Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

19/03/202213:00(Xem: 4947)
Tuần 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 2 THÁNG 3, 2022)
                  
Diệu Âm lược dịch

 

HÀN QUỐC: Hiệp hội Phật giáo Hàn Quốc phát hành sách về bảo vật quốc gia Phật giáo

Hiệp hội các Tông phái Phật giáo Hàn Quốc (AKBO) báo đã xuất bản cuốn “Bảo vật Quốc gia Phật giáo của Hàn Quốc”, một danh mục toàn diện giới thiệu lịch sử đằng sau tất cả các hiện vật Phật giáo vốn được coi là bảo vật quốc gia.

 

Được viết bằng cả tiếng Hàn và tiếng Anh, cuốn sách cung cấp giải thích về các đặc điểm chính của mỗi bảo vật và đặt chúng vào bối cảnh lịch sử lớn hơn của sự phát triển năng động của nghệ thuật Phật giáo Hàn Quốc.

 

Hiệp hội cho biết sách sẽ giúp hiểu rõ hơn về các hiện vật quý hiếm mà trước đây chỉ có thể được xem trực tiếp thông qua các chuyến thăm đền chùa hoặc các cuộc triển lãm đặc biệt của viện bảo tàng trong quá khứ.

 

Tổng cộng 2,000 bản sách sẽ được phân phối đến các đại sứ quán nước ngoài tại Hàn Quốc, các Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc và các chùa Phật giáo trong nước và nước ngoài.

 

(KoreaTimes.co.kr - March 12, 2022)
 
TinTuc_PGTG_2022-03-2-000
Cuốn “Bảo vật Quốc gia Phật giáo của Hàn Quốc”
Photo: AKBO

 

MIẾN ĐIỆN: Chính quyền quân đội đánh bom một tu viện Phật giáo đầy thường dân

Vào chiều thứ Ba (9-3-2022), chỉ vài giờ sau khi binh lính của họ nã pháo vào một khu phức hợp Phật giáo khác ở nơi khác trong khu vực, quân đội Myanmar đã pháo kích vào một tu viện, nơi có khoảng 1.500 dân thường đang trú ẩn khỏi bạo lực gần đây ở Thị trấn Kalay của Vùng Sagaing, Mười người trong đó có 3 trẻ em bị thương nặng khi 4 quả đạn pháo hạng nặng rơi vào tu viện ở làng Nat Myaung này vào khoảng 1 giờ chiều, khiến 3 phụ nữ và 6 trẻ em khác bị thương nhẹ trong vụ tấn công.

Ba trong số những quả đạn pháo của quân đội đã rơi xuống khuôn viên của tu viện trong khi một quả trúng vào tòa nhà chính.

Mọi người đã ở trong những căn lều bạt bên trong tu viện và đang cần gấp bột điện giải và các loại thuốc khác, một số đã ở đó được gần 4 tháng.

Trước đó cùng ngày, 2 trẻ em và 4 người khác đã thiệt mạng khi binh lính quân đội nã pháo vào một tu viện ở Thị trấn Yinmabin của Vùng Sagaing này.

(Myanmar NOW – March 9, 2022)

 TinTuc_PGTG_2022-03-2-001
Những chiếc lều bạt nơi thường dân ở trong tu viện Nat Myaung, Sagaing (Miến Điện)
Photo: Myanmar NOW

 

 

ẤN ĐỘ: Pho tượng nằm lớn nhất của Đức Phật đang được xây ở Bồ đề Đạo tràng

Bihar, Ấn Độ - Mạng mạch hành hương Phật giáo ở Ấn Độ đang được hồi sinh một cách chủ động và Bồ đề Đạo tràng là một phần không thể thiếu trong đó. Theo tiến trình này, nơi Đức Phật Cồ Đàm đạt được giác ngộ sẽ sớm tôn trí pho tượng nằm lớn nhất của Ngài, dài 100 feet - cao 30 feet. Việc xây dựng tượng bắt đầu trở lại vào năm 2019, với sự điều hành của  Giáo hội Phật giáo Quốc tế phúc lợi. Tượng được xây bằng sợi thủy tinh bởi các nhà điêu khắc đến từ Bengal.

Tượng Phật khổng lồ này sẽ được mở cửa cho các tín đồ tham quan từ tháng 2 năm 2023.

Bồ đề Đạo tràng ở bang Bihar là một di tích tôn giáo và là nơi hành hương của những người theo đạo Phật. Tương truyền Đức Phật Cồ Đàm đã đạt Giác ngộ dưới một gốc cây được gọi là Cây Bồ đề, khiến Bồ đề Đạo tràng trở thành địa điểm hành hương và tôn kính của cả người theo đạo Hindu và đạo Phật.

(FE Online – March 9, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-2-002

Pho tượng Đức Phật nhập diệt lớn nhất đang được xây dựng tại Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ
Photo: ANI

 

THÁI LAN: Tổ chức Trung tâm Thiền của Phụ nữ Quốc tế trao Giải thưởng Nữ Phật tử Xuất sắc năm 2022

Trùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, Tổ chức Trung tâm Thiền của Phụ nữ Quốc tế (IWMCF) từ trụ sở chính ở Rayong (Thái Lan) đã công bố giải thưởng hàng năm dành cho những Phật tử xuất sắc. Năm nay, 20 phụ nữ - bao gồm cả nữ cư sĩ và tu sĩ từ khắp nơi trên thế giới - đã được vinh danh với giải thưởng này.

Thành tích và kế hoạch tương lai của từng người đoạt giải được liệt kê trên trang web IWMCF, cũng như những người chiến thắng trong quá khứ từ năm 2002.

Giải thưởng được trao cho sự xuất sắc trong một số hạng mục, bao gồm thực hành thiền định, công tác xã hội và phát triển cộng đồng, truyền bá Phật pháp, và hoạt động vì hòa bình. Các nữ Phật tử được đề cử hàng năm và sau đó được lựa chọn sau khi công đức của họ được kiểm tra bởi 12 thành viên ủy ban.

Giải thưởng phục vụ một số mục đích, bao gồm cả việc nâng cao tiếng nói của những nữ Phật tử xuất chúng. Sau sự kiện năm nay, các nhà tổ chức có kế hoạch mở rộng công việc của mình để bao gồm mạng lưới trao quyền cho phụ nữ toàn cầu.

(Buddhistdoor Global – March 10, 2022)

 TinTuc_PGTG_2022-03-2-003
Biểu trưng của Tổ chức Trung tâm Thiền của Phụ nữ Quốc tế
Photo: tricycle.org

 

 

ANH QUỐC: Tu viện Phật giáo ở Greater Manchester có kế hoạch mở rộng

Ngôi chùa và tu viện Phật giáo Nguyên thủy Wat Sriratanaram ở khu vực Greater Manchester, miền bắc nước Anh, có kế hoạch mở rộng sang khuôn viên của một sân gôn cũ lân cận để tạo ra một trung tâm nhập thất thiền định.

Được thành lập vào năm 2016, chùa Wat Sriratanaram, tọa lạc tại thị trấn Kearsley, nằm trong nhà câu lạc bộ của sân gôn cũ và đóng vai trò là trung tâm của người dân địa phương Thái Lan.

Các kế hoạch mở rộng ngôi chùa gồm không gian thiền định, giải trí, trồng vườn thiền và chăn thả nông nghiệp -  tất cả đều phù hợp với mục đích của hội đồng quận là bảo tồn khu vực này như một không gian xanh. Tòa nhà hiện có của ngôi chùa bao gồm chỗ ở cho 4 nhà sư thường trú, một nhà bếp và một thiền đường trung tâm.

Tu viện đã tổ chức các buổi thiền định hàng ngày kéo dài hàng giờ cho công chúng, thường thu hút tới 100 người.

Các nhà lập kế hoạch tại hội đồng quận sẽ xem xét đơn xin quy hoạch của ngôi chùa này trong vòng vài tuần tới.

(HOME: Buddhistdoor Global - March 8, 2022)

 

 TinTuc_PGTG_2022-03-2-004TinTuc_PGTG_2022-03-2-005

Tượng Phật trong khuôn viên chùa Wat Sriratanaram ở thị trấn Kearsley (Anh Quốc)
Photos: theboltonnews.co.uk & messengernewspapers.co.uk

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2011(Xem: 4903)
Ký giả được xem công văn này trước nhất, liền cho mời Ông Viên Quang là Tổng thư ký của Hội Việt Nam Phật giáo đến bàn việc triệu tập Hội đồng để thảo luận việc quan trọng đó. Nhưng đến buổi họp thì ký giả chẳng may vừa bị cảm nặng, nhân có Cụ BÙI THIỆN CƠ, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo đến thăm, bèn dặn với Cụ rằng: “Nếu Hội đồng có cử đến tôi, thì nhờ Cụ cố từ chối cho, vì tôi mới bị bệnh, hơn nữa còn bận nhiều công việc”. Sau buổi họp đó, Cụ BÙI THIỆN CƠ và Cụ TRẦN VĂN ĐẠI lại đến phòng bệnh cho biết rằng: “Hội đồng đã đề cử một vài vị Thượng toạ, nhưng các Ngài đều viện cớ rằng: Thượng toạ là Hội trưởng Hội Tăng Ni Bắc Việt lại là Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo, phải lấy tư cách ấy mà ứng phó với thơ mời của Chính phủ để gia nhập Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thì đối với cả trong Thuyền gia lẫn người ngoài Thiện tín mới được danh chính ngôn thuận.
10/06/2011(Xem: 5211)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
26/05/2011(Xem: 2774)
Trong lịch sử hình thành Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo châu Á nói chung, Luy Lâu được coi là chiếc nôi của Phật giáo. Nó được coi là Trung tâm Phật giáo xuất hiện sớm nhất trong ba trung tâm Phật giáo thời kỳ khởi thuỷ ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á: Trung tâm Phật giáo Luy Lâu; Trung tâm Phật giáo Lạc Dương và Bành Thành (thuộc Trung Hoa).
14/05/2011(Xem: 6988)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
14/04/2011(Xem: 6161)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
12/04/2011(Xem: 12048)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
12/04/2011(Xem: 9763)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
04/04/2011(Xem: 7012)
Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh
10/03/2011(Xem: 6562)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
05/01/2011(Xem: 2646)
Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI trước Tây lịch có những biến chuyển rất lớn về những vấn đề xã hội, văn hoá tư tưởng và tôn giáo. Vào thời điểm này, Ấn Độ chưa phải là một quốc gia rộng lớn độc lập mà bao gồm nhiều tiểu vương quốc khác nhau. Và các tiểu vương quốc ở những khu vực biên giới từ lâu được xem là man di nay đang vùng lên chiếm ưu thế và họ có những thế lực nhất định trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Bà-la-môn giáo từ lâu được xem là tôn giáo chính thống đang bị suy giảm uy tín cũng như quyền lực lãnh đạo tinh thần xã hội. Lòng người trở nên hoang mang và hầu như mất đi nơi quy hướng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567