Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Phẩm “Đoạn Chư Kiến” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)

08/08/202009:13(Xem: 10067)
12. Phẩm “Đoạn Chư Kiến” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)

 

TỔNG LUẬN 

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thin Bu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

2.12.đoạn chư kiến - QT

 

PHẨM “ĐOẠN CHƯ KIẾN”

 

Phần giữa quyển 411, Hội thứ II, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Ma Ha Tát”, quyển 47, Hội thứ I, ĐBN)



Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước






 

 

Tóm lược:

 

Lúc bấy giờ, Xá lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con cũng thích đem trí tuệ biện tài nói về ý nghĩa Ma ha tát của Bồ Tát?

Phật bảo Xá lợi Tử:

- Tùy ông! Nếu thích ông c nói.

Xá lợi Tử thưa:

- Bạch Thế Tôn! Vì các Bồ Tát với phương tiện thiện xảo có thể giảng nói pháp yếu cho các hữu tình, làm cho họ đoạn trừ ngã kiến, hữu tình kiến, mạng giả kiến, sanh giả kiến, dưỡng giả kiến, sĩ phu kiến, Bổ đặc già la kiến, ý sanh kiến, nho đồng kiến, tác giả kiến, thọ giả kiến, tri giả kiến, kiến giả kiến. Do nghĩa ấy nên gọi là Ma ha tát. Vì các Bồ Tát với phương tiện thiện xảo, có thể giảng nói pháp yếu cho các hữu tình, làm cho họ đoạn trừ thường kiến, đoạn kiến, hữu kiến, vô kiến; làm cho họ đoạn trừ uẩn kiến, xứ kiến, giới kiến, đế kiến, duyên khởi kiến; làm cho họ đoạn trừ bốn niệm trụ kiến cho đến mười tám pháp Phật bất cộng kiến. Do nghĩa này nên gọi là Ma ha tát. Vì các Bồ Tát với phương tiện thiện xảo, có thể giảng nói pháp yếu cho các hữu tình, làm cho họ đoạn trừ thành thục hữu tình kiến, nghiêm tịnh cõi Phật kiến, Bồ Tát kiến, Như Lai kiến, Bồ đề kiến, Niết bàn kiến, Chuyển pháp luân kiến. Do nghĩa này nên gọi là Ma ha tát. Vì các Bồ Tát với phương tiện thiện xảo, có thể vì các hữu tình đem vô sở đắc làm phương tiện, giảng nói đoạn tr hẳn kiến của tất cả pháp. Do nghĩa này nên gọi là Ma ha tát.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện hỏi Xá lợi Tử:

- Đại Bồ Tát nào có thể vì hữu tình đem vô sở đắc làm phương tiện giảng nói pháp yếu đoạn hẳn các kiến. Do nhân duyên nào có các Bồ Tát tự mình có sở đắc để làm phương tiện, sanh uẩn kiến, xứ kiến, giới kiến, đế kiến, duyên khởi kiến, bốn niệm trụ kiến, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng kiến, và thành thục hữu tình kiến, nghiêm tịnh cõi Phật kiến, Bồ Tát kiến, Như Lai kiến, Bồ đề kiến, Niết bàn kiến, Chuyển pháp luân kiến?

Xá lợi Tử đáp:

- Đại Bồ Tát nào khi tu hành Bát nhã Ba la mật không có phương tiện thiện xảo, đem hữu sở đắc làm phương tiện, phát sanh uẩn kiến cho đến Chuyển pháp luân kiến thì đại Bồ Tát ấy vì không có phương tiện thiện xảo, nên quyết định không thể đem vô sở đắc làm phương tiện, giảng nói pháp yếu đoạn hẳn các kiến cho các hữu tình. Đại Bồ Tát nào khi tu hành Bát Nhã có phương tiện thiện xảo, có thể vì các hữu tình đem vô sở đắc làm phương tiện, giảng nói pháp yếu đoạn hẳn các kiến thì đại Bồ Tát ấy quyết định không phát sanh các kiến chấp như uẩn kiến, xứ kiến, giới kiến, v.v...

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Con cũng muốn đem trí tuệ biện tài nói ý nghĩa Ma ha tát của Bồ Tát.

Phật bảo Thiện Hiện:

- Tùy ý ông.

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát vì muốn chứng đắc Nhất thiết trí trí, nên phát tâm Bồ đề, tâm vô đẳng đẳng, không đồng với tâm của Thanh văn, Độc giác v.v... Đối với tâm như vậy cũng không nắm giữ. Do nghĩa này nên gọi là Ma ha tát. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì tâm Nhất thiết trí trí là chơn thật vô lậu, không đọa trong ba cõi. Mong cầu tâm Nhất thiết trí trí cũng là vô lậu, không đọa trong ba cõi. Đối với tâm như vậy, không nên chấp trước. Vì vậy Bồ Tát gọi là Ma ha tát.

Khi ấy, Xá lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Tâm vô đẳng đẳng của đại Bồ Tát không đồng với tâm Thanh văn, Độc giác v.v... là như thế nào?

Thiện Hiện đáp:

- Các đại Bồ Tát từ khi mới phát tâm không thấy có chút pháp nào có sanh, có diệt, có tăng, có giảm, có nhiễm, có tịnh. Nếu không thấy có chút pháp nào có sanh, có diệt, có tăng, có giảm, có nhiễm, có tịnh thì cũng không thấy có tâm Thanh văn, tâm Độc giác, tâm Bồ Tát, tâm Như Lai.

Này Xá lợi Tử! Đó gọi là tâm vô đẳng đẳng của đại Bồ Tát không đồng với tâm của Thanh văn, Độc giác v.v... Các đại Bồ Tát đối với tâm như vậy cũng không chấp trước.

Bấy giờ, Xá lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Đại Bồ Tát nào đối với tâm như vậy không nên chấp đắm, thì đối với tâm tất cả Thanh văn, Độc giác, phàm phu v.v... cũng không chấp đắm. Và tâm đó đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng không chấp đắm. Vì sao? Vì các tâm như vậy là vô tâm tánh(2).

Thiện Hiện đáp:

- Đúng vậy! Đúng như ông đã nói.

Bấy giờ, Xá lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Nếu tất cả tâm là vô tâm thì không có chấp đắm. Do đó, sắc, thọ, tưởng, hành thức không phải là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nên cũng không chấp đắm, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng không phải mười tám pháp Phật bất cộng, nên cũng không nên chấp đắm.

Thiện Hiện đáp:

- Đúng vậy! Đúng như lời ông nói!

Xá lợi Tử thưa:

- Nếu tâm Nhất thiết trí trí là chơn thật vô lậu không đọa vào ba cõi, thì tâm của tất cả  phàm phu ngu muội, Thanh văn, Độc giác v.v... cũng phải là chơn thật vô lậu không đọa ba cõi. Vì sao? Vì các tâm như vậy bản tánh đều không.

Thiện Hiện đáp:

- Đúng vậy! Đúng như lời ông nói!

Xá lợi Tử thưa:

- Nếu tâm như vậy bản tánh không, là chơn thật vô lậu không đọa trong ba cõi, thì sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng phải là chơn thật vô lậu không đọa vào ba cõi. Vì sao? Vì các pháp như vậy bản tánh đều không.

Thiện Hiện đáp:

- Đúng vậy! Đúng như lời ông nói!

Xá lợi Tử nói:

- Nếu tâm sắc thảy pháp là tâm không thời sắc thảy pháp chẳng thể chấp đắm, nên tất cả pháp đều bình đẳng, không sai biệt?

Thiện Hiện đáp:

- Đúng vậy! Đúng như lời ông nói!

Xá lợi Tử hỏi:

- Nếu tất cả pháp không sai khác thì tại sao Như Lai nói tâm sắc thảy có các loại khác nhau?

Thiện Hiện đáp:

- Đây là Như Lai tùy theo thế tục mà nói, chứ không phải tùy thắng nghĩa.

Xá lợi Tử hỏi:

- Nếu các phàm phu, Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát, Như Lai các pháp tâm sắc thảy đều là vô lậu không đọa trong ba cõi, thì các phàm phu và chư Thánh, Bồ Tát, Như Lai cũng phải không sai khác?

Thiện Hiện đáp:

- Đúng vậy! Đúng như lời ông nói!

Xá lợi Tử hỏi:

- Nếu các phàm, Thánh, Bồ Tát, Như Lai không sai khác, thì tại sao Phật nói phàm, Thánh lớn, nhỏ có các bậc khác nhau?

Thiện Hiện đáp:

- Đây cũng là Như Lai dựa vào thế tục mà nói chứ không phải dựa vào thắng nghĩa.

- Này Xá lợi Tử! Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật, đem vô sở đắc làm phương tiện, nên đối với việc phát tâm Bồ đề rộng lớn, tâm vô đẳng đẳng, tâm không cùng với Thanh văn, Độc giác không ỷ, không chấp. Đối với sắc, phi sắc cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không lấy, không đắm. Do nghĩa này nên gọi là Ma ha tát.

 

Thích nghĩa:

(1). Vô đẳng đẳng (Asamasama – skt). 1- Không gì sánh nổi, lại không gì sánh bằng. 2- Tôn hiệu của chư Phật và đạo Phật.

(2). Vì các tâm như vậy là vô tâm tánh: Nguyên văn câu chữ Hán là như thị chư tâm tâm tánh cố”

 

Lược giải:

 

Phẩm “Đoạn Chư Kiến” này là tiếp nối phần sau của phẩm “Thí Dụ” nói trên, nên Xá Lợi Tử tiếp tục trả lời câu hỏi “thế nào gọi là Bồ Tát Ma ha tát?” Xá Lợi Tử bảo:

“Vì các Bồ Tát với phương tiện thiện xảo có thể giảng nói pháp yếu cho các hữu tình, làm cho họ đoạn trừ ngã kiến, hữu tình kiến, mạng giả kiến, sanh giả kiến, cho đến… tri giả kiến, kiến giả kiến. Do nghĩa ấy nên gọi là Ma ha tát. Vì các Bồ Tát với phương tiện thiện xảo, có thể giảng nói pháp yếu cho các hữu tình, làm cho họ đoạn trừ thường kiến, đoạn kiến, hữu kiến, vô kiến; làm cho họ đoạn trừ uẩn kiến, xứ kiến, giới kiến, đế kiến, duyên khởi kiến; làm cho họ đoạn trừ bốn niệm trụ kiến cho đến mười tám pháp Phật bất cộng kiến, thành thục hữu tình kiến, nghiêm tịnh cõi Phật kiến, Bồ Tát kiến, Như Lai kiến, Bồ đề kiến, Niết bàn kiến, Chuyển pháp luân kiến”.

Câu trả lời có thể nói là Bồ Tát nào có thể giảng nói pháp yếu cho các hữu tình làm cho họ đoạn trừ thường kiến, đoạn kiến, hữu kiến, vô kiến v.v… cho đến Niết bàn kiến, chuyển pháp luân kiến, thì được xem là Bồ Tát Ma ha tát. Vậy, mới biết “đoạn chư kiến” lại là pháp tu quan trọng nếu muốn trở thành Đại Bồ Tát hay Bồ Tát Ma ha tát.

 

Phẩm “Đoạn Chư Kiến” của Hội thứ II này tương đương với phẩm “Ma Ha Tát”, quyển 47, Hội thứ I, ĐBN được chúng tôi chiết giải rồi, nay không muốn lặp lại. Để thay đổi không khí, chúng tôi lấy phần bình giải của Đại Trí Độ Luận, phẩm thứ 14, “Đoạn Chư Kiến”, tập 3, quyển 45 để thay thế:

 

“Chư đại Bồ Tát, từ vô lượng kiếp, đã phát Bồ Đề tâm, lại có đại bi tâm, đã tận trừ phiền não, đã diệt sạch các tập khí, đã đoạn hết ái kiết rồi. Cho nên khi các ngài vừa nghe ngài Xá Lợi Phất nhắc đến sắc kiến, ngã kiến, thọ kiến, mạng kiến... dẫn đến Phật kiến, chuyển pháp luân kiến, là các ngài liền đoạn ngay được các kiến chấp câu sanh, đã có từ đời vô thỉ đến nay.

 

--o0o--

 

Ngài Tu Bồ Đề tự nghĩ “tu ngũ ấm... dẫn đến tu các Phật pháp cũng đều là Bồ Tát hạnh cả”, nên mới hỏi ngài Xá Lợi Phất rằng : “Vì sao Bồ Tát phải đoạn các kiến?”.

Ngài Xá Lợi Phất đáp: “Nếu Bồ Tát hành Bát nhã Ba la mật mà chẳng có các lực phương tiện, thì khi quán sắc liền thủ sắc tướng, khởi sanh sắc kiến. Như vậy là vọng kiến.

Trái lại, nếu Bồ Tát hành Bát nhã Ba la mật mà có các lực phương tiện, thì khi quán sắc chẳng thủ sắc tướng, chẳng khởi sanh sắc kiến. Như vậy là chân kiến.

Đối với các tà kiến chấp khác cũng đều là như vậy cả”.

 

--o0o--

 

“Ngài Tu Bồ Đề dụng vô đẳng đẳng tâm, mà chẳng chấp tâm ấy, nên biết rõ các pháp đều chẳng có định tướng, chẳng có sanh diệt, chẳng có cấu tịnh. Vì sao? Vì tâm đã là rốt ráo không, thì chẳng còn sanh các tướng tâm, nên là rốt ráo thanh tịnh. Do vậy mà Bồ Tát Ma Ha Tát chẳng còn thấy có Thanh Văn tâm, Bích Chi Phật tâm, dẫn đến chẳng còn thấy có Bồ Tát tâm, Phật tâm, Bồ Tát Ma Ha Tát dụng vô đẳng đẳng tâm như vậy, nên chẳng đồng với Thanh Văn và Bích Chi Phật.

 

--o0o--

Thế nhưng, chẳng phải vì được hết thảy trí tâm vô lậu, mà Bồ Tát sanh  cao tâm. Vì sao? Vì biết rõ rằng Thanh Văn, Bích Chi Phật cũng như phàm phu, khi đã ly được các chấp, thì cũng đều được tâm vô lậu.

Vì sao? Vì đều là tánh không cả. Đã là tánh không, thì đều là rốt ráo thanh tịnh cả. Ví như mây mù có thể che ánh sáng mặt trời, mặt trăng, mà chẳng có thể làm ô nhiễm mặt trời, mặt trăng được vậy.

Lại nữa, thật tướng của phiền não cũng là tánh không, cùng với tướng tâm chẳng có gì sai khác cả. Có khác chăng, là ở chỗ phàm phu, do vọng chấp, mà thấy có sanh, có diệt, có cấu, có tịnh...; trái lại chư Thánh Hiền, do tu vô tướng trí huệ, nên chẳng khởi tâm phân biệt nữa.

Chỉ vì thương xót chúng sanh, mà chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền hành các pháp, nhưng vẫn thường giữ tâm vô sở trước. Cho nên, phải biết rằng chẳng phải chỉ có tâm các bậc Thánh là vô lậu, chẳng trói buộc, mà tâm phàm phu, khi chẳng còn bị các nghiệp dẫn nữa, thì cũng là vô lậu, chẳng có trói buộc. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức,... dẫn đến thập bát bất cộng pháp cũng đều là như vậy cả.

 

--o0o--

 

Ngài Xá Lợi Phất nói rằng: Tâm chẳng có tướng (vô tướng), là không.

Bởi vậy nên Bồ Tát chẳng chấp ngũ ấm, dẫn đến chẳng chấp hết thảy các pháp, vì biết rõ hết thảy đều là tự tướng không.

Ngài Tu Bồ Đề tán thán ngài Xá Lợi Phất, và nói rằng Bồ Tát quán hết thảy các pháp đều là không, là bất khả đắc, là rốt ráo thanh tịnh.

Bởi nhân duyên vậy, nên nói “Vô Thượng Bồ Đề tâm, vô đẳng đẳng tâm của Bồ Tát chẳng đồng với Thanh Văn tâm và Bích Chi Phật tâm”.

Lại nữa, khi dụng tâm ấy, mà chẳng niệm, chẳng chấp, mới mau đến được Vô Thượng Bồ Đề”.

 

Đại Trí Độ Luận chỉ giải thích như thế, nếu Quý vị còn thấy thiếu muốn nghiên cứu thêm, xin quay lại phẩm “Ma Ha Tát”, Hội thứ I, ĐBN tụng tiếp./.

 

---o0o---

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]