Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

11/06/201521:40(Xem: 14387)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 4  THÁNG 10, 2014)
Diệu Âm lược dịch
 

 

HOA KỲ: Tuần lễ Thiền kỷ niệm truyền thống Phật giáo tại trường Cao đẳng Sarah Lawrence (SLC)

 

New York, Hoa Kỳ - Tuần lễ Nghệ thuật và Văn hóa Thiền, một cuộc triển lãm thư pháp và tranh mực của Thiền sư Nhật Bản Yakahashi Yuho – triển lãm đầu tiên của ông tại Hoa Kỳ - cùng với các sự kiện văn hóa kỷ niệm truyền thống Phật giáo khác, bao gồm thiền định, cắm hoa và trà đạo Nhật Bản  được tổ chức tại trường SLC từ ngày 22 đến 28 - 10-2014.

Thiền sư Yakahashi Yuho là trụ trì của 2 Thiền tự Daian-Zenji ở thành phố Fukui và Hosho-ji ở Kanazawa, là người từ lâu đã vẽ tranh và viết thư pháp Thiền. Cùng đi với Thiền sư từ Nhật đến SLC có bà Noguchi Suichi, một giảng viên về Trà Đạo và Hoa. Bà là một thành viên của Hiệp hội Nghệ thuật Cắm hoa của Nhật Bản và đã dạy trà đạo và cắm hoa hơn 30 năm. Ngoài ra còn có một học giả hàng đầu về Thiền Phật là ông T. Griffith Foulk, thành viên khoa tôn giáo của SLC. Là người tổ chức sự kiện kéo dài một tuần này, ông có phần thuyết trình về Nghệ thuật và Văn hóa Thiền.

(japanesebuddhism.com – October 22, 2014)

 

blank

Thiền sư Yakahashi Yuho
Photo: japanesebuddhism.com

 

 

MIẾN ĐIỆN : Đông đảo Phật tử đến viếng ‘Chùa Nhật Bản’ ở Rangoon

 

Rangoon, Miến Điện – Khách hành hương từ khắp đất nước Miến Điện đã đến viếng tu viện Aung Zabu Tawya Dhamma Yeiktha, nơi một người đàn ông Nhật Bản đã cúng dường hàng trăm tượng Phật cổ có niên đại từ 7 thời kỳ lịch sử khác nhau.

Tọa lạc tại làng Yepya, thị trấn Hmawbi, tu viện nói trên lưu giữ tổng cộng 301 tượng Phật. Từ khi những tượng Phật được cúng dường bởi người Nhật này, nơi đây đã được Phật tử biết đến nhiều hơn với tên gọi đơn giản là ‘Chùa Nhật’.

Theo tu viện trưởng U PanddaWWuntha, người Nhật tên là Kumano trước đây là một tín đồ Ki Tô giáo và tự nguyện cải đạo sang Phật giáo sau khi ông ta viếng Bagan, thánh địa Phật giáo nổi tiếng tại miền trung Miến Điện. Trước khi kết hôn với một phụ nữ Miến Điện và có 2 con, ông đã bắt đầu sưu tập tượng Phật. Và vào tháng 11-2012, ông cúng dường 301 tượng Phật có từ các thời Pagan, Pimya, Ava, Toungoo, Nyaungyan, Tagaung và Kobaung.

Số lượng khách hành hương đến tu viện đã tăng lên khi tin về bộ sưu tập tượng nói trên lan truyền. Thánh địa này chỉ mở cửa vào thứ Năm, thứ Sáu và cuối tuần, và vào những ngày này, có hàng nghìn Phật tử đến đây chiêm bái

(the Irrawaddy – October 23, 2014)

 

blank

Phật tử Miến Điện viếng “Chùa Nhật Bản’
Photo: Sai Zaw

 

 

ẤN ĐỘ: Tổng thống Ấn Độ ra mắt con tem về nhà phục hưng Phật giáo Tích Lan

 

New Delhi, Ấn Độ - Ngày 25-10-2014, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã phát hành một con tem bưu chính kỷ niệm nhà phục hưng và là nhà văn Phật giáo Tích Lan Anagarika Dharmapala.

Tổng thống nói, “Việc phát hành con tem bưu chính kỷ niệm về Anagarika Dharmapala sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Tích Lan và đưa 2 quốc gia đến gần nhau hơn”.

Ông bày tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ giữa 2 nước sẽ tiếp tục “tăng cường hơn nữa trong những năm tới vì lợi ích chung của 2 dân tộc chúng ta”.

“Việc phát hành tem về một trong những tông đồ Phật giáo này, một lần nữa nhắc nhở chúng ta phải làm việc không ngừng và tập trung để bảo đảm một kỷ nguyên của hòa bình, ổn định và quan hệ song phương và đa phương thân thiện nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của nhân dân”.

Ông cũng chúc mừng ngành bưu chính về việc phát hành con tem này.

(IANS – October 25, 2014)

 

blank

Tượng Anagarika Dharmapala
Photo: srilankaguardian.org
 

 

Pakistan: Lễ cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình thế giới tại tu viện Phật giáo Jaulian

 

Taxila, Pakistan – Tại tu viện Phật giáo Jaulian gần Taxila, nơi những tượng Phật lớn vẫn còn nguyên vẹn, 8 tăng ni đã có buổi lễ cầu nguyện đặc biệt và thực hiện những nghi lễ tôn giáo vì hòa bình và ổn định trên thế giới nói chung và khu Khyber Pakhtunkhwa (KP) bị tấn công khủng bố nói riêng

Chư tăng ni đến từ Nam Hàn, do Hang Sang Beon dẫn đầu, đã đi quanh bảo tháp và dâng hoa sen, nước, trái cây và gạo lên Đức Phật. Sự kiện này được tổ chức bởi Hiệp hội Nghệ thuật và Văn hóa Gandhara phối hợp với Cục Khảo cổ học và Bảo tàng ở KP. 

Nhiều đại biểu quốc hội, đại sứ và cao ủy viên đã tham dự buổi lễ.

Easter Park, Tổng thư ký của Hiệp hội Nghệ thuật và Văn hóa Gandhara, nói rằng di tích tại Jaulian có niên đại từ thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên – từ nơi này Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, và vì Phật giáo truyền đi thông điệp hòa bình, chúng ta cũng đang cố gắng làm giống như vậy.

(tipitaka.net – October 25, 2014)

 

blank

Lễ cầu nguyện vì hòa bình thế giới tại tu viện Phật giáo Jaulian (Pakistan)
Photo: Dawn

 

 

NHẬT BẢN:  Triển lãm 2 tranh mạn đà la quý hiếm của Phật giáo

 

Kyoto, Nhật Bản – Hai  tranh “mạn đà la” hiếm khi được trưng bày mô tả vũ trụ của Phật giáo sẽ được trưng bày trước công chúng tại chùa Toji, một Di sản Thế giớ, vào ngày 31-10-2014.

Hai tranh mạn đà la về 2 cảnh giới (Ryogai Mandala-zu) có niên đại vào năm 1693 đã được giới thiệu với các phương tiện truyền thông  vào ngày 24-10-2014, và sẽ được triển lãm tại giảng đường Kanjoin của chùa Toji – như một phần của một sự kiện đặc biệt trưng bày những tài sản văn hóa vốn hiếm khi được trưng bày.

Có tổng cộng 18 địa điểm, bao gồm các chùa và đền thờ, sẽ tham gia trong cuộc triển lãm.

Đây sẽ là lần đầu tiên 2 tranh mạn đà la này được trưng bày trước công chúng tại giảng đường Kanjoin. Được chính phủ xếp hạng là tài sản văn hóa quan trọng, 2 tác phẩm này nguyên thủy được sử dụng trong một nghi thức bí mật bởi Mật tông Chơn ngôn.

Hai tác phẩm mạn đà la có tên là “Kongo-kai” (kim cang cảnh giới) và “Taizo-kai” (Thai tạng cảnh giới) cùng có kích thước cao 4.1 m và rộng 3.8 m.

Sự kiện này sẽ kéo dài đến ngày 9-11-2014. Ngày tháng sẽ khác nhau tùy theo địa điểm triển lãm.

(Asahi Shimbun – October 25, 2014)

 

blank

Mạn đà la “Taizo-kai”
Photo: Noboru Tomura

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2015(Xem: 10883)
Thời gian chỉ là một khái niệm vô hình vô ảnh của nhân loại ; nhưng nó có thể được biểu hiện bởi sự chia chẻ tính đếm qua giây, phút, khắc, giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm, thế kỷ, thiên kỷ. . . và qua sự biến đổi, di dịch, của vật thể và sinh loại trong không gian. Như vậy, tuy vô hình, thời gian cũng để lại vết tích của nó qua các dữ kiện, sự kiện được ghi lại trong sử liệu của số đông, hoặc chỉ là những dấu ấn kỷ niệm trong tâm thức mỗi cá nhân—trong đó, bao gồm tất cả những thành tựu vinh quang hay thất bại đầy tủi nhục của những con người và tập thể trần gian mà họ tùy thuộc, tương thuộc
29/09/2015(Xem: 7619)
Những chế độ độc tài chuyên nghiệp như đảng CSVN không hề sơ hãi những cá nhân chống đối. Cái mà họ sợ là những cá nhân kết hợp thành tổ chức (hoặc hội đoàn) để chống đối. Khi người cộng sản khống chế xã hội dân sự qua điều 4 hiến pháp, thì họ không những cấm đoán sự hình thành của những tổ chức độc lập, mà họ còn thành lập những tổ chức cuội, của chính họ, để phô trương một xã hội dân sự giả tạo, và xâm nhập mọi cơ sở kinh tế hay xã hội khác, để kiểm soát và điều hướng.
24/07/2015(Xem: 8779)
Bài tiểu luận "Ảnh hưởng Phật giáo trong pháp luật triều Lý" đã được viết vào tháng giêng năm 1971 tại Saigon. Tạp chí Từ Quang đã đăng từ số 225 đến 258 (từ tháng 6 đến 9 năm 1974). Tạp chí Từ Quang là Cơ quan truyền bá đạo Phật của Hội Phật Học Nam Việt, trụ sở ở chùa Xá Lợi tại Saigon (bên hông trường Gia Long cũ), do cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, cố Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hoá thời Đệ Nhị Cộng Hoà miền Nam, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Sau khi cụ Mai Thọ Truyền qua đời thì cụ Minh Lạc Vũ Văn Phường làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Tôi xin trân trọng cống hiến quý độc giả Đặc San Chánh Giác của Chùa Hoa Nghiêm ở Toronto. Toronto, ngày 01 tháng 04 năm 1991 NVT
06/07/2015(Xem: 12742)
(Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)” (China: Maritime Claims In The South China Sea) được Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Vùng Cực (Office of Ocean and Polar Affairs), Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Môi Trường và Khoa Học Quốc Tế (Bureau of Ocean and International Environmental and Scientific Affairs) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (US Department of State) công bố ngày 5 tháng 12 năm 2014 – (Nguồn: http://www.state.gov/documents/organization/234936.pdf ). Mục đích của nghiên cứu này là để xem xét tuyên bố về biển và/hay các biên giới của Bộ Ngoại Giao và đánh giá sự phù hợp với luật quốc tế. Nghiên cứu này đại diện quan điểm của Chính Phủ Hoa Kỳ chỉ đối với những vấn đề đặc biệt được thảo luận trong đó và không nhất thiết phản ảnh sự chấp thuận những giới hạn được tuyên bố. Các phân tích gia chính cho nghiên cứu này là Kevin Baumert
27/04/2015(Xem: 10123)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi" (Christianity growing fast in Mongolia, Missionaries convert thousands while Buddhists fear losing traditional culture), tác giả là Michael Khon một ký giả trong nhóm bình luận gia thời sự quốc tế trong ban biên tập của tờ báo này. Bài báo khá xưa, cách nay đã hơn sáu năm, thế nhưng cũng không hẳn là lỗi thời, bởi vì tình trạng trên đây chẳng những vẫn còn đang tiếp diễn ở Mông Cổ mà cả nhiều nơi khác trên thế giới. Bài báo cũng đã được một trang mạng Phật Giáo có tầm cỡ quốc tế với 9 thứ tiếng khác nhau là Buddachannel dịch sang tiếng Pháp và đăng tải ngày 6 tháng 2 năm 2009, với tựa ngắn hơn: "Phật Giáo Mông Cổ đang bị mất đà" (Le Bouddhisme Mongol en perte de
06/04/2015(Xem: 7243)
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”[1] cho thấy tại Giao Châu lúc bấy giờ, đã là một lãnh địa hùng cứ ở phương Nam không thua kém gì nước Tàu tại phương Bắc. Sử gia Lê Mạnh Thát nhận định về điều này như sau trong bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam:
10/01/2015(Xem: 5197)
Trung tâm Văn hóa Phật giáo ở Huế, còn gọi là Trung tâm Liễu Quán, nằm bên hữu ngạn sông Hương, được thành lập từ mấy chục năm nay. Sau năm 1975, Nhà nước quản lý mãi cho đến gần hai mươi năm sau mới giao quyền lại cho Tỉnh hội Phật giáo Huế, bấy giờ chỉ là một ngôi nhà… không thể coi là một trụ sở văn hóa Phật giáo được. ta t
07/11/2014(Xem: 31972)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
17/08/2014(Xem: 25024)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
04/05/2014(Xem: 8422)
Bác sĩ người Đức Erich Wulff (1926-2010) dạy tại trường Ðại học Y khoa Huế 1961-1967, trong khuôn khổ viện trợ giáo dục của Tây Ðức. Vì một sự tình cờ, tác giả đã chứng kiến biến cố tại Ðài Phát thanh Huế đêm 8/5/1963 làm 8 Phật tử bị chết một cách thê thảm và đã trình bày sự kiện này trước Ủy ban điều tra đàn áp Phật giáo Việt Nam của Liên hiệp quốc vào tháng 9/1963.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]