TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : honglacmai1@yahoo.com
97. Kinh DHÀNANJÀNI
( Dhànanjàni sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả
Đến Vương Xá – Rá-Chá-Ga-Ha (1)
Trú tại Vê-Lú-Va-Na (1)
( Trúc Lâm Tinh Xá ) nơi mà không xa
Ka-Lanh-Đa-Ka-Ni-Vá-Pá (2)
Chỗ nuôi sóc vốn đã được thuần.
Bấy giờ, ‘Chánh Pháp Tướng Quân’
Sa-Ri-Pút-Tá (3) tự thân du hành
Cùng tịnh thanh Tỷ Kheo các vị,
Đắc-Khi-Ná-Ghí-Rí – Nam San (4)
Ngài và Tăng Chúng trú an.
Sau khi mãn hạ của hàng xuất gia
Đã trải qua an cư ba tháng
Một Tỷ Kheo viên mãn hạ kỳ
Đã từ Vương Xá ra đi
Đến Đắc-Khi-Ná-Ghi-Ri nơi này
Khi gặp ngài Sa-Ri-Pút-Tá
Tức là Xá-Lợi-Phất Thánh Tăng.
Sau lời thăm hỏi ân cần
__________________________
(1) : Trúc Lâm Tinh Xá ( Veluvana Vihàra ) tại thành Vương Xá
( Ràjagaha ) của vương quốc Ma-Kiệt-Đà ( Magadha ).
(2) : Kalandakanivapa ( chỗ nuôi dưỡng sóc ).
(3) : Tôn-giả Xá-Lợi-Phất ( Sariputta ) là vị Đại-đệ-tử của Phật,
Là bậcĐệ nhất Trí tuệ và cũng thường được xưng tán là vị
“Tướng Quân Chánh Pháp”.
(4) : Một địa danh : Dakkhinagiri – Nam Sơn.
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 388
Vị Phích-Khú liền ngồi gần Thánh Tăng.
Vị Thánh Tăng hỏi qua tự sự :
– “ Hiền-giả ! Đức Điều Ngự Thế Tôn
Có được không bệnh, khỏe không ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Đức Thế Tôn hoàn toàn
Không có bệnh, khinh an pháp thể ”.
– “ Hiền-giả ! Thế còn Chúng Tỷ Kheo
Có được không bệnh, khỏe đều ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Chúng Tỷ Kheo vẫn thường,
Không có bệnh, an tường khỏe mạnh ”.
– “ Này Hiền-giả ! Danh tánh một vì
Bàn-môn Đa-Năng-Cha-Ni (1)
Có được không bệnh, mọi thì khỏe chăng ?
Tại nơi Tăng-Đu-La-Pá-Lá ? ”. (2)
– “ Thưa Tôn-giả ! Vị Bàn-môn này
Cũng không bệnh, sức khỏe đầy ”.
– “ Hiền-giả ! Vị Bàn-môn đây thường thường
Có an tường và không phóng dật ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Quả thật khó lòng !
Làm sao mà Bà-la-môn
Tha-Năng-Cha-Ní (1) lại không như vầy !
Bàn-môn này thời thời phóng dật
Ông ta thật ỷ Vua kính tôn
Bóc lột Gia-chủ Bàn-môn,
Ỷ thế Gia-chủ Bàn-môn như vầy
Bóc lột ngay cả Vua từng bước.
Người vợ trước của ông này là
___________________________
(1) : Vị Bà-la-môn tên Dhànanjàni . (2) : Tandulapala .
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 389
Một người thành tín, nhu hòa
Gia đình thành tín; nay đà chết đi.
Vợ sau thì không có thành-tín
Thuộc gia đình chẳng tín-thành chi ”.
– “ Này Hiền-giả ! Như vậy thì
Một tin không tốt lành gì, tệ ghê !
Khi nghe về bản thân Phạm-Chí
Là Đa-Năng-Cha-Ní như vầy.
Có thể khi gặp vị này
Một cuộc đàm thoại diễn bày có khi ”.
Rồi Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Tá
Trú tại Đắc-Khi-Ná-Ghi-Ri
Cho đến một thời gian, thì
Khởi hành đến Vương Xá khi thấy cần.
Ở đây, vị Thánh Tăng an trú
Tại Trúc Lâm – Vê-Lú-Va-Na
Cách chỗ nuôi sóc không xa.
Tôn-giả Sa-Rí-Pút-Ta thường kỳ
Vào buổi sáng đắp y mang bát
Dáng an lạc, vào Vương-Xá thành
Tuần tự khất thực an lành.
Lúc ấy, Phạm-Chí Tha-Năng-Cha-Nì
Đang chỉ huy người nhà vắt sữa
Đàn bò sữa nuôi tại ngoại thành.
Ngài Xá-Lợi-Phất tịnh thanh
Sau khi thọ thực liền dành thời gian
Khi trên đàng trở về Tinh Xá
Ghé tư xá vị Bàn-môn ni.
Phạm-chí Đa-Năng-Cha-Ni.
Chợt thấy Tôn-Giả Sa-Ri-Pút-Tà
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 390
Đang từ xa trực chỉ đi tới.
Khi gặp, ông nói với ngài là :
– “ Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta !
Ngài hãy uống sữa, vào nhà nghỉ chân
Và chờ đến giờ ăn, dùng ngọ ”.
– “ Này Bàn-môn ! Đừng có bận lòng !
Hôm nay, ta đã ăn xong.
Ta sẽ ngồi nghỉ dưới vòng bóng cây,
Ông có thể đến đây để gặp ”.
– “ Vâng, sẽ gặp Tôn Giả nơi này ”.
Bà-la-môn vâng đáp ngài
Ăn cơm xong, ông đến ngay nơi mà
Ngài Sa-Ri-Pút-Ta đợi đó
Rồi ông ngỏ lời thăm, đón chào
Những lời thân hữu, xã giao
Rồi Phạm-chí ấy ngồi vào một bên.
Vị Tôn-giả hỏi liền Phạm-chí :
– “ Này Tha-Năng-Cha-Ní Bàn-môn !
Ông có thường phóng dật không ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Làm sao không việc này !
Vì hằng ngày lo toan mọi thứ
Nào là sự phụng dưỡng mẹ cha,
Nuôi dưỡng vợ con trong nhà,
Phải nuôi đầy tớ hoặc là lao công,
Trách nhiệm trong đối xử bè bạn,
Phải cáng đáng xử sự vuông tròn
Đối với huyết thống bà con,
Đối với khách khứa, lại còn phải chuyên
Trách nhiệm với tổ tiên đã khuất,
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 391
Với các bậc Chư Thiên quanh ta,
Trách nhiệm với Vua, hoàng gia.
Thân này cũng phải trải qua trau dồi,
Làm thỏa mãn đồng thời trưởng dưỡng ”.
– “ Này Bàn-môn ! Suy tưởng thế nào ?
Nếu có người vì mẹ cha,
Các điều phi pháp hắn ta đều làm,
Hoặc là làm những điều bất chánh,
Do ác duyên, thọ lảnh khổ sầu
Quỷ sứ mã diện ngưu đầu
Kéo y đến địa ngục sâu A-Tỳ,
Người ấy làm được gì khi nói :
‘Tôi mong mỏi phụng dưỡng mẹ cha,
Vì nuôi vợ con trong nhà,
Phải nuôi đầy tớ hoặc là lao công…
Nên vướng vòng phi pháp, bất thiện
Chớ để các mã diện ngưu đầu (1)
Kéo tôi vào địa ngục sâu’.
Hay là cha mẹ hoặc dầu vợ con
Hoặc đầy tớ lao công người đó…
Làm được gì khi họ nói là :
‘Con tôi hay là chồng & cha
Hoặc chủ nhân đó thật ra chỉ vì
Nuôi chúng tôi, thực thi việc ác
Làm các điều phi pháp, bất nhân
Chớ để quỷ sứ ma quân
Kéo vào địa ngục, chịu phần khổ đau’.
______________________
( ) ; Ngưu đầu mã diện : đầu trâu mặt ngựa . Theo tín ngưỡng
dân gian, những ‘địa ngục quân’ được mô tả với diện mạo
như thế.
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 392
Ông nghĩ sao sự việc như thế ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Không thể kêu cầu
Quỷ sứ vẫn quăng y vào
Địa ngục, dù có kêu gào khóc than ”.
– “ Này Bàn-môn ! Hoàn toàn đúng vậy.
Hoặc người ấy làm được điều gì
Khi người ấy cứ nằn nì :
‘Tôi vì quyến thuộc hoặc vì bạn thân,
Vì khách tân, tổ tiên phụng tự,
Vì phụng sự Chư Thiên, Quốc vương,
Nên mới làm chuyện bất lương
Phi pháp, bất chánh mọi đường vướng sâu.
Chớ để các ngưu đầu mã diện
Kéo tôi đến địa ngục khổ sầu’.
Bàn-môn ! Ông nghĩ thế nào ? ”.
– “ Thưa ngài ! Mã diện ngưu đầu chẳng tha,
Quăng ông ta vào ngục để trị ”.
– “ Này Đa-Năng-Cha-Ní ! Nghĩ sao ?
Có người muốn được sang giàu,
Muốn thân sung sướng, đắm sâu dục trần,
Vì trưởng dưỡng cái thân uế tạp,
Làm các điều phi pháp, bất nhân
Do làm điều ác các phần
Quỷ sứ đến bắt do nhân ác này
Thì người này & bạn bè & quyến thuộc
Liền vào cuộc, van nài nói rằng :
‘Vì muốn thỏa mãn dục trần,
Vì muốn trưởng dưỡng bản thân ; người này
Đã từng gây những điều bất chánh,
Không diệt tránh phi pháp điều nào.
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 393
Chớ để mã diện ngưu đầu
Kéo vào địa ngục, khổ sầu cho y’.
Ông nghĩ gì về sự việc ấy ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Chẳng chạy thoát đâu !
Ma quân mã diện ngưu đầu
Vẫn quăng vào địa ngục sâu A-Tỳ ”.
– “ Này Đa-Năng-Cha-Ni ! Ông nghĩ
Thế nào khi một vị trải qua
Đã vì phụng sự mẹ cha
Làm điều phi pháp, đều là bất nhân.
Hay thiện nhân làm điều chân chánh
Luôn luôn tránh phi pháp điều gì.
Thì trong hai người thực thi
Ai là tốt đẹp, ai thì hơn xa ? ”.
– “ Thưa Sa-Ri-Pút-Ta Tôn-giả !
Người nào đã vì mẹ vì cha
Làm điều phi pháp, xấu xa,
Làm điều bất chánh, không ra chi rồi !
Trái lại, người vì cha vì mẹ
Làm những điều hợp lẽ, chánh chân
Người này tốt đẹp muôn phần,
Hành trì đúng pháp, quý trân hơn nhiều
So những người làm điều phi pháp,
Hành trì các hành động bất lương ”.
– “ Này Bàn-môn ! Thật an tường
Khi hành động với con đường chánh chân,
Đúng pháp và có nhân như thế.
Để có thể phụng dưỡng mẹ cha
Mà không làm ác, xấu xa
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 394
Làm các thiện hạnh thật là thanh cao.
Còn ông nghĩ thế nào người đó
Vì vợ con, đầy tớ lao công
Bạn bè thân hữu cậy trông,
Bà con huyết thống, khách trong gia đình,
Vì tổ tiên của mình & Thiên Chúng,
Vì Vua chúa… nên dụng kế làm
Các điều phi pháp, ác gian,
Các điều bất chánh, việc toàn xấu xa.
Này Bàn-môn ! Xảy ra như thế
Ông nghĩ sao chuyện kể vừa qua ? ”.
– “ Thưa ngài Sa-Ri-Pút-Ta !
Người vì huyết thống hay là vợ con
Vì đầy tớ lao công, bè bạn,
Vì khách tân, quá vãng tổ tiên,
Vì Vua chúa, vì Chư Thiên…
Làm điều phi pháp chẳng hiền, bất nhân.
Nếu so với thiện nhân sau trước
Vì những người đã được nêu trên
Làm điều chân chánh, thiện hiền,
Các điều đúng pháp… Dĩ nhiên người này
Tốt đẹp hơn người hay làm ác
Người hành trì phi pháp, bất lương ”.
– “ Này Bàn-môn ! Thật an tường
Khi hành động với con đường chánh chân,
Đúng pháp và có nhân, ưu điểm
Có thể làm trách nhiệm chu toàn.
Với tất cả người cưu mang
Hay với Vua chúa, các hàng Chư Thiên
Mà tuyệt nhiên không làm điều ác
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 395
Làm được các thiện hành mọi thì.
Cũng vậy, Tha-Năng-Cha-Ni !
Người muốn thỏa mãn, chỉ vì bản thân
Muốn trưởng dưỡng cái thân uế tạp
Làm các điều phi pháp, bất nhân
So sánh với những thiện nhân
Cũng vì trưởng dưỡng bản thân của mình
Nhưng giữ gìn không làm điều ác
Các thiện hành tạo tác trải qua,
Thì tốt đẹp hơn người mà
Làm điều phi pháp, gian tà bất lương ”.
Vị Bàn-môn tận tường nghe rõ
Liền hoan hỷ tín thọ thật thà
Lời ngài Sa-Ri-Pút-Ta,
Đứng dậy từ giả rồi ra đi liền.
Bàn-môn trên, Đa-Năng-Cha-Ní
Thời gian sau, do bị bệnh nhiều
Khổ vì trọng bệnh sớm chiều,
Nên nhờ người khác một điều thực thi :
– “ Nhờ ông đi đến nơi trú xứ
Vào hương thất Điều Ngự Phật Đà
Khi đến, hãy nhân danh ta
Là Phạm-Chí Đa-Năng-Cha-Ni này
Bị trọng bệnh hiện nay rất tệ,
Xin cúi đầu đảnh lễ Phật Đà.
Rồi ông hãy tiếp tục đi
Đảnh lễ Tôn Giả Sa-Ri-Pút-Tà
Thưa ngài là : ‘Tha-Năng-Cha-Ní
Hiện đang bị bệnh nặng khổ đau.
Ông ta thành kính cúi đầu
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 396
Đảnh lễ Tôn-giả, và sau thưa là :
Xin Sa-Ri-Pút-Ta Tôn-giả
Thương xót, đến trú xá của ông
Đa-Năng-Cha-Ni Bàn-môn ”.
– “ Vâng ! Tôi sẽ chuyển điều ông nhờ này ”.
Người ấy liền đi ngay đến chỗ
Đấng Từ bi cứu khổ Phật Đà
Đảnh lễ Phật rồi thưa qua
Những lời Phạm-Chí thiết tha yêu cầu.
Rồi cáo từ, qua mau trú xá
Của Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta
( Đệ nhất Trí tuệ, từ hòa )
Đảnh lễ Tôn-giả, nói ra những phần
Mà Bàn-môn Đa-Năng-Cha-Ní
Đã dặn, rồi thưa vị Thánh Tăng :
– “ Xin Tôn-giả vì lòng nhân,
Từ bi thương xót quang lâm đến nhà
Phạm-chí Tha-Năng-Cha-Ni ấy ”.
Khi nghe vậy, Tôn-giả trí minh
Nhận lời bằng cách làm thinh.
Sau đó, Tôn-giả một mình đi sang
Nhà Bàn-môn Tha-Năng-Cha-Ní,
Ngài ngồi vào vị trí sẵn dành,
Rồi hỏi Bàn-môn ngọn ngành :
– “ Đa-Năng-Cha-Ní ! Bệnh hành ra sao ?
Ta mong ông chịu đau, kham nhẫn
Mong khổ thọ được giảm thiểu đi
Không có gia tăng mọi thì ”.
– “ Thưa ngài Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Tà !
Tôi không thể nào mà kham nhẫn,
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 397
Tôi không thể chịu đựng, chống ngăn
Thống khổ của tôi gia tăng
Không hề giảm thiểu, toàn thân đau nhừ.
Thưa Tôn-giả ! Ví như một kẻ
Lực sĩ trẻ chém đầu một người
Với thanh gươm sắc bén ngời,
Cũng vậy, những ngọn gió thời khủng kinh
Thổi đau nhói ình ình trong óc
Đau đớn khiến muốn khóc than thôi !
Tôi không thể kham nhẫn rồi !
Không thể chịu đựng. Khổ thời gia tăng
Sự gia tăng rõ rệt, không dịu
Khổ không hề giảm thiểu xảy ra.
Thưa ngài Sa-Ri-Pút-Ta !
Như lực sĩ lấy nịt da cứng dày
Quấn nịt này quanh đầu kẻ khác
Rồi siết chặt, như nát tan đầu
Một cách kinh khủng khổ sầu
Đầu tôi cũng vậy, nhức đau khôn cùng.
Hoặc là dùng ví dụ một kẻ
Là đồ tể thiện xảo, hay là
Một người đệ tử ông ta
Cắt ngang bụng của người mà được giao
Với con dao cắt thịt bò, lợn
Sắc bén tợn. Cũng vậy, tương đồng
Ngọn gió kinh khủng tấn công
Cắt ngang bụng của tôi trong tức thì.
Hoặc ví như hai vì lực sĩ
Nắm thật kỹ cánh tay một người
Yếu ớt hơn, rồi tức thời
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 398
Nướng y trên hố than nơi lửa hừng,
Sức nóng bừng nơi tôi khủng khiếp
Không thể chịu đựng tiếp nữa đâu !
Không thể kham nhẫn, chịu đau
Tôi bị thống khổ ập vào ngày đêm,
Gia tăng thêm, không hề giảm thiểu
Tôi phải chịu thống khổ mọi thì ”.
– “ Bàn-môn Đa-Năng-Cha-Ni !
Bàng sanh & địa ngục – nơi gì tốt hơn ?
– “ Thưa ! Bàng sanh tốt hơn địa ngục ”.
– “ Rồi tiếp tục : Ngạ quỷ & bàng sanh
Cảnh nào tốt hơn tạo thành ? ”.
– “ Thưa ngài ! Ngạ quỷ đã đành tốt hơn ”.
– “ Nào tốt hơn giữa Người & ngạ quỷ ? ”.
– “ Người tốt hơn ngạ quỷ khổ phiền ”.
– “ Loài Người & Tứ Thiên Vương Thiên
Nơi nào tốt đẹp, hơn liền phước duyên ? ”.
– “ Thưa ! Tứ thiên vương Thiên cảnh giới
Tốt đẹp hơn cảnh giới loài Người ”.
– “ Còn Tứ Thiên Vương cõi trời
So với Đao Lợi cõi trời, đâu hơn ? ”.
– “ Thưa ! Đao Lợi tốt hơn gấp mấy
Tứ Thiên Vương nơi ấy cõi Thiên ”.
– “ Bàn-môn ! Còn Dạ-Ma Thiên
So với Tam Thập Tam Thiên thế nào ? ”.
– “ Thưa Tôn Giả ! Trước sau nói tới
Thì Đao Lợi thua cõi Dạ-Ma ”.
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 399
– “ Dạ-Ma với Tu-Si-Ta
Tức cõi trời Đâu-Suất-Đà Thiên đây
Thì cõi nào tốt hay hơn cả ? ”.
– “ Thưa Tôn-giả ! Đâu-Suất-Đà Thiên
Tốt hơn cõi Dạ-Ma Thiên ”.
– “ Còn so Đâu-Suất-Đà Thiên cõi trời
Với cõi trời Hóa Lạc Thiên ấy
Thì ông thấy nơi nào tốt hơn ? ”.
– “ Tôn-giả ! Nếu nói chánh chơn
Cõi trời Hóa Lạc tốt hơn mọi thời ”.
– “ Thế cõi trời Hóa Lạc Thiên ấy
Với Tha Hóa Tự Tại cõi trời
Nơi nào tốt hơn, rạng ngời ? ”.
– “ Tha Hóa Tự Tại cõi trời tốt hơn ”.
– “ Này Bàn-môn ! Tha-hóa-tự-tại
So với lại Phạm Thiên giới này
Chỗ nào tốt hơn như vầy ? ”.
– “ Tôn-giả ! Phạm Thiên giới ngài nói qua
Ngài Sa-Ri-Pút-Ta vừa nói :
‘Phạm Thiên-giới ! Tôi hỏi phải không ? ”.
Tôn-giả thấy vị Bàn-môn
Tha-Năng-Cha-Ní hỏi dồn, hân hoan.
Ngài thầm nghĩ : ‘Các Bàn-môn hiện
Rất ái luyến Phạm-Thiên-giới này
Vậy ta hãy thuyết giảng ngay
Con đường cộng trú lâu dài Phạm Thiên’.
“ Này Bàn-môn ! Hãy chuyên tác ý
Ta giảng kỹ con đường là duyên
Đưa đến cộng trú Phạm Thiên ”.
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 400
– “ Thưa vâng ! Ngài hãy tự nhiên trình bày ”.
– “ Tha-Năng-Cha-Ni này ! Yếu tố
Thế nào là đạo lộ làm duyên
Đưa đến cộng trú Phạm Thiên ?
Đa-Năng-Cha-Ní ! Thiện duyên đủ đầy
Vị Tỷ Kheo ở đây an trú
Biến mãn tâm câu hữu với Từ
Bốn phương : nam, bắc, đông, tây
Hướng trên, hướng dưới cũng tày bề ngang
Khắp phương xứ vị này an trú
Biến mãn tâm câu hữu với Từ
Quảng đại , vô biên như như
Không sân, không hận, tâm Từ vui an.
. Cũng như thế, hoàn toàn cảm thụ
Vị Tỷ Kheo an trú muôn phương
Cùng khắp thế giới vô lường
Biến mãn , câu hữu thường thường với Bi
Cũng như thế , đồng thì với Hỷ
Rồi với Xả ; thì vị Tỷ Kheo
An trú biến mãn duyên theo
Với tâm câu hữu cũng đều với Bi
Trú biến mãn khắp vì Hỷ, Xả
Không hận, sân, rộng cả, diệu vi.
Bàn-môn Tha-Năng-Cha-Ni !
Hình thức sự sống tỏa đi muôn chiều
Không một ai Tỷ Kheo bỏ sót
Không biến mãn, giải thoát suy tầm
Cùng khởi Tứ Vô Lượng Tâm :
Từ, Bi, Hỷ, Xả diệu thâm vô lường.
Đây chính là con đường đưa tới
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 401
Để cộng trú cùng với Phạm Thiên ”.
– “ Vậy xin Tôn-giả cảm phiền
Thay tôi đảnh lễ phước điền Thế Tôn
Thật kính tôn, nói lời cảm thán :
‘Bạch Thế Tôn ! Đa-Nắng-Cha-Ni
Bàn-môn trọng bệnh trầm trì
Thống khổ do bệnh, nơi ni cúi đầu
Đảnh lễ sâu đấng Vô Thượng Sĩ ”.
Ngài Tôn-giả Sa-Rí-Pút-Ta
Dẫu biết nhiều cảnh giới mà
Cao thượng, cần phải chứng qua các miền,
Nhưng thuận duyên an trú Phạm-chí
Là Tha-Năng-Cha-Ní vào đây
( Phạm-Thiên-giới thấp kém này )
Từ ghế đứng dậy, rồi ngài ra đi.
Ông Đa-Năng-Cha-Ni bệnh nặng
Không bao lâu, mệnh tận qua đời
Sinh Phạm-Thiên-giới cõi trời.
Nhân sự việc ấy nhiều người biết qua
Đức Phật Đà gọi Chúng Phích-Khú :
– “ Chư Phích-Khú ! Dẫu biết rõ là
Có những cảnh giới cao xa
Cao thượng hơn, cần chứng và sinh qua
Nhưng Sa-Ri-Pút-Ta hướng dẫn
Cho Bàn-môn Tha-Nắng-Cha-Ni
Vào Phạm-Thiên-giới thấp ni,
Sau đó đứng dậy, ra đi tức thì ”.
Ngài Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Tá
Sau đó đến hương xá Thế Tôn
Trung Bộ ( Tập 3 ) Kinh 97 : DHÀNANJÀ NI * MLH – 402
Chí thành đảnh lễ kính tôn
Một bên ngồi xuống, nhu ôn thưa rằng :
– “ Bạch Thế Tôn ! Tha-Năng-Cha-Ní
Vị Phạm-Chí này đã từ trần
Do bệnh trầm trọng hành thân
Kính lời đảnh lễ dưới chân Phật-Đà ”.
– “ Này Sa-Ri-Pút-Ta ! Nguyên cớ
Ông khiến Bàn-môn lỡ cơ duyên
Dẫu biết các cảnh giới riêng
Cao thượng, cần phải ưu tiên đạt vào
Vậy tại sao ông lại tự chủ
Cho Bàn-môn an trú vào liền
Cảnh giới thấp kém Phạm Thiên ?
Sau đó đứng dậy và liền ra đi ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Tại vì con thấy
Bàn-môn ấy tư tưởng tương liên
Vô cùng ái luyến Phạm Thiên
Một lòng hướng đến Phạm-Thiên-giới này,
Nên con mới trình bày diễn tiến
Con đường khiến cộng trú Phạm Thiên ”.
– “ Xá-Lợi-Phất ! Vậy cho nên
Đa-Năng-Cha-Ní sinh liền Phạm cung ” ./-
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 L )
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 97 : DHANANJÀNI Sutta )
***