Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cùng nhau điểm sách “ Đạo Nghĩa Vuông Tròn” của Thầy Viên Thành

26/04/202409:10(Xem: 569)
Cùng nhau điểm sách “ Đạo Nghĩa Vuông Tròn” của Thầy Viên Thành

 dao nghia vuong tron-

 

Cùng nhau điểm sách
“ Đạo Nghĩa Vuông Tròn”
của Thầy Viên Thành


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Được sự chỉ dạy của TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm chủ biên “trang mạng Phật Giáo  online Trang nhà Quảng Đức” khi post PDF “Đạo Nghĩa Vuông Tròn “ do Thầy Thích Viên Thành thực hiện và được nhà xuất bản Hồng Đức phát hành, Phật tử Huệ Hương thật vinh hạnh được xem thật kỹ tác phẩm dầy  hơn 380 trang kèm theo những hình ảnh theo từng giai đoạn.

 

Phải mất đến hai ngày để đọc hết và so sánh những bài viết với những giai đoạn chuyển hóa của Thầy Viên Thành khi so sánh lại đôi nét về tác giả được Post  từ mục tác phẩm văn, thơ của Thầy, nhờ đó con mới có thể viết lên những cảm nhận của riêng mình dù rằng nhiều năm qua đã từng xướng họa cùng Thầy Viên Thành trên trang thơ  của trangnhaquangduc nhưng chưa được dịp hội kiến.

 

Mỗi ngôi chùa Việt nơi hải ngoại là viên Ngọc quý !

Phật tử thuần thành xem đó là di sản quê hương

Ngoài tháp, tượng thờ tinh xảo trang nghiêm đến lạ thường

Còn chứa cả tấm lòng người tu sĩ chân thật!

 

Dù hành trạng xuất gia đều mang buồn vui đầy biến động

Năm tháng qua đi, sự gắn bó trong đạo nghĩa vẫn vuông tròn

Thất thập tuổi đông không làm tiêu chỉ hao mòn

Mời cùng xem PDF tác phẩm Thầy Thích  Viên Thành vừa ấn bản !

 

( thơ HH)

 

Điều mà mọi người phải công nhận rằng : Người tu theo Đạo Phật và người không tu theo tôn giáo nào khi đến thất thập cổ lai hy, họ đều có kinh nghiệm của cả cuộc đời để chia sẻ về những tài năng, kỹ năng, cùng sự hiểu biết của họ.

Đặc biệt với những tu sĩ đã xuất gia nhiều năm như Thầy Thích Viên Thành, hiệu là Hạnh Trung,  đệ tử của Cố  Đại Trưởng Lão Thích Như Huệ tại chùa Pháp Hoa Nam Úc, với nguồn học Đạo Pháp chân chính thì quả thật những trải nghiệm cuộc đời tu mà Thầy Viên Thành đã thâm nhập và sử dụng thực hành rồi chia sẻ qua văn và thơ đã mang lại nhiều lợi ích cho những ai muốn học Đạo rồi.

 

Riêng tấm gương về đạo nghĩa của Thầy ( một người con hiếu, một đệ tử chân thành, tình thân hữu tôn kính đối với bậc tôn túc trưởng thượng)  đã được thầy  trải bày nhiều năm trên các mạng Phật  Giáo nỗi tiếng như Trang nhà Quảng Đức, Thư viện Hoa Sen, Đạo Phật ngày nay và Vườn Hoa Phật Giáo rồi góp nhặt lại đã xuất bản thành 2 quyển đó là “Định Hướng cho đường Tu “, “ Hương Vị Giải thoát “và lần thứ ba này là tác phẩm “Đạo nghĩa vuông tròn “ dầy hơn 380 trang cùng những hình ảnh vào từng giai đoạn xuất gia của Thầy.

 

 Rải rác trong Đạo Nghĩa Vuông Tròn ta sẽ gặp những vần thơ , bài viết được ghi lại theo ký ức đúng như hành trạng Thầy trong một tư liệu về  tác giả như sau:

 

“Thầy Thích Viên Thành tên là Trần Văn Đệ, theo Sư Phụ là Hoà Thượng Thích Như Huệ,

 

-xuất gia lần 1 Năm 1964 với pháp danh Thị Kỉnh, năm 1967 đi học ở Phật Học Viện Huệ Nghiêm, thọ Sa di với pháp tự Hạnh Trung.

 

Chiến sự Tết Mậu Thân (1968) làm dang dở việc tu học ở PHV Huệ Nghiêm, phải quay về lại Chùa Pháp Bảo Hội an để tiếp tục học tại Trường Trung Học Bồ Đề Hội An. Đến năm 1973 đậu Tú Tài 2 và thi vào Đại Học Vạn Hạnh, học ở Phân Khoa Khoa học Xã hội và Phật khoa,

 

Đến năm 1975 theo biến chuyển của lịch sử, lại tiếp tục dở dang sự học và xuôi theo dòng đời để tìm đường Tự do, nhưng rồi bị kẹt tại An Giang và có gia đình, sau đó năm 1976 đi học Trung học Sư Phạm Long Xuyên và giảng dạy cũng như làm Hiệu Trưởng tại Trường Phổ Thông Cơ Sở Xã Vĩnh Bình, Huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang.

 

Mười lăm năm phục vụ trong ngành Giáo dục cũng là 15 năm lăn lộn với đời, nếm đủ vị thăng trầm, khổ vui, thấm thía được sự vô thường ...của cuộc đời, nên -đến năm 1990 từ chức Hiệu Trưởng và xin nghỉ việc vì lý do kinh tế khó khăn, để từng bước thu xếp ổn định cuộc sống gia đình, cho 2 chủng tử và người bạn đời cùng hướng về con đường Giải thoát, Giác ngộ,

 

-đến năm 1995 trở lại con đường tập Tu tại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Từ năm 1997 đến 2000 nhập thất, sám hối tại Tịnh thất Hoa Nghiêm, Phước Hải, Bà Rịa Vũng Tàu.

 

-Ngày mùng 8 tháng 2 năm 2000 tái Xuất gia tại Chùa Bửu Đà Quận 10, Sàigòn hành trì sám hối.

 

-Đến năm 2002 đi du lịch Ấn Độ, phát nguyện lạy mỗi chữ mỗi lạy bô kinh Pháp Hoa, với hơn 60 ngàn lạy trong vòng 35 ngày, năm 2003 thọ Tỳ kheo tại Đại Giới Đàn Thiện Hòa ở Sàigòn,

 

-đầu năm 2004 được Sư Phụ bảo lãnh qua định cư và tu tập tại Chùa Pháp Hoa Nam Úc,

 

-năm 2009 bị bệnh ung thư trực tràng, phải điều trị bằng Tây Y với 2 lần Giải phẩu, đặc biệt kết hợp với phương cách điều trị với Tâm linh (sám hối)+Gạo Lức Muối Mè, nên đã phần nào chuyển hóa được nghiệp lực,

 

-đến năm 2010 được Chính phủ cấp nhà Housing để tiếp tục điều dưỡng. Đã xin phép Sư phụ được ở riêng, hiện nay bảo lãnh gia đình sang chăm sóc và đang tu học tại Tổ Đình Pháp Hoa, Nam Úc

 

Trộm nghĩ: Ai không kỳ vọng một khi đã xuất gia phải trở thành một nhà sư hiền lành đức  hạnh, nhưng cũng không ai đoán được bao nhiêu biến cố và những khúc quanh của số phận.  Phải chăng mỗi người đang sống trong  cái duyên, cái nợ của mình để trả cho xong, phải chăng đã gọi là cuộc  đời có mấy ai biết trước được, đôi khi cũng chính trong những nỗi đau thương và thất vọng nhất của đời mình, thì khi đó con người ta mới trở nên cứng cõi và mạnh mẽ hơn bao giờ hết!

 

Riêng nhờ những năm có nếp sinh hoạt giản dị của một nhà giáo đã khiến Thầy Viên Thành chiêm nghiệm nhiều hơn trên những danh ngôn nên phần mở đầu của Thầy mỗi câu đều trích ngữ từ nhiều nhân vật nổi tiếng hàng đầu như Đức Đạt Lai Lạt Ma Einstein , Steve Jobs, HT Thích Nhất Hạnh ….

 

Thầy đã cảm nhận được hướng đi đúng của mình  nhờ vào những  bi kịch trong cuộc đời để rồi tìm được hương vị giải thoát mà vẫn giữ được đạo nghĩa vuông tròn nhờ biết định rõ mục tiêu cho hướng tu tập.

 

Là người con thứ trong gia đình mà chị hai và anh ba đã mất sớm , mẹ chết khi sanh đứa em út khi ấy mới vừa năm tuổi, nên về với ngoại. Sau đó vì còn lại mình là anh lớn nhất trong 3 trẻ còn lại nên phải về giúp cha trong việc đồng áng.

  

Huệ Hương rất hâm mộ Thầy Viên Thành trong những bài viết về tri ân và báo ân, nhất là những lời dâng đến Sư phụ HT Thích Như Huệ và nhờ đó biết được 6 câu tụng vẫn giữ yên trước phòng thờ Tổ như sau :

 

THƯỜNG KIẾN TỰ KỶ QUÁ
BẤT THUYẾT THA NHÂN PHI

THA PHI NGÃ BẤT PHI

NGÃ PHI TỰ HỮU QUÁ

TÂM TẠI NIỆM PHẬT TRUNG

VÔ PHI DIỆT VÔ QUÁ

 

Dịch là

 

Thường tự thấy lỗi mình

Không nói lỗi của người

Người lỗi ta không lỗi

Ta lỗi là tự sai

Tâm trụ nơi Phật hiệu

Không sai cũng không lỗi 

 

Giáo pháp của chư Phật rất vi diệu, nhiệm mầu,”Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp”,Tu là sửa. Đối với những điểm xấu dở, chúng ta chừa bỏ. Đối với những điểm hay tốt, chúng ta nên làm.

 

Chúng ta sẽ bắt gặp những bài chia sẻ của Thầy Viên Thành rất sâu sắc như sau:

 

-) Phật Pháp nhiệm mầu trang 165.

 

-)Năng lực của Ngã ( nhân dịp mừng Phật Đản 2642 năm Mậu Tuất 2018) 

 

-) Lợi ích của Tâm Tuỳ Hỷ và nguy hại của tâm đố kỵ .

 

-) Hình ảnh con trâu trong dân gian và việc tu hành trong Phật Giáo ( nhân dịp đầu Xuân Tân Sửu) .

 

-) Phận sự người Tu , trang 169 nhân dịp mùa Phật Đản 2647 năm Quý Mão 2023....

 

-)10 ngày tu thiền Tứ Niệm Xứ

 

-)Riêng mục Sưu tầm với những thí dụ điển tích trong kinh điển

Và còn nhiều nhiều nữa. .

 

 

 

Lời kết :

 

Dường như được trải lòng qua những bài viết và chia sẻ đến mọi người về cách học và tu của Thầy trong suốt 40 năm qua là một liều thuốc quý cho Thầy,

 

Vẫn còn đâu đó thứ ánh sáng của niềm tự hào những gì mình đã làm được, (10 năm xây dựng được nhà từ đường, mừng cha đại thọ 103 tuổi ) vẫn còn triển lãm cho người xem về nếp sống của một người tu qua những hạnh báo ân và tri ân mà Thầy Viên Thành đã  dẫn chứng....  là dù có ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, Thầy đã đi qua hết mọi thăng trầm để về đến được chốn bình yên với những ý nghĩa thiêng liêng nhất trong đời xuất gia qua sự học hỏi  từ hình ảnh cao cả ngất trời của Sư Phụ HT Thích Như Huệ, những bậc trường thượng đồng quê quán như  HT Thích Bảo Lạc, HT Thích Như Điển, những bậc Thầy như HT Thích Thắng Hoan, HT Thích Thái Hoà , Sư Bà Diệu Tâm....

 

Trộm nghĩ : Phật giáo coi trọng sự chủ động trong quá trình tạo ra nghiệp mới (tỉnh thức để chuyển nghiệp), không hề phó mặc thân phận cho nghiệp cũ chi phối (như thuyết định mệnh). Vì thế điều rất khó làm, Thầy Viên Thành đã làm được .

 

Kính chúc mừng Thầy đã tìm lại được sự an yên trong tâm hồn, tìm về Tâm chân thật……đó là mục đích,  là giá trị quan trọng nhất của người tu khi nhận ra bản chất của cuộc sống, Kính chúc Thầy sức khỏe dồi dào và tiếp tục đường tu với vô lượng cát tường, vô lượng an lạc

 

Kính xin giới thiệu tác phẩm Đạo Nghĩa Vuông Tròn đến những đạo hữu đang luôn kiếm  tìm  một niềm vui chân thật từ bên trong mình qua sự bào mòn bản ngã để có năng lương  và tạo được đạo lực có thể giáo hoá người chung quanh mình cùng về bến giác,

 

Kính trân trọng, và cũng xin  cùng cảm nhận bằng một bài thơ khi tìm được mục tiêu định hướng tu giống như những điều Thầy Viên Thành đã trình bày vì một ngày qua đi là cuộc sống sẽ rút ngắn lại một chút, điều đáng sợ là bản thân sẽ không biết khi nào là kết thúc.

 

Cuộc đời thật ngắn ngủi, cho nên hãy sống nghiêm túc và trân quý mỗi ngày, theo đuổi những điều tích cực và ý nghĩa để làm thay vì luôn bám víu vào những thứ vô nghĩa, làm lãng phí cả cuộc đời.

Hãy tìm về đạo Phật để chuyển hóa các nghiệp cũ và không tạo nghiệp mới

 

 

 Hãy …

 

Từng bước về  Suối nguồn Pháp Bảo “

 

Tự khóc thầm như  Ngài A Tư Đà, mỗi dịp Phật Đản (1)

Nhớ lại tuổi già đang đến, chừng nào  vào được biển pháp bao la ?

Kinh điển, sách vở thánh hiền vẫn chứa đầy nhà

Thế mà

 

“Tâm phàm phu vẫn còn đầy ngã chấp

Luôn giận hờn, buồn bực, khởi tâm  trách móc!”

Đâu biết rằng :

 

Xuất phát khác nhau có thể đến đích bằng nhau,

xuất phát bằng nhau nhưng đến đích khác nhau.

Tất cả phụ thuộc vào cách sống và nỗ lực

Và hiểu rõ hai chữ TUỲ DUYÊN  cách đúng thực (2)

 

Mọi sự luôn đổi mới,

hãy thích ứng tạo điều kiện tốt bất ngờ

Vì tương lai có mặt ở hiện tại,

chỉ có thể bắt đầu tại đây bây giờ!

 

Với mỗi bài kinh tuỳ trường hợp đức Phật khai thị

Mà cốt lõi đều đồng nhất, chỉ ra ….

Vô Ngã, Vô Thường, Khổ chính là chân lý!

Dù thời đại công nghệ văn minh tân tiến thế nào

 

Chỉ cần đọc nhiều nghe nhiều,

suy xét đến một lúc giáo pháp tự thấm vào

Rồi từng bước, từng bước lần theo về suối nguồn Pháp Bảo !

Lại nhờ thân cận Thầy giỏi  bạn hảo

Không kẹt vào sắc trần vật chất, vén  được bức màn che,

Niềm vui thấy ra sự thật, thầm lặng chẳng cần khoe

Nguyện nguyện thầm, luôn nương tựa Chánh pháp !

 

Huệ Hương


🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

(1) đạo sĩ Asita (A Tư Đà), còn được gọi là Kāḷadevila, đạo sĩ Asita vốn là bậc lão thông điềm triệu, tướng pháp, lại có cả bát định và ngũ thông. Riêng túc mạng thông thì ngài có khả năng thấy biết về quá khứ bốn mươi kiếp, thấy biết về vị lai hai mươi kiếp. Nên sau khi chăm chú quan sát Bồ tát một hồi, đạo sĩ khẳng định rằng: “Đức ấu nhi này, ba mươi lăm năm sau sẽ đắc quả vị Chính Đẳng Chính Giác không sai!”

Nghĩ vậy, đạo sĩ mỉm cười, niềm vui bừng bừng như một làn nắng hồng ửng trên khuôn mặt già nua. Ông cảm thấy mừng cho chư thiên và nhân loại. Bậc Đại Giác mà ra đời là kết tụ tất cả tinh hoa và linh khí của trời đất, kết tụ của vô lượng a-tăng-kỳ công đức và phước báu. Thế gian này sẽ nhờ trí tuệ của đức Đại Giác mà thoát được cảnh tối tăm của đêm đen sinh tử.còn ông thì nay tuổi quá già , vô cùng thương cảm cho chính bản thân mình, đạo sĩ không thể làm chủ được cảm xúc, òa khóc nức nở!

(2) trích lời dạy HT Viên Minh trong mục hỏi đáp / trung tâm Hộ  Tông

“Đừng hiểu tùy duyên là nói đến đâu làm đến đó. Tùy duyên là nỗ lực tạo điều kiện tốt và thuận lợi nhất để có phương tiện sống tốt hơn.  Tinh tấn chân chánh là tùy duyên trong cái tốt.Không nên chấp nhận, đầu hàng hoàn cảnh và số phận. Sống tùy duyên, người Phật tử sẽ năng động. Hoàn cảnh nào sống cũng được. Gặp thuận lợi thì tốt vì đó là phước. Không thuận lợi cũng không sao, vì ta học thêm được nhiều bài học mới để trưởng thành trong đời.”
dao nghia vuong tron-thich vien thanh-3

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 22847)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
04/05/2024(Xem: 67)
Thôi tạm quên đi - chuyện trộm chùa Về đây trà đạo - hưởng hương lùa Việc đời được mất - cơn sóng dạt Thế sự thăng trầm - trái đắng -chua Tỉnh lặng - hồi quang - tâm tĩnh lặng Xôn xao hướng ngoại ý hơn - thua Lợi danh - - nhân quả - ai người tỉnh ?? Được mất - thịnh suy - giấc mộng đùa
04/05/2024(Xem: 131)
Phật về sen nở vườn xanh Chim kêu ríu rít trên cành vô ưu Thiên thượng thiên hạ nhất như Độc tôn duy ngã, giác từ chính ta Thương chúng sanh cõi Ta bà Thị hiện truyền dạy Phật là chân tâm Sinh tử do bởi mê lầm Chấp thân này thật, chấp tâm vô thường
30/04/2024(Xem: 406)
Đọc nhiều tác phẩm, rất đồng cảm người đã mượn văn thơ nói hộ giùm thực trạng! Mênh mông biển đời có những con đường chẳng ai muốn đi qua Vì mọi thứ cần có thời gian nhất định để đơm hoa Thực tế chỉ nhận ra khi trải nghiệm thành bại ! Và quy luật cơ bản : không có gì tồn tại mãi mãi.!
30/04/2024(Xem: 738)
Chiều qua chiều qua mau Lá thu vàng xôn xao Nghe trong niềm thương nhớ Có nỗi sầu đớn đau. Người đi chưa lần về Nên lòng mãi ê chề Quê hương nghìn xa cách Tìm thấy đâu trăng thề.
30/04/2024(Xem: 374)
Tiểu đình nương nhất trụ Cầu nối nhịp bước lên Viết bao nhiêu cho đủ Ngữ văn đậm ý thiền Bùn sình nuôi ướp lá Hồ sâu, cạn ai hay? Chữ mềm trợt bia đá Bốn mùa pháp đọng, bay... Súng ngoi mình tươi tắn Đón nắng quái mưa hờn Gọi Sen về vui hát Khúc nhạc thiền ngát thơm
26/04/2024(Xem: 345)
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên trên tờ Daily Mail: “Bất kể tuổi tác, điều cần thiết là phải giữ một mục tiêu trong cuộc sống. Nếu nó rõ ràng là tốt cho tinh thần, thì nó cũng tốt cho sức khỏe. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ”. Để đưa ra kết luận này, các nhà nghiên cứu đã xem xét 8 công trình nghiên cứu với dữ liệu từ 62.250 người lớn tuổi trên ba lục địa. Từ đó, họ phát hiện ra rằng những người làm theo một mục đích cụ thể hoặc có ý nghĩa trong cuộc sống có "liên quan đáng kể" với việc giảm nguy cơ mất trí và suy giảm nhận thức. Cụ thể, “có một mục tiêu sống” liên quan đến việc giảm 19% tỷ lệ suy giảm nhận thức. Các tác giả lưu ý rằng những người này ít có khả năng bị suy giảm trí nhớ, ngôn ngữ và kỹ năng tư duy hơn. Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nghiên cứu về Lão hóa (Aging Research Reviews).
25/04/2024(Xem: 317)
Đời như giấc mộng phù sinh Nửa chừng tỉnh giấc thấy mình đã xa Một thời phiếm mộng phù hoa Tàn cơn gió lạnh như là khói sương Ngẫm nhìn một đoá liên hương Trầm lao phủ lối tà dương ngược dòng
25/04/2024(Xem: 545)
Thử một lần buông xả Nhận biết Xuân đã về Không bận lòng, hối hả Hạnh phúc ngoài cơn mê. Chỉ cần có Chánh niệm Tiếp xúc.. tâm không lời Mỉm cười cùng cây cỏ Chợt hoa lòng thắm, tươi!.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567