TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : honglacmai1@yahoo.com
62. Đại Kinh GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA
( Mahà Ràhulovàda sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, đức Thế Tôn Thiện Thệ (1)
An trú tại Xá-Vệ (2) thành này
Sa-Vát-Thí(2) cũng là đây
Kỳ Viên Tinh Xá (3) hôm mai tịnh, hòa
Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná (3)
Khu vườn do Trưởng giả tên là
A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka
Tức Cấp-Cô-Độc, thuần hòa tín gia
Mua lại từ Kỳ Đà thái tử
Để cúng dường Điều Ngự Thế Tôn
Cùng với Tăng đoàn Sa-môn
_______________________________
(1) : Hai trong 10 danh hiệu ( Thập Hiệu ) do người đời tôn xưng
Đức Phật : Thế Tôn ( Bhagavà ) và Thiện Thệ ( Sugato ).
(2) : Thành Xá Vệ tức Savatthi (Thất-La-Phiệt) một trung tâm văn
hóa, thương mại và chính trị quan trọng tại Ấn Độ đương thời .
(3) : Jetavanavihàra : Kỳ Viên hay Kỳ Hoàn Tinh Xá ,do Trưởng
giả Cấp-Cô-Độc ( Anathapindika – tên thật là Sudatta – Tu-Đạt ) mua lại từ khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà (Jeta ) gần Thành Xá Vệ (Savatthi ) dâng cho Đức Phật . Tại đây đức Phật đã nhập hạ nhiều lần và nhiều Kinh quan trọng đã được Phật thuyết ra .
Vì Trưởng giả Cấp-Cô-Độc đã dùng vàng lót trên mặt đất để mua cho được khu vườn theo lời thách của Thái Tử Kỳ Đà , nên chùa này còn được gọi là Bố Kim Tự (chùa trải vàng ). Cảm phục tấm lòng nhiệt tâm vì đạo của Trưởng Giả, Thái Tử hoan hỷ cúng toàn bộ cây trái trong vườn đến Phật và Tăng chúng , nên ngôi chùa thường được gọi với danh xưng : Jetavana Anàthapindikàràma
– Kỳ Thọ Cấp-Cô-Độc Viên ( vườn Cấp-Cô-Độc, cây Kỳ Đà ).
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA *MLH – 358
Có nơi hoằng hóa Pháp môn mọi thì.
Đức Thế Tôn đắp y, mang bát
Vào buổi sáng trời mát, ra đi
Khất thực tại Sa-Vát-Thi
Có vị Tôn-giả cùng đi với Ngài
Tên vị này là Ra-Hu-Lá
Đi sau lưng Giác Giả Cha Lành
Đức Phật đưa mắt nhìn quanh
Bảo Ra-Hu-Lá đang thành kính nghe :
– “ La-Hầu-La ! Nói về Sắc pháp
Bất cứ loại sắc pháp nào đây
Quá khứ, hiện tại, vị lai
Nội, ngoại, thô, tế, liệt hay thắng phần,
Xa hay gần, tất cả sắc pháp
Phải như thật quán sát trải qua
Với chánh trí tuệ, rõ là :
‘Cái này không phải của ta’, ‘không là
Thuộc tự ngã của ta’ như vậy,
‘Cái này cũng không phải là ta ”.
– “ Kính bạch Thế Tôn Phật Đà !
Có phải chỉ có Sắc mà thôi không ? ”.
– “ Ra-Hu-La ! Gồm trong ảnh hưởng
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cả năm.
Đều phải quán sát âm thầm
Với chánh trí tuệ, để ngầm hiểu ngay
Là : ‘Cái này không là ta’ vậy,
Cũng ‘không phải tự ngã của ta’,
‘Cái này không phải của ta ”.
Rồi Tôn-giả Ra-Hu-La nghĩ vầy :
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA *MLH – 359
– “ Ai có thể hôm nay có dịp
Được Thế Tôn trực tiếp dạy khuyên
Với bài giáo giới thâm uyên
Mà còn có thể an nhiên như thường
Đi vào làng địa phương khất thực ? ”.
Rồi Tôn-giả lập tức trở về
Ngồi xuống một gốc cây đề
Kiết già, lưng thẳng, chẳng hề phân tâm
Rồi âm thầm giữ an-trú-niệm
Luôn thúc liễm thân tâm an hòa.
Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta
Tức Xá-Lợi-Phất, từ xa thấy là
Tôn-giả La-Hầu-La tịnh tọa
Dưới gốc cây bóng cả, thiền-na.
Thấy vậy, bảo La-Hầu-La :
– “ Ra-Hu-La ! Hãy trải qua tu trì
Sự tu tập chuyên vì sổ-tức
Nhập tức xuất tức niệm sâu xa
( Niệm hơi thở vô, thở ra )
Tu tập hơi thở vô & ra như vầy
Được lợi ích tràn đầy, kết quả ”.
Ra-Hu-Lá buổi chiều nói trên
Sau khi Thiện định, đứng lên
Đến đảnh lễ Phật, một bên liền ngồi
Yên vị rồi, thầy Ra-Hu-Lá
Trình Thế Tôn kết quả việc tu
Về sổ-tức-quán công phu :
–“ Bạch Đại Giác ! Trong phạm trù trải qua
Niệm hơi thở vô & ra như vậy
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA *MLH – 360
Được tu tập phần ấy thế nào ?
Làm cho sung mãn thế nào
Để được quả lớn, lợi sâu, ích nhiều ? ”.
– “ La-Hầu-La ! Những điều liên thuộc
Thuộc nội thân và thuộc cá nhân
Kiên cứng, thô phù thành phần
Và bị chấp thủ khăng khăng như vầy.
Vật bất tịnh trong này không ít :
Tóc, lông, móng, răng, thịt, gân, da,
Xương, thận, tủy, phổi, ruột già,
Hoành cách mô, lá lách và tim, gan,
Ruột non, phân ; rồi sang bao tử,
Thường đơn cử gọi ‘nội-địa-giới’ ngay.
Những gì thuộc nội-địa-giới này,
Cả ngoại-địa-giới đó đây những gì
Đều thuộc về danh tri ‘địa giới’.
Phải quán sát địa giới như chân
Với chánh trí tuệ, hiểu rằng :
‘Cái này không phải thuộc phần của ta,
Không là ta, không ta tự ngã’.
Sau khi đã quán sát uyên nguyên
Vị ấy sinh yểm ly liền
Đối với địa giới, tâm nhiên-hậu trừ.
La-Hầu-La ! Còn như thủy giới ?
Gồm nội & ngoại-thủy-giới là sao ?
Về nội-thủy-giới thế nào ?
- Cái gì thuộc nước, thuộc vào nội thân,
Thuộc cá nhân, thuộc phần chất lỏng,
Bị chấp thủ, tồn đọng trong người :
Mật, đàm, niêm dịch, mồ hôi,
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA *MLH – 361
Mủ, máu, nước mắt, mỡ, rồi… mỡ da,
Nước ở khớp xương và nước miếng,
Nước tiểu tiện… và bất cứ phần
Thuộc nước, nội thân, cá nhân,
Nội & ngoại-thủy-giới gọi bằng tên đây
Hai loại này đều thuộc thủy-giới.
Ra-Hu-La ! Hỏa giới là sao ?
Nội & ngoại-hỏa-giới kể vào
Vậy nội-hỏa-giới thế nào, tỏ phân ?
Cái gì thuộc nội thân, thuộc lửa,
Thuộc tương tựa chất nóng, cá nhân,
Như gì khiến hâm nóng dần
Khiến cho hủy hoại, là phần cháy thiêu.
Cái gì khiến phần nhiều thực phẩm
Được ăn, uống, nuốt, lẫn nếm, nhai,
Có thể khéo tiêu hóa ngay
Hay thuộc chất nóng đêm ngày trong thân,
Bị chấp thủ, cá nhân thuộc loại,
Nội hay ngoại-hỏa-giới đều là
Thuộc về hỏa-giới trong ta.
Còn phong-giới, La-Hầu-La ! Thế nào ?
Phải kể vào : nội & ngoại-phong-giới.
Nội-phong-giới thế nào, tỏ phân ?
Cái gì thuộc về cá nhân,
Thuộc gió, tánh động, thuộc phần nội thân,
Như gió dần thổi lên thổi xuống,
Gió trong ruột, ngang đốt, khớp xương.
Hơi thở vô, thở ra thường,
Và bất cứ vật gì dưởng như trên.
Được gọi tên là nội-phong-giới.
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA *MLH – 362
Dù nội & ngoại-phong-giới đều là
Thuộc về phong-giới, nêu ra.
Còn hư-không-giới sao mà trải qua ?
Có nội và ngoại-hư-không-giới.
Về nội-hư-không-giới là sao ?
Khi có khoảng trống chỗ nào
Thuộc nội thân, tánh thuộc vào hư-không,
Bị chấp thủ, như trong vòm miệng,
Hoặc phương diện lỗ mũi, lỗ tai,
Do được nghe, thở, nuốt, nhai
Ngang qua chỗ đó, tống ngay xuống dần
Để ra ngoài. Thành phần như vậy
Được gọi đấy : giới nội-hư-không.
Dù giới nội & ngoại-hư-không
Đều thuộc về loại hư-không-giới này.
Phải quán sát thủy hay hỏa-giới
Phong giới, hư-không-giới như chân
Với chánh trí tuệ, hiểu rằng :
‘Cái này không phải thuộc phần của ta,
Không là ta, không ta tự ngã’.
Sau khi đã quán sát uyên nguyên
Vị ấy sinh yểm ly liền
Với tứ-đại-giới, tâm nhiên-hậu trừ.
La-Hầu-La ! Tịnh cư tu tập
Hãy tu tập như Đất, nhẫn kham
Do tu như Đất thường làm
Xúc không khả ái & đáng ham thích gì
Được khởi lên tức thì như vậy,
Không tồn tại, không nắm giữ tâm.
Ví như những kẻ vô tâm
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA *MLH – 363
Những đồ bất tịnh quăng nằm đó đây
Trên mặt đất, quăng đầy phân uế,
Đổ nước tiểu bất kể nhớp dơ,
Đổ mủ, máu, nước miếng dơ…
Tuy vậy đất chẳng bao giờ lo âu
Không hờn giận, không dao động, gớm…
La-Hầu-La ! Phải sớm thực hành
Hãy tu tập như Đất lành
Do tu tập vậy, ngọn ngành khởi thông
Xúc khả ái, xúc không khả ái
Không tồn tại, không nắm giữ tâm.
Ra-Hu-La ! Hãy tinh cần
Tu tập như Nước, thật đằm thắm thay !
Như trong nước hằng ngày dùng rửa
Cả đồ sạch lẫn rửa đồ dơ,
Rửa phân uế, nước tiểu dơ,
Rửa máu, mủ – không bao giờ kêu ca.
Ra-Hu-La ! Các xúc khả ái &
Không khả ái phát khởi âm thầm
Không tồn tại, không giữ tâm,
Tu như Nước, Lửa, Gió, nhằm quán ra :
Lửa đốt cháy tiêu ma một mạch
Đồ bất tịnh, đồ sạch bất kỳ
Phân uế, nước tiểu … những gì
Mủ, máu, nước miếng… đốt đi tức thì.
Gió chuyển động thổi đi tất cả
Mùi thơm, cả mùi thối, tanh, khai,
Tuy vậy nước, lửa, gió này
Không hề nhàm chán, không rày lo âu
Không hờn giận, không dao động, gớm…
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA *MLH – 364
La-Hầu-La ! Phải sớm thực hành
Tu như Nước, Lửa, Gió lành
Do tu tập vậy, ngọn ngành khởi thông
Xúc khả ái, xúc không khả ái
Không tồn tại, không nắm giữ tâm.
Tu tập như hư-không phần
Không bị trú lại, dậm chân chỗ nào.
Tu tập vào hư-không như vậy
Xúc khả ái, không khả ái nào
Thảy đều được khởi lên mau,
Không tồn tại, không dự vào giữ tâm.
La-Hầu-La ! Phải cần tu tập
Sự tu tập về lòng Từ ngay,
Do tu tập về lòng Từ này
Tâm sân hận sẽ từ nay diệt trừ.
Ra-Hu-La ! An như tu tập
Về tâm Bi, thâm nhập dần dần
Diệt những gì thuộc hại-tâm.
Tu tập về Hỷ, diệt phần không vui.
Rồi rèn trui tu tập về Xả
Do tu tập, tất cả hận-tâm
Sẽ được trừ diệt âm thầm.
Tu tập bất tịnh, diệt mầm ái tham.
La-Hầu-La ! Phải am tường lẽ
Sự cặn kẻ tu tập vô thường,
Do tu tập về vô thường
Cái gì ngã-mạn có đường diệt đi.
Hãy tu trì về sổ-tức-quán
Mỗi giai đoạn thở vô, thở ra,
Do niệm hơi thở vô & ra
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA *MLH – 365
Làm cho sung mãn trải qua sớm chiều
Được quả lớn, được nhiều lợi ích.
La-Hầu-La ! Lợi ích lớn nào
Sung mãn, quả lớn ra sao
Khi ta tu tập thở vào, thở ra ?
Ra-Hu-La ! Tinh cần Phích-Khú
Đến khu rừng, đại thụ, nghĩa trang
Hay ngôi nhà trống bỏ hoang
Kiết già ngồi thẳng lưng, an trú liền
Tâm chánh niệm, hoàn toàn tỉnh giác
Trong giây lát, biết tự thở vào (1)
Tỉnh giác thở ra thế nào (1)
Cũng đều nhận biết đuôi đầu, tuệ tri.
Với tuệ tri, biết mình đang thở
Đang thở vào, đang thở ra đây
Thở vào ngắn, thở vào dài
Thở ra ngắn, thở ra dài – lâng lâng.
Tập ‘cảm giác toàn thân’ tôi thở
Tôi thở vào, tôi thở trở ra
Vị ấy tập thở vào, ra
‘Thân hành an tịnh’ thở ra, thở vào.
Tôi thở vào, ‘cảm giác hỷ thọ’
_______________________________
* Kinh Niệm Xứ ( Satipatthàna-sutta ) có 4 đế mục quán niệm :
- Quán Thân ( bất tịnh ) hay Niệm Thân ( Kàyànupassanà ) .
- Quán Thọ ( thị khổ ) hay Niệm Thọ ( Vedanànupassanà ) .
- Quán Tâm ( vô thường ) hay Niệm Tâm ( Cittànupasanà ) .
- Quán Pháp ( vô ngã ) hay Niệm Pháp ( Dhammànupassanà ) .
(1) : Niệm hơi thở (Ànàpànasati ) :
- Chứng nghiệm trọn vẹn tiến trình của hơi thở (sabakàyapatisam-
vedi ) . – Làm lắng dịu tiến trình của hơi thở ( passambhayam
kàyasamkhàram ).
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA *MLH – 366
Tập ‘cảm giác hỷ thọ’, thở ra.
‘Cảm giác tâm hành’, thở ra,
‘Tâm hành cảm giác’ trải qua thở vào.
Tôi thở vào, ‘tâm hành an tịnh’,
Tôi thở ra, ‘an tịnh tâm hành’.
‘Cảm giác về tâm’ an lành
Tôi tập hơi thở thuần thành vô, ra.
‘Tâm hân hoan’, vô & ra tôi thở.
Tôi tập thở ‘tâm định tỉnh’ mau
Thở ra, thở vô thật sâu.
Với ‘tâm giải thoát’, thở vào, thở ra.
‘Quán vô thường’, vô & ra tôi thở.
Tôi tập thở về ‘quán ly tham’
Thở vô, thở ra tôi làm.
Rồi ‘quán đoạn diệt’ bao hàm chúng sinh.
Tôi tự mình tập ‘quán từ bỏ’,
Quán từ bỏ, thở ra thở vào.
La-Hầu-La ! Phải hiểu mau :
Tu tập niệm hơi thở vào, thở ra
Khiến cho ta sung mãn như vậy
Có quả lớn, lợi ấy thật nhiều
Tập niệm hơi thở thật đều
Thời lúc tối hậu, chứng điều giác tri,
Không phải không giác tri chứng được
Phải từng bước quán niệm sâu xa ”.
Nghe Phật giảng, La-Hầu-La
Hoan hỷ tín thọ Phật Đà dạy khuyên ./-
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3L )
* * *
( Chấm dứt Kinh số 62 : Đại Kinh GIÁO GIỚI
LA-HẦU-LA – MAHÀ RÀHULOVÀDA Sutta )
Gửi ý kiến của bạn