TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majjhima Nikàya )
Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : honglacmai1@yahoo.com
22. Kinh VÍ DỤ CON RẮN – Kinh Xà Dụ –
( Alagaddùpama sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn an trụ
Kỳ Viên Tự – Chê-Tá-Va-Na
Do Cấp-Cô-Độc tín-gia
A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka – cúng dàng
Lúc bấy giờ, có hàng Phích-Khú(1)
Tên gọi cũ là A-Rít-Tha (2)
Khi xưa nghề cũ làm qua
Chim ưng huấn luyện, thật là giỏi giang
Đã xuất gia nhưng mang tà kiến
Sư khởi lên một chuyện, nói ra :
‘Như ta hiểu pháp Phật Đà
Ngài đã thuyết giảng, đem ra thọ dùng
Pháp Thế Tôn gọi chung chướng ngại
Thật sự không chướng ngại gìđâu’.
Sốđông Tỷ Kheo từ lâu
Nghe câu chuyện của hoạt đầu Tỷ Kheo
Trước đây theo nghề nuôi, huấn luyện
Loài chim ưng, nhưng hiện xuất gia
Khởi lên kiến chấp ác tà,
Các Tỷ Kheo ấy liền qua gặp liền.
Điều đầu tiên hỏi A-Rít-Thá :
_______________________________
(1) : Bhikkhu - được phiên âm là Tỳ-Khưu hay Tỷ-Kheo , dịch là
Khất sĩ .
(2) : Tỷ Kheo Arittha .
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 306
– “ Cóđúng thật Hiền-giả khởi lên
Ác tà kiến cứ chấp bền :
‘Như ta hiểu pháp không quên tí gì
Đức Thế Tôn thường khi thuyết pháp
Chướng ngại pháp khi thọ dụng thì
Thật sự không chướng ngại gì’
Có phải Hiền-giả truyền đi điều này ? ”.
– “ Thưa Chư Hiền ! Đúng ngay như thế ”.
Chư Tỷ Kheo không thể bỏ qua
Muốn Tỷ Kheo A-Rít-Tha
Từ bỏ kiến chấp ác tà trái ngang,
Liền cật vấn, luận bàn hòa nhã :
– “ Hiền-giả A-Rít-Thá ! Việc này
Sư chớ có nói như vầy
Chớ nên xuyên tạc bậc Thầy Nhân Thiên
Xuyên tạc Phật dĩ nhiên không tốt
Thế Tôn chưa từng thốt lời này.
Chướng-ngại-pháp Ngài dạy đây
Bằng nhiều phương tiện trình bày pháp môn
Và những ai vẫn còn thọ dụng
Bị chướng ngại do chúng gây nhiều.
Thế Tôn thuyết giảng các điều
Vềdục não hại khổ nhiều, ít vui,
Thọ dụng chúng là nuôi nguy hiểm
Bị uế nhiễm, khổ não nhiều thay !
Thế Tôn dạy các dục này
Ví như miếng thịt, cũng tày khúc xương
Như hố than vẫn thường hừng đỏ
Như bóđuốc bằng cỏ khô lau
Ví như cơn mộng ảnh bào
Vật dụng cho mượn phải nào của ta.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 307
Các dục ví như là cây trái
Như lò thịt hay gậy nhọn đầu
Các dục cũng được ví vào
Như đầu con rắn, hay bao dụ rày,
Các dục này khổ nhiều, vui hiếm
Và do vậy, nguy hiểm khôn chừng ”.
Xưa nghề huấn luyện chim ưng
Sư A-Rít-Thá không ngừng ý riêng
Dù có duyên xuất gia theo Phật
Ác tà kiến chấp chặt, hành theo
Dù được các vị Tỷ Kheo
Luận bàn, chất vấn, vẫn đeo kiến tà.
Các Tỷ Kheo thấy là vôích
Khiến Tỷ Kheo A-Rít-Tháđây
Từ bỏác tà kiến này
Nên họ đến chỗ Phật ngay tức thì
Đảnh lễ Ngài rồi thì ngồi kế
Bạch với đấng Thiện Thệ Phật Đà(1) :
– “ Bạch Thế Tôn ! Chuyện xảy ra
Do Tỷ Kheo A-Rít-Tha đã từng
Nghề huấn luyện chim ưng có tiếng
Khởi lên ác tà kiến , nói ra :
‘Theo tôi hiểu, Pháp Phật Đà
Đã được thuyết giảng, khi ta thọ dùng
____________________________
(1) : 2 trong 10 danh hiệu (Thập Hiệu ) người đời xưng tụng Đức
Phật : Araham (Ứng Cúng), Sammàsambuddho (Chánh Biến Tri hay Chánh Đẳng Chánh Giác) , Vijjàcaranasampanno (Minh Hạnh Túc) , Sugato (Thiện Thệ), Lokavidù (Thế Gian Giải), Anuttaro (Vô Thượng Sĩ), Purisadammasàrathi (Điều Ngự Trượng Phu), Satthà-devamanussànam (Thiên Nhân Sư) , Buddho (Phật hay Phật-Đà), Bhagavà (Thế Tôn) .
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 308
Những pháp được gọi chung chướng ngại
Thật sự không chướng ngại gìđâu !”
Chúng con nghe vậy, đến mau
Để gặp vịấy, bàn vào việc đây
Sư xác nhận điều này có thật
Nhưng chấp chặt tà kiến của mình
Chúng con cố gắng thuyết minh
Cật vấn, thảo luận, tận tình chỉ ra
Chớ xuyên tạc Phật Đà chân ngữ
Chớ có tự nói vậy, không nên
Thế Tôn thường thuyết, nói lên
Pháp môn vi diệu dựa trên Thánh điều
Về các dục khổ nhiều, vui hiếm
Và do vậy nguy hiểm nhiều hơn.
Dù được vạch rõ nguồn cơn
Nhưng A-Rít-Thá chẳng ơn nghĩa gì
Vẫn tà kiến chấp trì không đổi
Nên chúng con đến hỏi Phật Đà
Làm sao với việc xảy ra ? ”.
Nghe xong, Thiện Thệ từ hòa gọi ngay
Vị Tỷ Kheo bên Ngài lúc ấy :
– “ Này Tỷ Kheo ! Con hãy đi qua
Chỗ Tỷ Kheo A-Rít-Tha
Nói rằng hãy đến gặp Ta tức thì ”.
Tỷ Kheo ấy liền đi hối hả
Gặp Sư A-Rít-Thá , chuyển lời.
A-Rít-Thá vội đến nơi
Đảnh lễ Đức Phật đoạn ngồi một bên.
Phật hỏi câu chuyện trên được kể
Có phải đúng như thế hay không ?
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 309
A-Rít-Tháđáp thật lòng :
– “ Bạch Phật ! Đúng vậy chứ không sai gì ”.
– “ Này kẻ quá ngu si, tựđại !
Tại sao ông hiểu trái lời Ta ?
Những pháp Ta thuyết giảng ra
Dùng nhiều phương thức cùng là pháp môn
Chướng-ngại-pháp là hôn ám lắm
Ai say đắm thọ dụng chúng đây
Đủ bị chướng ngại dẫy đầy
Ta dạy các dục ởđây đủđiều
Các dục vốn khổ nhiều, vui ít
Và mờ mịt, nguy hiểm nhiều thay !
Như Lai dạy các dục này
Ví như miếng thịt, cũng tày khúc xương
Như hố than vẫn thường hừng đỏ
Như bóđuốc bằng cỏ khô lau
Ví như cơn mộng ảnh bào
Vật dụng cho mượn phải nào của ta.
Các dục ví như là cây trái
Như lò thịt hay gậy nhọn đầu
Các dục cũng được ví vào
Như đầu con rắn, hay bao dụ rày,
Các dục này khổ nhiều, vui hiếm
Và do vậy, nguy hiểm tối đa.
Này kẻ ngu si, mê tà !
Không những ông xuyên tạc Ta sai lầm
Vì chấp thủ với tâm sai lạc
Mà mặt khác, ông tự hại mình
Tạo nhiều tổn đức vô minh
Đưa đến bất hạnh cho mình dài lâu ”.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 310
Rồi Thế Tôn hướng vào Tăng Chúng
Đặt câu hỏi với Chúng Tỷ Kheo :
– “ Nghĩ thế nào, chư Tỷ Kheo !
Với ác tà kiến hướng theo chẳng lìa
Có thể khởi lên tia lửa sáng
Trong Pháp, Luật viên mãn này không ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Chắc chắn không !
Làm sao có thể khởi trong Pháp lành ! ”.
Nghe Chư Tăng đồng thanh đả phá
A-Rít-Thá hổ thẹn, cúi đầu
Câm miệng, rụt vai, lo âu
Thế Tôn thấy vậy, nói sâu vấn đề :
“ Kẻ ngu mê ! Người ta sẽ biết
Ông cóác tà kiến như vầy.
Ta hỏi các Tỷ Kheo đây :
Này Tỷ Kheo Chúng ! Như Lai giảng bày
Các ông có hiểu ngay tất cả
Giống như A-Rít-Thá hiểu không ?
Các chướng-ngại-pháp chẳng thông
Không những xuyên tạc Ta trong điểm này
Vì chấp thủ dẫy đầy sai lạc
Mà mặt khác tự phá hoại mình
Gây nhiều tổn đức vô minh ”.
– “ Kính bạch Đại Giác ! Quả tình chúng con
Luôn sắt son tin lời Phật dạy
Không hiểu bậy như A-Rít-Tha .
Ngài dùng nhiều cách thuyết ra
Về chướng-ngại-pháp thật là hiểm nguy
Về các dục cực kỳ mù mịt
Nó khổ nhiều, vui ít, lo sầu
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 311
Não nhiều, nguy hiểm càng cao
Dùng nhiều ví dụ trước sau trình bày
Các dục này giống y đầu rắn
Và chắc chắn vui ít, khổ nhiều
Não nhiều, nguy hiểm càng nhiều ”.
– “ Này Tỷ Kheo Chúng ! Hiểu điều cần đây.
Các ông hiểu như vậy pháp ta
Ta vẫn thường thuyết giảng ra
Về chướng-ngại-pháp, ai qua thọ dùng
Tự sẽ bị vô cùng chướng ngại
Bị chướng ngại do chúng gây nhiều
Ta đã thuyết giảng các điều
Vềdục não hại khổ nhiều, ít vui,
Thọ dụng chúng là nuôi nguy hiểm
Bị uế nhiễm, khổ não nhiều thay !
Thế Tôn dạy các dục này
Ví như miếng thịt, cũng tày khúc xương
Như hố than vẫn thường hừng đỏ
Như bóđuốc bằng cỏ khô lau
Ví như cơn mộng ảnh bào
Vật dụng cho mượn phải nào của ta.
Các dục ví như là cây trái
Như lò thịt hay gậy nhọn đầu
Các dục cũng được ví vào
Như đầu con rắn, hay bao dụ rày,
Các dục này khổ nhiều, vui hiếm
Và do vậy, nguy hiểm tối đa.
Nhưng Tỷ Kheo A-Rít-Tha
Không những đã xuyên tạc Ta sai lầm
Vì chấp thủ với tâm sai lạc
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 312
Mà mặt khác, ông tự hại mình
Tạo nhiều tổn đức vô minh
Đưa đến bất hạnh cho mình dài lâu ”.
Sự kiện này không thể xảy ra :
Là người ta có thểđòi
Thọ dụng các dục ở ngoài dục đây,
Ngoài dục tầm, ngoài ngay dục tưởng.
( Ví dụ con rắn )
Như một số người ngu si
Vì muốn học Pháp, thọ trì với Kinh
Thấy nhiều kinh : Giải thuyết, Ứng tụng,
Rồi Kệ tụng, Cảm-ứng-ngữ lành
Như-thị-ngữ và Bổn-sanh,
Vị-tằng-hữu-pháp sẵn dành đinh ninh
Phương-quảng-kinh … họ đều học cả.
Sau khi đã học các kinh này
Nhưng không quán sát đủ đầy
Ý nghĩa những pháp bằng ngay trí mầu.
Vìý nghĩa thâm sâu pháp ấy
Không được lấy trí tuệ quán soi
Nên không rõ nghĩa tuyệt vời.
Họ học các pháp do nơi nghĩ rằng :
Vì họ hằng muốn riêng lợi ích,
Muốn chỉ trích những người khác luôn,
Muốn khoái khẩu biện luận suông,
Nhưng họ không được thấm nhuần bao nhiêu
Không đạt được mục tiêu tối thượng
Mà sự học pháp hướng đến ngay.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 313
Nắm sai lạc các pháp này
Dẫn đến bất hạnh, lâu dài khổđau.
Một người nọ thích thú sưu tầm
Ưa các loại rắn hay trăn
Đi tìm khắp chỗ : đồng bằng, núi non,
Người đó thấy một con rắn lớn
Liền táo tợn chụp bắt rắn này
Ở lưng hay ởđuôi ngay
Có thể con rắn đã quay cắn liền
Không chỉ riêng cánh tay, đầu, cổ
Mà những chỗ khác của thân y
Có thể bị cắn tức thì
Do nguyên nhân đó nên y chết liền
Hoặc ưu phiền vì mang bệnh nặng
Do nọc rắn phát tán, khổ thay !
Vì sao vậy ! Vì người này
Nắm bắt con rắn làm sai cách rồi !
Cũng như vậy, vì nơi hành động
Nắm giữ pháp mê vọng, lầm sai
Chấp thủ sai lạc pháp đây
Đưa đến bất hạnh, lâu dài khổđau.
* Trường hợp khác, vị nào tương tự
Thiện-nam-tử học pháp cao minh
NhưỨng-tụng hay các kinh :
Giải-thuyết, Kệ-tụng, Bổn-sinh … chẳng trừ
Cảm-ứng-ngữ hay Như-thị-ngữ
Phương-quảng, Vị-tằng-hữu-pháp này.
Sau khi học hết pháp đây
Trí tuệ quán sát nghĩa đầy thâm sâu
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 314
Những pháp ấy, nhờ vào tuệ trí
Quán sát kỹ nên rất rõ ràng,
Họ học các pháp, hoàn toàn
Không vì tư lợi, lo toan cho mình,
Cũng không sinh ghét ganh phản bác
Chỉ trích những người khác luôn luôn,
Không khoái khẩu biện luận suông,
Họđạt mục đích Pháp thuần chánh chân
Mà sự học pháp cần hướng tới
Vì khéo nắm giữ với pháp này
Đưa đến hạnh phúc lâu dài
Vì sao như vậy ? Vì thầy Tỷ Kheo
Khéo nắm giữ, hành theo đúng pháp.
Là một ví dụởđây :
Một người thích rắn, đi ngay tìm hoài
Vào rừng sâu săm soi khắp chỗ
Rồi người đó thấy con rắn to
Vốn tính cẩn thận, khéo lo
Dùng gậy có nạng, tay thòđè ngay
Sau khi đè với cây gậy nạng
Bắt lấy rắn ởđoạn cổ này
Dù rắng vùng vẫy lộn quay
Cuốn thân của nó vào tay người này
Cánh, cổ tay hay vào chỗ khác.
Nhưng con rắn chẳng thoát tay y
Do nhân duyên đã thực thi
Biết cách nắm giữ, nên y an toàn
Không bị chết hay mang thương tật
Hoặc gần chết, tổn thất, khổđau.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 315
Cũng vậy, thiện-nam-tử nào
Chân thành học pháp nhiệm mầu huyền vi
Khéo nắm giữ, hành trì các pháp,
Hiểu rõý nghĩa lời này
Ta đã thuyết giảng, nhưđây thọ trì.
Nếu có ai do vì không hiểu
Lời Ta giảng chưa liễu nghĩa ngay
Thì hãy hỏi nơi Ta đây
Hay những Tôn-giảđủ đầy trí minh.
( Ví dụ chiếc bè )
Ta giảng pháp ví dụ chiếc bè
Không phải để giữ kè kè
Mà để hành giả dùng bè vượt sông.
Các Tỷ Kheo ! Các ông nghe kỹ,
Khéo tác ý, Ta sẽ giảng ngay ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Xin vâng Ngài ”.
Rồi Thế Tôn đã khoan thai giảng rằng :
– “ Tỷ Kheo Tăng ! Ví như người nọ
Đi trên đường gian khó quá dài
Đến một vùng nước rộng thay
Trong khi bờ của bên này hiểm nguy
Bên kia thì tươi vui an ổn,
Nhưng khắp chốn bến nước bên này
Không một chiếc thuyền ởđây
Cũng không cầu để người này qua sông
Người ấy nghĩ : ‘Mặt sông quá rộng
Không có thuyền, chèo chống làm sao ?
Nơi đây lại chẳng có cầu
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 316
Chắc là ta phải tự thao tác làm
Dùng cỏ, cây, nhánh, gom cho được
Cột thành bè để vượt qua sông
Dùng chân, tay bơi theo giòng
Có thể đến được bờ sông kia liền !’
Nghĩ là làm, cần chuyên thực hiện
Nhờ chiếc bè thuận tiện vượt sang
Bờ bên kia được an toàn.
Nhưng khi người ấy đã sang bờ rồi
Y tức thời nghĩ suy, phấn khích :
‘Chiếc bè này lợi ích lớn lao
Ta đã tinh tấn dựa vào
Qua sông sâu rộng biết bao an toàn,
Vậy ta hãy vác mang bèấy
Hoặc đội đầu, như vậy về nhà’.
Các ông thử nghĩ sâu xa thế nào ?
Người này có mau mau làm đúng
Vào sở dụng của chiếc bè không ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Chắc chắn không ”.
– “ Này Tỷ Kheo Chúng ! Phải mong thế nào
Dùng chiếc bè đúng vào sở dụng ?
Suy nghĩđúng của chính người này :
‘Chiếc bè thật lợi ích thay !
Giúp ta vượt khỏi sông này bình an
Dùng tay, chân bơi sang tinh tấn
Nhưng nay ta hãy nhận chìm bè
Hay ta hãy kéo chiếc bè
Lên trên bờ đất, xong về nhà thôi !’
Của chiếc bè dùng đúng ởđây.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 317
Cũng vậy, Ta thuyết pháp này
Như chiếc bè để vượt ngay hải hà
Không phải để thiết tha nắm giữ.
Về ví dụ chiếc bè này,
Chánh pháp còn phải bỏ ngay chẳng nề
Huống nữa là thuộc về phi pháp.
( Các kiến xứ )
Nói vềsáu kiến-xứ này
Thế nào là sáu ? Ởđây hiểu rằng :
Kẻ vô văn phàm phu, lười biếng
Không yết kiến các bậc Thánh-nhân
Lại không thuần thục pháp phần,
Không tu tập pháp Thánh-nhân xuất trần
Không yết kiến Chân-nhân các vị
Là những bậc đại sĩ tịnh thân
Không thuần thục pháp Chân-nhân
Cũng không tu tập pháp phần Chân-nhân.
Xem Sắc(1) pháp xa gần tất cả
‘Là của tôi’, ‘tự ngã của tôi’
Sắc-pháp này chính ‘là tôi’
Và xem cảm thọ cùng nơi tưởng, hành(1)
Xem cái gì nghe rành, thấy được
Được cảm xúc và được đạt vào
Được ýthức(1), được tìm cầu
Được ý suy nghĩ nông sâu như vầy :
_______________________________
(1) : Năm Thủ Uẩn hay NgũẤm (Upàdànakkhandha) gồm:
Sắc ( rùpa ), Thọ ( vedanà ), Tưởng ( sannà ), Hành
( sankhàrà), Thức ( vinnàna ) .
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 318
‘Là của tôi’ cái này, ‘tôi đó’ !
Cũng chính đó ‘tự ngã của tôi’.
Bất cứ kiến xứ nào rồi
Cũng nói : ‘Thế giới đây thời tự tri,
Đây tự ngã, sau khi đã chết
Không phải hết, tôi sẽ thường còn
Thường hằng, thường trú sắt son
Không hề biến chuyển, tôi còn trúđây
Như thế này trải qua mãi mãi’.
Xem như vậy : ‘Cái này là tôi’
‘Của tôi’, ‘tự ngã của tôi’.
Này Tỷ Kheo Chúng ! Đồng thời có ra
Thánh-đệ-tử vịđa-văn nọ
Đến yết kiến để thọ chánh chân
Các bậc Thánh-nhân, Chân-nhân
Thuần thục, tu tập pháp phần Thánh-nhân
Và Chân-nhân . Rồi xem sắc-pháp
‘Cái này thật không phải của tôi’
‘Cái này không phải là tôi’
‘Không phải tự ngã của tôi’ như vầy.
Xem cảm thọ : ‘Cái này không phải
Là của tôi’, ‘không phải là tôi’
‘Không phải tự ngã của tôi’.
Xem các hành, tưởng, cũng thời như trên.
Xem cái gì các bên được thấy
Được cảm xúc, như vậy được nghe
Được ý thức, đạt mọi bề
Được tìm cầu , được ý về suy tư :
“Chẳng chần chừ, cái này ‘không phải
Là của tôi’, ‘không phải là tôi’
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 319
‘Không phải tự ngã của tôi’.
Bất cứ kiến-xứ nào rồi trải qua
Đều nói rằng : “Đây là thế giới,
Là tự ngã, cho tới chết rồi
Vẫn là thường hằng với tôi
Thường trú, bất biến và tôi thường còn
Tôi sẽ trú sắt son mãi mãi ”.
Xem như vậy, ‘không phải là tôi’
‘Của tôi’, ‘tự ngã của tôi’
Vị này quán sát tới nơi như vầy.
Với sự vật mảy may như vậy
Chẳng thật có ; người ấy an nhiên
Đều không lo âu, muộn phiền”.
( Lo âu )
Tỷ Kheo một vị nghe, liền thưa qua :
– “ Bạch Phật Đà ! xin Ngài giảng rõ
Có thể có cái gìđâu đâu
Không thực cóở ngoài nào
Có thể sẽ khiến lo âu muộn phiền ?”
– “ Này Tỷ Kheo ! Có liền như vậy
Có người nghĩ : “ Tôi thấy được rồi :
Cái gìđã chắc của tôi
Không còn chắc chắn của tôi nay rồi !
Cái có thể của tôi chắc chắn
Tôi chắc chắn không được nó rồi ”
Người đó sầu muộn, thốt lời
Than vãn, đấm ngực, tức thời hôn mê ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Còn vềđiểm nọ
Có thể có cái gìđâu đâu
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 320
Không thực cóở ngoài nào
Có thể không khiến lo âu, muộn phiền ? ”.
– “ Này Tỷ Kheo ! Có liền phương diện
Một người có tà kiến, tự tri :
‘Đây là thế giới diệu kỳ,
Đây là tự ngã ; sau khi mãn phần
Sẽ thường còn, thường hằng, thường trú
Không biến chuyển. Tôi sẽ trúđây
Cho đến mãi mãi chẳng thay ”.
Người này nghe được Như Lai, hay là
Đệ tử của Như Lai thuyết pháp
Để trừ bạt kiến-xứ mọi điều
Bạt trừ thiên chấp, chấp nhiều
Tùy miên, thiên kiến triệt tiêu dần dần
Sựđình chỉ mọi phần hành động
Từ bỏ chóng với mọi sanh y
Diệt trừ khát ái những gì
Đưa đến đoạn diệt, tham ly, Niết-bàn.
Có thể người này đang suy nghĩ :
‘Chắc chắn ta sẽ bị diệt trừ
Chắc chắn ta bị đoạn trừ
Ta không tồn tại lâu như mong cầu’.
Rồi người đó muộn sầu, than vãn
Khóc lóc, đoạn đấm ngực, mê man.
Này chư Tỷ Kheo ! Rõ ràng
Có cái không thực có, đang trong này
Có thể gây lo âu, phiền muộn ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Trạng huống khác đi :
Có thể nào có cái gì
Nó không thực có bất kỳở trong
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 321
Mà nó không gây lo, phiền muộn ? ”.
– “ Có thể có trạng huống như vầy :
Người không tà kiến, ởđây
Không nghĩ : ‘Thế giới làđây, chấp trì
Đây tự ngã ; sau khi đã chết
Không phải hết, tôi sẽ thường còn
Thường hằng, thường trú sắt son
Không hề biến chuyển, tôi còn trúđây
Cho đến như thế này mãi mãi’.
Vì ngưởi ấy không nghĩ như vầy
Nên khi được nghe Như Lai
Hay là đệ tử Như Lai thuyết rành
Để trừ bạt mọi ngành kiến-xứ
Sự cố chấp và sự tùy miên
Thiên chấp, thiên kiến ngả nghiêng
Tịnh chỉ hành động, dứt liền sanh y
Sự diệt trừ để ly tham ái
Sựđoạn diệt, tự tại Niết Bàn,
Người ấy không nghĩ lan man :
‘Chắc chắn ta sẽ trải sang đến phần
Sẽđoạn diệt, chắc rằng hoại diệt
Không tồn tại là việc chắc ăn’.
Nên không sầu muộn, khóc than
Cũng không đấm ngực, mê man lâu dài.
Có cái không thực cóở trong
Không gây phiền muộn, buồn lòng ”.
( Vô thường và vô ngã )
“ Này Tỷ Kheo Chúng ! Các ông thể nào
Nắm giữ một vật nào, sở hữu
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 322
Và vật ấy trường cữu, thường còn
Thường hằng, thường trú sắt son
Không hề chuyển biến, vẫn còn trúđây
Như thế này, lâu dài mãi mãi ?
Hoặc có thấy sở hữu vật nào
Đã được sở hữu sít sao
Vật sở hữu ấy dài lâu thường còn
Sẽ thường hằng sắt son, thường trú
Không chuyển biến, vẫn trúở trong
Như thế này mãi mãi không ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Chắc chắn ‘không’ như vầy ”.
– “
Ta không thấy vật sở hữu nào
Đã được nắm giữ sát sao
Mà nó thường trú, bền lâu thường hằng
Không chuyển biến, trú an mãi mãi.
Các Tỷ Kheo ! Hiện tại các ông
Có thể chấp thủ thuận đồng
Về Ngã-luận-thủ, mà trong thủ này
Được chấp thủ như vầy rốt ráo
Không khởi ưu, khổ, não, bi không ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Chắc chắn không ”.
– “ Lành thay ! Phích-Khú các ông nghe này :
Ta cũng không thấy rày xác lập
Ngã-luận-thủ được chấp thủ nào
Lại không khởi lên ưu, sầu,
Cả bi, khổ, não cũng mau khởi đồng .
Kiến-y nào đã cóởđây
Mà nó được y chỉ vầy
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 323
Lại không phát khởi khổ đầy, sầu, bi
Cảưu, não, kiến-y có đấy
Lại không khởi như vậy hay không ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Chắc chắn không ”.
– “ Lành thay ! Phích-Khú các ông hiện thì !
Ta không thấy kiến-y thếđó
Lại không khởi não, khổ, ưu, sầu
Các ông ! Nếu có ngã nào
Thì có ngã-sở-thuộc vào tôi không ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Điều này thì có ”.
– “ Vậy nếu có ngã-sở-thuộc xong
Thì có ngã của tôi không ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! ‘Có’ ở trong điểm này ”.
– “
Ngã và ngã-sở-thuộc có ra
Không thể được chấp nhận là
Thường còn, bất biến, thì qua trình bày
Kiến-xứ này : ‘Đây là thế giới
Đây tự ngã, khi tới tử vong
Tôi sẽ thường hằng, thường còn
Và không biến chuyển, sắt son thế này
Tôi sẽ trú như vầy mãi mãi’
Kiến xứấy triệt để, viên thông
Và chẳng ngu si phải không ? ”.
– “ Bạch Phật ! Sao dễ viên thông, hoàn toàn
Triệt để càn, chẳng ngu si được ! ”.
– “ Các Tỷ Kheo ! Giản lược hiểu tường
Sắc là thường hay vô thường ? ”
– “ Bạch Thiện Thệ ! Sắc vô thường làđây ”.
– “ Là vô thường, lạc hay là khổ ? ”
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 324
– “ Bạch Thế Tôn ! Là khổ, bất an ”.
– “ Cái gì vô thường, khổ mang
Chịu sự biến hoại rõ ràng tự tri
Có hợp lý chăng khi chánh quán :
‘Cái này đáng ‘của tôi’, ‘là tôi’
Nó là ‘tự ngã của tôi’ ? ”.
– “ Bạch đức Thiện Thệ ! Quả thời là không ”.
– “
Và các hành theo hướng là thường
Hay là chúng đều vô thường ? ”
– “ Bạch Phật ! Hết thảy vô thường cả ba ”.
– “ Cái gì là vô thường, khổ mãi
Và chịu sự biến hoại dần dần
Thì nó có hợp lý chăng
Khi nói : “ Cái ấy là phần ‘của tôi’
Chính cái này ‘là tôi’ tất cả
Cái này là ‘tự ngã của tôi’ ? ”
– “ Bạch Phật ! Chính là ‘không’ thôi ! ”
– “ Do vậy, bất cứ Sắc nơi thời nào
Vào quá khứ hay vào hiện tại
Vào tương lai, nội, ngoại, tế, thô
Liệt, thắng, xa, gần … xô bồ
Tất cả Sắc pháp gồm vô, đều là
‘Cái này không phải ‘là tôi’ đó
Cái này có, không phải ‘của tôi’
Không phải ‘tự ngã của tôi’
Cần phải như thật quán nơi tự mình,
Với trí tuệ quang minh sáng tỏ
* Rồi bất cứ cảm thọ, tưởng, hành
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 325
Bất cứthức … đều rõ rành
Quá khứ, hiện tại hay dành vị lai
Nội hay ngoại, tế hay thô thiển
Liệt hay thắng, là viễn hay gần
Thọ, tưởng, hành, thức… các phần
Phải như thật quán tinh cần liễu nhân
Với trí tuệ chánh chân như vậy.
Đa văn Thánh-đệ-tửđây
Yểm ly với Sắc, xa ngay tức thì
Là yểm ly Thọ, tưởng, hành, thức
Do yểm ly, chân thực ly tham
Được giải thoát do ly tham
Trong sự giải thoát, bao hàm điều trên
Trí khởi lên, biết là giải thoát
Tâm an lạc, vịấy biết rành :
‘ Sanh đã tận, phạm-hạnh thành
Việc cần thực hiện hoàn thành rồi đây !
Không trở lui tại đây lần nữa
Không lần lữa đời sống khác nào ”.
( Bậc A-La-Hán )
Vị Tỷ Kheo ấy đạt vào uy nghi
Gọi là vị vất đi chướng ngại
Đã lấp lại hố thẳm, thông hào
Nhổ lên cột trụ chôn sâu
Mở tung lề khóa từ lâu đóng hoài
Hạ cờ xuống thẳng ngay bậc Thánh
Đã đặt gánh nặng xuống tức thì
Cũng không có hệ lụy gì.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 326
* Thế nào là vị vất đi, bỏ liền
Các chướng ngại, chướng duyên cần thiết ?
– Là Tỷ Kheo đã diệt vô minh
Cắt tận gốc rễ, tuyệt sinh
Như Sa-La thọ, đầu thình lình rơi
Vì bị chặt, không đời nào sống !
Không hy vọng tiếp tục sống vầy
Không thể sinh khởi tương lai.
Như vậy, Phích-Khú vất ngay chướng rồi.
* Thế nào là Phích-Khú lấp đầy
Các hầm hố, thông hào ngay ?
– Vị Tỷ Kheo ấy ởđây đoạn trừ
Sự tái sinh đã từ muôn kiếp
Sự chuyển tiếp sinh tử luân hồi
Đã cắt tận gốc rễ rồi
Như Sa-La thọ đầu thời chặt ngang.
Vậy rõ ràng Tỷ Kheo đã lấp
Các thông hào đề cập ở trên.
* Thế nào Tỷ Kheo nhổ lên
Cột trụ chôn chặt vững bền xưa nay ?
– Tỷ Kheo này đoạn trừ khát ái
Cắt tận cái gốc rễ vươn sâu
Như Sa-La bị chặt đầu
Khiến cây đó không thể nào tái sanh
Không khả năng tương lai sinh khởi
Cột trụ được nhổ bởi vị này.
Các Tỷ Kheo ! Còn ởđây
Mở tung lề khóa như vầy là sao ?
– Vị Tỷ Kheo đã mau đoạn diệt
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 327
Về cả năm phần kiết-sử rồi
Cắt tận gốc rễ tức thời
Như Sa-La thọ chặt rời đầu ra
Như vậy là Tỷ Kheo này đã
Mở tung các lề khóa ra ngay.
– Thế nào Tỷ Kheo ởđây
Bậc Thánh-đệ-tử hạ ngay lá cờ ?
Cả gánh nặng bây giờ đặt xuống
Trong trạng huống không hệ lụy gì ?
Các Tỷ Kheo ! Phải tuệ tri
Tỷ Kheo vịấy tức thì diệt ngay
Các ngã mạn, cắt rày gốc rễ
Như Sa-La đã để cắt đầu
Tương lai không thể sống lâu
Khả năng sinh khởi không sao có rồi !
Vị Tỷ Kheo bậc Thánh chẳng nề
Hạ ngay cờ xuống một bề
Đạt gánh nặng xuống, không hề vướng chi.
Đã giải thoát đầy đủ như vầy
Thì chư Thiên Đạo Lợi (1)đây
( Đế Thích Thiên chúa cõi này Băm Ba (1)),
Phạm-Thiên (2) giới hay Sanh-Chủ giới
Tìm không tới dấu vết vị này,
Nếu nghĩ rằng : ‘Y ởđây !
Đồng thời có thức Như Lai’ hiển bày.
Vì sao vậy ? Vì ngay hiện tại
Không tìm thấy dấu vết Như Lai.
_______________________________
(1) & (2) : Xem chú thích ở trang kế .
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 328
( Xuyên tạc Như Lai )
Khi nghe Ta nói như vầy
Và thuyết như vậy, có vài Sa-môn &
Bà-la-môn hồ đồ xuyên tạc
Một cách thật hư vọng, phi chơn :
“ Sa-môn Kiều-Đàm chủ trương
Hư vô chủ nghĩa và thường đề cao
Sự đoạn diệt, nói vào hủy diệt
Sự tiêu diệt các loại hữu tình ”.
Nhưng các Tỷ Kheo ! Thật tình
Ta không nói vậy, biện minh điều này
Không chủ trương lầm sai như thế,
Xưa nay Ta thực tế nói lên
Sự khổ, sự diệt khổ liền
Dù ai mắng nhiếc, rủa nguyền đến Ta
Hoặc phỉ báng, mong Ta tức giận
Nhưng Ta không bất mãn, hận sân
Tâm không phẫn nộ phàm trần.
Này Tỷ Kheo Chúng ! Còn phần khác đây
Có những người tỏ bày cung kính
Hằng tôn kính, lễ bái, cúng dường
Đối với Như Lai là thường
Ta không hoan hỷ, dương dương hợm mình
_______________________________
(1) : Theo vũ trụ quan PG, cõi trời Đao Lợi – Tavatimsa , là tầng
trời thứ 2 trong 6 tầng trời Cõi Dục, nằm trên đỉnh núi Tu-Di ,
bốn phía đỉnh núi, mỗi phía đều có 8 Thiên thành.Thành Thiện
Kiến hay Hỷ Kiến ( Sudassana ) ở giữa là cung điện của Vua
Trời Đế Thích (Sakka) tất cả gồm 33 nơi nên được gọi là Cõi
Trời Ba mươi ba ( Tam thập tam thiên ) .
(2) : Cõi Trời Phạm Thiên – Brahma Kayikà do vị Phạm Thiên
(Brahma) chưởng quản . Vị này được nhiều tôn giáo tôn xưng là
Thượng Đế , đấng Toàn Năng , Sáng Tạo Chủ , Hóa Sanh Chủ …
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 329
Không thích thú, không sinh sung sướng
Vì Ta nghĩ : ‘Ý tưởng chẳng lìa
Đây làđiều mà xưa kia
Đã từng hiểu biết phân chia rõ ràng
Trách nhiệm Ta phải làm như vậy’.
Do điều ấy, này các Tỷ Kheo !
Nếu có những người cứ theo
Mắng nhiếc, chửi bới, kỳ kèo các ông
Mục đích làm các ông tức giận.
Các ông chớ sân hận, bất bình
Đừng để phẫn nộ khởi sinh.
Còn trong trường hợp nếu mình ởđây
Được người khác tỏ bày kính ái
Thường tôn trọng, lễ bái, cúng dường
Chớ có thích thú, dương dương
Chớ có sung sướng và thường hân hoan
Hãy suy nghĩ : ‘Hoàn toàn điều đó
Ta đã từng biết rõ, bao hàm
Là trách nhiệm ta phải làm’ .
( Không sở hữu )
Các ông do vậy phải am tường là :
Cái không phải của ta, hãy bỏ
Nếu được bỏ, đem lại lạc an
Đem lại hạnh phúc vô vàn.
Cái gì không phải của đàng các ông ?
Không phải của các ông làsắc
Hãy từ bỏ, hãy vất nó ngay
Sẽđem hạnh phúc lâu dài
Đem lại an lạc sâu dày phát sanh.
Hãy từ bỏthọ, hành, tưởng, thức,
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 330
Không phải thực của các ông đâu !
Khi đã từ bỏ chúng mau
Đem lại hạnh phúc thanh cao vui vầy.
Các Tỷ Kheo ! Việc này khả dĩ
Các ông nghĩ như thế nào đây ?
Rừng Chê-Tá-Va-Na (1) này
Có người thâu lượm cỏ, cây, lá, cành
Đốt lên hay thực hành tùy ý
Vậy các ông có nghĩđiều là
Người ấy thâu lượm chúng ta
Rồi người ấy đốt chúng ta tức thì,
Hoặc làm gì tùy theo ý muốn ? ”.
– “ Bạch Thế Tôn ! Trạng huống nói đây
Không thể có. Vì sao vầy ?
Vì không phải tự ngã hay điều mà
Không phải là sở thuộc của ngã ”.
– “
Sắc, thọ, tưởng, thức và hành
Đều không phải của sẵn dành các ông.
Hãy từ bỏ chúng không thương tiếc
Từ bỏ thiệt, đem lại lạc an
Đem lại hạnh phúc vô vàn
Các ông đạt được hoàn toàn điều trên.
( Pháp khéo giảng )
Pháp được Ta khéo giảng đục trong
____________________________
(1) : Jetavanavihàra :Kỳ Viên hay Kỳ Hoàn Tinh Xá ,doTrưởng
Giả Cấp-Cô-Độc ( Anathapindika – tên thật làSUDATTA – Tu-
Đạt-Đa ) mua lại từ khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà ( Jeta ) gần
Thành Xá Vệ (Savatthi ) dâng choĐức Phật và Tăng Chúng .
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 331
Làm cho tỏ lộ, khai thông
Làm cho khai thị, thong dong loại trừ
Các vải quấn gần hư, cũ kỹ
Nên những vị Phích-Khú chính danh
Bậc A-La-Hán tịnh thanh
Lậu-hoặc đã tận, tu hành mãn viên
Việc cần làm đã liền làm cả
Gánh nặng đã đặt xuống thong dong
Lý tưởng đã thành đạt xong
Hữu-kiết-sửđã ngoài trong diệt rồi,
Được giải thoát nhờ nơi chánh trí
Vòng luân chuyển những vị Thánh này
Thật là không thể chỉ bày.
Này Tỷ Kheo Chúng ! Như vầy Pháp siêu
Ta khéo giảng mọi điều sáng tỏ
Làm tỏ lộ, cho được khai thông
Làm cho khai thị thuận đồng
Các vải quấn cũ thong dong loại trừ.
Vị nào đãđoạn trừ thứ tự
Năm hạ phần kiết-sử dứt nhanh
Sẽ thành các vị hóa-sanh
Chứng Bất Lai quả, không sanh lại rồi
( Tịnh Cư Thiên là nơi vân tập
Rồi từđó sẽ nhập Niết Bàn ).
Còn những Tỷ Kheo các hàng
Đoạn ba kiết-sử, sẵn sàng thực thi
Tham, sân, si làm cho muội lược
Các vịấy đạt được Nhất Lai
Chỉ một lần nữa đời này
Sau đó diệt tận sâu dày khổđau.
Trung Bộ (Tập 1) Kinh 22 : VÍ DỤ CON RẮN * MLH – 332
Tỷ Kheo nào đoạn ba kiết-sử
( Giới cấm thủ, thân kiến, hoài nghi )
Thành bậc Nhập Lưu danh tri
Tu-Đà-Hoàn quả , một vì Thất Lai
Không sa đọa, lạc loài ác thú
Hướng chuyên chú Chánh Giác Toàn Tri.
Pháp Ta khéo giảng diệu kỳ sáng trong
Làm khai thông, làm cho tỏ lộ
Làm khai thị để ngộ chân-như
Các vải quấn cũ loại trừ
Nên các Phích-Khú an từ tịnh thanh
Đều là tùy-pháp-hành các vị
Tùy-tín-hành tịnh trí mọi bề
Các vị Chánh Giác hướng về
Các vị đầy đủ vấn đề trải qua
Đủ lòng tin nơi Ta vững chắc
Lòng thương mến chân thật với Ta
Thì các vịấy đều là
Đều hưởng an lạc nơi tòa Chư Thiên ”.
Nghe Thế Tôn an nhiên thuyết giảng
Kinh Xà Dụ viên mãn, minh quang
Chư Tỷ Kheo rất hân hoan
Hoan hỷ tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 22 : VÍ DỤ CON RẮN –
ALAGADDÙPAMA Sutta )