TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : honglacmai1@yahoo.com
61. Kinh GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA ở rừng AMBALA
(Ambalatthikà Ràhulovàda sutta )
(Ambalatthikà Ràhulovàda sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, đức Thế Tôn Giác Giả
Trú Vương Xá – Ra-Chá-Ga-Ha
Tinh Xá Vê-Lú-Va-Na (1)
Hay Trúc Lâm Tự cũng là nơi ni,
Ka-Lanh-Đa-Ka-Ni-Vá-Pá (2)
( Chỗ vốn đã nuôi sóc hằng hà ).
Lúc ấy, có Ra-Hu-La (3)
( Tức Tôn-giả La-Hầu-La vị này )
Đã lâu ngày xuất gia nhập chúng
Tôn-giả cũng đang trú không xa
Tại Am-Ba-Lát-Thi-Ka (4)
Tức khu rừng Am-Ba-La, sớm chiều.
Đức Thế Tôn buổi chiều hôm ấy
_________________________
(1) : Trúc Lâm Tinh Xá – Veluvanavihàra tại Thành Vương Xá
Rajagaha do vua Bimbasara dâng cúng đến Đức Phật .
(2) : Kalandakanivapa – chỗ nuôi dưỡng sóc .
(3) : Tôn giả Rahula , được phiên âm là La-Hầu-La , con của
Đức Phật khi ngài còn là Thái Tử . Xuất gia Sa-Di lúc mới có
7 tuổi . Tính còn trẻ con, nên thường hay nghịch ngợm nói giỡn
nói láo với mọi người . Ví dụ với những vị xuất gia hay Cư sĩ nào
hỏi nơi ở của Đức Phật thì thầy chỉ nơi khác, khiến họ phải vất
vả tìm mãi mới gặp Phật . Đức Phật đã tùy thời giáo hóa Rahula.
(4) : Khu rừng Ambala ( Ambalatthika ).
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA * MLH – 352
Từ thiền-định đứng dậy, đi qua
Chỗ Tôn-giả La-Hầu-La .
Tôn-giả thấy Phật từ xa đến, thời
Liền chuẩn bị chỗ ngồi, nước rửa
Thỉnh Phật ngồi, rồi rửa chân Ngài
Xong, đảnh lễ Thế Tôn ngay
Một bên ngồi xuống, tỏ bày kính tôn.
Phật để lại nước còn ít ỏi
Trong chậu nước, rồi hỏi lên rằng :
– “ La-Hầu-La ! Ông thấy không ?
Nước có rất ít trong lòng chậu đây ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Điều này đúng vậy ”.
– “ Cũng ít vậy, này Ra-Hu-La !
Là Sa-môn-hạnh, người mà
Biết nhưng nói láo, không xa quý, tàm ”.
Đức Thế Tôn Kiều-Đàm sau đó
Đổ hết nước đã có trước đây
Rồi hỏi Tôn-giả như vầy :
– “ Có thấy đổ nước trong này đi không ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Con đây có thấy ”.
– “ Cũng như vậy, Cũng đổ vất mau
Là Sa-môn-hạnh người nào
Biết mà nói láo, không sao quý, tàm ”.
Phật lại làm chậu kia lật úp
Hỏi : “ Ông thấy lật úp chậu không ? ”.
– “ Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn ! ”.
– “ Cũng lật úp vậy, Sa-môn-hạnh nào
Của người sao biết mà nói dối
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA * MLH – 353
Không tàm quý, dấu lỗi đêm ngày ”.
Rồi Phật lật ngửa chậu này
Hỏi : “Ông có thấy chậu này trống không ? ”.
– “ Thưa vâng, bạch Thế Tôn ! Trống rỗng ”.
– “ Cũng trống rỗng như vậy, hiểu mau
Là Sa-môn-hạnh người nào
Biết mà nói dối, không sao quý tàm.
( Không hổ thẹn đã làm tội lỗi,
Không ghê sợ tội lỗi gây ra )
Ví như, này La-Hầu-La !
Thớt voi vua có cặp ngà dài thay !
Như cán cày mọi bề bóng trắng.
Được khéo luyện, xông trận chiến trường
Khi lâm trận, voi này thường
Dùng hai chân trước cũng dường chân sau,
Phần chân trước, chân sau xông tới
Dùng đầu, tai, đuôi với cặp ngà,
Nhưng bảo vệ vòi tối đa.
Người nài thấy vậy, nghĩ qua như vầy :
‘Con voi này xông pha như thế
Quyết bảo vệ cái vòi tận tình
Không quăng bỏ đời sống mình’.
Ra-Hu-Lá ! Còn khi nhìn xét soi
Một con voi khác khi lâm trận
Bốn chân lẫn sau trước thân chung
Đầu, tai, ngà, đuôi… đều dùng
Kể cả vòi nó cũng cùng xông pha.
Người nài thấy, nghĩ là : ‘Voi đó
Đã quăng bỏ mạng sống mình đi !
Trong mọi tình huống, mọi thì
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA * MLH – 354
Voi ấy không có việc chi không làm’.
Cũng vậy, ai không tàm không quý
Dầu biết kỹ mà nói dối vầy,
Thời Ta nói rằng người này
Không việc gì ác y đây không làm.
La-Hầu-La ! Bao hàm mọi việc
Phải cương quyết học tập sớm trưa :
‘Quyết không nói láo, dối lừa
Dầu là nói giỡn phải chừa, tránh xa’.
Ra-Hu-La ! Nghĩ sao sự thể
Mục đích của gương để làm gì ? ”.
– “ Bạch Phật ! Mục đích mọi thì
Để mà phản tỉnh những chi sai lầm ”.
– “ Ra-Hu-La ! Tự tâm hối quá
Sau khi đã phản tỉnh nhiều lần
Hãy hành thân nghiệp tinh cần
Khẩu nghiệp, ý nghiệp tự thân thực hành.
La-Hầu-La ! Muốn hành tam nghiệp
Hãy phản tỉnh tam nghiệp ấy ra :
‘Thân & khẩu & ý nghiệp của ta
Có thể đưa đến sâu xa việc này :
Tự hại hay hại người, hoặc khiến
Hại cả hai : “bất thiện ba phần”,
Đưa đến đau khổ vô ngần,
Quả báo đau khổ trào dâng tức thì ’.
Ra-Hu-La ! Trong khi phản tỉnh
Biết tam nghiệp này chính chẳng lành
Ông nhất định chớ thực hành.
Còn khi phản tỉnh nghiệp lành ba nơi
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA * MLH – 355
Biết không thể khiến thời tự hại
Không hại người, không hại cả hai.
Thân & khẩu & ý-thiện-nghiệp này
Đưa quả báo lạc, đêm ngày vui an.
Tam thiện-nghiệp chu toàn mọi việc
Ông nên làm khi biết như vầy
Khi muốn, hay đang làm đây
Cần phải phản tỉnh, đủ đầy nhớ ghi :
Là bất-thiện-nghiệp thì từ bỏ,
Tam nghiệp đó thiện hảo : cần làm.
Khi thân &khẩu & ý nghiệp làm
Cần phải phản tỉnh việc làm ấy ngay :
Tam nghiệp này ta làm bất thiện
Đưa đến chuyện quả báo khổ đau.
Thân & khẩu & ý nghiệp khổ đau
Tam nghiệp như vậy, phải mau thưa trình,
Phải phát lồ, tự mình tàm, quý
Trước bậc trí Phạm hạnh các vì,
Trước các Đạo Sư uy nghi.
Sau khi phát lộ, tức thì lo ngay
Cần phòng hộ tương lai không phạm.
Nếu phản tỉnh nghiệp cảm thực hành
Thân & khẩu & ý nghiệp thiện lành
Không khiến tự hại, không sanh hại người,
Không cả hai : hại người, tự hại,
Thân & khẩu & ý nghiệp ấy thiện hiền,
Đưa đến an lạc, tịnh yên
Quả báo an lạc sẽ liền theo mau
Trước & đang & sau khi hành tam nghiệp
Sự phản tỉnh cần kíp làm nhanh
Trung Bộ (T. 2) K. 61 :GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA * MLH – 356
Với thân & khẩu & ý nghiệp lành
Ông phải an trú tịnh thanh, an bình
Tâm hoan hỷ, tự mình tiếp tục
Trong mọi lúc thiện pháp tu trì
Trong thời quá khứ qua đi
Sa-môn, Phạm-chí nào khi thường hằng
Đã tịnh hóa nghiệp thân, khẩu, ý.
Thời vị lai Phạm-chí, Sa-môn
Tịnh hóa ba nghiệp vuông tròn
Sau khi phản tỉnh sắt son nhiều lần
Các vị dần tịnh hóa ba nghiệp.
La-Hầu-La ! Cần kíp nghĩ rằng :
‘Sau khi phản tỉnh nhiều lần
Tôi sẽ tịnh hóa nghiệp thân của mình.
Khi tự mình nhiều lần phản tỉnh
Khẩu & ý-nghiệp cũng tịnh hóa ngay’.
Như vậy, Ra-Hu-La này !
Cần phải tu học, theo đây hành trì ”.
Lời Phật dạy uy nghi, cao cả
La-Hầu-La Tôn-giả hân hoan
Cung kính đảnh lễ nghiêm trang
Hoan hỷ, tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3L )
* * *
( Chấm dứt Kinh số 61 : GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA Ở Rừng AMBALA – AMBALATTHIKÀ RÀHULOVÀDA Sutta )
Gửi ý kiến của bạn