- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (24 tập)
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 2
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 3
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 4
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 5
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 6
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 7
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 8
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 9
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 10
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 11
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 12
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 13
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 16
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 18
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 19
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 20
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 22
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 23
- Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 24
- Tiểu sử dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 14
Quyển Thứ 341: Hội thứ nhất Phẩm Học Khéo Tiện thứ 55-5
Hội thứ nhất Phẩm Nguyện Dụ thứ 56-1
Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Phật nói: Thiện Hiện! Như ngươi đã nói. Nếu Bồ tát Ma ha tát vì Như lai tâﮠnên học, là học Nhất thiết trí trí chăng. Nếu Bồ tát Ma ha tát vì Như lai ly nên học, là học Nhất thiết trí trí chăng. Nếu Bồ tát Ma ha tát vì Như lai diệt nên học, là học Nhất thiết trí trí chăng. Nếu Bồ tát Ma ha tát vì Như lai vô sanh nên học, là học Nhất thiết trí trí chăng. Nếu Bồ tát Ma ha tát vì Như lai vô diệt nên học, là học Nhất thiết trí trí chăng. Nếu Bồ tát Ma ha tát vì Như lai bản lai vắng lặng nên học, là học Nhất thiết trí trí chăng. Nếu Bồ tát Ma ha tát vì Như lai tự tánh Niết bàn nên học, là học Nhất thiết trí trí chăng. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Như lai chơn như tận diệt đoạn chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Bạch Thiện Thệ! Chẳng phải vậy. Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát đối chơn như học như thế là học Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện! Phải biết chơn như vô tận, vô diệt, vô đoạn, chẳng thể tác chứng. Nếu Bồ tát Ma ha tát đối chơn như học như thế là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học bố thí Ba la mật đa; là học tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học nội không; là học ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Nếu Bồ tát Ma ha tát học nội không, ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học chơn như, là học pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Nếu Bồ tát Ma ha tát học chơn như, pháp giới cho đến bất tư nghì giới là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học khổ thánh đế, là học tập diệt đạo thánh đế. Nếu Bồ tát Ma ha tát học khổ tập diệt đạo thánh đế là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học bốn tĩnh lự; là học bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Nếu Bồ tát Ma ha tát học bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học tám giải thoát; là học tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Nếu Bồ tát Ma ha tát học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học bốn niệm trụ; là học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Nếu Bồ tát Ma ha tát học bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi làhọc Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học không giải thoát môn; là học vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Nếu Bồ tát Ma ha tát học không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học Cực hỷ địa; là học Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện hụê địa, Pháp vân địa. Nếu Bồ tát Ma ha tát học Cực hỷ địa, Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học năm nhãn, là học sáu thần thông. Nếu Bồ tát Ma ha tát học năm nhãn, sáu thần thông là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học Phật mười lực; là học bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Nếu Bồ tát Ma ha tát học Phật mười lực, bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học pháp vô vong thất, là học tánh hằng trụ xả. Nếu Bồ tát Ma ha tát học pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học nhất thiết trí; là học đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Nếu Bồ tát Ma ha tát học nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học tất cả đà la ni môn, là học tất cả tam ma địa môn. Nếu Bồ tát Ma ha tát học tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn là hoch Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Nếu Bồ tát Ma ha tát học tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát học chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề là học Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, đến tất cả học tròn đầy rốt ráo. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, tất cả thiên ma và các ngoại đạo đều chẳng phá hoại được. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, mau đến bậc Bồ tát Bất thối chuyển. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là hành chỗ đáng nên hành của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự tổ phụ mình. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, đối pháp năng hộ không điên đảo chuyển theo. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là năng hành pháp đáng nên nhàm lìa u ám. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là học pháp tự nghiêm tịnh cõi Phật. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế là pháp thành thục hữu tình. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, mới năng như thật nghiêm tịnh cõi Phật. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, mới năng như thật thành thục hữu tình. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, thời năng phát khởi đại từ đại bi thương xót tất cả. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, là học ba lần chuyển pháp mười hai hành tướng vi diệu. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, là học độ thoát tất cả hữu tình đến cõi Vô dư y bát Niết bàn. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, là học diệu hạnh chẳng dứt giống Phật. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, là học chư Phật vì loại hữu tình mở cửa cam lồ. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, là học an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình trụ pháp Tam thừa. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, là học chỉ hiện tất cả hữu tình cõi chơn vô vi rốt ráo vắng lặng, là chơn tu hoạ Nhất thiết trí trí. Học như thế ấy, hữu tình hèn kém chẳng thể học nổi. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, mới năng thật cứu vớt sanh lão bệnh tử cho tất cả hữu tình, khiến siêng tu học chỗ đáng nên học.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, quyết định chẳng còn đọa nơi địa ngục, bàng sanh, quỷ giới. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, quyết định chẳng sanh trong chỗ biên địa ác kiến. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, quyết định chẳng sanh những nhà hàng thịt, nhà gánh thây chết và những các nhà bần cùng, ti tiện, chẳng có luật nghi. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, trọn chẳng điếc, đui, câm ngọng, cùi, cụt, căn chi chẳng đủ, lưng gù, điên cuồng và bao nhiêu bệnh mụt nhọt uế ác. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, đời đời thường được dòng họ trọn đầy, hình mạo đoan chính, lời nói oai nghiêm, nhiều người mến kính. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, đời đời chỗ sống lìa hại sanh mạng, lìa chẳng cho lấy, lìa dục tà hành, lìa lời hư dối, lìa lời thô ác, lìa lời chia rẽ, lìa lời tạp uế, cũng lìa tham dục, giận dữ, tà kiến. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, đời đời chỗ sống chẳng dùng tà pháp mà tự sanh sống, trọn chẳng nhiếp thọ tà pháp hư dối, cũng chẳng nhiếp thọ hữu tình phá giới, ác kiến báng pháp. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, trọn chẳng sanh ở chỗ trời sống lâu, đắm vui chút hụê. Sở dĩ vì sao? Vì Bồ tát Ma ha tát này trọn nên thế lực phương tiện khéo léo. Do thế lực phương tiện khéo léo đây, nên dù năng thường vào tĩnh lự, vô lượng và định vô sắc mà chẳng theo thế lực kia thọ sanh, bởi được Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu nhiếp thọ vậy. Trọn nên thế lực phương tiện khéo léo như thế, ở trong các định tuy thường năng được vào ra tự tại, mà chẳng theo thế lực các định kia sanh chỗ trời sống lâu, phế bỏ tu hạnh Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, đối Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, thảy vô lương vô số vô biên Phật pháp đều được thanh tịnh, quyết định chẳng đọa tất cả Thanh văn và bậc Độc giác.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp bản tánh thanh tịnh, Bồ tát Ma ha tát làm sao đối trong các pháp lại được thanh tịnh nữa?
Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như lời ngươi vừa nói. Các pháp bản lai tự tánh thanh tịnh. Bồ tát Ma ha tát này đối trong tất cả pháp bản tánh tịnh, tinh siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, như thật không đạt, không chìm không trệ, xa lìa tất cả phiền não nhiễm đắm, nên nói Bồ tát lại được thanh tịnh.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tuy tất cả pháp bản tánh thanh tịnh mà các dị sanh chẳng biết thấy giác. Bồ tát Ma ha tát này vì muốn khiến kia biết thấy giác, nên tu hành bố thí Ba la mật đa; tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. An trụ nội không; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. An trụ chơn như; an trụ pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. An trụ khổ thánh đế, an trụ tập diệt đạo thánh đế. Tu hành bốn tĩnh lự; tu hành bốn vô lương, bốn vô sắc định. Tu hành tám giải thoát; tu hành tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Tu hành bốn niệm trụ; tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Tu hành không giải thoát môn; tu hành vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Tu hành Cực hỷ địa; tu hành Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huẹ⠦#273;ịa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Tu hành năm nhãn, tu hành sáu thần thông. Tu hành Phật mười lực; tu hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Tu hành pháp vô vong thất, tu hành tánh hằng trụ xả. Tu hành tất cả đà la ni môn, tu hành tất cả tam ma địa môn. Tu hành nhất thiết trí; tu hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này đối tất cả pháp bản tánh thanh tịnh, khi học như thế đối Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, thảy vô lương vô số vô biên Phật pháp đều được thanh tịnh, chẳng đọa Thanh văn và bậc Độc giác. Đối các hữu tình tâm hành sai khác đều năng thông đạt đến cực rốt ráo, phương tiện khéo léo khiến các hữu tình chứng tất cả pháp bản tánh thanh tịnh.
Thiện Hiện! Phải biết thí như đại địa ít chỗ sanh ra vàng bạc ngọc báu, nhiều chỗ sanh ra cát đá sành sỏi. Các loại hữu tình cũng lại như thế, phần ít năng học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, phần nhiều học pháp Thanh văn, bậc Độc giác.
Thiện Hiện! Phải biết thí như loài người phần ít năng tu nghiệp vua Chuyển luân, phần nhiều thọ hành nghiệp các vua nhỏ. Các loại hữu tình cũng lại như thế, phần ít năng tu đạo Nhất thiết trí trí, phần nhiều thọ hành đạo Thanh văn, Độc giác.
Thiện Hiện! Phải biết các chúng Bồ tát cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề ít được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nhiều đọa Thanh văn và bậc Độc giác.
Thiện Hiện! Phải biết các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, nếu chẳng xa lìa phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, quyết định năng tới vào bậc Bất thối chuyển. Nếu có xa lìa phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, thời cũng quyết định đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề sẽ có thối chuyển. Vậy nên, chúng Bồ tát Ma ha tát muốn được bậc Bồ tát Bất thối chuyển, muốn vào số Bồ tát Bất thối chuyển, nên siêng tu học phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu học phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng với xan tham, phá giới, giận hờn, biếng nhác, tán loạn, ác huệ; trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng với những bao tội lỗi khác.
Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng sắc, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng thọ tưởng hành thức. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng nhãn xứ, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng sắc xứ, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng thanh hương vị xúc pháp xứ.
Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng nhãn giới, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng sắc giới, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng thanh hương vị xúc pháp giới. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng nhãn thức giới, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng nhãn xúc, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng địa giới, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng thủy hỏa phong không thức giới
Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng vô minh, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng bố thí Ba la mật đa, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa . Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng nội không, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng chơn như, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng khổ thánh đế, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng tập diệt đạo thánh đế.
Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng bốn tĩnh lự, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng tám giải thoát; cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng tám thắng xư, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng bốn niệm trụ; cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng không giải thoát môn; cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng Cực hỷ địa; cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng năm nhãn, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng sáu thần thông.
Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng Phật mười lực, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng pháp vô vong thất, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng tánh hằng trụ xả. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng nhất thiết trí; cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng tất cả đà la ni môn, cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng tất cả tam ma địa môn.
Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng quả Dự lưu; cũng chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng Độc giác Bồ đề. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Trọn chẳng phát khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao?
Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này hành phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đều chẳng thấy pháp này khá được ấy. Vì vô sở đắc nên chẳng khởi tâm tương ưng chấp lấy tướng sắc thảy các pháp.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu học phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, năng nhiếp tất cả Ba la mật đa, năng tập tất cả Ba la mật đa, năng dẫn tất cả Ba la mật đa. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Vì trong Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu trùm chứa tất cả Ba la mật đa vậy. Thiện Hiện! Thí như tà kiến năng khắp nhiếp thọ sáu mươi hai món kiến, Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng lại như thế, trùm chứa tất cả Ba la mật đa. Thiện Hiện! Thí như các kẻ bị chết chìm, vì mạng căn diệt nên các căn diệt theo. Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cũng lại như thế, tất cả sở học Ba la mật đa thảy đều tùy tòng, nếu không có Bát nhã Ba la mật đa cũng không có tất cả Ba la mật đa. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn tất cả Ba la mật đa đến bờ kia rốt ráo, phải siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Thiện Hiện! Phải biết nếu Bồ tát Ma ha tát tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, đối các hữu tình rất là thượng thủ. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Vì Bồ tát Ma ha tát này đã năng tu học chỗ vô thượng vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Các loại hữu tình ở Tam thiên đại thiên thế giới đây phải là nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Các loại hữu tình trong châu Thiệm bộ hãy nhiều vô số, huống là các loại hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới.
Phật nói: Thiện Hiện! Giả sử các loại hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới, chẳng trước chẳng sau đều được thân người. Được thân người rồi, chẳng trước chẳng sau đều chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Có các thiện nam tư thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, trọn một đời sống năng đem áo mặc, uống ăn, đồ nằm, thuốc thang thượng hạng và các đồ cần dùng khác cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đây. Các các thiện nam tử thiện nữ nhân này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều, Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phật nói: Thiện Hiện! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, năng đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, lóng nghe thọ trì, đọc tụng biên chép, suy nghĩ tu tập, chỗ được nhóm phước rất nhiều hơn trước vô lượng vô số. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đủ đại nghĩa lợi, năng khiến chúng Bồ tát Ma ha tát mau dẫn tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hơn trước chỗ được các căn lành vậy. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đứng đầu tất cả hữu tình, phải học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế.
Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn khắp nhiêu ích tất cả hữu tình, kẻ không ai cứu hộ vì làm cứu hộ, kẻ không chỗ nương dựa vì làm nương dựa, kẻ không chốn về tới vì làm về tới, kẻ không tròng mắt vì làm tròng mắt, kẻ không sáng láng vì làm sáng láng, kẻ mất đường lối chỉ cho đường lối, kẻ chưa Niết Bàn khiến được Niết bàn; là phải học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế.
Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, muốn đi cảnh giới chư Phật đã đi, muốn dạo qua chỗ chư Phật đã dạo, muốn làm rống chư Phật Đại sư tử, muốn đánh trống pháp chư Phật vô thượng, muốn dộng chuông pháp chư Phật vô thượng, muốn thổi ốc pháp chư Phật vô thượng, muốn lên tòa pháp chư Phật vô thượng, muốn thuyết nghĩa pháp chư Phật vô thượng, muốn quyết lưới nghi cho tất cả hữu tình, muốn vào cõi pháp cam lồ chư Phật, muốn hưởng vui mừng mầu nhiệm chư Phật; là phải học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, không có tất cả công đức căn lành nào mà chẳng năng được.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, đâu cũng năng được công đức căn lành Thanh văn, Độc giác?
Phật nói: Thiện Hiện! Công đức căn lành Thanh văn, Độc giác, các chúng Bồ tát Ma ha tát đây cũng đều năng được, nhưng với trong ấy không trụ, không chấp đắm cho là thắng trí kiến. Chính xem xét rồi vượt khỏi ngôi vị kia, tới vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh, nên chúng Bồ tát Ma ha tát đây không có tất cả công đức căn lành nào mà chẳng năng được.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế thời là gần gũi Nhất thiết trí trí, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế thời làm chơn thật phước điền cho tất cả thế gian, trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, vượt trên phước điền của các thế gian, Sa môn, Phạm chí, Thanh văn, Độc giác, mau năng chứng được Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, tùy chỗ sở sanh chẳng bỏ Bát nhã Ba la mật đa, chẳng rời Bát nhã Ba la mật đa, thường hành Bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, phải biết đã đối Nhất thiết trí trí được chẳng quay lui, xa lìa Thanh văn và bậc Độc giác, gần gũi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu tác nghĩ như vầy:" Đây là Bát nhã Ba la mật đa, đây là thời tu, đây là xứ tu, ta năng tu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, ta nhờ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, bỏ rời pháp đáng bỏ như thế, quyết sẽ chứng được Nhất thiết trí trí". Nếu tác nghĩ này chẳng phải hành Bát nhã Ba la mật đa, cũng đối Bát nhã Ba la mật đa chẳng hiểu rõ được gì hết. Với Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng tác nghĩ ấy:" Đây là Bát nhã Ba la mật đa, đây là thời tu, đây là xứ tu, đây là kẻ tu, đây là nhờ Bát nhã Ba la mật đa đáng nên xa lìa pháp phiền não chướng, đây là Bát nhã Ba la mật đa sở chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề".
Nếu Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tác nghĩ như vầy:" Đây chẳng phải Bát nhã Ba la mật đa, đây chẳng phải thời tu, đây chẳng phải xứ tu, đây chẳng kẻ tu, chẳng phải nhờbn năng có sở ly và có sở đắc. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp đều trụ chơn như, pháp giới, thật tế, không sai khác vậy". Nếu hành như đây là hành Bát nhã Ba la mật đa.
Hội Thứ Nhất
Phẩm
Nguyện Dụ
Thứ 56 – 1
Khi ấy, Thiên Đế Thích tác nghĩ này rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa; tu hành tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ nội không; an trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ chơn như; bất hư vọng, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ khổ thánh đế, an trụ tập diệt đạo thánh đế, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành bốn tĩnh lự; tu hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành tám giải thoát; tu hành tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành bốn niệm trụ; tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành không giải thoát môn; tu hành vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành Cực hỷ địa; tu hành Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành năm nhãn, tu hành sáu thần thông, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành Phật mười lực; tu hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành pháp vô vong thất, tu hành tánh hằng trụ xả, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành nhất thiết trí; tu hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành tất cả đà la ni môn; tu hành tất cả tam ma địa môn, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành hạnh Bồ tát Ma ha tát, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống là được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Nếu các hữu tình nghe thuyết danh tự Nhất thiết trí trí, tâm sanh tin hiểu, hãy vì năng được lợi lành trong nhân đạo và thọ mạng rất hơn thế gian, huống là phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, hoặc thường lắng nghe kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế. Nếu các hữu tình năng phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, lóng nghe kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các hữu tình khác đều nên vui nguyện; chỗ được công đức thế gian, trời, người, a tố lạc thảy chẳng thể nào kịp được vậy.
Bấy giờ, Thế Tôn biết tâm Thiên Đế Thích đã nghĩ, liền bèn bảo rằng: Kiều Thi Ca! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nghĩ.
Khi ấy tâm Thiên Đế Thích rất đổi vui mừng, liền lấy hương hoa mầu nhiệm trên trời dâng rải Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng Bồ tát Ma ha tát. Đã rải hoa rồi, tác lời nguyện này: Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tôi đem căn lành công đức sở sanh của tôi khiến kia sở cầu vô thượng Phật pháp mau được viên mãn, khiến kia sở cầu tự nhiên nhân pháp mau được viên mãn, khiến kia sở cầu chơn vô lậu pháp mau được viên mãn, khiến kia tất cả sở muốn nghe pháp đều mau viên mãn. Nếu kẻ cầu Thanh văn, Độc giác, cũng khiến sở nguyện chóng được đầy đủ.
Tác nguyện này rồi thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Néu các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, đã phát tâm Vô thượng Chánh Đẳng Giác, tôi trọn chẳng sanh một ý niệm gì khác khiến kia quay lui tâm Đại bồ đề. Tôi cũng chẳng sanh một ý niệm gì khác, khiến các chúng Bồ tát Ma ha tát nhàm lìa Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lui trụ Thanh văn hoặc bậc Độc giác. Bạch Thế Tôn! Nếu các chúng Bồ tát Ma ha tát đã đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tâm sanh vui muốn, tôi nguyện tâm kia càng bội tăng tiến, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nguyện chúng Bồ tát Ma ha tát kia, thấy các thứ khổ trong sanh tử rồi, vì muốn lợi vui thế gian, trời, người, a tố lạc thảy, phát khởi các thứ đại nguyện bền chắc:" Ta đã tự qua biển cả sanh tử, cũng phải tinh siêng độ kẻ chưa qua. Ta đã tự mở sanh tử trói buộc, cũng phải tinh siêng mở kẻ chưa mở. Ta đối các thứ sợ hãi sanh tử đã tự yên ổn, cũng phải tinh siêng yên kẻ chưa yên. Ta đã tự chứng rốt ráo Niết bàn, cũng phải tinh siêng khiến kẻ chưa chứng đều đồng chứng được".
Bạch Thế Tôn! Nếu thiện namtử thiện nữ nhân, đối công đức Bồ tát sơ phát tâm, khởi tâm tùy hỷ được bao nhiêu phước? Đối công đức Bồ tát lâu phát tâm, khởi tâm tùy hỷ được bao nhêu phước? Đối công đức bậc Bồ tát Bất thối chuyển, khởi tâm tùy hỷ được bao nhiêu phước? Đối công đức Bồ tát Nhất sanh bổ xứ, khởi tâm tùy hỷ được bao nhiêu phước?
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Bốn cõi đại châu khá biết cân lượng, phước tùy hỷ ấy chẳng thể cân lường được. Lại nữa, Kiều Thi Ca! Tiểu thiên thế giới khá biết cân lượng, phước tùy hỷ ấy chẳng thể cân lường được. Lại nữa, Kiều Thi Ca! Trung thiên thế giới khá biết cân lượng, phước tùy hỷ ấy chẳng thể cân lường được. Lại nữa, Kiều Thi Ca! Tam thiên đại thiên thế giới ta đây khá biết cân lượng, phước tùy hỷ ấy chẳng thể cân lường được.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Giả sử Tam thiên đại thiên thế giới hiệp làm một biển. Nếu lại có kẻ năng lấy một sợi lông tóc chẻ làm trăm phần, lấy đầu một phần chấm vào nước biển kia khá biết số giọt, phước tuỳ hỷ ấy chẳng thể đếm biết được. Vì cớ sao?Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử,thiện nữ nhân này được phước tùy hỷ không có ngằn mé vậy.
Khi ấy, Thiên Đế Thích lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu các hữu tình, đối công đức căn lành các Bồ tát, kẻ chẳng tùy hỷ phải biết đều là bị ma ám dựa.Bạch Thế Tôn! Nếu các hữu tình, đối công đức căn lành các Bồ tát, kẻ chẳng tùy hỷ phải biết đều là quyến thuộc ma. Bạch Thế Tôn! Nếu các hữu tình, đối công đức căn lành các Bồ tát, kẻ chẳng tùy hỷ phải biết đều là từ cõi ma thiên chết đến sanh trong đây. Sở dĩ vì sao? Nếu các chúng Bồ tát Ma ha tát cầu tớia Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nếu có kẻ phát tâm đối công đức kia rất lòng tùy hỷ, đều là phá hoại tất cả cung điện quyến thuộc ma quân, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bạch Thế Tôn! Nếu các hữu tình thâm tâm mến kính Phật Pháp Tăng bảo, đối công đức căn lành các Bồ tát nên sanh tùy hỷ. Đã tùy hỷ rồi, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà chẳng nên sanh một hai niệm đa tưởng. Nếu được như thế, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, độ thoát hữu tình, phá ma quyến thuộc.
Bấy giờ Phật bảo Thiên Đế Thích rằng: Như vậy, như vậy. Như gươi đã nói. Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, đối công đức căn lành các Bồ tát rất sanh tùy hỷ, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mau năng viên mãn các hạnh Bồ tát, mau năng cúng dường tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thường gặp bạn lành, hằng nghe kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này trọn nên công đức căn lành như thế, tùy chỗ sở sanh thường được tất cả thế gian, trời, người, a tố lạc thảy cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Chẳng thấy ác sắc, chẳng nghe ác thanh, chẳng ngửi ác hương, chẳng nếm ác vị, chẳng giác ác xúc, thường chẳng suy nghĩ pháp bất như lý, trọn chẳng xa lìa chư Phật Thế Tôn. Từ một cõi Phật đến một cõi Phật, gần gũi chư Phật, trồng các căn lành, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Vì cớ sao?
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này năng đối công đức căn lành vô lượng vô số vô biên tối sơ phát tâm Bồ tát Ma ha tát rất sanh tùy hỷ, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; năng đối công đức căn lành vô lượng vô số vô biên đã trụ Sơ địa cho đến Thập địa Bồ tát Ma ha tát rất sanh tùy hỷ, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; năng đối công đức căn lành vô lượng vô số vô biên Nhất sanh bổ xứ Bồ tát Ma ha tát rất sanh tùy hỷ, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nhờ nhân duyên đây, các thiện nam tử thiện nữ nhân này, căn lành tăng tiến, mau gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề rồi, năng độ vô lượng vô số vô biên các loại hữu tình ở cõi Vô dư y Niết bàn mà vào Niết bàn. Vì lẽ đây nên, Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân đối công đức căn lành sơ phát tâm Bồ tát Ma ha tát nên sanh tùy hỷ, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Với khi hồi hướng, chẳng nên chấp trước tức tâm tu hành, ly tâm tu hành. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân đối công đức căn lành đã lâu phát tâm Bồ tát Ma ha tát nên sanh tùy hỷ, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Với khi hồi hướng, chẳng nên chấp trước tức tâm, ly tâm; cũng chẳng nên chấp trước tức tâm tu hành, ly tâm tu hành. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân đối công đức căn lành Nhất sanh bổ xứ Bồ tát Ma ha tát nên sanh tùy hỷ, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Với khi hồi hướng, chẳng nên chấp trước tức tâm, ly tâm; cũng chẳng nên chấp trước tức tâm tu hành, ly tâm tu hành. Nếu được không chấp trước như thế, tùy hỷ hồi hướng mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, độ các trời, người, a tố lạc thảy khiến thoát sanh tử, được vui Niết bàn.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát đem tâm như huyễn năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Phật nói: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi thấy tâm như huyễn các Bồ tát Ma ha tát chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thấy. Tôi chẳng thấy huyễn, cũng chẳng có tâm như huyễn. Phật nói: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu chỗ không huyễn, không tâm như huyễn, ngươi thấy có tâm này năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thấy. Tôi đều chẳng thấy có chỗ không huyễn, không tâm như huyễn, lại có tâm này năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Phật nói: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu chỗ lìa huyễn, lìa tâm như huyễn, ngươi thấy có pháp này năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy. Bạch Thiện Thệ! Chẳng thấy. Tôi đều chẳng thấy có chỗ lìa huyễn, lìa tâm như huyễn, lại có pháp này năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bạch Thế Tôn! Tôi đều chẳng thấy pháp tức ly tâm nói những pháp nào là có là không, vì tất cả pháp rốt ráo lìa vậy. Nếu tất cả pháp rốt ráo lìa ấy, chẳng thể thi thiết pháp đây là có, pháp đây là không. Nếu pháp chẳng thể thi thiết có không, thời chẳng thể nói năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì chẳng phải pháp vô sở hữu năng chứng Bồ đề vậy. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp đều vô sở hữu, tánh bất khả đắc, vô nhiễm, vô tịnh. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa rốt ráo lìa vậy; tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cũng rốt ráo lìa vậy.
Bạch Thế Tôn! Nội không rốt ráo lìa vậy; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng rốt ráo lìa vậy. Bạch Thế Tôn! Chơn như rốt ráo lìa vậy; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng rốt ráo lìa vậy. Bạch Thế Tôn! Khổ thánh đế cũng rốt ráo lìa vậy, tập diệt đạo thánh đế cũng rốt ráo lìa vậy.
Bạch Thế Tôn! Bốn tĩnh lự rốt ráo lìa vậy; bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng rốt ráo lìa vậy. Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát rốt ráo lìa vậy; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng rốt ráo lìa vậy. Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ rốt ráo lìa vậy; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng rốt ráo lìa vậy. Bạch Thế Tôn! Không giải thoát môn rốt ráo lìa vậy; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng rốt ráo lìa vậy. Bạch Thế Tôn! Cực hỷ địa rốt ráo lìa vậy; Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa cũng rốt ráo lìa vậy. Bạch Thế Tôn! Năm nhãn rốt ráo lìa vậy, sáu thần thông cũng rốt ráo lìa vậy.
Bạch Thế Tôn! Phật mười lực rốt ráo lìa vậy; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng rốt ráo lìa vậy. Bạch Thế Tôn! Pháp vô vong thất rốt ráo lìa vậy, tánh hằng trụ xả cũng rốt ráo lìa vậy. Bạch Thế Tôn! Nhất thiết trí rốt ráo lìa vậy; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng rốt ráo lìa vậy. Bạch Thế Tôn! Tất cả đà la ni môn rốt ráo lìa vậy, tất cả tam ma địa môn cũng rốt ráo lìa vậy. Bạch Thế Tôn! Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát rốt ráo lìa vậy. Bạch Thế Tôn! Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề rốt ráo lìa vậy. Bạch Thế Tôn! Nhất thiết trí trí cũng rốt ráo lìa vậy.
Bạch Thế Tôn! Nếu pháp rốt ráo lìa, pháp này chẳng nên tu, cũng chẳng nên hoại, cũng chẳng nên dẫn. Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu rốt ráo lìa, nên chẳng nên năng dẫn. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã rốt ráo lìa, làm sao nói được Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Bạch Thế Tôn! Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng rốt ráo lìa, tại sao pháp lìa năng chứng pháp lìa? Vậy nên Bát nhã Ba la mật đa lẽ chẳng nên nói chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.