt tất cả định Thức vô biên xứ vào vô thiểu sở hữu, trụ định Vô sở hữu xứ đầy đủ là giải thoát thứ sáu. Vượt tất cả định Vô sở hữu xứ, vào trụ định Phi tưởng phi phi tưởng xứ đầy đủ là giải thoát thứ bảy. Vượt tất cả định Phi tưởng phi phi tưởng xứ vào trụ định Diệt tưởng thọ đầy đủ là giải thoát thứ tám. Bồ Tát Ma Ha Tát này năng đối trong tám giải thoát như thế hoặc thuận hoặc nghịch vào ra tự tại.

Lại năng đối chín định thứ lớp kia tùy ý tự tại thuận nghịch vào ra. Những gì là chín? Nghĩa là lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm có tứ, lìa sanh mừng vui, vào trụ Sơ tĩnh lự đầy đủ là định lớp thứ nhất. Tầm tứ vắng lặng, trụ tánh nội đẳng, tịnh tâm nhất thú, không tầm không tứ, định sanh mừng vui, vào trụ Đệ nhị tĩnh lự đầy đủ là định lớp thứ hai. Lìa vui trụ xả, đủ niệm chánh trí, lãnh vui thân thọ, Thánh giả với trong ấy năng thuyết năng xả, đủ trụ niệm vui, vào trụ Đêẹ tam tĩnh lự đầy đủ là định lớp thứ ba. Dứt vui dứt khổ, trước mất mừng vui, chẳng khổ chẳng vui, xả niệm thanh tịnh, vào trụ Đệ tứ tĩnh lự đầy đủ là định thứ lớp thứ tư. Vượt tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, chẳng suy nghĩ các thứ tưởng vào vô biên không, trụ định Không vô biên xứ đầy đủ là định lớp thứ năm. Vượt tất cả định Không vô biên xứ vào vô biên thức, trụ định Thức vô biên xứ đầy đủ là định lớp thứ sáu. Vượt tất cả định Thức vô biên xứ vào vô thiểu sở hữu, trụ định Vô sở hữu xứ đầy đủ là định lớp thứ bảy. Vượt tất cả định Vô sở hữu xứ vào trụ định Phi tưởng phi phi tưởng xứ đầy đủ là định lớp thứ tám. Vượt tất cả định Phi tưởng phi phi tưởng xứ vào trụ định Diệt thọ tưởng đầy đủ là định lớp thứ chín. Bồ Tát Ma Ha Tát này năng đối chín định thứ lớp như thế hoặc thuận hoặc nghịch vào ra tự tại.

Thiện Hiện phải biết, Bồ Tát Ma Ha Tát này với tám giải thoát, chín định thứ lớp khéo thành thạo rồi, lại năng vào Bồ Tát Ma Ha Tát Sư tử dong ruổi tam ma địa. Vì sao gọi tên Bồ Tát Ma Ha Tát Sư tử dong ruổi tam ma địa? Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm có tứ, lìa sanh mừng vui vào trụ sơ tĩnh lự đầy đủ. Tầm tứ vắng lặng, trụ tánh nội đẳng, tịnh tâm nhất thú, không tầm không tứ, định sanh mừng vui vào trụ Đệ nhị tĩnh lự đầy đủ. Lìa mừng trụ xả, đủ niệm chánh tri, lãnh vui thân thọ, Thánh giả với trong ấy năng thuyết năng xả, đủ niệm trụ vui vào trụ Đệ tam tĩnh lự đầy đủ. Dứt vui dứt khổ, trước mất mừng buồn, chẳng khổ chẳng vui, xả niệm thanh tịnh vào trụ Đệ tứ tĩnh lự đầy đủ. Vượt tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, chẳng suy nghĩ các thứ tưởng vào vô biên không, trụ định Không vô biên xứ đầy đủ. Vượt tất cả định Không vô biên xứ vaò vô biên thức, trụ định Thức vô biên xứ đầy đủ. Vượt tất cả định Thức vô biên xứ vào vô thiểu sở hữu, trụ định Vô sở hữu xứ đầy đủ. Vượt tất cả định Vô sở hữu xứ vào trụ định Phi tưởng phi phi tưởng xứ đầy đủ. Vượt tất cả định Phi tưởng phi phi tưởng xứ vào trụ định Diệt tưởng thọ đầy đủ. Lại từ định Diệt tưởng thọ khởi trở vào định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Từ định Phi tưởng phi phi tưởng xứ khởi vào định Vô sở hữu xứ. Từ định Vô sở hữu xứ khởi vào định Thức vô biên xứ. Từ định Thức vô biên xứ khởi vào định Không vô biên xứ. Từ định Không vô biên xứ khởi vào Đệ tứ tĩnh lự. Từ Đệ tứ tĩnh lự khởi vào Đệ tam tĩnh lự. Từ Đệ tam tĩnh lự khởi vào Đệ nhị tĩnh lự. Từ Đệ nhị tĩnh lự khởi vào Sơ tĩnh lự. Thiện Hiện! Đấy là Bồ Tát Ma Ha Tát Sư tử dong ruổi tam ma địa.

Thiện Hiện phải biết, Bồ Tát Ma Ha Tát này ở Sư tử dong ruổi tam ma địa khéo thành thạo rồi, lại năng vào Bồ Tát Ma Ha Tát Nhóm tan tam ma địa. Vì sao gọi tên Bồ Tát Ma Ha Tát Nhóm tan tam ma địa? Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát lìa pháp dục bất thiện, có tầm có tứ, lìa sanh mừng vui vào trụ Sơ tĩnh lự đầy đủ. Từ Sơ tĩnh lự khởi vào trụ Đệ nhị tĩnh lự. Từ Đệ nhị tĩnh lự khởi vào trụ Đệ tam tĩnh lự. Từ Đệ tam tĩnh lự khởi vào trụ Đệ tứ tĩnh lự. Từ Đệ tứ tĩnh lự khởi vào trụ Không vô biên xứ đầy đủ. Từ định Không vô biên xứ khởi vào định Thức vô biên xứ đầy đủ. Từ định Thức vô biên xứ khởi vào định Vô sở hữu xứ đầy đủ. Từ định Vô sở hữu xứ khởi vào trụ định Phi tưởng phi phi tưởng xứ đầy đủ. Từ định Phi tưởng phi phi tưởng xứ khởi vào trụ định Diệt tưởng thọ đầy đủ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi vào Sơ tĩnh lự. Từ Sơ tĩnh lự khởi vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi vào Đệ nhị tĩnh lự. Từ Đệ nhị tĩnh lự khởi vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi vào Đệ tam tĩnh lự. Từ Đệ tam tĩnh lự khởi vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi vào Đệ tứ tĩnh lự. Từ Đệ tứ tĩnh lự khởi vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi vào định Không vô biên xứ. Từ định Không vô biên xứ khởi vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi vào định Thức vô biên xứ. Từ định Thức vô biên xứ khởi vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi, vào định Vô sở hữu xứ. Từ định Vô sở hữu xứ khởi vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi vào định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Từ định Phi tưởng phi phi tưởng xứ khởi vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi, trụ bất định tâm. Từ bất định tâm vào định Diệt tưởng thọ. Từ diệt tưởng thọ khởi, trụ bất định tâm. Từ bất định tâm vào định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Từ định Phi tưởng phi phi tưởng xứ khởi, trụ bất định tâm. Từ bất định tâm vào định Vô sở hữu xứ. Từ định vô sở hữu xứ khởi, trụ bất định tâm. Từ bất định tâm vào định Thức vô biên xứ. Từ định thức vô biên xứ khởi, trụ bất định tâm. Từ bất định tâm vào định Không vô biên xứ. Từ định Không vô biên xứ khởi, trụ bất định tâm. Từ bất định tâm vào Đệ tứ tĩnh lự. Từ Đệ tứ tĩnh lự khởi, trụ bất định tâm.Từ bất định tâm vào Đệ tam tĩnh lự. Từ Đệ tam tĩnh lự khởi, trụ bất định tâm. Từ bất định tâm vào Đệ nhị tĩnh lự. Từ Đệ nhị tĩnh lự khởi, trụ bất định tâm. Từ bất định tâm vào Sơ tĩnh lự. Từ Sơ tĩnh lự khởi trụ bất định tâm. Thiện Hiện! Đấy là Bồ Tát Ma Ha Tát Nhóm tan tam ma địa. Nếu Bồ Tát Ma ha tát an trụ trong Nhóm tan tam ma địa được thật tánh tất cả pháp bình đẳng. bồ tát Ma Ha Tát này lại đem căn lành tĩnh lự như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Khi hồi hướng Đại bồ đề như thế xa lìa ba tâm là ai hồi hướng, dùng hồi hướng chi, hồi hướng chỗ nào. Ba tâm như thế hẳn đều chẳng khởi. Thiện Hiện! Đấy là Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ Bát Nhã Ba la mật đa dẫn nhiếp tĩnh lự Ba la mật đa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com