TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : honglacmai1@yahoo.com
87. Kinh ÁI SANH
( Piyajàtika sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ
Trú Xá Vệ, Chê-Tá-Va-Na
( Tinh Xá Kỳ Viên cũng là )
A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dường
( Người gọi thường là Cấp-Cô-Độc ).
Lúc bấy giờ, con một gia đình
Cậu bé khả ái, thông minh
Bỗng bị bệnh chết. Do tình mến thương
Người cha dường như không chịu nổi
Suốt sáng tối chẳng ăn uống chi
Không còn muốn làm việc gì
Cứ ra nghĩa địa, ai bi khóc sầu :
– “ Con ở đâu ? Hỡi con yêu dấu
Đứa con một, lương hảo của ta ! ”.
Thế rồi ông ấy ghé qua
Chùa Kỳ Viên, gặp Phật Đà tại đây
Đảnh lễ Ngài xong ngồi xuống kế
Bên Thiện Thệ, nét mặt bần thần.
Phật liền hỏi : “ Này thiện nhân !
Tự tâm ông trú các căn hằng ngày
Có phải các căn nay đổi khác ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Đổi khác đúng thôi !
Làm sao không đổi khác rồi !
Khi đứa con một qua đời đáng thương
Một đứa con dễ thương hết sức
Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH (Piyajàtika) * MLH – 224
Con yêu quý, rất mực cưng chiều
Nhưng bỗng một sớm một chiều
Chết đi, để lại muôn điều xót xa.
Con cứ ra nghĩa địa than khóc :
‘Con ở đâu ? Con độc nhất ơi ! ”.
– “ Sự thật là như vậy rồi !
Vì rằng Gia chủ hiện thời sầu, bi,
Khổ, ưu, não do vì chữ Ái,
Từ nơi Ái hiện hữu, Ái sinh ”.
– “ Bạch Phật !Với ai, sự tình
Sẽ như vậy : ‘Do Ái sinh khổ, sầu,
Bi, ưu, não – Ái nào hiện hữu ?’
Vì hỷ lạc hiện hữu từ nơi
Ái kia. Do Ái sinh thôi ”.
Rồi người gia-chủ đang ngồi nơi đây
Đứng dậy ngay, không hoan hỷ mấy,
Cũng không chống báng lại, đi ra .
Lúc ấy, cách đó không xa
Một nhóm đánh bạc đang la, reo hò
Họ chơi trò chơi đổ nhất lục.
Người gia-chủ buồn bực ghé đây
Nói với những người nơi này
Về câu chuyện với Phật Ngài vừa qua
Ý Phật Đà với mình trái nghịch,
Ngài giải thích : ‘Do Ái sinh ra,
Hiện hữu từ nơiÁi – là
Sầu, bi, não hại, ưu và khổ thôi.
Nhưng theo tôi, hỷ-lạc được tả
( A-Nan-Đa-Sô-Má-Nát-Sa ) (Anandasomanassa)
Mới là do Ái sinh ra,
Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH (Piyajàtika) * MLH – 225
Hiện hữu từ nơi Ái, là đúng thôi’.
Nên tôi từ chỗ ngồi đứng dậy
Không hoan hỷ lời dạy của Ngài,
Cũng không chống báng lại Ngài,
Ra về, rồi ghé vào đây như vầy.
Gia chủ này ! Sự thật là vậy !
Hỷ lạc ấy do Ái sinh vầy,
Hiện hữu từ nơi Ái đây ”.
Người gia-chủ ấy nghĩ ngay ý là :
‘Giữa ta và những người đánh bạc,
Sự đồng thuận tương tác xảy ra’.
Nghĩ rồi, ông bỏ đi ra.
Cuộc đối thoại ấy dần dà lan nhanh
Khắp kinh thành lan truyền như thế
Tận nội cung Pa-Sế-Na-Đi
Vua Kô-Sa-La – tức thì
Truyền gọi Hoàng-hậu Man-Li-Ka liền,
Rồi bảo bà : “ Đây nguyên lời nói
Vị Sa-Môn tên gọi Thích Ca :
‘Sầu, bi, ưu, não – cùng là
Khổ đau do Ái sinh ra trên đời,
Và hiện hữu từ nơi Ái đó ”.
– “ Tâu Đại Vương ! Nếu có lời này
Do đức Thế Tôn giảng bày
Thì sự việc là như vầy, chẳng sai ”.
– “ Man-Li-Ka ! Dở hay chẳng kể
Điều gì hễ vị Gô-Ta-Ma
Nói ra, thì Man-Li-Ka ( Mallika )
Cũng nói theo hệt như là Đạo Sư.
Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH (Piyajàtika) * MLH – 226
Vì nàng vốn khư khư tin tưởng,
Quá hoan hỷ, kính ngưỡng Đạo Sư.
Đệ tử khi nghe Đạo Sư
Liền thưa : ‘Sự thật là như vậy rồi !’
Man-Li-Ka nay thời cũng thế
Nên nói : ‘Đấng Thiện Thệ nói vầy
Thời sự việc là như vầy’.
Thôi Hoàng-hậu hãy đi ngay ra ngoài ”.
-------------------
Hoàng-hậu liền cho đòi một vị
Tên Na-Lí-Chăn-Gá Bàn-môn
Bảo rằng : “ Này Bà-la-môn !
Ông hãy đến chỗ Thế Tôn Phật Đà
Khi đến, nhân danh ta đảnh lễ
Dưới chân đấng Thiện Thệ, thưa là :
‘Vị Hoàng-hậu Man-Li-Ka
Sai con đến gặp để mà vấn an
Thế Tôn có khinh an, ít não ?
Ít bệnh và an hảo hay không ?
Khí lực sung mãn, tiêu thông ?
Có lạc trú ? Rồi hỏi trong ý rằng :
‘Có phải chăng Thế Tôn đã nói :
Tất cả mọi ưu, não, bi, sầu,
Và khổ … do Ái sinh mau ?
Hiện hữu từ nơi Ái lâu chẳng cùng’.
Nếu Thế Tôn bao dung giải thích
Và phân tích ý nghĩa tròn đầy,
Ông khéo nắm giữ ý Ngài
Trở về nói lại ta hay tức thì ”.
– “ Vâng, thần sẽ thực thi ý chỉ ”.
Sau đó vị Na-Lí-Chăn-Ga ( Nalijangha )
Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH (Piyajàtika) * MLH – 227
Vâng lệnh bà Man-Li-Ka
Nhắm trú xứ của Phật Đà đến nơi.
Sau khi đến, nói lời chào hỏi,
Lời thăm viếng thuộc loại xã giao
Đoạn ông một bên ngồi vào
Hướng Phật, Phạm Chí trước sau chuyển lời
Của Hoàng-hậu từ nơi cung khuyết
Mọi chi tiết nhờ hỏi Phật Đà
Vị Bàn-môn đều nêu ra.
Đức Phật liền bảo : “ Này Bà-la-môn !
Đây là một pháp môn tiêu biểu,
Cần phải hiểu : ‘Ưu, não mọi thời,
Sầu, bi, đau khổ trên đời
Do Ái sinh cả, Ái thời có ra.
Này Bàn-môn ! Thuở xa xưa đó
Sa-Vát-Thi hằng có xảy ra
Người anh, người chồng, người cha,
Người em, người chị hoặc là người con,
Là con trai hay con gái ruột
Của một bà, mệnh một ( chết đi )
Nhất là người chồng tương tri
Bỗng dưng bị chết, ai bi tận cùng
Người đàn bà điên cuồng phát tán
Tâm tư thật hỗn loạn, thê lương
Lang thang khắp các nẽo đường
Gặp ai cũng hỏi chỉ thường một câu :
‘Chồng của tôi ở đâu, có thấy ?
Người có thấy chồng tôi đâu không ?’.
Hay người con hiếu đau lòng
Khi người mẹ chẳng còn trong cõi đời
Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH (Piyajàtika) * MLH – 228
Phát điên cuồng nên người hiếu tử
Chạy đi khắp, bất cứ nơi nào
Gặp ai cũng hỏi một câu :
‘Người ơi ! Có thấy nơi nào mẹ tôi ?
Người có thấy mẹ tôi không hả ?’.
Nói chung lại, tất cả người thương
Chẳng ai thoát khỏi vô thường,
Đối diện cái chết, đau thương khổ sầu.
Này Bàn-môn ! Thuở lâu xưa đó
Xá Vệ có trường hợp đau lòng :
Một người đàn bà có chồng
Về thăm gia quyến. Số đông họ hàng
Vốn không ưa gì chàng rễ đó
Nên bọn họ buộc người đàn bà
Phải đoạn tuyệt chồng cô ta,
Để gã cho một người xa lạ nào.
Người vợ ấy kêu gào không chịu,
Nhắn người chồng hãy liệu cứu mình.
Chàng ta hết lời biện minh
Không thuyết phục được gia đình vợ đây,
Quá tuyệt vọng, người này giết chết
Vợ mình, rồi tự kết liễu mình
Với lời nguyện ước ba sinh
Kiếp sau gặp lại, đượm tình sắt son.
Này Phạm Chí ! Pháp môn phải hiểu :
Do từ Ái hiện hữu, sinh ra
Sầu, bi, khổ, não, xót xa ”.
Phạm-chí Na-Lí-Chăn-Ga bấy giờ
Nghe Thế Tôn khế cơ giảng kỹ
Rất hoan hỷ tín thọ lời Ngài,
Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH (Piyajàtika) * MLH – 229
Rồi ông đứng dậy đi ngay
Về trình bày lại việc đây rõ ràng.
Hoàng-hậu Man-Li-Ka nghe thế
Gặp Quốc Vương Pa-Sế-Na-Đi
Thưa rằng : “ Ngài có yêu vì
Đến công chúa Va-Chi-Rì hay chăng ?
Con chúng ta muôn phần nhu thuận ”.
– “ Man-Li-Ka ! Bất luận là chi
Ta rất thương Va-Chi-Ri ”. ( Vajiri )
– “ Đại Vương ! Nếu có điều gì xảy ra
Khi con ta chịu điều biến dịch
Như mất tích hay bệnh trầm kha,
Sự chết cũng có thể là,
Tâm trạng ngài sẽ trải qua thế nào ?
Có ưu, sầu, bi thương, khổ, não ? ”.
– “ Man-Li-Ka ! Nếu bảo rằng là
Những sự như nàng kể qua
Đến với công chúa con ta như vầy
Thì trẫm đây khởi lên sầu, khổ,
Bi, ưu, não đốn đổ trẫm ngay ”.
– “ Chính liên hệ sự tình này
Mà Thế Tôn – bậc sâu dày Kiến, Tri,
Chánh Biến Tri, Đại A-La-Hán
Đã thuyết giảng về Ái sinh ra .
Còn với nàng Va-Sa-Pha ( Vàsabha (1)
Nữ Sát-Đế-Lỵ thướt tha yêu kiều
Đại Vương có thương yêu nàng ấy ?
Ngài cảm thấy tâm trạng ra sao
Nếu có biến dịch về sau
Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH (Piyajàtika) * MLH – 230
Với Va-Sa-Phá – Ngài sầu, khổ không ?
Hoặc là trong trường hợp tương tự
Về Tướng-quân Vi-Đú-Đa-Pha (1)
( Hay Tỳ-Lưu-Ly cũng là )
Nếu có mệnh hệ xảy ra đau lòng
Với vương tử, thì trong việc ấy
Ngài cảm thấy như thế nào đây ? ”.
– “ Man-Li-Ka ! Với việc này
Ta thương, yêu quý cả hai người này
Vương tử đây Vi-Đu-Đá-Phá
Và nàng Va-Sa-Phá thứ phi
Nếu họ bất hạnh đến thì,
Ta rất ưu, não, sầu, bi, khổ nhiều ”.
_____________________________
( ) : Vương tử Vidudabha – Tỳ-Lưu-Ly là con của vua Ba-Tư-Nặc
( Pasenadi ) và một nữ tỳ của dòng họ Thích Ca ( Sakya ).
Nguyên từ khi kính ngưỡng, quy y với Đức Phật, vua Pasenadi
muốn kết thân với dòng họ Thích Ca của Phật, nên cầu hôn với
một công chúa dòng họ này . Nhưng dòng Sakya rất ngã mạn,
không muốn gã người của dòng họ Thích Ca nên mới đem một
công chúa xinh đẹp con vua Mahànàma với một nữ tỳ gã cho
vua Ba-Tư-Nặc ( đó là nàng Vàsabha Khattiya ) . Sau khi lớn
khôn, Thái tử đòi về thăm họ ngoại, và đã bịmột sự sỉ nhục vì là
con một nữ tỳ, nên liền kết oan trái oán thù và nuôi hận trong
lòng, quyết sẽ tận diệt dòng họ Thích Ca.Sau này ông nổi loạn
chống lại vua cha, và chính vì điều này Vua Pasenadi đã trải qua
một cái chết bi thảm. Về sau, khi đoạt được vương quyền lên làm
vua, ông đã xua quân tàn sát Ca-Tỳ-La-Vệ. Đức Phật đã ba lần
ngăn cản và Vidudabha vì kính trọng Phật nên lui binh. Nhưng
đến lần thứ tư thì Ngài quán thấy dòng họ Thích Ca phải trả một
tiền nghiệp lớn nên Ngài không ngăn cản nữa. Dòng họ Sakya bị
tru diệt hầu như gần hết, chỉ một số trốn thoát và thiên di đến tại
Xứ Gandhara. Sau trận tàn sát, Vidudabha trên đường về, hạ trại
nghỉ đêm bên bờ sông và một trận cuồng phong nước lũ đã cuốn
phăng cả đoàn quân kể cả ông nhấn chìm vào biển cả.
Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH (Piyajàtika) * MLH – 231
– “ Chính liên hệ với điều như thế
Đấng Thiện Thệ. Kiến giả, Toàn tri,
A-La-Hán, Chánh Biến Tri
Đã thuyết giảng về những gì Ái sanh.
Tâu Đại Vương ! Hãy thành thật nói
Về câu hỏi : ‘Ngài thương thiếp không ?
Nếu có biến dịch đau lòng
Ngài có sầu, khổ hay không, thưa ngài ? ”.
– “ Chính trẫm đây yêu thương rất mực
Vị Hoàng-hậu hiền đức như nàng.
Nếu có mệnh hệ trái ngang
Ta khổ, sầu, não, vô vàn ưu, bi ”.
– “ Tâu Đại Vương ! Chính vì như thế
Đấng Thiện Thệ, Chánh Giác, Phật Đà
Quan điểm như vậy thuyết ra.
Đại Vương ! Dân chúng Kô-Sa-La này
Hay Ka-Si dân đây sinh sống
Nếu có sự biến động ( can qua
Dẫn đến chết chóc hằng sa )
Ngài có khổ, não, sầu và ưu, bi ? ”.
– “ Man-Li-Ka ! Ka-Si dân chúng
Cùng dân chúng Kô-Sa-La này
Nhờ sức mạnh của họ đây
Ta mới có được hằng ngày tiện nghi,
Gỗ chiên đàn Ka-Si cung cấp
Các hương liệu, phấn sáp, tràng hoa…
Cũng do từ họ mà ra,
Có sự biến dịch, thật là khổ đau
Từ thẳm sâu có sự thay đổi
Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH (Piyajàtika) * MLH – 232
Xảy đến với mạng sống của ta
Làm sao với việc xảy ra
Lại không khởi tự tâm ta ưu, sầu,
Bi, khổ, não càng sâu hơn thế ”.
– “ Đại Vương ! Chính liên hệ việc ni
Nên đấng Chánh Giác, Toàn tri,
Tri giả, Kiến giả – là vì Thế Tôn,
Đại Sa-Môn, Đại A-La-Hán
Đã thuyết giảng, khẳng định mọi thì :
‘Các khổ, sầu, não, ưu, bi
Đều sinh từ Ái, chúng thì có ngay ”.
– “ Vi diệu thay ! Này Man-Li-Ká !
Hy hữu thay ! Giác Giả Phật Đà !
Thể nhập trí tuệ sâu xa
Nên Ngài đã biết, thấy ra như vầy.
Man-Li-Ka ! Đến đây cùng trẫm
Sửa soạn sắm nghi thức tẩy trần ”.
Vua Ba-Tư-Nặc khởi thân
Vai trái liền đắp vào phần thượng y,
Chắp tay, hướng đến vì Điều Ngự
Xá về Phật rồi tự nói ra
Ba lần lời cảm hứng là :
“ Thành kính đảnh lễ Phật Đà Thế Tôn
Đại Sa-Môn, Đại A-La-Hán,
Chánh Đẳng Giác viên mãn Toàn Tri,
Kính lễ đức Chánh Biến Tri
Bậc Vô Thượng Sĩ trí bi vô lường ”./-
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 L )
( Chấm dứt Kinh số 87 : Kinh ÁI SANH –
PIYAJÀTIKA Sutta )
***