TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majjhima Nikàya )
Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : honglacmai1@yahoo.com
43. Đại Kinh PHƯƠNG QUẢNG
( Mahàvedalla sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, đức Thế Tôn an trụ
Kỳ Viên Tự – Chê-Tá-Va-Na (1)
Do Cấp-Cô-Độc tín gia
A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka (2) cúng dàng
Lúc bấy giờ, có hàng Tôn-giả
Là ngài Kô-Thi-Tá Ma-Ha (3)
( Cũng gọi Đại Câu-Hy-La )
Buổi chiều, sau lúc Thiền-na hành trì
Liền đứng dậy, uy nghi trực chỉ
Đến Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta (4)
( Ngài Xá-Lợi-Phất cũng là ).
Đến nơi thi lễ, thuận hòa hỏi qua :
– “ Hiền-giả ! Súp-Panh-Nha ( Liệt tuệ ) (5)
______________________________
(1) : Jetavana ( Kỳ Viên ) . (2) : Anathapindika (Cấp-Cô-Độc) .
(3) & (4) : Tôn-giả Mahà Kotthita ( Ma-Ha Câu-Hy-La ) là cậu
ruột của Tôn-giả Sariputta ( Xá-Lợi-Phất ) . Khi thấy bà chị
mang thai ngài Xá-Lợi-Phất, bỗng nhiên trở nên hết sức thông
tuệ , nên đoán là đứa cháu sắp ra đời sẽ là vị đại trí tuệ. Không
muốn thua sút cháu, nên ngài chuyên tâm cần cố nghiên cứu sâu
vào Vệ-Đà Kinh , đến nỗi theo truyền thuyết , ngài quên cả cắt móng tay . Vì có các móng tay rất dài nên thời đó gọi ngài là ‘Trường Trảo Phạm-Chí’ . Sau này xuất gia theo Phật, cũng là
một trong những cao-đồ của Phật. Ngoài Mười vị Đại đệ tử Phật
thường được nhắc đến , Ngài Ma-Ha Câu-Hy-La cũng là bậc Đệ
Nhất Đắc Giải . (5) : Suppanna : liệt tuệ .
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 084
Gọi như thế, ý nghĩa là chi ? ”.
– “ Hiền-giả ! Vì không tuệ tri (1)
( Tức Náp-Pa-Chá-Na-Ti (1) cũng là )
Nên được gọi đó là Liệt-tuệ.
Không tuệ tri như thế là gì ?
Khổ & Tập-đế không tuệ tri,
Diệt-đế cũng không tuệ tri, chẳng tường,
Không biết đường đưa ngay diệt khổ.
Chính vì chỗ không tuệ tri này
Nên gọi là Liệt-tuệ đây ”.
– “ Đại Trí Hiền-giả ! Lành thay trình bày ! ”.
Kô-Thi-Ta ngài này hoan hỷ,
Hỏi tiếp vị ‘Chánh Pháp Tướng Quân’(2) :
– “ Này Hiền-giả ! Còn về phần
Trí tuệ được gọi chánh chân là gì ? ”.
– “ Hiền-giả ! Có tuệ tri như bể
Nên được gọi ‘trí tuệ’ như vầy.
Nhưng có tuệ tri gì đây ?
Tuệ tri Khổ & Tập-đế (3) này sâu xa,
Rồi tuệ tri : ‘Đây là Diệt-đế, (3)
‘Con đường để diệt Khổ’(3) tuệ tri.
Vì có tuệ tri, tuệ tri
Nên gọi ‘trí tuệ’, sánh bì bảo châu ”.
______________________________
(1) : Nappajanati – Không tuệ tri.
(2) : Tôn-giả Sariputta – Xá-Lợi-Phất là vị Đại đệ tử Trí Tuệ Đệ
Nhất . Ngài cũng được Chư Tăng tôn xưng là ‘Tướng Quân
Chánh Pháp’.
(3) : Bốn Sự Thật hay Tứ Diệu Đế – Tứ Thánh Đế ( Ariyasacca ):
Khổ Đế ( Dukkha Ariyasacca ), Tập Đế ( Mudaya Ariyasacca ),
Diệt Đế ( Nirodha Ariyasacca) , Đạo Đế ( Magga Ariyasacca) .
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 085
( Thức )
– “ Này Hiền-giả ! Thế nào là Thức ?
Sao được gọi là ‘thức’ như ri ? ”.
– “ Hiền-giả ! Là vì Thức tri
Nên gọi là Thức. Thức tri thế nào ?
Thức tri lạc, thức mau tri khổ,
Tri bất lạc bất khổ thức này.
Chính vì Thức tri như vầy
Gọi là có Thức, hiểu ngay đủ đầy ”.
– “ Này Hiền-giả ! Như vầy trí tuệ
Thức như vậy, những pháp hiểu thông,
Chúng được kết hợp hay không ?
Có thể nêu sự dị đồng chúng không ?
Sau nhiều lần cố công phân tích ? ”.
– “ Thưa Hiền-giả ! Phân tích sâu xa
Trí tuệ như vậy, cùng là
Thức là như vậy, hiểu qua như vầy.
Những pháp này vẫn luôn kết hợp
Không phải không kết hợp vững bền.
Ta không có thể nêu lên
Về sự sai khác pháp trên như vầy :
Khi phân tích cả hai nhiều lượt
Tuệ tri được, Thức tri được ngay,
Thức tri được, Tuệ tri ngay,
Nên được kết hợp pháp này viên thông,
Chứ không phải là không kết hợp,
Khi phân tích cho khớp nhiều lần.
Không thể nêu lên về phần
Sự sai khác những pháp cần nói đây ”.
– “ Này Hiền-giả ! Như vầy trí-tuệ
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 086
Thức như vậy, được kể ở đây
Giữa những pháp kết hợp ngay
Không phải không kết hợp, đây nói về
Phải tu tập ( Pha-vê-tá-phá ) (1)
Về trí tuệ nhuần nhã tức thì.
Còn Thức (2) cần được liễu tri (3)
( Pa-Rin-Nây-Dấng ) cấp kỳ trải qua.
Như vậy là có sự sai khác
Giữa những pháp ; ghi tạc điều này ”.
( Thọ )
– “ Cảm thọ , ‘cảm thọ’ ở đây
Đại Trí Hiền-giả ! Như vầy gọi tên.
Như thế nào gọi tên ‘cảm thọ’ ? ”.
– “ Thưa Hiền-giả ! Cảm thọ tức thì,
Cảm thọ ( tức Vê-Đê-Ti ) (4)
Nên gọi cảm thọ . Thọ gì ở đây ?
Cảm thọ lạc, cảm ngay thọ khổ,
Hay bất lạc bất khổ thọ này.
Do cảm thọ , cảm thọ ngay
Nên gọi ‘cảm thọ’, như vầy hiểu qua ”.
( Tưởng )
– “ Tưởng ( Sanh-Nha (5)) gọi tên như vậy,
Này Hiền-giả ! Tưởng ấy thế nào ? ”.
– “ Tưởng tri (6), tưởng tri nhắm vào
______________________________
( ) : Tu tập – Bhavetabha . (2) : Thức – Viññàna.
(3): Liễu tri : Parinnattha & Parinneyyam .
(4) : Cảm thọ – Vedeti .
(5) : Tưởng – Sannà (có dấu ngã trên 2 chữ n ).
(6) : Tưởng tri – Sañjànàti..
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 087
( Sanh-Cha-Na-Tí ) gọi mau Tưởng này,
Tưởng tri đây là gì nghĩa đó ?
Tưởng tri màu xanh, đỏ, trắng, xanh.
Tưởng tri, tưởng tri ngọn ngành
Nên gọi là ‘tưởng’, nên danh như vầy ”.
– “ Này Hiền-giả ! Thọ này như vậy,
Tưởng như vậy, thì những pháp này
Chúng có được kết hợp ngay ?
Hay không kết hợp ? Khác sai thế nào
Kết quả sau nhiều lần phân tích ? ”.
– “ Thưa Hiền-giả ! Thọ đích như vầy,
Tưởng cũng vậy. Kết hợp ngay,
Không phải không hợp đây vững bền,
Không có thể nêu lên sai khác
Giữa những pháp, phân tích nhiều lần ”.
(Thắng tri )
– “ Hiền-giả ! Ý thức tịnh thanh
Nó không dính líu năm căn, các phần
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân… đại để
Nó có thể đưa đến gì chăng ? ”.
– “ Thưa Hiền-giả ! Ý thức hằng
Thanh tịnh, không liên hệ phần năm căn
Có thể hằng đưa đến tuần tự
Hư Không Vô Biên Xứ cõi Thiên.
Do hư không là vô biên
Có thể đến Thức Vô Biên Xứ liền.
Khi Thức là vô biên, tương tựu
Đưa đến Vô Sở Hữu Xứ ni
Nơi không có sự vật gì ”.
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 088
– “ Pháp gì đưa đến, nhờ gì tuệ tri ? ”.
– “ Để có thể tuệ tri pháp mới
Được đưa tới nhờ ‘tuệ nhãn’ ni ”.
– “ Trí tuệ có ý nghĩa gì ?
Rất mong Hiền-giả thuận tùy giảng qua ”.
– “ Trí tuệ là ‘thắng tri’ nghĩa đó,
Hoặc còn có nghĩa nữa : ‘liễu tri’,
Hoặc nghĩa ‘đoạn tận’ tức thì,
Ý nghĩa trí tuệ giải y như vầy ”.
( Chánh Kiến )
– “ Cụ thể, ngài Sa-Ri-Pút-Tá !
Theo Hiền-giả, có bao nhiêu ‘duyên’
Khiến chánh-kiến sinh khởi liền ”.
– “ Chánh-tri-kiến sinh khởi, nguyên nhờ vào
Tiếng người khác thấp cao, khả dĩ
Được như lý tác ý, cả hai ”.
– “ Hiền-giả ! Chánh-tri-kiến này
Phải được hỗ trợ ở đây ít nhiều
Bởi bao nhiêu chi phần phải đạt
Để có được giải-thoát-quả tâm ?
Giải-thoát-quả công-đức tâm ?
Tuệ giải-thoát-quả âm thầm đạt ngay ?
Tuệ giải-thoát-quả này công đức ? ”.
– “ Chánh-tri-kiến đây thực đã hằng
Hỗ trợ bởi năm chi phần
Để có giải-thoát-quả tâm thâm trầm
Giải-thoát-công-đức tâm quả đạt
Tuệ giải-thoát-quả-công-đức cùng
Tuệ-giải-thoát-quả nói chung.
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 089
Chánh-tri-kiến ấy tựu trung có phần
Giới (1)hỗ trợ, có Văn (2) hỗ trợ,
Có ‘thảo luận’ hỗ trợ thêm vào,
Có Chỉ (3), có Quán (4) trước sau,
Năm chi phần ấy hiểu mau như vầy ”.
– “ Hiền-giả này ! Có bao nhiêu Hữu (5)? ”.
– “ Có ba Hữu : ‘dục hữu’ đầu tiên,
‘Sắc hữu’, ‘vô-sắc-hữu’ liền,
Đây là ba ‘hữu’ hiện tiền có ra ”.
– “ Thế nào là ‘tái sinh’ kế tiếp
Trong tương lai sẽ kíp xảy ra ? ”.
– “ Thưa Hiền-giả Kô-Thi-Ta !
Tương lai có sự duyên mà tái sinh
Bị tham ái, vô minh ngăn bít
Các hữu tình ưa thích chỗ này,
Hay thích thú chỗ kia ngay ”.
– “ Hiền-giả ! Sự tái sinh này tương lai
Không xảy ra, đúng sai sao vậy ? ”.
– “ Tái sinh ấy không xảy về sau
Vì vô minh xả ly mau,
Minh khởi, tham ái diệt mau cấp kỳ ”.
( Thiền-na thứ nhất )
– “ Này Hiền-giả Sa-Ri-Pút-Tá !
Xin diễn tả về Đệ Nhất Thiền ? ”.
– “ Hiền-giả ! Tâm không phan duyên
Thực hành thiền định, chi thiền nương theo
__________________________
(1) : Giới – Sìla . (2) : Văn – Suta . (3) : (Thiền) chỉ – Samadha .
(4) : (Thiền) quán – Vipassana . (5) : Hữu – Bhava .
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 090
Ly ác pháp, Tỷ Kheo ly dục,
Chứng và trú vào mục Nhất Thiền
Trạng thái hỷ lạc an nhiên
Sinh do ly dục, tâm chuyên Tứ, Tầm ”.
– “ Nhất Thiền bao chi phần tất cả ?
Xin Hiền-giả giải thích rõ ra ”.
– “ Thưa Hiền-giả Câu-Hy-La !
Về Thiền thứ nhất có là năm chi :
Có ‘tầm’, ‘tứ’, rồi thì ‘hỷ’, ‘lạc’ (1),
Và ‘nhất tâm’ (1) sớm đạt tịnh thanh ”.
– “ Này Hiền-giả ! Xin nói rành
Nhất Thiền từ bỏ chi-phần bao nhiêu ?
Và thành tựu bao nhiêu chi vậy ? ”.
– “ Nhất Thiền ấy từ bỏ năm chi
Đồng thời thành tựu năm chi
Vị ấy từ bỏ năm chi-phần gì ?
Là từ bỏ sân si, tham dục, (2)
Bỏ tiếp tục hôn trầm thụy miên, (2)
Từ bỏ trạo hối, nghi(2) liền.
Và năm thành tựu chi thiền tịnh thanh :
Là tựu thành tầm và tứ ( & sát ),
Hỷ và lạc, rồi nhất điểm tâm ”.
__________________________
(1) : Năm Chi Thiền – Jhàna :
a/ Tầm ( Vitakka ). b/ Tứ [sát] ( Vicàra ). c/ Phỉ Lạc ( Piti ).
d/ An Lạc ( Sukha ). e/ Định ( Ekaggata – Nhất điểm tâm ).
(2) : Năm Triền Cái ( Nivarana ) :
a/ Tham dục – Kàmacchanda . b/ Oán hận ( sân) – Vyàpàda .
c/ Hôn trầm, dã dượi ( Thina – middha )
d/ Phóng dật , lo âu hay trạo cử (hối) – Uddhacca – Kukkucca ).
e/ Hoài nghi ( Vicikicchà ).
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 091
( Năm Căn )
– “ Này Hiền-giả ! Về năm căn
Khác nhau cảnh giới các phần trước sau
Có hành giới khác nhau, bỉ thử
Không có sự lẫn lộn, thọ vào
Cảnh giới, hành giới lẫn nhau,
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân nào chúng tri
Cái gì làm sở-y cho chúng ?
Cũng như chúng lãnh-thọ cái gì ? ”.
– “ Thưa Hiền-giả ! Năm căn ni
Chúng đã có Ý sở-y thuận tùng,
Ý lãnh-thọ cảnh cùng hành-giới ”.
– “ Này Hiền-giả ! Đối với năm căn
Mắt, tai, mũi, lưỡi và thân
Do duyên gì năm căn-phần trú an ? ”.
– “ Do ‘tuổi thọ’, năm căn an trú ”.
– “ Tuổi thọ được an trú do gì ? ”.
– “ Do duyên ‘hơi nóng’ phủ vi,
Tuổi thọ an trú tức thì ở đây ”.
– “ Hơi nóng này duyên gì an trú ? ”.
– “ Do ‘tuổi thọ’ an trú mà ra ”.
– “ Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta !
Đã nghe Tôn-giả nói ra rõ là :
‘Tuổi thọ’ qua duyên ‘hơi nóng’ ấy,
Mà an trú như vậy trải qua,
Nhưng nay Tôn-giả nói là
‘Hơi nóng’ do ‘tuổi thọ’ mà trú an,
Thật phân vân, dường mâu thuẩn quá !
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG* MLH – 092
Mong Tôn-giả giải ý nghĩa này ? ”.
– “ Tôi cho một ví dụ ngay,
Nhờ dụ, những người trí đây hiểu liền :
Ví như thắp cây đèn dầu đó,
Được ánh sáng nhờ có tim đèn.
Do duyên ánh sáng cây đèn,
Tim đèn được thấy, một phen rõ rồi.
Cũng như vậy, do hơi nóng đó
Mà tuổi thọ an trú tự nhiên.
Và hơi nóng (1) được trú yên
Do duyên tuổi thọ, mối giềng là đây ”.
( Pháp thọ hành )
– “ Hiền-giả này ! Thọ hành các pháp
( A-Du-Sanh-Kha-Rá (2) – từ này )
Là pháp được cảm thọ ngay.
Hay những pháp thọ hành này khác xa
Với Vê-Đá-Ni-Da (3) các pháp
( Tức những pháp cảm thọ ) ở đây ? ”.
– “ Hiền-giả ! Pháp thọ hành đây
Không phải pháp cảm thọ này, khác danh,
Nếu những pháp thọ hành là pháp
Được cảm thọ ; không hạp, thuận chiều,
Thì không thể rõ ràng nêu
Sự xuất khởi của Tỷ Kheo thực hành
Đã tựu thành Diệt Thọ Tưởng Định (4)
Hiền-giả này ! Vì chính ở đây
__________________________
( ): Hơi nóng : Thân nhiệt con người . (2) Àyusankhàrà –
pháp thọ hành . (3) : Vedanìya – những pháp được cảm thọ .
(4) : Diệt Thọ Tưởng Định – Nirodhasamàpatti .
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 093
Những pháp thọ hành như vầy
Với pháp được cảm thọ này, khác xa
Nên có thể nêu ra rõ với
Sự xuất khởi Tỷ Kheo thực hành
Diệt Thọ Tưởng Định tựu thành ”.
– “ Hiền-giả ! Như đối với thân con người
Khi nào thời bao nhiêu pháp có
Được từ bỏ ; thân này tức thì
Được từ bỏ, bị quăng đi
Như một khúc gỗ vô tri, không cần ? ”.
– “ Thưa Hiền-giả ! Với thân người đó
Khi nào có ba pháp như vầy :
Tuổi thọ, hơi nóng, Thức này,
Không còn có nữa, bỏ ngay thân này ”.
– “ Hiền-giả ! Có sự sai khác cả
Vật đã chết ( tức đã mạng chung )
Với vị Tỷ Kheo ung dung
Diệt-thọ-tưởng-định tâm trung tựu thành ? ”.
– “ Thưa Hiền-giả ! Hiểu rành như thực
Vật chết rồi, chấm dứt thân hành
Chấm dứt khẩu hành, tâm hành,
Dừng lại ; tuổi thọ (sự sanh) diệt rồi.
Hơi nóng cũng đồng thời tiêu diệt,
Rồi kế tiếp, bại hoại các căn.
Còn vị Tỷ Kheo tinh cần
Diệt-thọ-tưởng-định tựu thành tịnh thanh,
Thì thân hành vị này chấm dứt
Và dừng lại ; chấm dứt khẩu hành,
Chấm dứt, dừng lại tâm hành,
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 094
Nhưng tuổi thọ, hơi nóng quanh vẫn còn,
Các căn đủ, vẫn còn sáng suốt.
Như vậy thuộc việc sai khác xa
Giữa vật chết và vị mà
Diệt-thọ-tưởng-định trải qua tựu thành ”.
( Tâm giải thoát )
– “ Xin giải rành bao duyên chứng đạt
Tâm giải thoát bất khổ & lạc(1) này ? ”.
– “ Hiền-giả ! Có bốn duyên đây
Để mà chứng nhập tâm ngài vừa nêu :
Vị Tỷ Kheo xả lạc, xả khổ,
Diệt hỷ ưu, cảm thọ trước đây,
Chứng và trú Tứ Thiền ngay,
Không khổ, không lạc ( tâm đầy từ bi )
Niệm thanh tịnh tức thì xả bỏ
Do đã có cả bốn duyên này,
Chứng nhập tâm giải thoát ngay
Bất lạc bất khổ , như vầy hiểu ra ”.
– “ Có bao nhiêu duyên mà chứng đạt
Vô lượng tâm giải thoát(2) như vầy ? ”.
– “ Hiền-giả ! Có hai duyên này
Để mà chứng nhập tâm ngài vừa nêu :
Vị Tỷ Kheo không có tác ý
Nhất thiết tướng, tác ý ở đây
Vào vô tướng giới ; cả hai ,
Vô tướng tâm giải thoát này chứng ngay ”.
_______________________________
(1) : Bất khổ bất lạc tâm giải thoát – Adukkhamasukhàya
cetovimutti .
(2) : Vô lượng tâm giải thoát – Appamànà cetovimutti .
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 095
– “ Có bao nhiêu duyên mà an trú
Vô tướng tâm giải thoát(1) như vầy ? ”.
– “ Hiền-giả ! Có ba duyên này
Để mà an trú tâm ngài nêu lên :
Nhất thiết tướng không nên tác ý,
Nhưng tác ý vô tướng giới này,
Một sự sửa soạn trước ngay,
Ba duyên an trú tâm đây hằng ngày ”.
– “ Có bao nhiêu duyên vầy xuất khởi
Vô tướng tâm giải thoát như vầy ? ”.
– “ Hiền-giả ! Có hai duyên này
Để mà xuất khởi tâm ngài nêu lên :
Nhất thiết tướng không nên tác ý &
Không tác ý vô tướng giới chi
Các tâm giải thoát tường tri ”.
– “ Xin hỏi Hiền-giả Sa-Ri-Pút-Tà :
Vô lượng tâm sâu xa giải thoát,
Vô sở hữu giải thoát tâm (2) này,
Không tâm giải thoát(3) ở đây,
Vô tướng tâm giải thoát rày phát sanh,
Những pháp này nghĩa &danh sai biệt ?
Danh sai biệt, đồng nhất nghĩa ra ?
– “ Thưa Hiền-giả Kô-Thi-Ta !
Bốn tâm vừa được kể ra trên này
Một pháp môn như vầy đã có,
Do có pháp môn đó sẵn dành
_______________________________
(1) : Vô tướng tâm giải thoát – Animittà cetovimutti .
(2) : Vô sở hữu tâm giải thoát – Àkincannà cetovimutti .
(3) : Không tâm giải thoát – Sunnatà cetovimutti .
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 096
Các pháp ấy, nghĩa và danh
Cũng đều sai biệt nghĩa & danh so bì.
Hoặc các pháp nghĩa thì đồng nhất,
Danh sai biệt, thực chất hiểu rành.
Hoặc đều sai khác nghĩa & danh.
Thế nào là pháp môn hành nương theo ?
Vị Tỷ Kheo an trú biến mãn
Một phương tâm câu hữu với Từ
Cũng vậy, phương hai, ba, tư,
Với tâm câu hữu an như Bi này,
Tâm câu hữu đến ngay Hỷ, Xả,
Với tất cả bốn phương các bên,
Cùng khắp thế giới, dưới, trên,
Hết thảy phương xứ, khắp nền bề ngang,
Cùng khắp, toàn vô biên giới hạn
Không sân hận, quảng đại vô biên.
Như vậy, đó được gọi liền
Vô lượng tâm giải thoát tuyền, rộng sâu.
Còn thế nào thuộc về điều khác
‘Vô sở hữu giải thoát tâm’ này ?
– “ Này Hiền-giả ! Tỷ Kheo đây
Thức-vô-biên-xứ nơi này vượt lên
‘Không có vật gì’, bèn nghĩ thế
Chứng, trú Vô-sở-hữu-xứ ngay.
Hiền-giả Câu-Hy-La này !
Vô sở hữu tâm giải thoát rày đạt qua.
Thế nào là ‘Không tâm giải thoát’ ?
Vị Tỷ Kheo an lạc thẳng ngay
Đi dến khu rừng, gốc cây,
Đến chỗ nhà trống, nghĩ ngay trong lòng :
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 097
‘Đây trống không, không có tự ngã,
Hay là không có ngã sở’ đây ?
Không tâm giải thoát gọi vầy.
Vô tướng tâm giải thoát này là sao ?
Tỷ Kheo mau không tác ý với
Nhất thiết tướng, đạt tới dễ dàng
‘Vô tướng tâm định’ trú an.
Như vậy là có sẵn sàng pháp môn
Do pháp môn này, bao pháp ấy
Nghĩa & danh thấy sai biệt, khác xa.
Thưa Hiền-giả Kô-Thi-Ta !
Do pháp môn có, nghĩa và danh đây
Nghĩa đồng nhất, danh này sai biệt,
Tham, chính thiệt đó là nguyên nhân
Của hạn lượng ; hoặc si, sân
Cũng là hạn lượng nguyên nhân như vầy.
Tỷ Kheo này đoạn trừ lậu-hoặc,
Tham, sân, si được chặt gốc ra
Như chặt tận gốc Sa-la
Khiến cây không thể sống qua nữa rồi.
Khi nào nơi các tâm giải thoát
Là vô lượng (quảng bác) như vầy,
Bất động tâm giải thoát này
Được gọi tối thượng, thẳng ngay đủ đầy.
Đối với các tâm này giải thoát,
Bất động tâm giải thoát đồng thì
Không có tham, sân và si.
Tham ấy là một vật gì cản ngăn
Sân, si cũng cản ngăn, chướng ngại.
Đối với vị tự tại Tỷ Kheo
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 098
Đã trừ lậu-hoặc dính đeo
Thì Tam Độc ấy cũng đều diệt ngay.
Nhân thân cây Sa-la chặt rễ
Khiến tương lai không thể tái sinh.
Khi tâm giải thoát (an bình)
Là vô sở hữu, quá trình tại tâm
Như vậy, bất động tâm giải thoát
Gọi là đạt tối thượng (sâu dày)
Với các tâm giải thoát này,
Bất động tâm giải thoát ngay tức thì,
Không có tham, sân, si nào cả.
Thưa Hiền-giả ! Tham chính là nhân
Tạo ra tướng ; hoặc Si, Sân
Cũng là nhân tạo tướng phần, duyên theo.
Đối với vị Tỷ Kheo diệt tắt
Các lậu-hoặc, thì tham, sân, si
Được chặt tận gốc tức thì
Như Sa-la-thọ bị nguy khó phòng
Chặt tận gốc khiến không sống vững,
Khi nào những tâm-giải-thoát này
Là vô tướng, thì như vầy
Bất động tâm giải thoát đây gọi là
Tối thượng, qua các tâm-giải-thoát,
Bất động tâm giải thoát này thì
Không có tham, sân và si.
Vậy pháp môn ấy đương khi tạo thành
Nghĩa đồng nhất nhưng danh sai biệt,
Các chi tiết phức tạp, sâu xa ”.
Khi được tường tận nghe qua
Tôn-giả Sa-Rí-Pút-Ta trình bày
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 099
Pháp vi diệu, đủ đầy ngữ ý,
Kinh Phương Quảng nghĩa lý sâu xa,
Tôn-giả Đại Câu-Hy-La
Hoan hỷ tín thọ tinh hoa pháp này ./-
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3L )
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 43 : Đại Kinh PHƯƠNG QUẢNG –
MAHÀVEDALLA Sutta )
Gửi ý kiến của bạn