Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

23/10/201920:33(Xem: 8029)
Tuần 3
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 3 THÁNG 10, 2019)

 Diệu Âm lược dịch

 

HÀN QUỐC: Triển lãm các tác phẩm thư pháp của vị anh hùng Phật giáo Samyeong

Từ ngày 15-10 đến 17-11-2019, Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc triển lãm nguyên bản 5 tác phẩm thư pháp của Hòa thượng Samyeong (1554-1610), nhà sư nổi tiếng của Triều đại Joseon (1342-1910) cả Triều Tiên.

Trong chuyến đi đến Kyoto, sư Samyeong đã lưu trú tại chùa Koshou ở Uji, và ông đã để lại chùa này 5 tác phẩm nói trên.

Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc nói rằng viện tổ chức cuộc triển lãm các tác phẩm của sư Samyeong - mượn từ chùa Koshou - là để làm nổi bật nỗ lực giảng hòa của ông với Nhật Bản và cứu người dân Triều Tiên bị nạn trong cuộc chiến tranh 7-năm giữa 2 nước vào thế kỷ thứ 16.

Hòa thượng Samyeong, pháp danh Yujeong, đã lãnh đạo một đội quân tăng sĩ để chống quân xâm lược Nhật. Sau chiến tranh, sư Samyeong theo lệnh vua đã đến Kyoto vào năm 1605 để ký hiệp định hòa bình Nhật-Triều với Tướng quân Tokugama Ieyasu. Ông đã trở về quê hương cùng 3,000 người Triều Tiên vốn là tù binh của Nhật.

(Yonhap – October 15, 2019)

 2019-10-3-000

2019-10-3-001

Tranh chân dung và nguyên bản các tác phẩm thư pháp của Hòa thượng Samyeong (1554-1610)

Photos : Yonhap

 

HOA KỲ: Diễn đàn Phật giáo tại Liên Hiệp Quốc

New York, Hoa Kỳ - Ngày 12-10-2019, đại diện các cộng đồng Phật giáo từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đã tổ chức một diễn đàn tại trụ sở Liên Hiẹp Quốc ở New York để thảo luận về những nỗ lực để xây dựng một cộng đồng tương lai chung cho nhân loại.

Diễn đàn Phật giáo Trung Quốc-Hoa Kỳ-Gia Nã Đại năm 2019 là lần thứ hai, sau lần tổ chức đầu tiên thành công tại Ga Nã Đại vào năm 2017.

Trong sự kiện diễn ra trong một ngày này, các diễn giả khách mời đã chia sẻ quan điểm về cách mở rộng tác động tích cực của cộng đồng Phật giáo của 3 nước. Các bài thuyết trình và các cuộc thảo luận đã thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và học hỏi lẫn nhau giữa Phật giáo và nền văn minh hiện đại.

(Big News Network – October 15, 2019)

 

2019-10-3-002

Đại diện các cộng đồng Phật giáo từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Gia Nã Đại tại diễn đàn ở trụ sở Liên Hiệp Quốc (New York, Hoa Kỳ)

Photo: Hong Xiao

 

 

THÁI LAN: Đài BBC Anh Quốc ghi tên Dhammananda Bhikkhuni – nữ tu sĩ Phật giáo đầu tiên của Thái Lan – trong danh sách 100 phụ nữ có ảnh hưởng của năm 2019

 

Đài BBC Anh Quốc ghi tên Dhammananda Bhikkhuni – nữ tu sĩ Phật giáo đầu tiên của Thái Lan – trong danh sách 100 phụ nữ truyền cảm hứng và có ảnh hưởng nhất của năm 2019, dựa trên những thành tích và thành tựu của những người phụ nữ có ảnh hưởng và đáng chú ý trên toàn cầu.

Ni sư Dhammananda xuất gia tại Tích Lan vào năm 2003, trở thành Tỳ kheo ni đầu tiên của Thái Lan trước sự phản đối của công chúng – do đất nước này chưa bao giờ chính thức công nhận việc xuất gia hoàn toàn của phụ nữ, và các Tỳ kheo ni thường không được hưởng mức độ chấp nhận thuộc xã hội như các đồng đạo nam của họ.

Trước đó ni sư Dhammananda được biết đến với tục danh Chatsumarn Kabilsingh, một tác giả và là giáo sư đại học về nghiên cứu tôn giáo và triết học.

Và bây giờ, là trụ trì của Tu viện Songolhammakalyani – tu viện Phật giáo toàn nữ đầu tiên của Thái Lan, ni sư Dhammananda nói đơn giản về trường hợp của mình, và với một logic nhẹ nhàng, bà lưu ý rằng chính Đức Phật đã thành lập tông phái tỳ kheo ni, trong đó có mẹ nuôi của Ngài.

(Buddhistdoor Global – October 17, 2019)

 

2019-10-3-0032019-10-3-004

 

Dhammananda Bhikkhuni – nữ tu sĩ Phật giáo đầu tiên của Thái Lan

Photos: youtube.com & bbc.co.uk

 

 

MIẾN ĐIỆN: Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu tặng Nepal 30 tượng Phật

Yangon, Miến Điện – Ngày 18-1902019, Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu (SIBA) tại Yangon đã tặng Nepal 30 tượng Đức Phật bằng kim loại ớ các tư thế khác nhau, thông qua nữ Tổng thống Bidya Devi Bhandari của Nepal.

Bà Bhandari cùng phái đoàn Nepal đang có mặt tại Miến Điện trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 5 ngày.

Nhân dịp này, một đại biếu của phái đoàn là Bộ trưởng Ngoại giao Pradeep Bidya Devi đã nói rõ rằng những pho tượng này tượng trưng cho mối quan hệ bền vững giữa Nepal và Miến Điện. Ông nói rằng hòa bình, từ bi, hữu nghị và không bạo lực – những nguyên lý của triết học Phật giáo – vẫn còn có liên quan trong xã hội hiện tại. Ông kêu gọi người dân Miến Điện đến thăm Nepal và đặc biệt là viếng Lâm Tì Ni trong ‘Năm Viếng thăm Nepal 2020’.

(The Himalayan Times – October 19, 2019)

 

2019-10-3-005

Nữ Tổng thống Bidya Devi Bhandari (áo xanh) dẫn đầu một phái đoàn Nepal đến Miến Điện trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 5 ngày

Photo: RSS

 

ẤN ĐỘ: Tàu lửa Đặc biệt Mạng mạch Phật giáo từ Ấn Độ đến Nepal

Tàu lửa Đặc biệt Mạng mạch Phật giáo của Hỏa xa Ấn Độ bắt đầu hành trình của mình từ ngày 19 đến 26-10-2019. Tàu sẽ đi đến các địa điểm kết nối với Đức Phật Cồ Đàm trải dài khắp Ấn Độ và Nepal.

Theo Công ty kinh doanh Dịch vụ ăn uống và Du lịch Ấn Độ (IRCTC), tàu lửa này sẽ bao gồm hầu hết các di tích quan trọng của Phật giáo.

Tàu sẽ khởi hành từ Ga Xe lửa Safdarjung ở New Delhi và kết thúc hành trình cũng tại ga này sau khi đi đến những nơi gắn liền với cuộc đời Đức Phật Cồ Đàm.

Tour trọn gói của tàu lửa mạng mạch Phật giáo sẽ bao gồm chỗ ở trong các khách sạn sang trọng, vận chuyển bằng xe buýt máy lạnh tại nhiều nơi khác nhau và có hướng dẫn viên du lịch của các ngôn ngữ khác nhau cùng đồng hành với hành trình đường sắt này.

(jagranjosh.com – October 19, 2019)

 

2019-10-3-0062019-10-3-0072019-10-3-0082019-10-3-009

Tàu lửa Đặc biệt Mạng mạch Phật giáo của Hỏa xa Ấn Độ

Photos: jagranjosh.com & Nepali Sansar

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2011(Xem: 4904)
Ký giả được xem công văn này trước nhất, liền cho mời Ông Viên Quang là Tổng thư ký của Hội Việt Nam Phật giáo đến bàn việc triệu tập Hội đồng để thảo luận việc quan trọng đó. Nhưng đến buổi họp thì ký giả chẳng may vừa bị cảm nặng, nhân có Cụ BÙI THIỆN CƠ, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo đến thăm, bèn dặn với Cụ rằng: “Nếu Hội đồng có cử đến tôi, thì nhờ Cụ cố từ chối cho, vì tôi mới bị bệnh, hơn nữa còn bận nhiều công việc”. Sau buổi họp đó, Cụ BÙI THIỆN CƠ và Cụ TRẦN VĂN ĐẠI lại đến phòng bệnh cho biết rằng: “Hội đồng đã đề cử một vài vị Thượng toạ, nhưng các Ngài đều viện cớ rằng: Thượng toạ là Hội trưởng Hội Tăng Ni Bắc Việt lại là Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo, phải lấy tư cách ấy mà ứng phó với thơ mời của Chính phủ để gia nhập Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thì đối với cả trong Thuyền gia lẫn người ngoài Thiện tín mới được danh chính ngôn thuận.
10/06/2011(Xem: 5217)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
26/05/2011(Xem: 2775)
Trong lịch sử hình thành Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo châu Á nói chung, Luy Lâu được coi là chiếc nôi của Phật giáo. Nó được coi là Trung tâm Phật giáo xuất hiện sớm nhất trong ba trung tâm Phật giáo thời kỳ khởi thuỷ ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á: Trung tâm Phật giáo Luy Lâu; Trung tâm Phật giáo Lạc Dương và Bành Thành (thuộc Trung Hoa).
14/05/2011(Xem: 6991)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
14/04/2011(Xem: 6162)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
12/04/2011(Xem: 12051)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
12/04/2011(Xem: 9765)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
04/04/2011(Xem: 7012)
Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh
10/03/2011(Xem: 6565)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
05/01/2011(Xem: 2648)
Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI trước Tây lịch có những biến chuyển rất lớn về những vấn đề xã hội, văn hoá tư tưởng và tôn giáo. Vào thời điểm này, Ấn Độ chưa phải là một quốc gia rộng lớn độc lập mà bao gồm nhiều tiểu vương quốc khác nhau. Và các tiểu vương quốc ở những khu vực biên giới từ lâu được xem là man di nay đang vùng lên chiếm ưu thế và họ có những thế lực nhất định trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Bà-la-môn giáo từ lâu được xem là tôn giáo chính thống đang bị suy giảm uy tín cũng như quyền lực lãnh đạo tinh thần xã hội. Lòng người trở nên hoang mang và hầu như mất đi nơi quy hướng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567