Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (17)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Daisetz Teitaro Suzuki
Mới nhất
A-Z
Z-A
Tám Đặc Điểm Chính Của Ngộ
07/01/2022
07:11
Chứng ngộ không phải là một kết luận mà người ta đạt được bằng suy luận; nó coi thường mọi xác định của trí năng. Những ai đã từng kinh nghiệm điều nầy đều không thể giải thích nó một cách mạch lạc và hợp lý. Một khi người ta cố tình giải thích nó bằng ngôn từ hay cử chỉ, thì nội dung của nó đã bị thương tổn ít nhiều. Vì thế, kẻ sơ cơ không thể vói tới nó bằng những cái hiển hiện bên ngoài, mà những ai đã kinh nghiệm qua một lần chứng ngộ thì thấy rõ ngay những gì thực sự không phải là nó. Kinh nghiệm chứng ngộ do đó luôn luôn mang đặc tính ‘bội lý,’ khó giải, khó truyền. Theo Thiền sư Đại Huệ thì Thiền như là một đống lửa cháy lớn; khi đến gần nhất định sém mặt. Lại nữa, nó như một lưỡi kiếm sắp rút ra khỏi vỏ; một khi rút ra thì nhất định có kẻ mất mạng. Nhưng nếu không rút ra khỏi vỏ, không đến gần lửa thì chẳng hơn gì một cục đá hay một khúc gỗ. Muốn đến nơi thì phải có một cá tính quả quyết và một tinh thần sung mãn. Ở đây chẳng có gợi lên một chút suy luận lạnh lùng hay phân biệt
Thiền Luận (Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Dịch giả: Trúc Thiên & Tuệ Sỹ)
12/11/2017
09:29
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
01. Lịch sử thiền tông Nhật Bản
19/03/2012
02:15
Có thể nói nguyên nhân sâu xa và then chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tại là bản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
11. Câu Trả Lời Đã Có Sẵn Trong Câu Hỏi
29/12/2011
12:00
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
Bản thể của Phật
14/12/2012
04:09
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
Thiền và Pháp Môn Vô Niệm - Luận giải về Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng
01/02/2012
14:38
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
Kinh Hoa Nghiêm (Gaṇḍavyūha): Lý tưởng Bồ tát và Phật
23/09/2010
16:15
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
Thiền và Bát Nhã
28/12/2011
15:15
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
Thiền Vô Niệm (sách)
10/06/2015
15:18
Bản dịch tiếng Việt “Thiền Vô Niệm” này đã được chúng tôi thực hiện vào năm 1987 từ bản văn tiếng Pháp “Le Non-Mental Selon la Pensée Zen” do Hubert Benoît dịch từ nguyên tác tiếng Anh, “The Zen Doctrine of No Mind” của cố Tiến sĩ D. T. Suzuki. Đến năm 1988, khi được phép rời Việt Nam sang định cư ở Hoa Kỳ, chúng tôi đã gửi bản thảo viết tay cho một đạo hữu thân tín cất giữ. Vì bận rộn ở một môi trường sống mới hoàn toàn khác với quê nhà, chúng tôi đã quên bẵng bản thảo này trong một thời gian dài. Mãi cho đến tháng 4 năm 2014, khi chúng tôi và vị đạo hừu thân tín có dịp liên lạc lại được với nhau, vị đạo hữu ấy đã gửi lại cho chúng tôi tập bản thảo ấy mà bây giờ chúng tôi đánh máy thành file và hiệu đính theo nguyên tác tiếng Anh – vì vào thời điểm dịch tập sách này chúng tôi không thể tìm được nguyên tác. Bản văn nguyên tác tiếng Anh hiện tại chúng tôi dùng để hiệu đính là “The Zen Doctrine of No Mind” của tác giả cố Tiến sĩ Suzuki đã được Christmas Humphreys hiệu đính và do nhà xuấ
Lịch sử thiền tông Nhật Bản
14/04/2011
14:14
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
Quay lại