TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : honglacmai1@yahoo.com
55. Kinh JÌVAKA
( Jìvaka sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, đức Thế Tôn Giác Giả
Trú Vương-Xá – Rá-Chá-Ga-Ha (1)
Tại vườn xoài Chi-Va-Ka
Tức Kô-Ma-Rá-Phách-Cha (2) đại thần
Là Ngự-Y ở gần Vương Thượng,
Tôn kính Phật, quy ngưỡng Phật môn.
Một hôm, đến gặp Thế Tôn
Thành tâm đảnh lễ Thế Tôn, xong rồi
Ông liền ngồi một bên dưới đất
Rồi bạch Phật : “ Bạch Đức Thế Tôn !
Con nghe có những tiếng đồn :
‘Họ giết hại vì Sa-môn Kiều-Đàm, (3)
Và Sa-môn Kiều-Đàm biết vậy
Vẫn dùng lấy các loại thịt mà
Đã được giết vì ông ta’.
Những lời nói được thốt ra như vầy
Có phải là người này nói đúng,
Không xuyên tạc và cũng đồng thời
Đúng pháp, thuận pháp chẳng dời,
Không thể quở trách những lời nói trên ? ”.
– “ Chi-Va-Ká ! Nói lên như vậy
Những lời ấy đích thực vô minh
_________________________________
(1) : Thành Vương-Xá - Ràjagaha , thủ phủ nước Ma-Kiệt-Đà .
(2) : Vườn xoài của quan Ngự Y Jìvaka Komarabhacca .
(3) : Gotama – Kiều-Đàm hay Cồ-Đàm là họ của Đức Phật .
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 55 : JÌVAKA * MLH – 248
‘Vì Như Lai, họ sát sinh
Tuy Ta biết thế, mặc tình cứ ăn’.
Phải biết rằng lời này xuyên tạc
Không như thật, sai lạc lời Ta.
Ta nói, này Chi-Va-Ka !
Trong ba trường hợp xảy ra rõ ràng
Ta không cho các hàng đệ tử
Được thọ dụng ba thứ thịt chi
Mà mình thấy, nghe và nghi
Con vật họ giết chỉ vì mình đây.
Ba trường hợp như vầy tuyệt đối
Không được dùng đối với thịt này.
Còn ba trường hợp thịt đây
Không nghe, không thấy và rày không nghi.
Thịt này thì có thể thọ dụng,
‘Tam tịnh nhục’, giữ đúng luật này.
Này Chi-Va-Ká ! Ở đây,
Tỷ Kheo sống dựa hằng ngày vào nơi
Một làng hay một nơi thị trấn,
Tâm biến mãn một phương với Từ,
An trú tâm ấy an như.
Cũng vậy, biến mãn tâm Từ các phương
Hai, ba, tư – vô lường thế giới
Khắp phương xứ, trên, dưới, bề ngang,
Vị ấy biến mãn dễ dàng
Với tâm câu hữu mọi phang với Từ,
Thật vô biên cũng như quảng đại
Không hận, sân và lại trú an.
Một người Cư Sĩ trong làng,
Hay con Cư Sĩ, sống ngang thị thành
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 55 : JÌVAKA * MLH – 249
Có tâm lành, đến nơi vị đó
Mời mai đến nhà họ thọ trai.
Tỷ Kheo ấy nhận lời ngay,
Khi đêm đã mãn, vị này đắp y
Mang theo bát và đi đến chỗ
Nhà thí chủ đã có thỉnh mời.
Sau khi Tỷ Kheo đến nơi
Ngồi chỗ soạn sẵn, đúng thời thọ trai.
Cư Sĩ hay con trai Cư Sĩ
Dâng món ăn thượng vị đủ đầy.
Vị Tỷ Kheo không nghĩ vầy :
‘Thật là rất tốt lành thay ! Nếu mà
Vị chủ gia nhiều lần mời đón
Dâng cho ta những món ngon này
Món ăn thượng vị, đủ đầy’.
Tỷ Kheo ấy không nghĩ ngay như vầy.
Khi thọ dụng, vị này quán tưởng :
‘Món ăn để nuôi dưỡng thân này,
Để khỏe, hành đạo đêm ngày,
Tâm không tham trước, không rày đam mê,
Nên không hề tham đắm vật thực,
Thấy lập tức tai họa bất kỳ,
Ý thức rõ sự xuất ly’.
Chi-Va-Ká ! Ông nghĩ gì điều đây ?
Tỷ Kheo này trong thời gian ấy
Có nghĩ đến tự hại, hại người ?
Hay hại cả hai đồng thời ?”.
– “ Bạch đấng Thiện Thệ ! Không đời nào đâu ! ”.
– “ Chi-Va-Ká ! Chính vào lúc đó
Tỷ Kheo nọ dùng món ăn xong
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 55 : JÌVAKA * MLH – 250
Không có lầm lỗi phải không ? ”.
– “ Thưa vâng , bạch Đức Thế Tôn ! Đúng vầy.
Con đã nghe điều này đầy đủ :
‘Cao thượng thay, an trú lòng Từ !’
Diện kiến thân chứng chân như
Thế Tôn an trú lòng Từ – theo con ! ”.
– “ Chi-Va-Ká ! Cái còn tồn tại
Gọi là tham hay mãi sân, si
Khiến sân hận nổi tức thì.
Tham ấy, sân ấy hay si ấy liền
Được Như Lai đã kiên quyết diệt
Chặt tận gốc cho tuyệt căn ra,
Như chặt ngọn cây Sa-La
Không thể sanh khởi hay là tái sanh
Chi-Va-Ká ! Ngọn ngành nếu vậy
Ý nghĩa ấy ông muốn nói ra
Thời cùng với ý của Ta ”.
– “ Bạch Phật ! Con muốn nói là ý đây ”.
– “ Chi-Va-Ká ! Ở đây hằng bữa
Vị Tỷ Kheo sống dựa vào làng,
Hay một thị trấn bình an
Tinh tấn hành đạo của hàng Tỷ Kheo,
Tâm vị ấy duyên theo an trú
Biến mãn tâm, câu hữu với Bi,
Với Hỷ, với Xả đồng thì,
Một, hai, ba, bốn phương vi sẵn sàng,
Khắp thế giới, bề ngang, trên, dưới,
Khắp phương xứ, cùng khắp vô biên,
Vị ấy cũng biến mãn liền
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 55 : JÌVAKA * MLH – 251
Với tâm quảng đại, vô biên vô cùng,
Không hận, sân, tựu trung an trú
Vô lượng tâm (1) đầy đủ bốn hàng.
Một người Cư Sĩ trong làng,
Hay con Cư Sĩ, sống ngang thị thành
Có tâm lành, đến nơi vị đó
Mời mai đến nhà họ thọ trai.
Tỷ Kheo ấy nhận lời ngay,
Khi đêm đã mãn, vị này đắp y
Mang theo bát và đi đến chỗ
Nhà thí chủ đã có thỉnh mời.
Sau khi Tỷ Kheo đến nơi
Ngồi chỗ soạn sẵn, đúng thời thọ trai.
Cư Sĩ hay con trai Cư Sĩ
Dâng món ăn thượng vị đủ đầy.
Vị Tỷ Kheo không nghĩ vầy :
‘Thật là rất tốt lành thay ! Nếu mà
Vị chủ gia nhiều lần mời đón
Dâng cho ta những món ngon này
Món ăn thượng vị, đủ đầy’.
Tỷ Kheo ấy không nghĩ ngay như vầy.
Khi thọ dụng, vị này quán tưởng :
‘Món ăn để nuôi dưỡng thân này,
Để khỏe, hành đạo đêm ngày,
Tâm không tham trước, không rày đam mê,
Nên không hề tham đắm vật thực,
Thấy lập tức tai họa bất kỳ,
Ý thức rõ sự xuất ly’.
_________________________________
(1) :Tứ Vô Lượng Tâm :
Từ ( Mettà ), Bi ( Karunà ), Hỷ ( Mudità ), Xả ( Upekkhà ) .
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 55 : JÌVAKA * MLH – 252
Chi-Va-Ká ! Ông nghĩ gì điều đây ?
Tỷ Kheo này trong thời gian ấy
Có nghĩ đến tự hại, hại người ?
Hay hại cả hai đồng thời ?”.
– “ Bạch đấng Thiện Thệ ! Không đời nào đâu ! ”.
– “ Chi-Va-Ká ! Chính vào lúc đó
Tỷ Kheo nọ dùng món ăn xong
Không có lầm lỗi phải không ? ”.
– “ Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn ! Đúng vầy.
Con đã từ điều này nghe kỹ :
‘Cao thượng thay, trú Hỷ, Xả, Bi !
Diện kiến thân chứng uy nghi
Thế Tôn an trú Hỷ, Bi, Xả này ”.
– “ Chi-Va-Ká ! Ở đây tồn tại
Gọi là tham hay mãi sân, si
Khiến sân hận nổi tức thì.
Tham ấy, sân ấy hay si ấy liền
Được Như Lai đã kiên quyết diệt
Chặt tận gốc cho tuyệt căn ra,
Như chặt ngọn cây Sa-La
Không thể sanh khởi hay là tái sanh
Chi-Va-Ká ! Ngọn ngành nếu vậy
Ý nghĩa ấy ông muốn nói ra
Thời cùng với ý của Ta ”.
– “ Bạch Phật ! Con muốn nói là ý đây ”.
– “ Chi-Va-Ká ! Như vầy tình huống
Người nào muốn dâng cúng Như Lai
Hay các đệ tử Như Lai,
Giết hại sinh vật các loài tẩu, phi (1)
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 55 : JÌVAKA * MLH – 253
Thì chất chứa nhiều phi-công-đức
Mà đích thực do năm nguyên nhân :
– Khi người ấy lên tiếng rằng :
‘Hãy dắt con thú đến gần ! Làm đi !’
Có tức thì nguyên nhân thứ nhất
Phi-công-đức chứa thật nhiều thay !
– Khi bị dắt, con thú này
Bị kéo trì cổ, tâm đầy đau thương,
Cảm thọ thường khổ ưu chi xiết,
Đó được biết nguyên nhân thứ hai
Chứa phi-công-đức nhiều thay !
– Khi bảo : ‘Giết con thú này cho ta !’
Là nguyên nhân thứ ba đích thực
Chất chứa phi-công-đức thậm đa.
– Khi thú bị giết, kêu la
Khổ ưu cảm thọ ; đó là thứ tư
Phi-công-đức nhiều từ cớ đó.
– Khi người nọ cúng dường Như Lai
Hay các đệ tử Như Lai
Một cách phi pháp, như vầy nguyên nhân
Phi-công-đức thứ năm chứa chất.
Chi-Va-Ká ! Với bất cứ ai
Vì muốn cúng dường Như Lai
Hay là đệ tử Như Lai các hàng,
Mà sẵn sàng giết hại sinh vật
Sẽ chứa chất phi-công-đức nhiều
_________________________________
* Chú thích cho trang trước :
(1) : Tẩu , phi : Chỉ các loài cầm thú : chim bay, thú chạy .( Cầm :
các loải chim, hay nói chung loài có lông vũ, hai chân . Thú :
chỉ các loài bốn chân, có lông mao ).
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 55 : JÌVAKA * MLH – 254
Do năm nguyên nhân vừa nêu
Và người ấy đã làm điều lầm si ”.
Nghe Phật giảng, ông Chi-Va-Ká
Hay là Kô-Ma-Rá-Phách-Cha
Hoan hỷ bạch đấng Phật Đà :
“ Thật là hy hữu ! Thật là diệu vi !
Bạch Thế Tôn ! Những gì Ngài dạy
Chư Tỷ Kheo như vậy thọ trì
Thọ dụng các món ăn chi
Một cách hợp pháp, chẳng gì đáng chê.
‘Tam tịnh nhục’ thuộc về vật thực
Được thọ dụng của bậc Tỷ Kheo
Không có khuyết phạm giới điều.
Thật là vi diệu ! Thật nhiều lợi an !
Bạch Thế Tôn ! Muôn vàn hoan hỷ !
Con nguyện làm Cư Sĩ thuận tùng
Từ nay cho đến mạng chung
Trọn đời quy ngưỡng Đại Hùng Thế Tôn ”./-
* * *
( Chấm dứt Kinh 55 :JÌVAKA – JÌVAKA Sutta )
Gửi ý kiến của bạn