Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư Ngỏ

23/07/202209:47(Xem: 2794)
Thư Ngỏ

 

TỔNG LUẬN 

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thin Bu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

 

Thư ngỏ:

 

Chúng tôi bắt đầu học Phật và trì tụng kinh điển Phật học nhất là kinh Đại thừa một cách nghiêm chỉnh kể từ năm 2005, năm chúng tôi về hưu sau khi làm việc 26 năm tại Silicon Valley-CA. Nhân duyên đưa đẩy chúng tôi phải di chuyển ra khỏi Bắc Cali và hưu trí tại Vancouver Washinhton State. Chúng tôi may mắn mua được một căn nhà lý tưởng tại khu biệt lập Cimarron. Điểm luu ý ở đây là khu này rất yên tịnh, vườn hoa cây cảnh nhà cửa như một công viên. Sáng có thể nghiên cứu học Phật, chiều thì hành thiền, tối công phu. Tất cả đều thanh tịnh, vắng lặng cả tiếng ruồi bay cũng có thể nghe được!

Chúng tôi học Phật rất nghiêm chỉnh, nhưng loay hoay cả năm trời mà không tìm thấy đường vào đạo. Chúng tôi chỉ đọc được một số bài khảo luận, những quyển sách nhỏ về Phật học cũng như các kinh lớn nhỏ (Tiểu thừa hoặc Đại thừa) phát thí tại các chùa mà chúng tôi thường lui tới lễ Phật, nhưng tiếc thay không thâu lượm được gì trong kho tàng Phật học. Cuối cùng phải nhập vào các mạng Phật học, mới thấy ánh sáng Đạo.

Chúng tôi bắt đầu mua một số sách Phật và thâm cứu kinh điển trên các mạng Phật học khắp nơi. Bộ sách gối đầu của chúng tôi là bộ Phật Học Phổ Thông của HT Thích Thiện Hoa. Chúng tôi mất một năm trời đọc tụng tóm tắt và gần như thuộc lòng bộ sách quá hữu ích và thực dụng này. Sau khi học và tóm tắt xong Bộ Phật Học Phổ Thông này, chúng tôi lập bàn thờ, mang bộ sách của Hòa thượng, cùng các tập tóm tắt của chúng tôi với bông hoa cây trái cúng dường  HT. Thích Thiện Hoa. Chúng tôi xem Hòa Thượng như một người Thầy, một vị Tổ đã hóa đạo cho chúng tôi.

May thay tất cả những gì mà chúng tôi cần học, cần nghiên cứu đều nằm trong bộ sách cơ bản này. Bộ sách này thật sự đã rút ngắn được thời gian chập chửng vào đạo của chúng tôi, nhờ đó mà chúng tôi biết được 5 thừa giáo và gần như tất cả các pháp mầu Phật đạo nhất là các kinh Đại thừa căn bản như kinh Lăng Nghiêm, kinh Viên Giác, kinh Kim Cang, Bát Nhã Tâm kinh, một số luận như Như Luận Đại Thừa Khởi Tín, Duy Thức Học và nhơn Minh Luận v.v…

Thời gian kế tiếp chúng tôi trì tụng một số kinh lớn như kinh Hoa Nghiêm, kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ, kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Địa Tạng, Pháp Bảo Đàn Kinh, một số  kinh của Tịnh độ tông như Đại Thừa Vô Lượng Thọ và một số sách liên quan đến thiền tông, các ngữ lục nhất là hai cuốn Bích Nham Lục và Cảnh Đức Truyền Đăng Lục v.v…

Như HT Thích Thiện Hoa khuyến dẫn nếu có duyên với pháp môn nào thì nghiên cứu về pháp môn đó thì mau tiến hơn. Sau khi đọc toàn bộ các khảo cứu của Thiền sư D.T. Suzuki nhất là bộ Thiền luận (ba quyển), chúng tôi cảm thấy có một cái gì đó lôi cuốn, chúng tôi quyết định dấn thân vào việc nghiên cứu và tu hành theo hệ Bát Nhã. Hệ này có tổng cọng 777 quyển gồm 41 bộ kinh khác nhau. Chúng tôi gần như đọc hầu hết các bộ kinh này.

Duyên lại đưa đẩy, để hỗ trợ đứa con gái học chuyên khoa tại Palo Alto chúng tôi phải quay lại sống ở một thành phố ồn ào náo nhiệt là San Jose này vào năm 2010. Nhưng không bỏ bản nguyện chúng tôi tiếp tục đọc bộ kinh tên là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa (MHBNBLMĐ) do nhóm của ngài Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán và HT Thích Trí Tịnh dịch từ Hán sang Việt (Viện Phật Học Phổ Hiền Xuất Bản PL. 2530 DL. 1986 (Trọn bộ 3 tập). Đây là một Bộ kinh lớn trích ra từ Hội thứ II (một trong 16 pháp hội) trong kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật mà kinh này chiếm đến 600 quyển trong số 777 quyển thuộc hệ Bát Nhã. Khi nghiên cứu kinh MHBNBLMĐ chúng tôi ghi chú thật cẩn thận một số giáo pháp căn bản của kinh này, từ phẩm một từ đầu đến cuối quyển kinh ít nhất hai năm. Kinh nhiều lần lặp đi lặp lại là mẹ của chư Phật và chư Bồ tát, xuất sanh tất cả pháp thế gian và xuất thế gian. Điều này kích động chúng tôi không ít.

Chúng tôi biết là kinh MHBNBLMĐ thuộc Hội thứ II của kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật do Tam Tạng Huyền Trang và nhóm của ngài dịch từ Phạn sang Hán và HT Thích Trí Nghiêm dịch từ Hán sang Việt. Nên năm 2012 chúng tôi bắt đầu nghiên cứu kinh này. Chúng tôi bắt đầu đọc tụng tra cứu mấy năm trời. Càng đọc càng thấy tính cách ảo diệu của nó, chúng tôi bắt đầu thích nghĩa để đọc tụng thọ trì. Quyển ghi chú kinh ĐBN càng ngày càng nhiều, về sau kinh cũng khuyến dẫn là nên truyền bá kinh này. Nên chúng tôi có ý định là nên đăng lên các mạng Phật học để truyến bá hay xiển dương. Đến đầu năm 2020, chúng tôi hoàn thành bộ Tổng luận Đại Bát Nhã.

Vào đầu Thánh 03 Năm 2020 thì bệnh Covid-19 hoành hành ở Trung Hoa và bắt đầu lang tràng sang các quốc gia trên thế giới lúc đó chúng tôi đã quá 80 tuổi. Nghĩ mình khó thoát nạn dịch lớn này. Chúng tôi viết thư cho Ban Biên Tập của Trang nhà Quảng Đức, xin phổ biến bộ Tổng luận vừa hoàn tất. Trong bức thư của chúng tôi gởi cho Ban Biên Tập có ghi vắn tắt bố cục của bộ Tổng luận này kèm theo phiên bản bằng điện tử (ebook) của bộ Tổng luận.

May mắn thay, Thầy Nguyên Tạng (TT Thích Nguyên Tạng) chủ biên của Ban Biên Tập xem xong thơ thì hai ngày sau gọi phone cho chúng tôi. Thầy chấp nhận đăng trên Trang nhà Quảng Đức với điều kiện là chúng tôi phải viết tiểu sử cũng như quá trình hoạt động trong lãnh vực đạo cũng như đời. Chúng tôi làm theo đúng yêu cầu của Thầy. Đến Tháng 04/2020 bộ Tổng luận phiên bản (version cũ) được tãi lên mạng Quảng đức. Ban Biên Tập cử hai Phật tử: 1. là nữ cư sĩ Thanh Phi kiển tra chánh tả và 2. là Phật tử Tâm Từ, một kỹ sư thiết kế trên mạng. Công việc phân công xong: Cứ mỗi ngày tôi tóm tắt phẩm hay phần nào xong liền gởi cho Thanh Phi kiểm tra Quốc ngữ, rồi chuyển qua cho Tâm Từ tãi lên mạng. Công việc kéo dài đến Tháng 04/2021 mới hoàn tất. Thật một năm làm việc hết sức vất vả!

Sau khi tãi thiên Tổng luận lên mạng Quảng Đức xong, chúng tôi có dịp đọc lại tác phẩm thì thấy có nhiều chỗ sơ hở, thiếu sót. Nên bắt đầu viết lại nhất là sau khi đọc xong bộ Đại Trí Độ Luận do Bồ Tát Long Thọ soạn thảo, bình giảng kinh MHBNBLMĐ. Bồ Tát Long Thọ là vị La Hán thứ XIV, thay mặt Phật là chủ Tăng đoàn, là bậc thật tu thật chứng. Nên Bộ Đại Trí Độ Luận có đầy đủ chất lượng nhất là đối với việc giải thích thâm nghĩa của các pháp Mầu Phật đạo. Nên, nhân khi Thầy Nguyên Tạng về Việt Nam để in thiên Tổng luân Đại Bát Nhã. Thầy nhờ tôi trình bày (layout) bộ Tổng luận để in sách khổ 6 X 9, chúng tôi viết lại toàn bộ thiên Tổng luận với sự cập nhật của bộ Đại Trí Độ Luận và A Tỳ Đạt Ma Đại Tì Bà Sa Luận. Vậy, thiên Tổng luận phiên bản (version mới) ra đời được phổ biến bằng sách vào đầu mùa Xuân năm 2022, nhưng rất giới hạn. Phiên bản mới của bộ Tổng luận bằng sách (8 TẬP) được cập nhật hoàn chỉnh và có thể nói là có trình độ hơn. Nhưng ngày nay độc giả chỉ thích học hỏi tụng đọc trên mạng hơn là sách vỡ cầm tay. Như vậy, công việc kế tiếp của chúng tôi là phải cập nhật phiên bản mới Tổng luận trên Trang Nhà Quảng Đức. Chúng tôi xin phép, Thầy Nguyên Tạng đồng ý, thiên Tổng luận được cập nhật xong vào giữa Tháng 07, Năm 2022. Đó là lý do của bức thư ngỏ ngày hôm nay.

Kinh nghiệm cho thấy rằng càng học hỏi càng trì tụng nhất là tập trung cao độ thì chắc chắn có sự chuyển y. Nhờ hai bộ luận: 1. Đại Trí Độ Luận do Bồ Tát Long Thọ soạn thảo và A Tỳ Đạt Ma Đại Tì Bà Sa Luận do Tôn giả Thế Hữu và 500 vị Đại A la hán soạn thảo đã nâng trình độ của thiên Tổng luận phiên bản mới lên một trình độ cao hơn. Đây là hai Bộ luận đồ sộ nhất trong lịch sử Phật học của các bậc thật tu thật chứng sẽ giúp độc giả hiểu biết nhiều về các pháp tu mà kinh Đại Bát Nhã gọi các pháp mầu Phật đạo, các thiện pháp, các pháp hy hữu, tư lương Bồ tát hay Bồ tát đạo… Hơn thế nữa bộ Đại Trí Độ Luận là một bộ luận tuyệt tác thuyết về Bát Nhã Ba La Mật được chúng tôi trích dẫn để làm sáng tỏ Đại Bát Nhã Tánh Không mà Phật tiên đoán khi xưa.

Tôi còn nhớ vào năm 1966 khi tôi tập sự luật sư tại Biên Hòa, văn phòng của chúng tôi gần văn phòng của luật sư Nghiêm Xuân Hồng, ông là một học giả, cũng là cư sĩ Phật giáo thuần thục. Một hôm tôi rảnh sang văn phòng thăm Thầy (mà chúng tôi thường gọi bằng tiếng Pháp là Maître), thấy Thầy cầm một quyển sách cũ bạc màu. Tôi hỏi có phải Maître cầm quyển kinh gì vậy? Thầy trao quyển sách cho tôi rồi bảo: Đây là kinh Lăng Nghiêm, khi nào đọc xong Anh trả lại tôi. Chúng tôi đem kinh về cố gắng đọc để không phụ lòng Thầy nhưng chỉ đọc được vài trang, không hiểu gì hết. Bèn đem kinh trả lại cho Thầy. Đến khi về hưu, chúng tôi lại có dịp đọc Kinh Lăng Nghiêm trong Phật Học Phổ Thông (gần 50 năm sau), đọc tới đâu thấu hiểu tới đó mà còn khen được “Đây là một bộ kinh mà văn từ thanh thoát, không có kinh Phật nào văn chương lưu loát bằng kinh này”.

Vậy mới biết, kể từ khi tôi đọc và viết kinh Đại Bát Nhã bắt đầu từ năm 2010 cho đến năm 2020, chúng tôi hoàn tất xong thiên Tổng luận Đại Bát Nhã. Từ năm 2020 củ soát và viết lại toàn bộ thiên Tổng luận phiên bản mới với sự tập trung cao độ, đến năm 2022 thì hoàn tất. Tổng cộng chúng tôi làm việc mỗi ngày ít nhất là 4 tiếng. Vào lúc tãi lên mạng và nhất là lúc viết lại phiên bản mới để đăng thành sách, chúng tôi có khi làm việc hơn 12 tiếng một ngày, tổng cộng 12 năm. Cứ mỗi lần viết lại hay cập nhật Tổng luận là một lần thay đổi. Thiên Tổng luận mới này được cải thiện nhiều lần. Phải chăng đó sự chuyển y? Chúng tôi không thể tự đánh giá nhưng có thể nói là thiên Tổng luận phiên bản mới đạt chỉ tiêu hơn. Học đạo và chuyển y là thế, ai cũng có thể gặt hái kết quả này miễn có tâm nhiệt thành và một nghị lực dũng mãnh là được.

 Đến hôm nay khi viết xong thiên Tổng luận này chúng tôi đã quá 82 tuổi. Bây giờ, hơi tàn sức yếu, khả năng chỉ có thế, muốn làm hơn cũng không làm nổi! Thầy Nguyên Tạng có khuyên “Cái gì mình chưa làm xong hãy để cho đời sau tiếp nối”. Đúng vậy, như chúng tôi nói trong phần giới thiệu của Tổng luận, chúng tôi chỉ đặt viên đá nhỏ đầu tiên để xây lâu đài Bát Nhã, các bậc cao minh trí tuệ hơn chắc chắn sẽ tiếp tục tô điễm lâu dài này cho mỗi ngày mỗi huy hoàng tráng lệ hơn lên.

Một kiếp người học đạo như thế là xong, phải còn đến ba a tăng kỳ kiếp mới đạt chánh quả. Đây là cuộc hành trình vô tận, hãy cố gắng vươn lên trong ánh sáng giác ngộ. Chúng tôi chỉ mong bộ Tổng luận này mang nhiều phúc lạc cho toàn pháp giới chúng sanh.

Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Bồ Tát Ma Ha Tát.

San Jose - CA, Ngày 19, Tháng 7, Năm 2022.

Cu sĩ Thiện Bửu.

 

Xin lưu ý lần chót: Thiên Tổng luận này ra đời và phổ biến rộng rãi là nhờ Ban Biên Tập Quảng Đức với sự hướng dẫn của TT Thích Nguyên Tạng. Một khi tôi qua cõi khác Quý vị muốn sử dụng tài liệu này, xin liên lạc với Thầy Nguyên Tạng tại số 105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Autralia. Tel: 9357 3544. Quangduc@quangduc.com./.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2022(Xem: 2595)
Cho tới nay có ít nhất mười nhà dịch giả (thuật) bộ Qui Sơn Cảnh Sách sang Việt ngữ như trong sách Phật Tổ Tam Kinh (1950; của Vô Danh Thị), Hòa Thượng Thích Hành Trụ (1972), Tuệ Nhuận (1973); Chư Thượng Tọa, Đại Đức dạy chúng, tại các trường Phật học Báo Quốc, Linh Ứng (Non Nước), Nguyên Thiều (Bình Định), Ấn Quang (Sàigon), Lưỡng Xuyên (Trà Vinh), Phật Ân (Mỹ Tho), Huệ Nghiêm (Gia Định) v.v... đều giảng dạy tăng sinh bộ sách quý này. Tại sao chúng tôi vẫn tiếp tục dịch luận bản văn trên sang tiếng Việt làm gì? Vẫn biết có nhiều vị uyên thâm Phật học đã dịch văn Cảnh Sách, song văn phong mỗi thời một thay đổi; hoàn cảnh Giáo Hội - Tăng Đoàn – mỗi giai đoạn không giống nhau. Từ khi có số Phật Tử Việt tỵ nạn đông đảo tại hải ngoại đến nay gần hai mươi năm, tình trạng Phật giáo có phức tạp, đổi thay. Chưa có vị nào dịch luận văn “Cảnh Sách” cho thích hợp trào lưu hiện tại, có thể nói là thời kỳ vô cùng giao động trong giới nhà tu Phật và Phật Tử nói chung, nếu nhìn theo nhiều góc c
03/02/2022(Xem: 5765)
Được biết A Di Đà Land được Đạo Hữu Tony Thạch tạo mãi vào ngày 01 tháng 06 năm 2015, nơi đây vốn là một khu đất rừng bạch đàn (Eucalyptus) với diện tích 2243.44 Acres (907.887957 hectares, trên khoảng 9 cây số vuông). Khu đất rộng lớn này nằm sâu bên trong ngôi làng Curraweela (gần thị trấn Taralga) thuộc miền nam tiểu bang New South Wales (gần thị trấn Goulburn) cách trung tâm thành phố Sydney khoảng 250 cây số (2 tiếng 30 phút lái xe). Đạo hữu Tony Thạch tạo mãi đặt tên cho khu đất là A Di Da Land, với ước nguyện trong tương lai sẽ biến nơi đây thành một Thế Giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà để giúp cho tứ chúng đồng tu, đồng giải thoát khỏi biển khổ sinh tử luân hồi.
02/02/2022(Xem: 113077)
Thư Viện Kinh Sách tổng hợp dung chứa trên 1,200 tập sách trên Trang Nhà Quảng Đức
05/01/2022(Xem: 5927)
CHÁNH PHÁP Số 122, tháng 01.2022 Hình bìa của Hồ Bích Hợp NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XA XỨ NHỚ LẠI NGÀY CŨ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 Ý NGHĨA PHẬT PHÁP TĂNG TAM BẢO (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7
30/12/2021(Xem: 5969)
Bởi thế, đặc san Phật Việt số 2 kỳ này xoay quanh chủ đề “công tác hoằng pháp và phiên dịch Tam Tạng Kinh Điển.” Để góp phần vào công tác hoằng dương chánh pháp trước hoàn cảnh mới của nhân loại và Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt nhắm đến việc chuẩn bị hành trang Phật Pháp cho thế hệ Tăng, Ni và Phật tử trẻ tuổi, chư tôn đức Tăng, Ni và Cư Sĩ tại hải ngoại đã thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào đầu tháng 5 năm 2021 dưới sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN. Cơ cấu tổ chức của Hội Đồng Hoằng Pháp gồm chư tôn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan và Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn Chứng Minh; Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm Cố Vấn Chỉ Đạo; Hòa Thượng Thích Như Điển làm Chánh Thư Ký, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu và Hòa Thượng Thích Bổn Đạt làm Phó Thư Ký và chư tôn đức Tăng, Ni thành viên. Ngoài ra Hội Đồng Hoằng Pháp còn có 4 Ban, gồm Ban Phiên Dịch và Trước Tác, Ban Truyền Bá, Ban Báo Chí và Xuất Bản, và Ban Bảo Trợ.
10/12/2021(Xem: 6538)
Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này. Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước t
08/12/2021(Xem: 12309)
Chương trình Lễ Phát Chứng Chỉ Mãn Khóa Lớp Giáo Lý Online năm thứ 2 Trong Thời Gian Cách Ly Đại Dịch Covid-19 MC: Phật tử Quảng Tịnh & Phật tử Nguyên Nhật Thơ Bắt đầu lúc 2pm, Saturday 18/12/2021 - Niệm Phật cầu gia hộ - Chào Phật Giáo Kỳ (mở mp3) - Tuyên bố lý do và giới thiệu (Phật tử Quảng Tịnh & Nguyên Nhật Thơ) - Lời cảm niệm của Đh Quảng Tịnh Tâm (Canada, do Đh.Tâm Từ đọc) - Lời cảm niệm tri ân của Phật tử tại Úc (Đh.Huệ Hương-Huệ Linh) - Nhạc phẩm “Nguyện Kiếp Sau Làm Một Đoá Sen.” (do Phật tử Nguyên Quảng Hương trình bày) - Lời cảm niệm của Đh Quảng Trinh (USA) - Lời cảm niệm của Phật tử Thanh Phi, TV Quảng Đức, - Nhạc phẩm “Lạy Mẹ Quan Thế Âm” (do Phật tử Khánh Đào trình bày) - Lời cảm niệm Đh.Trần Thị Nhật Hưng (Thụy Sĩ, Âu Châu) - Lời cảm niệm Đh.Diệu Danh Tuyết Mai (Hannover, Đức Quốc) - Nhạc phẩm “Cát Bụi Cuộc Đời” do Phật tử Tâm Quảng Hóa trình bày - Ngâm thơ “Thập Nghĩa Đi Chùa” do Phật tử Tâm Huệ trình bày - Cắt bánh mừng lễ mãn khóa và mừng sinh nhậ
06/12/2021(Xem: 8479)
Ba bài kinh đầu tiên, Kinh Phạm Võng, Kinh Sa Môn Quả, và Kinh A Ma Trú, là những bài kinh quan trọng bậc nhất trong Trường Bộ Kinh. Bài kinh Phạm Võng giới thiệu 62 Tà Kiến của các ngoại đạo đương thời, gián tiếp đặt đạo Phật ra ngoài các tà thuyết trên, và xác minh lập trường của đức Phật đối với các vấn đề vũ trụ và nhân sinh. Kinh này cũng đề cập đến Giới của đức Phật, từ Tiểu Giới đến Đại Giới, gián tiếp so sánh đời sống xa hoa phù phiếm của các Sa Môn, Bà La Môn đương thời với đời sống giản dị giải thoát của đức Thế Tôn. Cũng chính trong bài kinh này, đức Phật nói, chỉ có kẻ vô văn phàm phu mới tán thán giới đức, còn bậc thiện trí thì tán thán trí đức của Ngài. Và chính nhờ vào trí đức, đức Phật đã tóm thâu hết thảy mọi tà thuyết hiện hữu trong đời và truy nguyên căn nhân cùng động lực của mọi tà thuyết.
05/12/2021(Xem: 14695)
Kể từ khi Bánh xe Chánh Pháp được vận chuyển lần đầu tiên tại Vườn Nai, từ đó giáo pháp từ bi và trí tuệ dần dần lan tỏa trong mọi tầng lớp xã hội, trong nhiều phương vực khác nhau, với nhiều sắc thái dân tộc và ngôn ngữ khác nhau. Để cho tất cả mọi giai tầng xã hội, từ thượng lưu trí thức cho đến những hạng bần cùng khốn khỏ, thất học, cũng bình đẳng thọ hưởng hương vị tịnh lạc giải thoát, Đức Thế Tôn đã khuyến khích, hãy để cho mọi người được nghe và tu học Chánh Pháp theo ngôn ngữ địa phương của chính mình.
30/11/2021(Xem: 25124)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567