Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

22/02/202407:09(Xem: 598)
Tuần 3
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 3 THÁNG 2, 2024)
Diệu Âm lược dịch

 

HÀN QUỐC: Tác phẩm nghệ thuật Phật giáo cổ được trưng bày trong thời gian giới hạn tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc

Ngày 20-2-2024, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc cho biết đang trưng bày 37 tác phẩm tranh và tranh phác thảo Phật giáo từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 trên tầng 2 của phòng triển lãm thường trực. Các tác phẩm nói trên được trưng bày cho đến ngày 21-7.

Một số trong các tác phẩm này thuộc bộ sưu tập do cố Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee tặng vào năm 2021.

Tranh Phật giáo từ thời đó vẫn giữ những kỹ thuật truyền thống từ triều đại Joseon (1392-1910), nhưng cũng bắt đầu đón nhận những phong cách hội họa phương Tây mới du nhập.

Còn các bức vẽ phác thảo thì bao gồm các hình ảnh mô tả các họa sĩ tu sĩ đang thực hiện các bức tranh của họ, vốn là sự công nhận các nhà sư không chỉ là những nhân vật tôn giáo mà còn là những nhà sáng tạo nghệ thuật. Các kiểu nét vẽ khác nhau giúp phân biệt rằng các bức phác thảo vốn chỉ là để thực hành từ những nét vẽ cơ bản để cho kết quả cuối cùng thực tế.  

(The Korea Herald – February 21, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-02-3-000

Một bức phác thảo tranh của Phật giáo Hàn Quốc từ thế kỷ 20
Photo: BẢO TÀNG QUỐC GIA HÀN QUỐC

 

ẤN ĐỘ: Phát hiện tàn tích của địa điểm Phật giáo cổ ở bang Odisha

Chi nhánh của Quỹ Di sản Nghệ thuật & Văn hóa Quốc gia Ấn Độ (INTACH) tại Odisha đã phát hiện tàn tích của một địa điểm Phật giáo gần làng Ganeswarapur ở Tangi Tehsil của quận Cuttack.

Địa điểm nói trên, với các di tích khảo cổ Phật giáo nằm rải rác, đã được tìm thấy gần một gò đất nhỏ bên trong cánh đồng lúa ở cuối làng. Nhóm khảo cổ gồm 5 thành viên đã tiến hành khảo sát sơ bộ về các di tích khảo cổ được tìm thấy tại địa điểm này.

Phần còn lại của nền một ngôi chùa và nhiều viên gạch nung trong lò có hình dáng kỳ lạ cho thấy rằng có một ngôi chùa hoặc một bảo tháp bị chôn vùi trong gò đất. Nhóm khảo cổ cũng phát hiện ra một số lượng lớn các mảnh gốm đỏ và đen bị vỡ. Gopal Behera, Người triệu tập của Chi nhánh Cuttack đang viết thư cho ASI, Cục Khảo cổ Bang Odisha và Tổng cục Văn hóa để cử các chuyên gia đến hiện trường để khảo sát chi tiết hơn.

(The Statesman - February 16, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-02-3-001

Tàn tích của địa điểm Phật giáo cổ ở bang Odisha, Ấn Độ
Photo: SNS
 

HỒNG KÔNG: Tiến sĩ Oren Hanner thuyết trình trực tuyến về Đạo đức Phật giáo và Tác dụng chia sẻ

Tiến sĩ Oren Hanner, Trợ lý Giáo sư Triết học thỉnh giảng tại Đại học New York ở Abu Dhabi và Nghiên cứu viên ở Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Numata tại Đại học Hamburg (Đức), sẽ có buổi nói chuyện trực tiếp vào ngày 12-3-2024 về chủ đề “Hướng tới một Lý thuyết Phật giáo về Tác dụng Chia sẻ.”

Được tổ chức bởi Trung tâm Phật Pháp Hồng Kông (BDCHK) - một viện nghiên cứu sau đại học và là trung tâm nghiên cứu Phật giáo - buổi nói chuyện trước công chúng của Tiến sĩ Hanner có thể tham dự trực tuyến qua Zoom, hoặc trực tiếp tại tòa nhà Pacific Place, cơ sở của BDCHK ở trung tâm thành phố Hồng Kông.

Công việc học thuật của Tiến sĩ Hanner tập trung vào lịch sử triết học Ấn Độ và Phật giáo, lý thuyết đạo đức và hành động cũng như triết học đa văn hóa.

Tập sách “Phật giáo và chủ nghĩa hoài nghi: Các quan điểm lịch sử, triết học và so sánh” đã được biên tập của ông xem xét vị trí và vai trò của tư duy hoài nghi trong triết học Phật giáo từ cả quan điểm Phật giáo và quan điểm đa văn hóa. Mối quan tâm nghiên cứu hiện tại của Tiến sĩ Hanner bao gồm ý nghĩa cuộc sống, tác dụng tập thể, và công lý trong Phật giáo.

(Buddhistdoor Global – February 16, 2024)

 TinTuc_PGTG_2024-02-3-002

Tiến sĩ Oren Hanner
Photo: BDCHK

 

TÍCH LAN: Ra mắt “Con đường Phật giáo” để thu hút khách du lịch và người hành hương

Colombo, Tích Lan - Văn phòng Xúc tiến Du lịch Tích  Lan dự định giới thiệu sáng kiến “Con đường Phật giáo” nhằm nâng cao di sản văn hóa của mình bằng cách thu hút du khách và người hành hương thuộc cộng đồng tôn giáo, ban đầu là từ Nam Á và từ Nam- Đông Á, sau đó dần dần bao gồm cả những nước từ Châu Âu, Hoa Kỳ và Úc.

Đồng thời, Tổng thống Ranil Wickremesinghe và Bộ trưởng Ngoại giao Ali Sabr đã khởi xướng một chương trình kết nghĩa, theo đó 100 ngôi chùa ở Tích Lan sẽ có các đối tác của họ tại các quốc gia thành lập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Đây là nỗ lực ngoại giao nhằm thúc đẩy du lịch tôn giáo và tăng cường quan hệ văn hóa giữa các quốc gia châu Á: Singapore, Nhật Bản, Thái Lan và Cam Bốt cũng sẽ được đưa vào giai đoạn thứ hai của chương trình. Cho đến nay, các tu sĩ Phật giáo Tích Lan đã nhận được lời mời từ Indonesia, Mã Lai, Hàn Quốc và Việt Nam cho những sáng kiến tương tự.

Chính phủ Tích Lan cũng đang hợp tác với Thái Lan để phát triển mạng mạch Phật giáo và hợp tác với một số đạo tràng ở miền nam Ấn Độ.

(asianews.it  - February 20, 2024)

NHẬT BẢN: Bảo tàng Quốc gia Tokyo triển lãm đặc biệt về 900 năm lịch sử Phật giáo của Chùa Chuson-ji

Được tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo, 900 năm lịch sử Phật giáo tại chùa Chuson-ji (Trung Tôn Tự) trở nên sống động trong cuộc triển lãm không thể bỏ qua với công nghệ hình ảnh tiên tiến này.

Diễn ra từ ngày 23-1 đến hết ngày 14-4-2024, triển lãm chiếm một phần tầng một của sảnh chính của Bảo tàng .

Khách đến thưởng lãm cuộc triển lãm đặc biệt về Kim Sắc Đường (khu lăng mộ và đền thờ dát vàng) của chùa Chuson-ji sẽ bắt gặp một màn hình cao chót vót sống động với màu sắc lấp lánh. Các đồ họa có độ phân giải 8K lấp đầy màn hình với hình ảnh mô phỏng kích thước thật của bàn thờ trung tâm của Kim Sắc Đường chùa Chuson-ji.

Màn hình hiển thị có kích thước thật, nhưng độ rõ nét và độ sống động của nó còn rực rỡ hơn nhiều. Đức tin Phật giáo 900 năm được tái hiện sống động trong triển lãm không thể bỏ qua này về lịch sử tôn giáo và công nghệ hình ảnh tiên tiến của Nhật Bản.

(JAPAN Forward – February 15, 2024)

 

TinTuc_PGTG_2024-02-3-003TinTuc_PGTG_2024-02-3-004

TinTuc_PGTG_2024-02-3-005

 

Cuộc triển lãm đặc biệt về Kim Sắc Đường (khu lăng mộ và đền thờ dát vàng) của chùa Chuson-ji qua màn hình với công nghệ tiên tiến
Photos: JAPAN Forward

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2011(Xem: 4903)
Ký giả được xem công văn này trước nhất, liền cho mời Ông Viên Quang là Tổng thư ký của Hội Việt Nam Phật giáo đến bàn việc triệu tập Hội đồng để thảo luận việc quan trọng đó. Nhưng đến buổi họp thì ký giả chẳng may vừa bị cảm nặng, nhân có Cụ BÙI THIỆN CƠ, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo đến thăm, bèn dặn với Cụ rằng: “Nếu Hội đồng có cử đến tôi, thì nhờ Cụ cố từ chối cho, vì tôi mới bị bệnh, hơn nữa còn bận nhiều công việc”. Sau buổi họp đó, Cụ BÙI THIỆN CƠ và Cụ TRẦN VĂN ĐẠI lại đến phòng bệnh cho biết rằng: “Hội đồng đã đề cử một vài vị Thượng toạ, nhưng các Ngài đều viện cớ rằng: Thượng toạ là Hội trưởng Hội Tăng Ni Bắc Việt lại là Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo, phải lấy tư cách ấy mà ứng phó với thơ mời của Chính phủ để gia nhập Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thì đối với cả trong Thuyền gia lẫn người ngoài Thiện tín mới được danh chính ngôn thuận.
10/06/2011(Xem: 5212)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
26/05/2011(Xem: 2775)
Trong lịch sử hình thành Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo châu Á nói chung, Luy Lâu được coi là chiếc nôi của Phật giáo. Nó được coi là Trung tâm Phật giáo xuất hiện sớm nhất trong ba trung tâm Phật giáo thời kỳ khởi thuỷ ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á: Trung tâm Phật giáo Luy Lâu; Trung tâm Phật giáo Lạc Dương và Bành Thành (thuộc Trung Hoa).
14/05/2011(Xem: 6989)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
14/04/2011(Xem: 6161)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
12/04/2011(Xem: 12050)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
12/04/2011(Xem: 9763)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
04/04/2011(Xem: 7012)
Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh
10/03/2011(Xem: 6564)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
05/01/2011(Xem: 2646)
Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI trước Tây lịch có những biến chuyển rất lớn về những vấn đề xã hội, văn hoá tư tưởng và tôn giáo. Vào thời điểm này, Ấn Độ chưa phải là một quốc gia rộng lớn độc lập mà bao gồm nhiều tiểu vương quốc khác nhau. Và các tiểu vương quốc ở những khu vực biên giới từ lâu được xem là man di nay đang vùng lên chiếm ưu thế và họ có những thế lực nhất định trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Bà-la-môn giáo từ lâu được xem là tôn giáo chính thống đang bị suy giảm uy tín cũng như quyền lực lãnh đạo tinh thần xã hội. Lòng người trở nên hoang mang và hầu như mất đi nơi quy hướng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567