Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

44. Phẩm "Ma Sự"

22/08/202011:09(Xem: 7131)
44. Phẩm "Ma Sự"

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

buddha-431

PHẨM "MA SỰ"

Phần giữa quyển 440, Hội thứ II, ĐBN.

(Tương đương phẩm “Ma Sự”, từ đầu Q.303 đến cuối Q.303, Hội thứ I, ĐBN)



Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le

 

 

Gợi ý:

Đạo Phật đề cập về “Ma” và “Ma sự” bao gồm trong bốn thứ gọi là “tứ chủng ma”:

1. Phiền não ma: Các phiền não thuộc tham, sân, si làm não hại thân tâm có thể đưa đến nguy hại cho mình hay cho kẻ khác như quẫn trí, điên loạn, tự sát, giết người…

2. Ấm ma còn gọi là ngũ ấm ma (1) tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Còn gọi là “ngũ che” vì nó che mờ căn tánh, làm chướng đạo Bồ đề;

3. Tử ma: Chết rồi biến thành ma, cõi giới vô hình, thường gọi là “cõi âm”, so với cõi sống gọi là “cõi dương”. Tử ma mang nhiều ý xấu hơn tốt;

4. Thiên ma thường gọi là Ma vương Ba Tuần: Ma vương và quyến thuộc thường gây trở ngại cho người tu hành.

Phẩm “Ma Sự” của Hội thứ I gồm hai phần. Phần đầu thuyết về “Ma Sự” gồm gần hết quyển 303 và phần sau quyển 303 thuyết về “Lưỡng bất hòa hợp”, bắt đầu từ cuối quyển 303 đến hết quyển 304. Hội thứ II lại chia phẩm “Ma Sự” của Hội thứ I làm hai phẩm có tên là 1. Phẩm “Ma Sự” và 2. Phẩm “Chẳng Hòa Hợp”. Chúng tôi chỉ tóm lược phẩm tên là “Ma Sự” mà thôi, phẩm “Chẳng Hòa Hợp” sẽ thuyết sau phẩm này.

 

Tóm lược:

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Như Lai đã khen các thiện nam thiện nữ đã thành tựu công đức, mạnh mẽ tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật, phát tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Các thiện nam thiện nữ này khi tu các hạnh làm sao biết được lưu nạn ma sự?

Phật nói:

- Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát muốn vì hữu tình tuyên thuyết pháp yếu, nhưng phải đợi cơ hội biện tài mới hiện. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Duyên nào Bồ Tát muốn vì hữu tình tuyên thuyết pháp yếu, phải đợi cơ hội biện tài mới hiện thì gọi đó là ma sự?

Phật nói:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi tu hành Bát Nhã, tu bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật khó được viên mãn, do nhân duyên này nên nói Bồ Tát muốn vì hữu tình tuyên thuyết pháp yếu, nhưng cơ hội chưa đến, biện tài chưa hiện, nên cho là ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát khi tu thắng hạnh, lại muốn biện tài phát sanh ngay. Phải biết đấy là ma sự.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Duyên nào Bồ Tát khi tu thắng hạnh, lại muốn biện tài phát sanh ngay nên nói là ma sự?

Phật nói:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi tu hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật, không phương tiện khéo léo, nên muốn biện tài phát sanh ngay, bỏ tu hạnh kia, nên nói đó là ma sự của Bồ Tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi ghi chép Kinh Bát nhã Ba la mật thẳm sâu, mà nhăn rên, ợ ngáp, ngã nghiêng cười giỡn, khinh lấn lẫn nhau, thân tâm rối loạn, sai lầm văn cú, lờ mờ nghĩa lý, chẳng được thấm nhuần thâm ý, chợt bỏ ngang việc, ghi chép không thành. Nên biết đây là ma sự của Bồ Tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập nói nghe Bát Nhã thẳm sâu, mà nhăn rên, ợ ngáp, ngã nghiêng cười giỡn, khinh lấn lẫn nhau, thân tâm rối loạn, sai lầm văn cú, lờ mờ nghĩa lý, chẳng rõ thâm ý, chợt bỏ ngang việc, ghi chép không thành. Nên biết đây là ma sự của Bồ Tát.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa khi nghe thuyết Kinh Bát nhã Ba la mật thẳm sâu, bỗng khởi nghĩ này: Đối với Kinh này, ta chẳng thấm nhuần thâm ý thì cần gì phải chịu khổ nhọc để được nghe Kinh này. Suy nghĩ vậy rồi liền bỏ đi. Thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, ghi chép, giải thích cũng lại như vậy?

Phật nói:

- Thiện Hiện! Ở quá khứ, do các thiện nam, thiện nữ này tu hành Bát Nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tnh giới, bố thí Ba la mật một cách cạn cợt, nên khi lắng nghe, thọ trì… Bát Nhã thẳm sâu này chẳng được thấm nhuần thâm ý, không kham nhẫn nổi liền bỏ đi.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi nghe thuyết Bát Nhã thẳm sâu, hoặc khởi nghĩ này: Ta đối Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề chẳng được nhận ký, thì cần gì phải lắng nghe, thọ trì Kinh như thế. Do nhân duyên đó, tâm họ không thanh tịnh, không hiểu được nghĩa lý thẳm sâu, nên rời tòa đứng dậy, chán nản bỏ đi.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì kinh Bát Nhã thẳm sâu đây, chẳng trao ký Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cho các thiện nam thiện nữ như thế, khiến họ không kiên nhẫn chán nản bỏ đi?

Phật nói:

- Thiện Hiện! Bồ Tát chưa vào Chánh tánh ly sanh chẳng thể được trao kia ký đại Bồ đề. Nếu trao ký, chỉ làm cho Bồ Tát tăng thêm kiêu mạn, có hại, nên chẳng thể trao ký.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi nghe thuyết Kinh Bát nhã Ba la mật thẳm sâu, hoặc khởi nghĩ này: Trong đây chẳng nói danh tự của chúng ta, nghe làm chi. Tâm chẳng thanh tịnh, chẳng được thấm nhuần, bèn từ tòa đứng dậy chán nản bỏ đi. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Kinh Bát Nhã thẳm sâu đây chẳng ghi danh tự Bồ Tát kia?

Phật nói:

- Thiện Hiện! Bồ Tát chưa được nhận ký đại Bồ đề, thì tất nhiên không nói đến danh tự của họ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi nghe thuyết Kinh Bát Nhã thẳm sâu hoặc khởi nghĩ này: Trong đây không nói đến nơi sanh, thành ấp, xóm làng của chúng ta, cần gì chúng ta phải nghe. Tâm họ không thanh tịnh, không được thấm nhuần, liền rời tòa đứng dậy, chán nản bỏ đi.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì Kinh Bát Nhã thẳm sâu đây không nói đến nơi sanh, thành ấp, xóm làng của Bồ Tát kia?

Phật nói:

- Thiện Hiện! Nếu chưa nói đến danh tự của Bồ Tát kia thì không nên nói nơi sanh sai khác của họ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ Tát nào khi nghe thuyết Bát Nhã thẳm sâu, tâm không thanh tịnh, không thấm nhuần mà bỏ đi, thì tùy theo họ sanh tâm không thanh tịnh, chán bỏ Kinh này, đi bao nhiêu bước thì giảm bấy nhiêu kiếp số công đức, bị bấy nhiêu kiếp tội chướng Bồ đề. Chịu tội ấy rồi, trải qua một thời gian, phát tâm tinh tấn cầu đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, tu các khổ hạnh khó hành của Bồ Tát, thì mới có thể phục hồi được. Vì thế, Bồ Tát nào muốn mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thì không nên chán bỏ Bát Nhã thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, vứt bỏ Kinh điển Bát Nhã thẳm sâu, cầu học Kinh khác. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát. Vì sao? Thiện Hiện! Các thiện nam thiện nữ này vứt bỏ cội gốc Nhất thiết tướng trí là Bát Nhã thẳm sâu, mà vin nhánh lá các kinh điển khác, trọn chẳng được quả Bồ đề vậy.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Những Kinh nào khác y như nhánh lá chẳng năng dẫn phát Nhất thiết tướng trí?

Phật nói:

- Thiện Hiện! Nếu pháp tương ưng Thanh văn và Độc giác, nghĩa là ba mươi bảy pháp trợ đạo, pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện v.v... Nếu các thiện nam thiện nữ, tu học được quả Dự lưu, được quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, hay được Độc giác Bồ đề, mà chẳng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đấy gọi các kinh khác, y như nhánh lá chẳng thể dẫn phát Nhất thiết tướng trí. Bát Nhã thẳm sâu, quyết định phát sanh Nhất thiết tướng trí, có sức mạnh và công năng lớn giống như cội cây gốc rễ. Các thiện nam, thiện nữ này vứt bỏ kinh điển Bát Nhã thẳm sâu, cầu học kinh khác, thì quyết không thể được Nhất thiết tướng trí. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kinh điển Bát Nhã thẳm sâu sanh ra pháp công đức thế gian, xuất thế gian.

Vì vậy, Đại Bồ Tát nào tu học kinh điển Bát Nhã thẳm sâu, là tu học thiện pháp công đức thế gian và xuất thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như chó đói không theo chủ lại theo tôi tớ xin ăn. Đời đương lai có các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa vứt bỏ tất cả căn bản Phật pháp Bát nhã Ba la mật, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa cũng lại như thế. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như có người muốn tìm voi chúa. Được voi này rồi bỏ lại đi tìm dấu chân. Ý ngươi nghĩ sao? Người này có trí chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Người này chẳng có trí!

Phật nói:

- Ở đời đương lai có các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, vứt bỏ tất cả căn bản Phật pháp Bát nhã Ba la mật, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa cũng lại như thế. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như có người muốn thấy biển cả, đã thấy biển cả lại xem dấu chân trâu, khởi nghĩ rằng: Nước trong biển cả lượng nó sâu rộng đâu bằng dấu chân trâu? Ý ngươi nghĩ sao? Người này có trí chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Người này chẳng có trí!

Phật nói:

- Thiện Hiện! Ở đời đương lai có các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, vứt bỏ tất cả căn bản Phật pháp Bát Nhã, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa, cũng lại như thế. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có thợ mộc hoặc học trò y muốn tạo đại điện, to lớn như cung điện Thiên Đế Thích. Thấy điện kia rồi, mà lại vẽ sơ đồ cung điện Nhật Nguyệt. Ý ngươi nghĩ sao? Người thợ này hoặc học trò y như thế, có thể tạo được đại điện to lớn như cung điện Đế Thích thù thắng chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Bạch Thiện Thệ! Chẳng được!

Phật nói:

- Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao? Người này có trí chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Người này chẳng có trí, là hạng ngu si!

Phật nói:

- Thiện Hiện! Ở đời đương lai có các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, muốn cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, mà vứt bỏ Bát nhã Ba la mật thẳm sâu, cầu học Kinh điển tương ưng Nhị thừa, cũng lại như thế. Bọn họ chẳng đắc sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như người muốn diện kiến Chuyển luân Thánh vương. Khi được diện kiến, không nhìn kỹ hình tướng rồi bỏ đi đến nơi khác, thấy hình tướng tiểu vương phàm phu liền nghĩ hình tướng oai đức của Chuyển luân Thánh vương cùng với đây nào có khác. Ý ngươi nghĩ sao? Người này có trí chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Người này chẳng có trí!

Phật nói:

- Thiện Hiện! Ở đời đương lai có các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, cũng lại như thế. Muốn cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, vứt bỏ Bát Nhã thẳm sâu, cầu học Kinh điển tương ưng Nhị thừa, nói Kinh điển đây cùng kinh điển kia nào có khác, dùng làm gì. Các thiện nam thiện nữ này chắc chắn chẳng đắc sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người đói được thức ăn trăm vị, bỏ mà cầu ăn cơm hẫm. Ý ngươi nghĩ sao, người này có trí chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Người này chẳng có trí!

Phật nói:

- Thiện Hiện! Ở đời đương lai có các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, bỏ Kinh điển Đại Bát Nhã thẳm sâu, cầu học Kinh điển tương ưng Nhị thừa, muốn cầu Nhất thiết tướng trí, cũng lại như thế. Các thiện nam, thiện nữ kia luống uổng nhọc nhằn, nhất định chẳng thể được Nhất thiết tướng trí. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát.

Lại nữa, Thiện Hiện. Như có người nghèo được ngọc vô giá, lại bỏ muốn đổi lấy ngọc thủy tinh. Ý ngươi nghĩ sao, người này có trí chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Người này chẳng có trí!

Phật nói:

- Thiện Hiện! Ở đời đương lai có các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, bỏ Kinh Đại Bát Nhã thẳm sâu, cầu học Kinh điển tương ưng Nhị thừa, muốn cầu Nhất thiết tướng trí, cũng lại như thế. Các thiện nam thiện nữ kia luống uổng nhọc nhằn, quyết định chẳng thể được Nhất thiết tướng trí. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi thơ tả Kinh Đại Bát Nhã thẳm sâu, bỗng nhiên phát khởi tư duy hèn kém. Bởi tư duy đây, khiến cho thơ tả Bát Nhã thẳm sâu chẳng được rốt ráo. Những gì gọi là tư duy hèn kém?

Nghĩa là nghĩ tưởng sắc, hoặc nghĩ tưởng thanh hương vị xúc pháp. Hoặc khởi nghĩ tưởng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật cho đến hoặc khởi nghĩ tưởng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, khiến cho thơ tả Bát Nhã thẳm sâu chẳng được rốt ráo. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát. Vì sao? Vì Bát Nhã thẳm sâu không nghĩ tưởng, khó nghĩ bàn, không sanh diệt, không nhiễm tịnh, không định loạn, lìa danh ngôn, bất khả thuyết vậy. Vì sao?

Thiện Hiện! Trong Bát Nhã thẳm sâu, như pháp đã thuyết đều vô sở hữu, bất khả đắc. Các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi thơ tả Kinh Bát Nhã thẳm sâu, bị các pháp rối loạn nơi tâm khiến chẳng rốt ráo. Vậy nên nói là ma sự của Bồ Tát.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã thẳm sâu có thể thơ tả chăng.

Phật nói:

- Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật chẳng khá thơ tả. Vì sao? Vì Tự tánh Bát nhã Ba la mật vô sở hữu, bất khả đắc; tự tánh tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật cũng vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh nội không vô sở hữu, bất khả đắc, cho đến tự tánh vô tánh tự tánh không cũng vô sở hữu, bất khả đắc. Tự tánh bốn niệm trụ vô sở hữu bất khả đắc, nói rộng cho đến tự tánh mười tám pháp Phật bất cộng cũng vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh Nhất thiết trí vô sở hữu bất khả đắc, tự tánh Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí cũng vô sở hữu bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tự tánh tất cả pháp đều vô sở hữu bất khả đắc, tức là vô tánh. Vô tánh như thế tức là Bát nhã Ba la mật. Chẳng phải pháp vô tánh năng thơ tả vô tánh. Vậy nên Bát Nhã chẳng khá thơ tả. Các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, nếu đối Bát Nhã thẳm sâu như thế mà khởi tưởng vô tánh. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, thơ tả Bát Nhã thẳm sâu như thế, nếu khởi nghĩ này: Ta dùng văn tự thơ tả Bát Nhã thẳm sâu như thế. Họ sẽ nương văn tự chấp đắm Bát nhã Ba la mật. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát.

Phật nói:

- Thiện Hiện! Như vậy. Đúng như ngươi đã nói! Vì sao? Thiện Hiện! Ở trong kinh Bát Nhã thẳm sâu đây, sắc không văn tự, thọ tưởng hành thức cũng không văn tự. Mười hai xứ, mười tám giới không văn tự. Nhãn xúc không văn tự, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng không văn tự. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không văn tự, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng không văn tự. Lục Ba la mật cũng không văn tự. Nội không không văn tự cho đến vô tánh tự tánh không cũng không văn tự. Ba mươi bảy pháp trợ đạo không văn tự, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng không văn tự. Nhất thiết trí không văn tự, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí cũng không văn tự. Vì vậy, chẳng nên chấp có văn tự năng thơ tả Bát nhã Ba la mật.

Thiện Hiện! Các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa nếu khởi chấp này: Trong kinh Bát Nhã thẳm sâu vô văn tự là sắc, vô văn tự là thọ tưởng hành thức. Như vậy, cho đến vô văn tự là Nhất thiết trí, vô văn tự là Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi thơ tả thọ trì đọc tụng tu tập suy nghĩ diễn nói Bát Nhã như thế, nếu khởi nghĩ đến cõi nước, hoặc khởi nghĩ về thành ấp, hoặc khởi nghĩ vương đô, hoặc khởi nghĩ phương xứ, hoặc khởi nghĩ thầy có thân giáo qui phạm, hoặc khởi nghĩ về bạn lành đồng học, hoặc khởi nghĩ về cha mẹ vợ con, hoặc khởi nghĩ anh chị em, hoặc khởi nghĩ dòng họ bạn bè, hoặc khởi nghĩ quốc vương đại thần, hoặc khởi nghĩ đạo tặc ác nhân, hoặc khởi nghĩ dã thú ác quỷ, hoặc khởi nghĩ bè bạn đùa giỡn, hoặc khởi nghĩ dâm nữ khoái lạc, hoặc khởi nghĩ trả ơn báo oán, hoặc khởi nghĩ nhiều thứ khác, thì đều là sự dẫn phát của ác ma, làm trở ngại vô biên thiện pháp thù thắng do Bát Nhã phát sanh, nên biết đây là ma sự của Bồ Tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói kinh Bát Nhã thẳm sâu, được mọi người khen ngợi, cung kính cúng dường những thứ như y phục, đồ ăn thức uống, giường chõng, thuốc men và các thứ khác, các thiện nam, thiện nữ ấy sanh ra tham đắm nên thối thất vô biên thiện nghiệp thù thắng mà Bát Nhã sanh ra. Nên biết đây là ma sự của Bồ Tát.

Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, khi ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói kinh Bát Nhã thẳm sâu như thế, có các ác ma giả hiện bạn thân đem các thứ sách luận thế tục, hoặc kinh điển tương ưng với Nhị thừa trao cho Bồ Tát. Trong đây rộng nói về thắng sự thế tục, hoặc rộng nói các uẩn xứ giới, tứ đế, duyên khởi, 37 pháp phần trợ đạo, ba môn giải thoát, bốn tịnh lự v.v... Ác ma nói: Nghĩa thú kinh điển này thâm sâu, nên siêng tu học và tbỏ kinh điển Bát Nhã. Các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa này dùng phương tiện khéo léo không nhận lấy sách luận thế tục hoặc kinh điển tương ưng với Nhị thừa do ác ma trao. Vì sao? Vì sách luận thế tục, kinh điển Nhị thừa không thể phát sanh Nhất thiết tướng trí, không phải phương tiện thuận tiện hướng đến Vô Thượng Bồ đề, mà chỉ làm chướng ngại Đạo Bồ đề.

Thiện Hiện! Trong Kinh Bát Nhã thẳm sâu đây Ta rộng nói Bồ Tát đạo phương tiện khéo léo. Nếu đại Bồ Tát đối với trong đây cầu phương tiện khéo léo, tinh siêng tu học Bồ Tát hạnh, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện! Nếu các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa vứt bỏ kinh điển Bát Nhã đã thuyết, thọ học sách luận thế tục của ác ma, hoặc kinh điển tương ưng Nhị thừa, phải biết đấy là ma sự của Bồ Tát.

 

Thích nghĩa:

(1). Ngũ ấm ma: Đại Trí Độ Luận, phẩm thứ 46, “ma Sự”, tập 4, quyển 68, giải thích rằng:

“Ví như: Do nhân duyên có 5 ấm mà khởi sanh ra các phiền não nên mới nói “phiền não ma” nhiếp trong “ngũ ấm ma”. Do nhân duyên có các phiền não như tham dục, sân nhuế... phá hoại thân tâm, đưa đến sự đoạn dứt của mạng căn, nên nói “tử ma” cũng nhiếp trong “ngũ ấm ma”. Các loài “thiên ma”, do có thần thông, biến hóa thường đem tâm tật đố, tà kiến... đoạt huệ mạng của những bậc tu hành. Đó cũng là nhân duyên đưa đến sự đoạn mạng, nên cũng nhiếp trong “ngũ ấm ma”.

 

Sơ giải:

 

Phẩm “Ma Sự” của Hội thứ II tương đương với quyển 303 của Hội thứ I, đã được tóm lược và giải thích rồi. Đây chỉ là phẩm diễn tả theo lối trần thuật, chẳng có gì khó khăn, ai đọc cũng có thể hiểu. Toàn phẩm nói về mối chướng đạo do chính người tu tập Bát nhã Ba la mật hay do hoàn cảnh tạo ra. Nếu hành giả Bát nhã Ba la mật sớm biết và có khả năng cảnh tỉnh, chế phục thì có thể thăng tiến trên con đường học đạo, bằng không sẽ bị chướng ngại có thể thối thất đạo Bồ đề. Nên Phật bảo:

“Bồ Tát nào khi nghe thuyết Bát Nhã thẳm sâu, tâm không thanh tịnh, không thấm nhuần mà bỏ đi, thì tùy theo họ sanh tâm không thanh tịnh, chán bỏ Kinh này, đi bao nhiêu bước thì giảm bấy nhiêu kiếp số công đức, bị bấy nhiêu kiếp tội chướng Bồ đề. Chịu tội ấy rồi, trải qua một thời gian, phát tâm tinh tấn cầu đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, tu các khổ hạnh khó hành của Bồ Tát, thì mới có thể phục hồi được. Vì thế, Bồ Tát nào muốn mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thì không nên chán bỏ Bát Nhã thẳm sâu”.

Vì vậy, tu Bát Nhã thì không nên theo các thắng sự như tụng đọc các thứ sách luận nghị thế tục hoặc Kinh điển tương ưng với Nhị thừa và chính mình phải tự kiềm chế, cảnh tỉnh xa lìa ái pháp, cầu lợi, cầu danh v.v… nhất là tránh tất cả các ma sự có thể xảy ra như Kinh đã mô tả tỉ mỉ ở trên.

Luận Đại Trí Độ cũng khuyên rằng: “Bồ Tát, khi đã biết rõ các duyên sự như vậy, phải khéo xa lìa, chớ để vọng tâm phát khởi. Phải xả ly các dục lạc thế gian, nhất tâm thọ trì, đọc tụng, biên chép... dẫn đến chánh ức niệm, tu tập Bát nhã Ba la mật, thì pháp sự này mới được thành tựu viên mãn, chẳng bị trở ngại, chẳng bị phá hoại vậy”./.

 

---o0o---

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2022(Xem: 2590)
Cho tới nay có ít nhất mười nhà dịch giả (thuật) bộ Qui Sơn Cảnh Sách sang Việt ngữ như trong sách Phật Tổ Tam Kinh (1950; của Vô Danh Thị), Hòa Thượng Thích Hành Trụ (1972), Tuệ Nhuận (1973); Chư Thượng Tọa, Đại Đức dạy chúng, tại các trường Phật học Báo Quốc, Linh Ứng (Non Nước), Nguyên Thiều (Bình Định), Ấn Quang (Sàigon), Lưỡng Xuyên (Trà Vinh), Phật Ân (Mỹ Tho), Huệ Nghiêm (Gia Định) v.v... đều giảng dạy tăng sinh bộ sách quý này. Tại sao chúng tôi vẫn tiếp tục dịch luận bản văn trên sang tiếng Việt làm gì? Vẫn biết có nhiều vị uyên thâm Phật học đã dịch văn Cảnh Sách, song văn phong mỗi thời một thay đổi; hoàn cảnh Giáo Hội - Tăng Đoàn – mỗi giai đoạn không giống nhau. Từ khi có số Phật Tử Việt tỵ nạn đông đảo tại hải ngoại đến nay gần hai mươi năm, tình trạng Phật giáo có phức tạp, đổi thay. Chưa có vị nào dịch luận văn “Cảnh Sách” cho thích hợp trào lưu hiện tại, có thể nói là thời kỳ vô cùng giao động trong giới nhà tu Phật và Phật Tử nói chung, nếu nhìn theo nhiều góc c
03/02/2022(Xem: 5764)
Được biết A Di Đà Land được Đạo Hữu Tony Thạch tạo mãi vào ngày 01 tháng 06 năm 2015, nơi đây vốn là một khu đất rừng bạch đàn (Eucalyptus) với diện tích 2243.44 Acres (907.887957 hectares, trên khoảng 9 cây số vuông). Khu đất rộng lớn này nằm sâu bên trong ngôi làng Curraweela (gần thị trấn Taralga) thuộc miền nam tiểu bang New South Wales (gần thị trấn Goulburn) cách trung tâm thành phố Sydney khoảng 250 cây số (2 tiếng 30 phút lái xe). Đạo hữu Tony Thạch tạo mãi đặt tên cho khu đất là A Di Da Land, với ước nguyện trong tương lai sẽ biến nơi đây thành một Thế Giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà để giúp cho tứ chúng đồng tu, đồng giải thoát khỏi biển khổ sinh tử luân hồi.
02/02/2022(Xem: 113037)
Thư Viện Kinh Sách tổng hợp dung chứa trên 1,200 tập sách trên Trang Nhà Quảng Đức
05/01/2022(Xem: 5925)
CHÁNH PHÁP Số 122, tháng 01.2022 Hình bìa của Hồ Bích Hợp NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XA XỨ NHỚ LẠI NGÀY CŨ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 Ý NGHĨA PHẬT PHÁP TĂNG TAM BẢO (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7
30/12/2021(Xem: 5963)
Bởi thế, đặc san Phật Việt số 2 kỳ này xoay quanh chủ đề “công tác hoằng pháp và phiên dịch Tam Tạng Kinh Điển.” Để góp phần vào công tác hoằng dương chánh pháp trước hoàn cảnh mới của nhân loại và Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt nhắm đến việc chuẩn bị hành trang Phật Pháp cho thế hệ Tăng, Ni và Phật tử trẻ tuổi, chư tôn đức Tăng, Ni và Cư Sĩ tại hải ngoại đã thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp vào đầu tháng 5 năm 2021 dưới sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN. Cơ cấu tổ chức của Hội Đồng Hoằng Pháp gồm chư tôn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan và Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn Chứng Minh; Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm Cố Vấn Chỉ Đạo; Hòa Thượng Thích Như Điển làm Chánh Thư Ký, Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu và Hòa Thượng Thích Bổn Đạt làm Phó Thư Ký và chư tôn đức Tăng, Ni thành viên. Ngoài ra Hội Đồng Hoằng Pháp còn có 4 Ban, gồm Ban Phiên Dịch và Trước Tác, Ban Truyền Bá, Ban Báo Chí và Xuất Bản, và Ban Bảo Trợ.
10/12/2021(Xem: 6536)
Bản dịch này cũng đã đăng tải trong các số báo đặc san Pháp Bảo, từ số 2, tháng 5 năm 1982 và còn tiếp tục đăng tải cho đến nay. Loạt bài đăng trong báo sẽ được chấm dứt trong vài kỳ báo nữa, vì các phần sau tuy cần thiết đối với người muốn nghiên cứu, nhưng lại trở nên khô khan với người ít quan tâm tới sử liệu Phật Giáo. Đó là lý do quý vị chỉ tìm thấy bản dịch được đầy đủ chỉ có trong sách này. Trong khi dịch tác phẩm, cũng như trong khoảng thời gian còn tòng học tại Nhật Bản, chúng tôi tự nghĩ: không hiểu sao Phật giáo đã du nhập vảo Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 mà mãi cho tới nay vẫn chưa có được những cuốn sách ghi đầy đủ các chi tiết như bộ “Các tông phái Phật Giáo Nhật Bản” mà quý vị đang có trong tay. Điều mong mỏi của chúng tôi là Phật Giáo Việt Nam trong tương lai cố sao tránh bớt vấp phải những thiếu sót tư liệu như trong quá khứ dài hơn 1500 năm lịch sử truyền thừa! Để có thể thực hiện được điều này, cần đòi hỏi giới Tăng Già phải đi tiên phong trong việc trước t
08/12/2021(Xem: 12301)
Chương trình Lễ Phát Chứng Chỉ Mãn Khóa Lớp Giáo Lý Online năm thứ 2 Trong Thời Gian Cách Ly Đại Dịch Covid-19 MC: Phật tử Quảng Tịnh & Phật tử Nguyên Nhật Thơ Bắt đầu lúc 2pm, Saturday 18/12/2021 - Niệm Phật cầu gia hộ - Chào Phật Giáo Kỳ (mở mp3) - Tuyên bố lý do và giới thiệu (Phật tử Quảng Tịnh & Nguyên Nhật Thơ) - Lời cảm niệm của Đh Quảng Tịnh Tâm (Canada, do Đh.Tâm Từ đọc) - Lời cảm niệm tri ân của Phật tử tại Úc (Đh.Huệ Hương-Huệ Linh) - Nhạc phẩm “Nguyện Kiếp Sau Làm Một Đoá Sen.” (do Phật tử Nguyên Quảng Hương trình bày) - Lời cảm niệm của Đh Quảng Trinh (USA) - Lời cảm niệm của Phật tử Thanh Phi, TV Quảng Đức, - Nhạc phẩm “Lạy Mẹ Quan Thế Âm” (do Phật tử Khánh Đào trình bày) - Lời cảm niệm Đh.Trần Thị Nhật Hưng (Thụy Sĩ, Âu Châu) - Lời cảm niệm Đh.Diệu Danh Tuyết Mai (Hannover, Đức Quốc) - Nhạc phẩm “Cát Bụi Cuộc Đời” do Phật tử Tâm Quảng Hóa trình bày - Ngâm thơ “Thập Nghĩa Đi Chùa” do Phật tử Tâm Huệ trình bày - Cắt bánh mừng lễ mãn khóa và mừng sinh nhậ
06/12/2021(Xem: 8473)
Ba bài kinh đầu tiên, Kinh Phạm Võng, Kinh Sa Môn Quả, và Kinh A Ma Trú, là những bài kinh quan trọng bậc nhất trong Trường Bộ Kinh. Bài kinh Phạm Võng giới thiệu 62 Tà Kiến của các ngoại đạo đương thời, gián tiếp đặt đạo Phật ra ngoài các tà thuyết trên, và xác minh lập trường của đức Phật đối với các vấn đề vũ trụ và nhân sinh. Kinh này cũng đề cập đến Giới của đức Phật, từ Tiểu Giới đến Đại Giới, gián tiếp so sánh đời sống xa hoa phù phiếm của các Sa Môn, Bà La Môn đương thời với đời sống giản dị giải thoát của đức Thế Tôn. Cũng chính trong bài kinh này, đức Phật nói, chỉ có kẻ vô văn phàm phu mới tán thán giới đức, còn bậc thiện trí thì tán thán trí đức của Ngài. Và chính nhờ vào trí đức, đức Phật đã tóm thâu hết thảy mọi tà thuyết hiện hữu trong đời và truy nguyên căn nhân cùng động lực của mọi tà thuyết.
05/12/2021(Xem: 14691)
Kể từ khi Bánh xe Chánh Pháp được vận chuyển lần đầu tiên tại Vườn Nai, từ đó giáo pháp từ bi và trí tuệ dần dần lan tỏa trong mọi tầng lớp xã hội, trong nhiều phương vực khác nhau, với nhiều sắc thái dân tộc và ngôn ngữ khác nhau. Để cho tất cả mọi giai tầng xã hội, từ thượng lưu trí thức cho đến những hạng bần cùng khốn khỏ, thất học, cũng bình đẳng thọ hưởng hương vị tịnh lạc giải thoát, Đức Thế Tôn đã khuyến khích, hãy để cho mọi người được nghe và tu học Chánh Pháp theo ngôn ngữ địa phương của chính mình.
30/11/2021(Xem: 25111)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567