- Thư Ngỏ
- Nội Dung
- I. Phần thứ I Tổng luận ( Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)
- II. Phần thứ II Tổng luận:
- III. Phần Thứ III: Tánh Không Bát Nhã
- Tán thán công đức quý Phật tử đã đóng góp (đợt 2) tịnh tài để ấn tống Tổng Luận Đại Bát Nhã 🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼
- Hình ảnh tạ lễ công đức phiên dịch Kinh Bát Nhã của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm và chúc mừng Lão Cư Sĩ Thiện Bửu (80 tuổi ở San Jose, California, Hoa Kỳ) đã hoàn thành luận bản chiết giải bộ Kinh khổng lồ này sau 10 năm ròng rã
- Link thỉnh sách Tổng Luận Đại Bát Nhã qua Amazon
- Tập 01_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 1) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 02_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 2) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 03_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 3) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 04_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 4) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 05_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 5) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 06_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 6) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 07_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 7) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 08_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 8) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
TỔNG LUẬN
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT
Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu
Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022
VI. PHẨM “TÙY HỶ HỒI HƯỚNG”
Bắt đầu quyển 543 cho đến quyển 544, Hội thứ IV, TBBN.
Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le
Gợi ý:
Giáo lý của phẩm này không có gì khó. Sở dĩ, thấy khó, thấy rắc rối là vì lối diễn tả và cách hành văn (văn từ chương cú). Chúng tôi, đã đọc cả 4 phẩm “Tùy Hỉ Hồi Hướng” của cả 4 Hội thuộc Kinh ĐBN, và hai phẩm “Hồi Hướng” của hai kinh khác nữa là Kinh “Tiểu Phẩm Bát Nhã” do La Thập dịch và Kinh “Phật Mẫu Bát Nhã” do Thí Hộ dịch. Tất cả giái lý gần như nhau chỉ khác nhau ở cách diễn tả chương cứu. Tuy nhiên, hai Kinh sau viết rõ ràng hơn, nên chúng tôi có trích dẫn sau đây để quý vị có dịp tụng đọc, so chiếu. Chúng tôi không dám phê bình Kinh, chỉ viết gợi ý với mục đích báo cho độc giả biết khi đọc tụng 2 phẩm của 2 Kinh này.
Tóm lược:
Quyển thứ 543
Bấy giờ, đại Bồ Tát Từ Thị bảo cụ thọ Thiện Hiện:
- Đại đức! Các đại Bồ Tát ở nơi pháp môn Bát Nhã sâu xa này tùy hỷ hồi hướng thu được các công đức, so với công đức bố thí, trì giới, an nhẫn, tịnh lự của chúng sanh khác là tối tôn, là thù thắng, là tôn quí, cao đẹp, nhiệm mầu, vi diệu, vô thượng, trên hết, không gì hơn, không gì sánh bằng. Vì vậy, ở nơi chánh pháp sâu xa này, nên tùy hỷ đúng lý.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện hỏi đại Bồ Tát Từ Thị:
- Các đại Bồ Tát đã khởi tâm tùy hỷ hồi hướng, duyên theo vô lượng, vô biên, vô số thế giới khắp mười phương không thể nghĩ bàn. Mỗi mỗi thế giới không thể nghĩ bàn có vô lượng, vô biên, vô số Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cắt đường qua lại các cõi, chấm dứt sự hý luận, đã vào cảnh giới Vô dư y bát Niết bàn. Từ lúc mới phát tâm cho đến chứng đắc quả vị Vô Thượng Bồ đề, tuần tự như vậy cho đến khi nhập vào cảnh giới Vô dư y bát Niết bàn, cho đến khi Chánh pháp diệt, trong khoảng thời gian đó, tất cả giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn, và căn lành đều tương ưng với sáu pháp Ba la mật. Hoặc căn lành tương ưng với công đức viên mãn của Phật. Hoặc căn lành tương ưng với lực vô úy. Hoặc căn lành tương ưng với thần thông Ba la mật. Hoặc căn lành tương ưng với Bát Nhã sâu xa. Hoặc căn lành tương ưng với đại nguyện Ba la mật. Hoặc căn lành tương ưng với Nhất thiết trí trí. Hoặc vì lợi ích an vui tất cả hữu tình nên đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Hoặc vì vô lượng, vô số công đức của chư Phật. Hoặc chứng quả vị Vô Thượng Bồ đề diệu lạc. Hoặc đã được đại tự tại Ba la mật đối với các pháp. Hoặc đã được vô lượng diệu hạnh của thần thông cao tột, có thể chinh phục tất cả những gì không thể chinh phục. Hoặc có oai lực dõng mãnh như thật của Như Lai không còn sự chướng ngại, không đối, không gì sánh bằng, không gì ví dụ nổi, không giới hạn. Hoặc tri kiến Phật. Hoặc mười lực Ba la mật của Phật. Hoặc đã chứng Phật pháp bốn điều không sợ cao tột viên mãn. Hoặc đã chứng Phật pháp có thể phát khởi các pháp thắng nghĩa. Hoặc chuyển bánh xe pháp, hoặc cầm đuốc pháp, hoặc đánh trống pháp, hoặc thổi loa pháp, hoặc rưới mưa pháp, hoặc lập pháp hội, hoặc đem pháp vị ban cho các hữu tình tùy ý vui hưởng, để họ được đầy đủ. Hoặc đối với giáo pháp Vô thượng là pháp của chư Phật, pháp của Độc giác, pháp của Thanh văn, đã có sự điều phục thắng giải, quyết định hướng tới tam Bồ đề. Hoặc Phật Thế Tôn thọ ký quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cho các Bồ Tát. Hoặc tất cả căn lành thù thắng kia, gọi là căn lành tương ưng bố thí cho đến Ba la mật. Hoặc thọ ký Bồ đề cho Độc giác Bổ đặc già la, Độc giác thừa. Hoặc tất cả căn lành thù thắng kia là căn lành tương ưng sự quán sát mười hai duyên khởi. Hoặc thọ ký Bồ đề cho Thanh văn Bổ đặc già la, Thanh văn thừa. Hoặc tất cả căn lành thù thắng kia, gọi là căn lành tương ưng ba phước nghiệp thí tánh, giới tánh, tu tánh. Hoặc căn lành vô lậu của bậc học và vô học. Hoặc căn lành của các phàm phu đã gieo trồng với các pháp. Hoặc bốn chúng đệ tử của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là Bí sô, Bí sô ni, cận sự nam, cận sự nữ, đã có ba việc phước nghiệp do thí tánh, giới tánh, tu tánh. Hoặc đối với giáo pháp chư Phật đã thuyết cho trời, rồng, Dược xoa, nói rộng cho đến người chẳng phải người v.v… đã gieo trồng căn lành. Hoặc đã gieo trồng căn lành sau khi Phật nhập Niết bàn. Hoặc các loài hữu tình thân tâm tin ưa đã phát khởi các căn lành thù thắng và các công đức khác đối với Phật, Pháp, Tăng và các Thiện sĩ. Các căn lành này và các công đức tất cả hợp nhóm, quán sát cân lường, hiện tiền phát khởi tâm tùy hỷ rất tôn rất thắng rất diệu rất thượng.
Lại đem sự tùy hỷ tương ưng với các việc phước nghiệp và ban cho hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Nguyện đem căn lành này cùng loài hữu tình đồng hướng đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Như vậy, việc phát khởi tùy hỷ hồi hướng và các việc phước nghiệp được phát sanh (so với các phước nghiệp khác) là tối tôn, là thù thắng, là tôn quí, là cao đẹp, là nhiệm mầu, là vi diệu, là vô thượng, là trên hết, không gì hơn, không gì sánh bằng. “Nơi ý hiểu sao? Bồ Tát Ma ha tát kia duyên việc như thế khởi hành tướng tâm tùy hỷ hồi hướng như thế là có sở duyên khá được như thế, như Bồ Tát kia chỗ lấy tướng chăng?
Bấy giờ, Từ thị Bồ Tát đáp lời Thiện Hiện rằng: Bồ Tát Ma ha tát kia duyên việc như thế, khởi hành tướng tâm tùy hỷ hồi hướng như thế, thật không có sở duyên khá được như thế, như tướng Bồ Tát kia đã lấy.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Từ thị Bồ Tát rằng: Nếu không các việc sở duyên như thế, như Bồ Tát kia chỗ lấy tướng ấy, các Bồ Tát kia tùy hỷ hồi hướng đâu chẳng đều thành tướng điên đảo, tâm điên đảo, thấy điên đảo?”.(1). Vì sao? Như có kẻ tham đắm việc vô thường cho là thường, khổ cho là vui, vô ngã bảo là ngã, bất tịnh cho là tịnh, liền phát khởi tưởng, tâm, kiến điên đảo. Nhưng sở duyên thật sự vô sở hữu. Bồ đề và tâm cũng lại như vậy, tất cả pháp và tất cả cảnh giới cũng như vậy. Nếu tất cả chủng loại đều vô sở hữu, không sai khác thì những gì là sở duyên, những gì là tâm tùy hỷ, những gì là Bồ đề, những gì là hồi hướng? Tại sao đại Bồ Tát này duyên việc như vậy mà khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề?
Bồ Tát Từ Thị trả lời với Thiện Hiện:
- Đã khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng như vậy thì không nên đối trước các Bồ Tát mới học Đại thừa kia mà nói. Vì sao? Vì người kia nghe tất cả sự tùy hỷ hồi hướng như vậy thì tâm tin ưa, cung kính sẽ lui mất ngay. Như vậy, pháp tùy hỷ hồi hướng nên vì đại Bồ Tát Bất thối chuyển, hoặc người đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, đã phát nguyện lớn, gieo trồng căn lành lâu dài, đã được nhiều bạn lành hộ trì mà khai thị phân biệt. Vì sao? Vì những người kia nghe được sự tùy hỷ hồi hướng này chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng lui, chẳng mất.
Các đại Bồ Tát nên đem tùy hỷ cùng hành các việc phước nghiệp như thế hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Chính lúc bấy giờ, nên khởi nghĩ này: “Chỗ đáng dụng tâm tùy hỷ hồi hướng, chỗ dụng tâm đây tận diệt ly biến(2)(盡tận. 滅diệt. 離ly. 變biến). Việc sở duyên đây và các căn lành cũng đều như tâm tận diệt ly biến”. Trong đây những gì là chỗ dụng tâm? Lại lấy gì làm sở duyên và các căn lành mà nói tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề? Vì tâm này đối tâm chẳng lẽ có tùy hỷ hồi hướng, vì không có hai tâm khởi cùng lúc vậy. Tâm cũng chẳng thể tùy hỷ hồi hướng tự tâm. Vậy nên tâm tùy hỷ hồi hướng và việc sở duyên đều bất khả đắc.
Khi ấy, trời Đế Thích thưa Thiện Hiện:
- Các chúng Bồ Tát mới học Đại thừa nghe việc này, tâm họ sẽ không kinh sợ lui mất. Làm sao chúng đại Bồ Tát đối với việc sở duyên mà khởi tâm tùy hỷ? Làm sao gìn giữ sự tùy hỷ tương ưng các việc phước nghiệp, để hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề mà không trái lý?
Bấy giờ, Thiện Hiện nương oai lực Bồ Tát Từ Thị bảo Đế Thích:
- Các đại Bồ Tát duyên theo tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong vô lượng, vô biên, vô số thế giới khắp mười phương không thể nghĩ bàn để cắt đứt đường qua lại các cõi, chấm dứt sự hý luận, quét sạch mây mù, dọn dẹp gai gốc, bỏ các gánh nặng, hết sự trói buộc các cõi, chánh trí giải thoát, tâm được tự tại, đạt đến cứu cánh đệ nhất, vào cảnh giới Vô dư y Niết bàn. Từ lúc mới phát tâm cho đến chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề đã cầu, chuyển pháp luân vi diệu, cứu độ các hữu tình. Sau khi nhập Niết bàn cho đến chánh pháp diệt, trong khoảng thời gian đó đã gieo trồng các công đức căn lành, và chúng đệ tử đã gieo trồng căn lành với giáo pháp của Phật, đồng thời khởi lên các công đức khác. Tập hợp tất cả xem xét cân lường và hiện tiền phát khởi tâm tùy hỷ tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu. Lại đem các việc phước nghiệp tương ưng tâm tùy hỷ này ban cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Lúc bấy giờ, nhờ vào phương tiện thiện xảo nên vị ấy không rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.
Đại Bồ Tát Từ Thị bảo cụ thọ Thiện Hiện:
- Đại Bồ Tát tự mình khởi lên tâm tương ưng với sự tùy hỷ hồi hướng nhưng chẳng khởi lên vọng tưởng về tâm tùy hỷ hồi hướng ấy. Đối với công đức của Phật và các đệ tử mà không khởi lên tư tưởng về công đức của chư Phật và các đệ tử; đối với căn lành mà Bồ Tát đã gieo trồng với các trời, người, A tu la v.v... mà chẳng khởi lên vọng tưởng về căn lành đối với các trời, người, A tu la v.v…, nhưng có thể tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Bồ đề, thì sự phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng của đại Bồ Tát ấy không rơi vào tưởng, tâm, kiến điên đảo. Đại Bồ Tát nào đối với tâm khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng tương ưng mà dấy lên tâm tưởng về tùy hỷ hồi hướng; đối với công đức Phật và các đệ tử, mà khởi lên tưởng về công đức của Phật và các đệ tử; đối với căn lành mà các trời, người, A tu la v.v… đã gieo trồng mà khởi lên tưởng về căn lành của các trời, người, A tu la v.v… đã gieo trồng, có thể tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Bồ đề; sự khởi lên tâm tùy hỷ hồi hướng của đại Bồ Tát như vậy là rơi ngay vào cảnh tưởng tâm, kiến điên đảo. Các đại Bồ Tát đem tâm như vậy nhớ nghĩ về tất cả căn lành công đức của chư Phật và các đệ tử, biết đúng đắn tâm này đã tận diệt ly biến, không thể tùy hỷ và biết đúng đắn pháp kia tánh nó cũng vậy, chẳng phải sự tùy hỷ. Và hiểu một cách đúng đắn tâm hồi hướng và pháp tánh cũng vậy, chẳng phải hồi hướng. Chơn chánh hiểu rõ pháp được hồi hướng, tánh nó cũng vậy chẳng phải được hồi hướng. Nếu có thể dựa vào sự trình bày như vậy để tùy hỷ và hồi hướng là chánh, chẳng phải tà thì các đại Bồ Tát đều phải khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng như vậy, để hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Như chư Phật Thế Tôn, nếu đại Bồ Tát trong quá, khứ, vị lai, hiện tại, cắt đứt đường qua lại các cõi, chấm dứt sự hý luận, từ lúc mới phát tâm cho đến chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, tiến dần đến khi nhập vào cảnh giới Vô dư y bát Niết bàn, như vậy cho đến Chánh pháp diệt, trong khoảng thời gian đó bao căn lành tương ưng với Ba la mật của chư Phật. Hoặc căn lành tương ưng với Ba la mật mà Phật Thế Tôn đã thọ ký cho Bồ Tát. Hoặc căn lành tương ưng với sự quán sát duyên khởi mà Phật Thế Tôn đã thọ ký cho Độc giác. Hoặc căn lành tương ưng đã phát khởi thí tánh, giới tánh, tu tánh mà Phật Thế Tôn đã thọ ký cho hàng Thanh văn. Hoặc căn lành tất cả hữu lậu, vô lậu của bậc hữu học. Hoặc căn lành vô lậu của bậc Vô học. Hoặc giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của Phật Thế Tôn. Hoặc vì lợi ích an vui cho tất cả hữu tình nên đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Hoặc vô lượng, vô số Phật pháp khác. Hoặc Phật Thế Tôn tuyên thuyết Chánh pháp. Hoặc các căn lành kia an trụ thắng giải do siêng năng tu học với Chánh pháp. Hoặc căn lành của các loài dị sanh đã gieo trồng với Chánh pháp. Hoặc căn lành của các trời, rồng, A tu la v.v... đã gieo trồng lúc lắng nghe Chánh pháp, và sau khi nghe pháp; cho đến căn lành của loài bàng sanh lúc lắng nghe Chánh pháp và sau khi nghe pháp. Hoặc căn lành của các trời, người v.v... đã gieo trồng sau khi Phật Thế Tôn nhập Niết bàn. Tập hợp tất cả cân lường và hiện tiền phát khởi tâm tùy hỷ tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu.
Lại đem các việc phước nghiệp tương ưng sự tùy hỷ này ban cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Trong lúc này, nếu chơn chính hiểu rõ các pháp được tùy hỷ hồi hướng tận diệt ly biến; các pháp được tùy hỷ hồi hướng tự tánh đều là Không. Tuy biết như vậy nhưng vẫn thường tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Vả lại, trong lúc này nếu hoàn toàn hiểu rõ chơn chính không có pháp nào có thể tùy hỷ hồi hướng với pháp nào. Vì sao? Vì tất cả pháp tự tánh đều là Không. Trong cái Không ấy hoàn toàn không có pháp tùy hỷ hồi hướng. Tuy biết như vậy nhưng vẫn thường tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đại Bồ Tát này sẽ không rơi vào cảnh tưởng, tâm, kiến điên đảo.
Vì sao? Vì đại Bồ Tát này không chấp trước tâm tùy hỷ và căn lành công đức đã tùy hỷ; đối với tâm hồi hướng và sự hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cũng không chấp trước. Do không chấp trước nên chẳng rơi vào cảnh điên đảo. Đại Bồ Tát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy mới gọi là sự tùy hỷ hồi hướng chơn chánh vô thượng, xa lìa tất cả hư vọng phân biệt.
Đại Bồ Tát nào đối với pháp có thể tùy hỷ hồi hướng mà khởi lên vọng tưởng về pháp có thể tùy hỷ hồi hướng; đối với pháp được tùy hỷ hồi hướng khởi lên vọng tưởng về pháp được tùy hỷ hồi hướng, rồi khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đại Bồ Tát này đã khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng như vậy thì rơi vào tưởng, tâm, kiến điên đảo. Sự tùy hỷ hồi hướng này đều sai. Bồ Tát nên biết mà phương tiện lánh xa.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào đối với sự tu hành, làm các việc phước nghiệp, như thật biết rõ, xa lìa, vắng lặng; đối với tâm thường tùy hỷ hồi hướng cũng như thật hiểu rõ, xa lìa, vắng lặng. Biết như vậy rồi hành sâu Bát Nhã, nhưng trong các pháp hoàn toàn không có chấp thủ mà khởi lên tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đại Bồ Tát này đã khởi tâm tùy hỷ hồi hướng ấy nên không rơi vào tưởng, tâm, kiến điên đảo.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đối sở tu làm các việc phước nghiệp như thật biết rõ xa lìa vắng lặng. Đối tâm năng tùy hỷ hồi hướng cũng như thật biết rõ xa lìa vắng lặng. Biết như thế rồi hành Bát Nhã sâu thẳm, đối trong các pháp trọn không chấp lấy mà khởi tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đại Bồ Tát này sở khởi tâm tùy hỷ hồi hướng thời chẳng đọa nơi tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào đối với căn lành công đức của chư Phật Thế Tôn và các đệ tử đã diệt độ, nếu muốn phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề ấy, nên nghĩ như vầy: Như đức Phật Thế Tôn và các đệ tử đều đã diệt độ, tự tánh chẳng phải có, căn lành công đức cũng lại như vậy. Ta đã phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, và sự hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, tánh tướng cũng vậy đều bất khả đắc. Biết như vậy rồi, đối với các căn lành làm phát sanh sự tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thì không thể sanh tưởng, tâm, kiến điên đảo, gọi là sự tùy hỷ hồi hướng Bồ đề chơn chánh.
Đại Bồ Tát nào lấy sự chấp tướng làm phương tiện hành Bát Nhã, đối với căn lành công đức của Phật và các đệ tử đã diệt độ, chấp giữ tướng tùy hỷ hồi hướng Bồ đề, đây chẳng phải là sự tùy hỷ hồi hướng đúng đắn. Do đó liền rơi vào tưởng, tâm, kiến điên đảo.
Đại Bồ Tát nào không chấp giữ tướng làm phương tiện tu hành sâu Bát nhã Ba la mật, đối với căn lành công đức của Phật và đệ tử đã diệt độ, lìa tướng rồi tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, mới gọi là sự tùy hỷ hồi hướng đúng đắn. Do đây chẳng rơi vào tưởng, tâm, kiến điên đảo.
Bấy giờ, đại Bồ Tát Từ Thị hỏi cụ thọ Thiện Hiện:
- Đại đức! Vì sao đối với căn lành công đức của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng đệ tử, đại Bồ Tát tùy hỷ tương ưng việc phước nghiệp hoàn toàn không chấp tướng mà có thể tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề?
Thiện Hiện đáp:
- Nên biết đại Bồ Tát đã học Bát Nhã và có những phương tiện thiện xảo như vậy, tuy không chấp tướng nhưng hoàn thành được việc làm, chẳng phải lìa Bát Nhã mà có được sự tùy hỷ hồi hướng chơn chánh. Vì thế chúng đại Bồ Tát muốn thành tựu phải học Bát nhã Ba la mật.
Đại Bồ Tát Từ Thị nói:
- Đại đức Thiện Hiện chớ nói lời ấy. Vì sao? Vì trong Bát Nhã, chư Phật Thế Tôn cùng chúng đệ tử và căn lành công đức được thành tựu đều vô sở hữu và bất khả đắc. Sự tùy hỷ với các việc phước nghiệp đã tạo thành và phát tâm hồi hướng Vô thượng Bồ đề cũng vô sở hữu và bất khả đắc. Trong đây, khi đại Bồ Tát hành sâu Bát Nhã phải quán như vầy: Bản tánh căn lành công đức của chư Phật và chúng đệ tử đời quá khứ đều đã diệt. Sự tùy hỷ với các việc phước nghiệp tạo thành và phát tâm hồi hướng Vô thượng Bồ đề tánh đều vắng lặng. Đối với căn lành công đức của chư Phật Thế Tôn và chúng đệ tử, nếu ta chấp lấy tướng phân biệt, đối với sự tùy hỷ tương ưng với các việc phước nghiệp và chấp lấy tướng phân biệt sự phát tâm hồi hướng Vô thượng Bồ đề, lấy sự chấp giữ tướng phân biệt này, phương tiện khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thì chư Phật Thế Tôn đều không chấp nhận.
Vì sao? Vì chấp lấy tướng phân biệt tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Bồ đề đối với chư Phật Thế Tôn và các đệ tử đã diệt độ thì gọi là bậc đại sở hữu, bởi quá khứ đã diệt nên không có sở hữu. Vị lai, hiện tại đức Phật và các đệ tử chưa đến, không trụ cũng bất khả đắc. Nếu bất khả đắc thì chẳng phải chấp thủ tướng cảnh. Nếu chấp thủ tướng ấy rồi phát sanh sự tùy hỷ hồi hướng thì liền rơi vào cảnh điên đảo. Nếu có sự thất niệm mà chấp thủ tướng, thì nên biết chẳng phải là sự tùy hỷ hồi hướng đúng đắn. Phải không chấp thủ tướng, không có sự phân biệt mới gọi là sự tùy hỷ hồi hướng đúng đắn.
Vì vậy, chúng đại Bồ Tát nên học phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật. Nhờ năng lực của phương tiện thiện xảo này mới có thể chơn chánh phát sanh sự tùy hỷ hồi hướng.
Nếu đại Bồ Tát muốn học phương tiện thiện xảo như vậy phải thường lắng nghe thọ trì, đọc tụng Bát nhã Ba la mật sao cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng lý, siêng thưa hỏi Thầy nghĩa lý thâm sâu. Vì sao? Vì nếu chẳng nương vào Bát Nhã sâu xa, thì quyết chẳng thể đắc phương tiện thiện xảo. Nếu không có phương tiện thiện xảo này mà có thể phát sanh sự tùy hỷ hồi hướng chơn chánh, thì không có sự việc ấy.
Vì sao? Vì đối với các công đức v.v… của chư Phật và chúng đệ tử quá khứ mà chấp lấy tướng phân biệt rồi tùy hỷ hồi hướng thì chư Phật Thế Tôn đều chẳng tùy hỷ. Vì vậy, chúng đại Bồ Tát muốn chơn chánh phát khởi tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề đối với công đức căn lành của chư Phật và các đệ tử, không nên lấy sở đắc và chấp tướng phân biệt tùy hỷ hồi hướng.
Nếu ở trong đó mà khởi lên có sở đắc và chấp lấy tướng phân biệt rồi tùy hỷ hồi hướng thì đức Phật nói việc đó chẳng có ý nghĩa và không lợi ích gì cả. Vì sao? Vì tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy là vọng tưởng phân biệt gọi là xen lẫn chất độc. Như thức ăn nước uống với đầy đủ màu sắc mỹ vị thơm ngon hảo hạng nhưng lẫn chất độc. Người ngu trí cạn lại ham ăn uống nên nuốt vào. Ban đầu tuy có thích thú vui mừng vừa ý. Nhưng sau khi thức ăn tiêu hóa phải chuốc lấy các khổ, hoặc đến chết, hoặc gần mất mạng.
Cũng như vậy, có một người hoàn toàn không giỏi thọ trì, chẳng giỏi quán sát về câu văn nghĩa lý của Bát Nhã sâu xa, chẳng giỏi đọc tụng, chẳng giỏi thông suốt nghĩa lý sâu xa, nhưng lại bảo người có chủng tánh Đại thừa: Thiện nam tử, hãy đến đây! Ông đối với giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, vị lai, hiện tại và vô lượng, vô biên công đức. Hoặc đệ tử Phật ở chỗ chư Phật gieo trồng các căn lành. Hoặc đức Phật Thế Tôn đã thọ ký quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cho các Bồ Tát và các Bồ Tát ấy đã gieo trồng căn lành. Hoặc đức Phật Thế Tôn đã thọ ký cho Thanh văn, Độc giác, loài hữu tình kia đã gieo trồng căn lành. Hoặc các trời, người, A tu la v.v... ở chỗ chư Phật đã gieo trồng căn lành cho đến khi Chánh pháp chưa diệt tận. Hoặc các thiện nam tử, thiện nữ v.v… đã gieo trồng căn lành và đã có sự thành tựu công đức do phát sanh căn lành tùy hỷ hồi hướng. Như vậy, tập hợp tất cả cân lường và hiện tiền tùy hỷ ban cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Sự tùy hỷ hồi hướng như đã nói này lấy có sở đắc và chấp lấy tướng phân biệt làm phương tiện. Thí như đồ ăn, thức uống của thế gian có lẫn chất độc nên trước ngon sau hại. Đây chẳng phải sự tùy hỷ hồi hướng hoàn hảo. Vì sao? Vì lấy hữu sở đắc và chấp thủ tướng phân biệt mà phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng là đều lẫn chất độc. Những người thuộc chủng tánh Bồ Tát không nên tùy theo những điều đã nói trên mà tu học.
Vì vậy, Đại đức phải nói thế nào cho các thiện nam v.v… trụ Bồ Tát thừa nên tùy hỷ hồi hướng đối với căn lành công đức của chư Phật và các đệ tử trong mười phương ba đời, để đáng gọi là sự tùy hỷ hồi hướng đúng đắn, tốt đẹp không độc hại?
Cụ thọ Thiện Hiện đáp lời Từ Thị:
- Các thiện nam tử v.v… trụ Bồ Tát thừa hành sâu Bát nhã Ba la mật, muốn không hủy báng Phật và phát tâm tùy hỷ hồi hướng thì nên nghĩ thế này: Như các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác với Phật nhãn thông suốt không có sự chướng ngại, biết tất cả căn lành công đức có tánh như vậy, có tướng như vậy, có pháp như vậy mà nên tùy hỷ. Nay ta cũng nên tùy hỷ như vậy. Như các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác với Phật nhãn thông suốt biết rõ, không có chướng ngại, đem các việc phước nghiệp hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề như vậy. Nay ta cũng nên hồi hướng như vậy.
Các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa nên khởi sự tùy hỷ hồi hướng như vậy đối với căn lành công đức của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử. Nếu khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng như vậy thì chẳng hủy báng Phật, được chư Phật Thế Tôn đồng tùy hỷ. Tâm tùy hỷ hồi hướng của đại Bồ Tát như vậy chẳng lẫn các chất độc, xa lìa các lầm lỗi nên được gọi là sự tùy hỷ hồi hướng chơn chánh, tốt đẹp, xứng chơn pháp giới, ý vui thắng giải cùng với sự viên mãn hoàn toàn.
Lại nữa, Đại sĩ! Các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa hành sâu Bát Nhã, đối với căn lành công đức của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử nên khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng như vầy: Như giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn và các pháp khác của Phật chẳng rơi vào ba cõi, chẳng thuộc ba đời; sự tùy hỷ hồi hướng cũng lại như vậy. Vì sao? Vì các pháp kia tự tánh là Không, nên chẳng rơi vào ba cõi, chẳng thuộc ba đời, sự tùy hỷ hồi hướng cũng lại như vậy. Nghĩa là chư Như Lai tự tánh là Không, nên chẳng rơi vào ba cõi, chẳng thuộc ba đời. Công đức của chư Phật tự tánh là Không nên chẳng rơi vào ba cõi, chẳng thuộc ba đời. Thanh văn, Độc giác và trời, người v.v... tự tánh cũng là Không, nên chẳng rơi vào ba cõi, chẳng thuộc ba đời. Các căn lành kia tự tánh là Không, nên chẳng rơi vào ba cõi, chẳng thuộc ba đời. Đối với sự tùy hỷ kia tự tánh là Không, nên chẳng rơi vào ba cõi, chẳng thuộc ba đời. Pháp được hồi hướng tự tánh là Không, nên chẳng rơi vào ba cõi, chẳng thuộc ba đời. Người hồi hướng tự tánh là Không, nên chẳng rơi vào ba cõi, chẳng thuộc ba đời.
Khi hành sâu Bát nhã Ba la mật, đại Bồ Tát nào như thật biết rõ tánh tướng các pháp thì chẳng rơi vào ba cõi, chẳng thuộc ba đời. Nếu chẳng rơi vào ba cõi, chẳng thuộc ba đời, tức không thể lấy tướng làm phương tiện, lấy hữu sở đắc làm phương tiện để phát sanh sự tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Vì sao? Vì tất cả pháp tự tánh không sanh. Nếu pháp không sanh thì vô sở hữu. Không thể lấy pháp vô sở hữu kia để tùy hỷ hồi hướng, vì vô sở hữu. Sự tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề của đại Bồ Tát như vậy chẳng xen lẫn chất độc, không bị mất và hư hoại gọi là đại hồi hướng, không đọa, không thuộc, xứng chơn pháp giới, rốt ráo viên mãn. Nếu các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa lấy tướng làm phương tiện, hoặc lấy hữu sở đắc làm phương tiện để phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng đối với căn lành công đức của chư Như Lai và các đệ tử, phải biết đây là sự tùy hỷ hồi hướng phi pháp. Tâm tùy hỷ hồi hướng phi pháp, chẳng được chư Phật Thế Tôn khen ngợi.
Khi hành Bát Nhã sâu xa, đại Bồ Tát nào nghĩ như vầy: Như căn lành công đức mà tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương thế giới như thật thông suốt có pháp như vậy, có thể dựa vào pháp này để phát sanh sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược; nay ta cũng nên dựa vào pháp như vậy để phát sanh sự tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đây là sự tùy hỷ hồi hướng chơn chánh. Do đây chắc chắn sẽ chứng Vô thượng Bồ đề, chuyển pháp luân vi diệu làm lợi ích cho tất cả hữu tình. (Q.543, TBBN)
Bấy giờ, Thế Tôn khen Thiện Hiện:
- Hay thay! Nay ông mới có thể vì các đại Bồ Tát làm Phật sự lớn. Vì sao? Vì ông đã vì các đại Bồ Tát tuyên nói sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược. Như chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác như thật biết rõ những căn lành v.v… có tánh như vậy, có tướng như vậy, có pháp như vậy và phát sanh sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược. Tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy xứng chơn pháp giới, rốt ráo viên mãn. Nay chính ông mới có thể tuyên thuyết đúng như thật.
Thiện Hiện nên biết! Nếu các thiện nam, thiện nữ phương tiện giáo hóa hữu tình trong hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới đều làm cho họ an trụ mười thiện nghiệp đạo thì sẽ được công đức. Đối với công đức ấy, các đại Bồ Tát này đã khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược. Đối với công đức ấy là tối tôn, là thù thắng, là tôn quí, là cao đẹp, là nhiệm mầu, là vi diệu, là vô thượng, là trên hết, không gì hơn, không gì sánh bằng.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngoài việc làm họ trụ 10 thiện nghiệp đạo, nếu các thiện nam, thiện nữ phương tiện giáo hóa hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới hữu tình, đều làm cho họ an trụ 4 tịnh lự, 4 vô lượng, 4 định vô sắc, 5 phép thần thông thì sẽ được công đức. Đại Bồ Tát này đã khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược. Đối với công đức ấy là tối tôn, là thù thắng, là tôn quí, là cao đẹp, là nhiệm mầu, là vi diệu, là vô thượng, là trên hết, không gì hơn, không gì sánh bằng.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngoài việc làm cho họ trụ bốn tịnh lự v.v… nếu các thiện nam, thiện nữ phương tiện giáo hóa hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới hữu tình, đều làm cho họ an trụ quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc Độc giác Bồ đề thì sẽ được công đức. Đại Bồ Tát này đã khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược. Đối với công đức ấy là tối tôn, là thù thắng, là tôn quí, là cao đẹp, là nhiệm mầu, là vi diệu, là vô thượng, là trên hết, không gì hơn, không gì sánh bằng.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngoài việc khiến họ trụ quả Dự lưu v.v…, giả sử hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới hữu tình đã có công đức do thành tựu quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề. Đại Bồ Tát này đã khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược. Đối với công đức ấy gọi là tối tôn, là thù thắng, là tôn quí, là cao đẹp, là nhiệm mầu, là vi diệu, là vô thượng, là trên hết, không gì hơn, không gì sánh bằng.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngoài việc đã có công đức do thành tựu quả Dự lưu v.v... Giả sử hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới hữu tình khắp mười phương đều phát tâm quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, nếu hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới hữu tình khắp mười phương ở chỗ các Bồ Tát kia, mỗi mỗi đều đem y phục, thức ăn, nước uống, đồ nằm, thuốc men và vô số thứ nhạc cụ thượng hạng, trải qua hằng hà sa số đại kiếp, dùng hữu sở đắc làm phương tiện, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, thì ý ngươi thế nào? Do nhân duyên này, các hữu tình được phước nhiều chăng?
Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước này nếu có hình sắc thì hằng hà sa thế giới khắp mười phương không thể chứa hết được.
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng như lời ngươi nói! Đối với căn lành công đức chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử, nếu các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa phát khởi sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược, thì sẽ được công đức hơn trước, rất nhiều vô lượng, vô số, tính đếm thí dụ không thể được. Vì sao? Vì các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa này đã khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược, dùng vô sở đắc làm phương tiện, vì được Bát Nhã sâu xa, dùng phương tiện thiện xảo hộ trì nên xứng pháp giới, tối thắng, không gì so sánh được.
Bấy giờ, bốn Đại thiên vương đều cùng với quyến thuộc hai vạn Thiên tử đảnh lễ chân Phật, chắp tay cung kính đồng thưa:
- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát này đã khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược, dùng vô sở đắc làm phương tiện, được Bát Nhã sâu xa dùng phương tiện thiện xảo hộ trì, nên oai lực rộng lớn, xứng chơn pháp giới, mau chứng đắc Nhất thiết trí trí, hơn hẳn sự bố thí có sở đắc đã nói ở trước, vô lượng, gấp bội lần không thể nào sánh được.
Khi ấy, trời Đế Thích cho đến vua trời Tha hóa tự tại cùng quyến thuộc mười vạn Thiên tử đều mang các thứ quí đẹp của cõi trời: Tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… y phục, chuỗi anh lạc, tràng phan, bảo cái, nhiều ngọc quí lạ, và tấu nhạc trời để dâng lên Phật, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, đảnh lễ sát chân Phật và chắp tay thưa:
- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát này đã khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược, dùng vô sở đắc làm phương tiện, được Bát Nhã sâu xa dùng phương tiện thiện xảo hộ trì, oai lực rộng lớn, xứng chơn pháp giới, mau chứng đắc Nhất thiết trí trí, hơn hẳn sự bố thí có sở đắc mà trước đã nói, vô lượng, gấp bội lần không thể nào sánh được.
Khi ấy, trời Đại phạm, nói rộng cho đến trời Sắc cứu cánh đều cùng vô lượng trăm ngàn chúng trời đến trước Phật, đảnh lễ chân Ngài, chắp tay cung kính, đồng thưa:
- Bạch Thế Tôn! Thật hiếm có! Bạch Thiện Thệ! Thật kỳ lạ! Đại Bồ Tát này đã khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược, dùng vô sở đắc làm phương tiện, được Bát Nhã sâu xa dùng phương tiện thiện xảo hộ trì, nên oai lực rộng lớn, xứng chơn pháp giới, mau chứng đắc Nhất thiết trí trí, hơn hẳn sự bố thí có sở đắc mà trước đã nói, vô lượng, gấp bội lần không thể nào sánh được.
Thích nghĩa quyển 543:
(1). Đoạn Kinh ghi đậm nét sau đây khó hiểu: “... Nơi ý hiểu sao? Bồ Tát Ma ha tát kia duyên việc như thế khởi hành tướng tâm tùy hỷ hồi hướng như thế là có sở duyên khá được như thế, như Bồ Tát kia chỗ lấy tướng chăng?
Bấy giờ, Từ thị Bồ Tát đáp lời Thiện Hiện rằng: Bồ Tát Ma ha tát kia duyên việc như thế, khởi hành tướng tâm tùy hỷ hồi hướng như thế, thật không có sở duyên khá được như thế, như tướng Bồ Tát kia đã lấy.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo Từ thị Bồ Tát rằng: Nếu không các việc sở duyên như thế, như Bồ Tát kia chỗ lấy tướng ấy, các Bồ Tát kia tùy hỷ hồi hướng đâu chẳng đều thành tướng điên đảo, tâm điên đảo, thấy điên đảo?”
Nguyên văn bằng chữ Hán là: “於ư 意ý 云vân 何hà . 彼bỉ 菩Bồ 薩Tát 摩Ma 訶Ha 薩Tát. 緣duyên 如như 是thị 事sự. 起khởi 如như 是thị 行hành 相tướng 隨tùy 喜hỷ 迴hồi 向hướng 心tâm. 為vi 有hữu 如như 是thị 所sở 緣duyên 可khả 得đắc. 如như 彼bỉ 菩Bồ 薩Tát 所sở 取thủ 相tương/tướng 不phủ.
爾nhĩ 時thời. 慈Từ 氏Thị 菩Bồ 薩Tát 答đáp 具cụ 壽thọ 善thiện 現hiện 言ngôn.
彼bỉ 菩Bồ 薩Tát 摩Ma 訶Ha 薩Tát. 緣duyên 如như 是thị 事sự. 起khởi 如như 是thị 行hành 相tướng 隨tùy 喜hỷ 迴hồi 向hướng 心tâm. 實thật 無vô 如như 是thị 所sở 緣duyên 可khả 得đắc. 如như 彼bỉ 菩Bồ 薩Tát 所sở 取thủ 之chi 相tướng.
時thời. 具cụ 壽thọ 善thiện 現hiện 謂vị 慈Từ 氏Thị 菩Bồ 薩Tát 言ngôn.
若nhược 無vô 如như 是thị 所sở 緣duyên 諸chư 事sự. 如như 彼bỉ 菩Bồ 薩Tát 所sở 取thủ 相tương/tướng 者giả. 彼bỉ 諸chư 菩Bồ 薩Tát. 隨tùy 喜hỷ 迴hồi 向hướng. 豈khởi 不bất 皆giai 成thành 想tưởng 心tâm 見kiến 倒đảo”.
Ý nghĩa của đoạn Kinh trên tương đương với đoạn Kinh sau đây trong “Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa” do Thí Hộ dịch, diễn đạt như sau:
“Tu bồ đề hỏi Bồ Tát Từ Thị: Người tu Bồ Tát này có các duyên, các sự, các tướng từ tâm sinh ra. Tướng được tâm nắm bắt như thế có thể đạt được chăng?
Bấy giờ, Bồ Tát Từ Thị nói với Tôn giả Tu bồ đề: Không thể, Tu bồ đề! Các duyên, các sự, các tướng có được từ tâm sinh ra; tướng được tâm nắm bắt như thế đều chẳng thể đạt được.
Tu bồ đề bạch Bồ Tát Từ Thị: Nếu các duyên, các sự, các tướng do tâm nắm bắt như thế chẳng thể đạt được, có phải người này sẽ không có tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo chăng?”
Chúng tôi nghĩ cách dịch của Ngài Thích từ Chiếu, chùa Châu Lâm (Huế), nói lên được ý nghĩa của đoạn kinh này mặc dù hai đoạn kinh có cấu trúc khác nhau.
Lưu ý:
Cả hai bản dịch trong thuvienhoasen.org hay tuvienquangduc.com đều khó hiểu như nhau. Nếu phỏng dịch: “Bồ Tát nào dùng tâm sở duyên, khởi sự tùy hỷ hồi hướng thì sự tùy hỷ hồi hướng đó là nắm bắt tướng, nên sanh tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo”, có lẽ ngắn gọn, dễ hiểu hơn. Nhưng chúng tôi không muốn sửa kinh văn, nên phải trích dẫn bản chữ Hán trong hoavouu.com để quý vị tự soi sáng! Phải thú thật rằng chúng tôi gặp nhiều lúng túng không những trong cách chuyển ngữ của phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” của TBBN này mà còn gặp trở ngại trong tất cả các phẩm tương đương của cả ba Hội trước! Vì không thể nhắm mắt trích dẫn một cách thiếu trách nhiệm, nên mới có lưu ý này. Cuối phần tóm lược của phẩm này, chúng tôi trích dẫn nguyên văn phẩm “Hồi Hướng” của Kinh “Tiểu Phẩm Bát Nhã”, do La Thập dịch, và phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” thuộc “Phật Mẫu Bát Nhã Kinh” do Thí Hộ dịch như phần gợi ý nói trên, để quý vị có dịp so chiếu.
(2). Tâm“diệt tận ly biến”: Bản gốc bằng chữ Hán đăng trong hoavouu.com ghi bằng chữ Hán có phụ âm là “心tâm 盡tận 滅diệt 離ly 變biến”. Nếu dùng lối chiết tự để giải thích riêng rẽ bốn từ: Tận(盡) là hết, không còn gì; Diệt(滅) là tan mất; Ly(離) là xa lìa; Biến(變): là biến mất.
- Phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng”, quyển 432, Hội thứ II, ĐBN dịch “tâm tận diệt ly biến” là “diệt tận ly biến”, dịch như không dịch.
- Phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” Hội thứ III, ĐBN dịch là “tâm hết diệt lìa biến”. Dịch như vậy xác nghĩa nhưng rất khó hiểu.
- Đại Trí Độ Luận, nói về cụm từ “diệt tận ly biến” như sau: “Bởi vậy nên đối với những người tu tập Bồ Tát đạo, thì phải dạy họ thực tập dần dần sự tùy hỷ hồi hướng các phước đức thiện căn. Khi họ được đầy đủ tâm tận diệt, tận biến, tận ly rồi, thì mới dạy họ dụng “vô tướng tâm pháp” mà tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề”. Điều đó có nghĩa là tâm không, rỗng không. Nói khác là “tâm vô tướng”, hay tâm không còn dung chấp bất cứ thứ gì. Dùng tâm như vậy mà tùy hỷ hồi hướng, thì mới được xem là hồi hướng vô thượng.
“Nay nói các phước đức đều là tự tướng không. Đây là nói Bồ Tát niệm chư Phật quá khứ, niệm các duyên sanh phước đức trong quá khứ đều đã tận diệt; niệm chư Phật quá khứ đã nhập Niết Bàn, niệm tất cả các phước đức đều là rốt ráo không, đều là vô tướng, là thường tịch diệt. Bồ Tát dụng tâm như vậy mà tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề mới được gọi là “chánh tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề”, nên chẳng có đọa về tưởng điên đảo, tâm điên đảo và kiến điên đảo”.
Đó là tâm mà dịch giả là Ni Trưởng TN Diệu Không dịch bộ Đại Trí Độ Luận gọi là “vô tướng tâm pháp”.
Quyển thứ 544
Đức Phật bảo trời Tịnh cư và các chúng trời:
- Ngoài việc hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới hữu tình khắp mười phương đều phát tâm Vô thượng Chánh Đẳng giác. Giả sử tất cả hữu tình ở vô biên thế giới khắp mười phương đều phát tâm Vô thượng Chánh Đẳng giác, nếu có tất cả hữu tình trong vô biên thế giới khắp mười phương, ở chỗ các Bồ Tát kia mỗi mỗi đều đem y phục, thức ăn, nước uống, giường nằm, thuốc thang, và vô lượng thứ nhạc cụ thượng hạng, trải qua hằng hà sa số đại kiếp, dùng có sở đắc làm phương tiện, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen; lại có các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược đối với căn lành công đức của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử, thì được công đức hơn trước rất nhiều, vô lượng, vô số, tính đếm thí dụ không thể sánh kịp.
Vì sao? Vì các thiện nam, thiên nữ trụ Bồ Tát thừa phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng không trái ngược, dùng vô sở đắc làm phương tiện, được phương tiện thiện xảo Bát Nhã sâu xa hộ trì, nên xứng chơn pháp giới, tối thắng không gì bằng. Các hữu tình kia cho dù được nhiều phước, nhưng dùng hữu sở đắc làm phương tiện, khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng đối với pháp này thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, cho đến muôn ức phần cũng không bằng một.
Chư Thiên nên biết: Ngoài việc này, giả sử hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới hữu tình khắp mười phương đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, phổ khắp đối với giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, hiện tại, vị lai và vô lượng, vô biên các Phật pháp khác, hoặc căn lành của các đệ tử, hoặc căn lành của các hữu tình khác đã tập hợp, đang tập hợp, sẽ tập hợp. Tập hợp tất cả cân lường, dùng hữu tướng và có sở đắc làm phương tiện, hiện tiền tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Nếu các thiện nam tử v.v… trụ Bồ Tát thừa phát sanh quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, phổ khắp đối với giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, hiện tại, vị lai và vô lượng, vô biên Phật pháp khác, hoặc căn lành của các đệ tử, hoặc căn lành của các hữu tình khác đã tập hợp, đang tập hợp, sẽ tập hợp. Tập hợp tất cả cân lường, hiện tiền phát khởi tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, vô thượng không gì sánh bằng, tùy hỷ tương ưng các việc phước nghiệp.
Lại đem sự tùy hỷ tương ưng các việc phước nghiệp này ban cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng này so với sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng trước gấp bội trăm lần, ngàn lần, cho đến vô cực lần, cũng lại hơn trước rất nhiều. Vì sao? Vì sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng này lấy vô tướng, vô sở đắc làm phương tiện, còn sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng trước lấy có tướng và có sở đắc làm phương tiện.
Bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật:
- Như lời Thế Tôn dạy: Nếu các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ Tát thừa hướng đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, phổ khắp đối với công đức căn lành của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử trong quá khứ, hiện tại, vị lai. Tập hợp tất cả như vậy cân lường và hiện tiền phát khởi tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, vô thượng không gì sánh bằng, tùy hỷ tương ưng với phước nghiệp sự; lại đem sự tùy hỷ tương ưng với các việc phước nghiệp này ban cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thì sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng này hơn hẳn sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng trước vô số lần.
Bạch Thế Tôn! Ngang đâu mà nói sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng sau hơn sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng trước cho đến gấp bội vô số lần?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Các thiện nam tử trụ Bồ Tát thừa này, đối với pháp ba đời chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng trọng chẳng khinh, chẳng hữu sở đắc, chẳng phải vô sở đắc, không chỗ phân biệt, không phân biệt khác, không chỗ quán thấy, không tùy quán thấy. Quán pháp như thế đều là đã chứa nhóm phân biệt, biết được tất cả pháp không sanh, không diệt, không đi không đến, không vào không ra, không họp không tan. Trong đây không có pháp đã, đang, sẽ sanh, cũng không có pháp đã, đang, sẽ diệt. Ta phải như pháp chơn như pháp giới, dùng vô sở đắc làm phương tiện, khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện nên biết! Ngang đây, sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng này hơn sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng có sở đắc tưởng, sở đắc kiến ở trước đến gấp bội vô số lần.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đối với chư Phật Thế Tôn và các đệ tử trong quá khứ, hiện tại, vị lai, các thiện nam tử v.v… trụ Bồ Tát thừa muốn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật tương ưng căn lành, phát sanh sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược, nên nghĩ: Như chơn giải thoát bố thí cũng vậy. Như chơn giải thoát tịnh giới cũng vậy. Như chơn giải thoát an nhẫn cũng vậy. Như chơn giải thoát tinh tấn cũng vậy. Như chơn giải thoát tịnh lự cũng vậy. Như chơn giải thoát Bát Nhã cũng vậy. Như chơn giải thoát giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn cũng vậy. Như chơn giải thoát sự tùy hỷ cũng vậy. Như chơn giải thoát tùy hỷ tương ưng với các việc phước nghiệp cũng vậy. Như chơn giải thoát chư Phật Thế Tôn và bậc Độc giác cũng vậy. Như chơn giải thoát Thanh văn đã nhập Niết bàn cũng vậy.
Như chơn giải thoát các pháp quá khứ đã diệt cũng vậy. Như chơn giải thoát các pháp vị lai chưa sanh cũng vậy. Như chơn giải thoát các pháp hiện tại đang truyền bá cũng vậy. Như chơn giải thoát các đệ tử của Phật trong quá khứ cũng vậy. Như chơn giải thoát các đệ tử của Phật đời vị lai cũng vậy. Như chơn giải thoát hiện tại các đệ tử của Phật trong vô lượng, vô số, vô biên thế giới khắp mười phương cũng vậy. Như chơn giải thoát tất cả căn lành công đức cũng vậy. Như tánh các pháp không trói, không mở, không ô nhiễm, không thanh tịnh, không phát khởi, không chấm dứt, không sanh, không diệt, không chấp thủ, không xả bỏ.
Ta đối với căn lành công đức này hiện tiền tùy hỷ, đem căn lành này ban cho các hữu tình chung hưởng một cách bình đẳng, dùng sự không dời chuyển và không hư hoại, không tướng trạng, không chứng đắc làm phương tiện để hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Sự tùy hỷ hồi hướng như vậy chẳng phải có thể tùy hỷ hồi hướng, vì không có sự tùy hỷ, sự hồi hướng. Nếu khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng như vậy thì không lưu chuyển, không đoạn, không sanh, không diệt.
Thiện Hiện nên biết! Các thiện nam, thiên nữ trụ Bồ Tát thừa này đã khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng không trái ngược, hơn sự tùy hỷ hồi hướng có tướng, có chứng đắc ở trước, cho đến gấp bội vô số lần. Đại Bồ Tát nào thành tựu sự tùy hỷ hồi hướng như vậy sẽ mau chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Giả sử hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới hữu tình khắp mười phương đều phát tâm quả vị Vô thượng Chánh Đẳng giác, hướng đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, phương tiện thiện xảo tu Bồ Tát hạnh: Nghĩa là tu bố thí, trì giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát Nhã.
Lại có hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới hữu tình khắp mười phương đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, hướng đến quả vị Vô Thượng Bồ đề. Mỗi vị Bồ Tát này đều mang y phục, giường nằm, thuốc thang, đồ ăn nước uống mỹ vị và vô lượng thứ nhạc cụ hảo hạng mà bố thí, trải qua hằng hà sa… đại kiếp, dùng hữu sở đắc làm phương tiện cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen các vị Bồ Tát kia.
Đại Bồ Tát nào được phương tiện thiện xảo của Bát Nhã sâu xa hộ trì, phổ khắp đối với giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn ở quá khứ, hiện tại, vị lai. Hoặc giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của các Độc giác. Hoặc giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của các Thanh văn. Hoặc ba việc phước nghiệp thí tánh, giới tánh, tu tánh của các hữu tình. Tất cả như vậy tập hợp cân lường và hiện tiền phát khởi rất tôn, rất thắng, tối thượng, tối diệu, không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, vô thượng không gì sánh bằng, tùy hỷ tương ưng các việc phước nghiệp. Lại đem sự tùy hỷ tương ưng các việc phước nghiệp này ban cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện nên biết! Các Bồ Tát này tùy hỷ hồi hướng các việc phước nghiệp hơn các Bồ Tát trước đã nói gấp bội trăm lần, ngàn lần, cho đến vô số lần. Vì sao? Vì các chúng Bồ Tát trước dùng hữu sở đắc làm phương tiện tu bố thí, còn sự tùy hỷ hồi hướng của Bồ Tát này dùng vô sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngoài việc hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới hữu tình khắp mười phương phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, hướng đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, các chúng Bồ Tát dùng hữu sở đắc làm phương tiện, tu bố thí tương ưng các việc phước nghiệp. Giả sử hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới hữu tình khắp mười phương đều phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác, hướng đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, và các Bồ Tát này đều trụ hằng hà sa số đại kiếp, tu thân diệu hạnh, tu ngữ diệu hạnh, tu ý diệu hạnh, dùng hữu sở đắc làm phương tiện thọ trì tịnh giới. Vì đại Bồ Tát được phương tiện thiện xảo của Bát Nhã sâu xa hộ trì, phổ khắp đối với giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, hiện tại, vị lai. Hoặc giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của các Độc giác. Hoặc giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của các Thanh văn. Hoặc ba việc phước nghiệp thí tánh, giới tánh, tu tánh của các hữu tình. Tất cả như vậy tập hợp lại cân lường và hiện tiền phát khởi rất tôn, rất thắng, tối thượng, tối diệu, không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, vô thượng không gì sánh bằng, tùy hỷ tương ưng các việc phước nghiệp. Lại đem sự tùy hỷ tương ưng các việc phước nghiệp này ban cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện nên biết! Các Bồ Tát này tùy hỷ hồi hướng các việc phước nghiệp hơn các Bồ Tát trước đã nói gấp bội trăm lần, ngàn lần, cho đến vô số lần. Vì sao? Vì các chúng Bồ Tát trước dùng hữu sở đắc làm phương tiện tu tịnh giới, còn sự tùy hỷ hồi hướng của Bồ Tát này dùng vô sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngoài việc hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới hữu tình khắp mười phương phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, hướng đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, các chúng Bồ Tát dùng có sở đắc làm phương tiện, tu tịnh giới tương ưng các việc phước nghiệp. Giả sử hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới hữu tình khắp 10 phương đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, hướng đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, và các Bồ Tát này đều trụ hằng hà sa số đại kiếp thường thọ trì an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật. Vì đại Bồ Tát được phương tiện thiện xảo của Bát nhã Ba la mật sâu xa hộ trì, phổ khắp đối với giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, hiện tại, vị lai. Hoặc giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của các Độc giác. Hoặc giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của các Thanh văn. Hoặc ba việc phước nghiệp thí tánh, giới tánh, tu tánh của các hữu tình. Tất cả như vậy tập hợp lại cân lường và hiện tiền phát khởi rất tôn, rất thắng, tối thượng, tối diệu, không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, vô thượng không gì sánh bằng, tùy hỷ tương ưng các việc phước nghiệp. Lại đem sự tùy hỷ tương ưng các việc phước nghiệp này ban cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện nên biết ! Bồ Tát này đem vô sở đắc làm phương tiện tu an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát Nhã nên sự tùy hỷ hồi hướng của Bồ Tát này hơn Bồ Tát tùy hỷ hồi hướng có sở đắc gấp trăm lần, cho đến vô số lần.
Toàn quyển 544 của phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” so sánh tùy hỷ hồi hướng lấy tướng và vô tướng, lấy sở đắc và vô sở đắc làm phương tiện. Nếu lấy tướng và hữu sở đắc làm phương tiện tuy được công đức, nhưng đó chỉ là công đức hữu lậu. Nếu thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa, chẳng lấy chẳng bỏ tướng hay vô tướng, chẳng trọng chẳng khinh, chẳng hữu sở đắc, chẳng vô sở đắc, không phân biệt không phân biệt khác cũng không chấp đắm thì phước đức vô lậu không thể tính đếm hết!
Phụ đính 1.
Phẩm “Hồi Hướng” của Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã
do La Thập dịch:
Để làm sáng tỏ phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” cho cả bốn Hội, chúng tôi trích dẫn phẩm phẩm 7 có tên là “Hồi Hướng” trong Tiểu Phẩm Bát Nhã do La Thập dịch từ Phạn sang Hán. Phiên âm và lược dịch do Ô. Nguyên Tánh (Trần Tiễn Khánh) và Ô. Nguyên Hiển (Trần Tiễn Huyến). Việt dịch: Chùa Châu Lâm. Tuệ Quang Wisdom Light Foundation thực hiện.
“Bấy giờ, Bồ Tát Di lặc nói với Tu bồ đề:
Phước đức tùy hỷ của Bồ Tát Ma ha tát, so với phước đức bố thí, trì giới, tu thiền của chúng sinh khác, thì rất lớn, tối thắng, tối thượng, rất kỳ diệu.
Bấy giờ, Tu bồ đề:
Nếu Bồ Tát ở vô lượng a tăng kỳ thế giới trong mười phương vô lượng chư Phật diệt độ trong quá khứ, chư Phật này từ lúc mới phát tâm cho đến được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nhập Niết bàn Vô dư cho đến lúc pháp diệt. Ở khoảng giữa này có phước đức thiện căn của sáu Ba la mật; và phước đức bố thí, trì giới, tu thiền của các đệ tử Thanh văn; phước đức vô lậu của hàng Hữu học, Vô học và các phẩm Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến. Đại từ, đại bi, làm lợi ích, an ổn chúng sinh, của chư Phật; vô lượng Phật pháp và chư Phật sở thuyết; từ nơi pháp này chúng sinh thọ học, phước đức của các chúng sinh này và phước đức gieo được của chúng sinh sau khi chư Phật diệt độ, tập hợp, đo lường các phước đức, khởi tâm tối đại, tối thắng, tối thượng, tối diệu mà tùy hỷ. Tùy hỷ rồi thì hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, quán thế này: Phước đức này của ta sẽ được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nếu Bồ Tát nghĩ: Ta lấy tâm này hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể được các duyên các sự theo tâm chấp thủ như thế không?
Di lặc nói: Các duyên các sự này không thể đắc, giống như các tướng do tâm nắm giữ.
Tu bồ đề nói: Nếu các duyên các sự này không phải như thế, người này sẽ không có tưởng điên đảo, kiến điên đảo, tâm điên đảo; vô thường cho là thường, khổ cho là lạc, bất tịnh cho là tịnh, vô ngã cho là ngã, sinh tưởng điên đảo, kiến điên đảo, tâm điên đảo. Nếu các duyên các sự như thật, Bồ đề cũng như vậy, tâm cũng như vậy. Nếu các duyên, các sự, Bồ đề và tâm không khác nhau, thì tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác này là gì?
Di lặc nói: Tu bồ đề, pháp hồi hướng như vậy không nên nói trước Bồ Tát mới phát tâm. Vì sao? Tâm tín lạc, cung kính, thanh tịnh mà người này có được đều sẽ bị diệt mất. Tu bồ đề, pháp hồi hướng như vậy nên nói trước Bồ Tát Bất thoái chuyển. Nếu là thiện tri thức thì tùy theo đó mà nói; người này nghe như vậy mà không kinh, không sợ, không mất, không lui. Phước đức tùy hỷ của Bồ Tát nên như thế mà hồi hướng Nhất thiết trí. Tâm hồi hướng được sử dụng, tâm này chính là tận, là diệt. Tâm hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác là gì? Nếu dùng tâm khởi tâm hồi hướng thì hai tâm này không cùng nhau. Lại nữa, tính của tâm không thể hồi hướng được.
Lúc đó, Thích đề hoàn nhân nói với Tu bồ đề: Bồ Tát mới phát tâm nghe việc này sẽ không kinh sợ sao? Nay làm thế nào để Bồ Tát dùng tùy hỷ phước đức mà hồi hướng như thật?
Bấy giờ, Tu bồ đề vì Bồ Tát Di lặc mà nói rằng: Bồ Tát, đối với chư Phật quá khứ, đạo đã đoạn, hành đã diệt, hý luận đã hết, diệt gai góc, trừ gánh nặng, được lợi mình, hết kết sử, chính trí, giải thoát, tâm được tự tại. Chư Phật trong vô lượng a tăng kỳ thế giới, có được năng lực phước đức thiện căn, và các đệ tử ở chỗ chư Phật, thiện căn gieo được; tập hợp, đo lường các phước đức này, lấy tâm tối đại, tối thắng, tối thượng, tối diệu mà tùy hỷ. Tùy hỷ rồi, hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Bồ Tát này nay tại sao không rơi vào tưởng điên đảo, kiến điên đảo, tâm điên đảo?
Nếu Bồ Tát này dùng tâm như thế hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, trong tâm như thế không khởi tướng của tâm, tức là hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nếu Bồ Tát này, trong tâm như thế, khởi tướng của tâm, tức rơi vào tưởng điên đảo, kiến điên đảo, tâm điên đảo. Nếu lúc Bồ Tát tùy hỷ, tâm như thế các tướng tận diệt, biết như thật tướng tận diệt, pháp tướng tận diệt tức không thể hồi hướng. Tâm hồi hướng cũng là tướng như thế, pháp được hồi hướng cũng là tướng như thế. Nếu có thể hồi hướng như thế, gọi là Chính hồi hướng.
Bồ Tát Ma ha tát nên lấy tùy hỷ phước đức để hồi hướng như thế. Nếu Bồ Tát, đối với phước đức của chư Phật quá khứ, cùng thiện căn gieo được nhờ nghe pháp của các đệ tử và người phàm phu cho tới súc sinh, và sự phát tâm cầu Nhất thiết trí nhờ nghe pháp của các Thiên long, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, người, loài phi nhân, v.v... tập hợp, đo lường các phước đức như thế, lấy tâm tối đại, tối thắng, tối thượng, tối diệu mà tùy hỷ; tùy hỷ rồi, hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Đó gọi là tùy hỷ phước đức chính hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Lại nữa, Bồ Tát biết như thế, không có Pháp nào là pháp có thể hồi hướng; đó gọi là chính hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nếu Bồ Tát hồi hướng như vậy, tức không rơi vào tưởng điên đảo, kiến điên đảo, tâm điên đảo. Vì sao? Vì Bồ Tát này không tham trước hồi hướng, nên gọi là Hồi hướng vô thượng. Nếu có Bồ Tát, đối với phước đức, cho đó là pháp sinh khởi, chấp tướng, phân biệt, thì không thể dùng phước đức này để hồi hướng. Vì sao? Pháp tác khởi như thế đều rời tướng. Phước đức tùy hỷ cũng rời tướng. Nếu Bồ Tát biết pháp tác khởi được nghĩ đến rời tướng, thì nên biết đó là hành Bát nhã Ba la mật.
Lại nữa, phước đức thiện căn của chư Phật đã diệt độ trong quá khứ cũng như vậy; hồi hướng mà dùng pháp, tánh, tướng hồi hướng cũng như vậy. Nếu có thể biết như thế, gọi là chính hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Chư Phật không tán đồng sự hồi hướng chấp thủ tướng. Nếu pháp quá khứ tận diệt, pháp như thế là vô tướng, không thể lấy tướng để đắc. Nếu như thế mà lại phân biệt, gọi là chấp thủ tướng. Nếu như thế mà không phân biệt, gọi là chính hồi hướng. Tại sao không phân biệt chấp thủ tướng mà có thể hồi hướng? Vì Bồ Tát lấy việc như thế, phải học phương tiện Bát nhã Ba la mật. Nếu không nghe, không được phương tiện Bát nhã Ba la mật, tức không thể vào được việc như thế. Nếu không nghe, không được phương tiện Bát nhã Ba la mật, mà lấy các phước đức để chính hồi hướng thì không có việc như thế. Vì sao? Người này đối với thân chư Phật quá khứ và các phước đức đều đã diệt độ, mà phân biệt chấp thủ tướng để được phước đức như thế, muốn dùng để hồi hướng. Hồi hướng như vậy, chư Phật không tán đồng, cũng không tùy hỷ. Vì sao? Vì như thế là có sở đắc đối với pháp; có nghĩa là phân biệt chấp thủ tướng đối với chư Phật diệt độ ở quá khứ; có sở đắc mà hồi hướng tức là tham trước lớn. Lấy tâm có sở đắc như thế để hồi hướng, chư Phật không nói có lợi ích lớn. Vì sao? Hồi hướng như thế có tên là tạp độc suy não. Ví như thức ăn ngon mà trong có độc. Tuy có màu sắc đẹp, hương thơm, nhưng vì có độc nên không thể ăn. Người ngu si không trí, nếu ăn thức ăn này, lúc đầu tuy hương thơm vừa ý nhưng khi tiêu hóa thì mới cảm thấy rất khổ sở.
Như vậy có người không phải chính thọ, tụng đọc, mà không hiểu nghĩa của nó mà lại dạy các đệ tử hồi hướng, nói rằng: Hãy đến đây, các Thiện nam tử. Như các phẩm Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại; thiện căn gieo được của các đệ tử Thanh văn và người phàm phu, và chư Phật thọ ký cho chúng sinh thành Phật Bích Chi, thiện căn gieo được của Phật Bích Chi như thế, và các Bồ Tát được thọ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thiện căn gieo được của Bồ Tát như thế; tập hợp đo lường các phước đức như thế mà tùy hỷ. Tùy hỷ rồi, hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Người này hồi hướng như thế. Sự hồi hướng như thế vì phân biệt chấp thủ tướng nên gọi tạp độc. Giống như thức ăn tạp độc, người có sở đắc không có sự hồi hướng. Vì sao? Vì có sở đắc đều là tạp độc. Vì sao? Bồ Tát nên suy nghĩ thế này về thiện căn phước đức của chư Phật quá khứ, vị lai và hiện tại: Nên hồi hướng như thế nào để gọi là chính hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác?
Nếu Bồ Tát muốn không hủy báng chư Phật thì nên hồi hướng thế này: Như phước đức được biết đến của chư Phật, có tướng gì, tánh gì, thể gì, thực gì, ta cũng như thế mà tùy hỷ; ta lấy sự tùy hỷ như thế mà hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Bồ Tát hồi hướng như thế tức không có lầm lỗi, không hủy báng chư Phật; hồi hướng như thế tức không phải tạp độc, cũng gọi là theo chư Phật dạy.
Lại nữa, Bồ Tát nên lấy tùy hỷ phước đức để hồi hướng thế này: Giống như phẩm Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến không hệ thuộc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới; không phải quá khứ, vị lai, hiện tại, vì không có hệ thuộc. Phước đức hồi hướng như thế cũng không hệ thuộc; pháp được hồi hướng cũng không hệ thuộc, chỗ hồi hướng cũng không hệ thuộc. Nếu có thể hồi hướng như vậy thì không phải tạp độc. Nếu không hồi hướng như thế gọi là tà hồi hướng. Pháp hồi hướng của Bồ Tát giống như pháp hồi hướng được biết đến của chư Phật ở ba đời; ta cũng hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác như thế. Đó gọi là Chính hồi hướng.
Bấy giờ, Phật khen Tu bồ đề: Lành thay! lành thay! Tu bồ đề! Ông hãy làm Phật sự vì các Bồ Tát Ma ha tát. Tu bồ đề! Nếu có chúng sinh ở Tam thiên đại thiên thế giới đều hành tâm từ bi hỷ xả, bốn Thiền, bốn Định vô sắc, năm Thần thông, cũng không bằng phước đức hồi hướng của Bồ Tát này, tối đại, tối thắng, tối thượng, tối diệu.
Lại nữa, Tu bồ đề! Nếu có chúng sinh trong Tam thiên đại thiên thế giới đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Mỗi một Bồ Tát như thế, trong hằng hà sa kiếp, dùng tâm sở đắc để cúng dường chúng sinh trong hằng hà sa thế giới, áo quần, thức ăn, thuốc, đồ nằm, thuốc men, tất cả nhạc cụ. Mỗi một Bồ Tát như vậy, trong hằng hà sa kiếp, đều lấy tâm sở đắc cúng dường các chúng sinh này áo quần, thức ăn, đồ nằm, thuốc men, tất cả nhạc cụ, ý ông thế nào? Các Bồ Tát này nhờ nhân duyên này, được phước nhiều không?
Tu bồ đề bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn! Không thể thí dụ! Nếu phước đức này có hình tướng thì hằng hà sa thế giới không thể dung chứa nổi.
Phật khen Tu bồ đề: Lành thay, lành thay! Tu bồ đề, thì phước đức bố thí bằng tâm có sở đắc trước đây, trăm phần không bằng một phần, ngàn vạn ức phần không bằng một phần, cho tới tính đếm thí dụ cũng không thể bằng.
Bấy giờ, hai vạn Thiên tử ở trời Tứ thiên vương chắp tay lễ Phật, bạch rằng: Bạch Thế Tôn! Sự hồi hướng của Bồ Tát như thế gọi là Đại hồi hướng. Vì phương tiện, nên hơn cả phước đức bố thí của Bồ Tát có sở đắc. Vì sao? Vì sự hồi hướng của Bồ Tát như thế được Bát nhã Ba la mật gia hộ.
Bấy giờ, mười vạn Thiên tử ở trời Đao lợi dùng hoa hương trời, hương thoa, hương bột, thiên y, cờ phướn, kỹ nhạc để cúng dường Phật, đều nói thế này: Bạch Thế Tôn! Sự hồi hướng của Bồ Tát như thế gọi là Đại hồi hướng. Vì phương tiện, nên hơn cả phước đức bố thí của Bồ Tát có sở đắc. Vì sao? Vì sự hồi hướng của Bồ Tát như thế được Bát nhã Ba la mật gia hộ.
Mười vạn Thiên tử ở Dạ Ma thiên, mười vạn Thiên tử ở Đâu suất đà thiên, mười vạn Thiên tử ở Hóa lạc thiên, đều nói thế này: Bạch Thế Tôn! Sự hồi hướng của Bồ Tát như thế gọi là Đại hồi hướng. Vì phương tiện, nên hơn cả phước đức bố thí của Bồ Tát có sở đắc. Vì sao? Vì sự hồi hướng của Bồ Tát như thế được Bát nhã Ba la mật gia hộ. Vì phương tiện nên hơn cả phước đức bố thí của Bồ Tát có sở đắc. Vì sao? Hồi hướng của Bồ Tát như thế được Bát nhã Ba la mật hộ niệm.
Các Thiên tử ở Phạm phụ thiên, Phạm chúng thiên, Đại Phạm thiên, Quang thiên, Thiểu quang thiên, Vô lượng quang thiên, Quang âm thiên, Tịnh thiên, Thiểu tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên, Biến tịnh thiên, Vô vân hành thiên, Phước sanh thiên, đều chấp tay lễ Phật, nói thế này: Bạch Thế Tôn! Thiện nam, Thiện nữ cầu Phật đạo như thế rất hiếm có, vì được Bát Nhã gia hộ, nên hơn cả phước đức bố thí của Bồ Tát có sở đắc. Vì sao? Vì sự hồi hướng của Bồ Tát như thế được Bát nhã Ba la mật gia hộ.
Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử ở Tịnh cư thiên: Ngoài chúng sinh ở Tam thiên đại thiên thế giới này, nếu chúng sinh ở hằng hà sa thế giới trong mười phương đều phát tâm Bát nhã Ba la mật. Nếu mỗi một Bồ Tát như thế trong hằng hà sa kiếp, dùng tâm có sở đắc, cúng dường áo quần, thức ăn, đồ nằm, thuốc men, tất cả nhạc cụ, cho chúng sinh ở hằng hà sa thế giới trong mười phương. Mỗi một Bồ Tát như vậy đều ở hằng hà sa kiếp, dùng tâm có sở đắc, cúng dường áo quần, thức ăn, đồ nằm, thuốc men, tất cả nhạc cụ, cho các chúng sinh này. Nếu có Bồ Tát, đối với các phẩm Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến của chư Phật quá khứ, vị lại, hiện tại, và thiện căn gieo được của các đệ tử Thanh văn và người phàm phu; tập hợp, đo lường các công đức như thế, dùng tâm tối đại, tối thắng, tối thượng, tối diệu mà tùy hỷ. Tùy hỷ rồi, hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác thì phước đức vị đó rất nhiều.
Bấy giờ, Tu bồ đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như lời Phật dạy, tập hợp đo lường các phước đức như thế, dùng tâm tối đại, tối thắng, tối thượng, tối diệu mà tùy hỷ. Tùy hỷ rồi, hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Bạch Thế Tôn! Thế nào là tùy hỷ tối đại, tối thắng, tối thượng, tối diệu?
Phật bảo Tu bồ đề: Nếu Bồ Tát, đối với các pháp quá khứ, vị lại, hiện tại, mà không nắm, không bỏ, không niệm, không đắc; trong đó không có pháp, dù đã sinh diệt, dù đang sinh diệt, dù sẽ sinh diệt, như thực tướng của các Pháp. Tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác cũng như thế. Tu bồ đề! Đó gọi là tùy hỷ hồi hướng tối đại, tối thắng, tối thượng, tối diệu của Bồ Tát.
Lại nữa, Tu bồ đề! Bồ Tát, nếu muốn đối với bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai mà tùy hỷ, thì nên tùy hỷ như thế. Như trì giới giải thoát cũng thế. Như định tuệ giải thoát, giải thoát, giải thoát tri kiến, cũng thế. Như tín giải giải thoát cũng thế. Như tùy hỷ giải thoát cũng thế. Như Pháp giải thoát chưa sinh ở vị lai cũng thế. Như chư Phật và đệ tử giải thoát trong mười phương vô lượng a tăng kỳ thế giới ở hiện tại cũng thế. Như chư Phật và đệ tử giải thoát trong vô lượng a tăng kỳ thế giới ở vị lai cũng thế. Các pháp tướng như thế không hệ thuộc, không trói buộc, không giải, không thoát; vì hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác như thế không sinh, không diệt.
Tu bồ đề! Đó gọi là tùy hỷ hồi hướng tối đại, tối thắng, tối thượng, tối diệu của Bồ Tát. Hồi hướng như thế hơn cả các Bồ Tát ở hằng hà sa thế giới trong mười phương dùng tâm có sở đắc, trong hằng hà sa kiếp, cúng dường áo quần, thức ăn, thuốc men, tất cả nhạc cụ, cho chúng sinh ở hằng hà sa thế giới trong mười phương dùng tâm có sở đắc để bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định. Đối với phước đức tùy hỷ hồi hướng này, trăm phần không bằng một phần, trăm ngàn vạn ức phần không bằng một phần cho tới tính đếm thí dụ cũng không thể bằng”.
Phụ đính 2.
Phần đầu phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng”,
Phật Mẫu Bát Nhã Kinh do Thí Hội dịch:
Phẩm “Hồi Hướng” trên của “Tiểu Phẩm Bát Nhã” do La Thập dịch tuy ngắn gọn, nhưng văn từ không được lưu loát như phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” của “Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật” do Thí Hội dịch. Nên nhân đây chúng tôi trích dẫn phần đầu phẩm này, tương đương với quyển 543 của TBBN do Ngài Huyền Trang dịch để Quý vị độc giả tham cứu thêm. Chúng ta không có dịp trở lại vấn đề này nữa. Thà không biết thì thôi, biết phải rõ ràng thấu đáo. Đây là một phẩm nói về tùy hỉ hồi hướng hay nhất so với tất cả các phẩm cùng một đề tài của nhiều kinh khác nhau mà chúng ta có dịp đọc qua:
“Bấy giờ, Bồ Tát Từ Thị nói với Tôn giả Tu bồ đề: Nếu Bồ Tát Ma ha tát ở nơi pháp môn Bát nhã Ba la mật sâu xa này, tùy hỷ hồi hướng, thu được công đức, so với công đức bố thí, trì giới, tu định của chúng sinh khác thì tối thượng, tối cực, tối thắng, tối diệu, rộng lớn, không thể suy lường, không có gì bằng, không thể so sánh. Vì thế, ở nơi Chính pháp sâu xa này, nên tùy hỷ hồi hướng đúng lý.
Bấy giờ, Tôn giả Tu bồ đề bạch Bồ Tát Từ Thị: Nếu Bồ Tát Ma ha tát ở mười phương, tất cả chỗ, vô lượng vô số vô biên ba ngàn Đại thiên thế giới không thể nghĩ bàn, không thể tính đếm; trong mỗi một thế giới, có vô lượng vô số vô biên Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác đã nhập Niết bàn ở quá khứ. Các Như Lai này từ mới phát tâm cho đến thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã nhập cảnh giới Đại Niết bàn Vô dư y cho đến Pháp diệt đến nay. Trong khoảng thời gian đó có các nhóm giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của chư Phật Thế Tôn, và thiện căn tương ưng sáu Ba la mật của chư Phật, thiện căn tương ưng công đức của chư Phật, thiện căn tương ưng Phương tiện, Nguyện, Lực, Trí Ba la mật, thần thông rộng lớn, thiện căn sinh ra tương ưng Chính hành của Nhất thiết trí trí, cho đến nhóm công đức đại từ, đại bi, vô lượng vô biên lợi ích an lạc tất cả chúng sinh của Phật. Tất cả pháp môn Ba la mật như thế sinh ra tất cả thần thông tối thắng, đủ loại pháp hành lìa chướng, không dính mắc, trí lực như thật của Như Lai, tri kiến của Như Lai, không gì có thể hơn, không gì sánh bằng, không hạn lượng, không có cái được quán sát; cho đến mười Lực, bốn Vô sở úy, tất cả các pháp môn thắng nghĩa đầy đủ, viên mãn của Như Lai. Có Như Lai chuyển bánh xe Đại Pháp, cầm đèn Đại Pháp, đánh trống Đại Pháp, thổi tù và Đại Pháp, tạo niềm vui Đại Pháp, mưa cơn mưa Đại Pháp, hiểu trí Đại Pháp, lấy tài vật Đại Pháp thí cho các chúng sinh, nói các pháp Phật, các pháp Duyên Giác và pháp Thanh Văn, rộng khiến chúng sinh tu học, trong đó có tất cả thiện căn tối thắng. Và chư Phật đó, vì các chúng Bồ Tát Ma ha tát, thụ ký sẽ đắc quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác; các Bồ Tát này có thiện căn tương ưng sáu Ba la mật.
Lại vì những người theo Duyên Giác thừa, thụ ký quả Duyên Giác, nên họ có được tất cả thiện căn.
Lại có những người theo Thanh Văn thừa, thực hành bố thí, trì giới, tu định, có được công đức, và thiện căn như thế của các bậc Hữu học vô lậu, Vô học vô lậu.
Lại có các dị sinh ngu muội trồng được thiện căn, và bốn chúng Tỷ khưu, Tỷ khưu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di thực hành công đức bố thí, trì giới, tu định; cho đến Thiên, Long, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, khẩn na la, ma hầu la dà, người, và phi nhân, các loại bàng sinh, nghe Phật nói pháp trồng được thiện căn. Cho đến sau khi Như Lai nhập Niết bàn, tất cả chúng sinh trồng được thiện căn ở Phật, Pháp, Tăng. Đủ loại thiện căn, đủ loại công đức như thế, có tính chất cùng tận, không cùng tận, hòa hợp, tụ tập, tính đếm, đo lường. Người tu Bồ Tát lấy tâm tối thượng, tối cực, tối thắng, tối diệu, quảng đại, không thể đo lường, không gì bằng, không thể so sánh, thảy đều tùy hỷ. Lấy công đức tùy hỷ như thế hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nói như thế này: “Ta nguyện dùng thiện căn này, để đắc quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác”. Người tu Bồ Tát này có các duyên, các sự, các tướng từ tâm sinh ra. Tướng được tâm nắm bắt như thế có thể đạt được không?
Bấy giờ, Bồ Tát Từ Thị nói với Tôn giả Tu bồ đề: Không thể, Tu bồ đề! Các duyên, các sự, các tướng có được từ tâm sinh ra; tướng được tâm nắm bắt như thế đều không thể đạt được.
Tu bồ đề bạch Bồ Tát Từ Thị: Nếu các duyên, các sự, các tướng được tâm nắm bắt như thế có phải người này sẽ có tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo không? Vì sao? Vì có cái sinh ra. Vô thường cho là thường, khổ cho là lạc, bất tịnh cho là tịnh, vô ngã cho là ngã, tâm nghi hoặc cho là tư duy chân chính. Vì thế ở nơi tưởng, tâm, kiến đều thành điên đảo. Nếu ở nơi các duyên, các sự, các tướng, tất cả đều trú pháp Như thực, tức không có cái sinh ra, cũng không có cái được nắm bắt. Do thế nên tâm pháp cũng vậy, các pháp cũng vậy, Bồ đề cũng vậy. Nếu các duyên, các sự, các tướng, Bồ đề và tâm đều không khác, thì đối với sở duyên nào để nắm bắt tướng nào, sẽ lấy tâm nào để tùy hỷ công đức? Lại lấy thiện căn nào để hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác?
Bấy giờ, Bồ Tát Từ Thị bảo Tôn giả Tu bồ đề: Như ông đã nói, pháp hồi hướng này không nên vì Bồ Tát mới phát ý kia mà tuyên thuyết như thế. Vì sao? Nếu họ nghe nói như thế, thì tâm tin hiểu, ưa thích, cung kính, thanh tịnh có được đều bị khuất mất. Vì nghĩa này, không nên nói với họ. Nếu có người trú Bồ Tát bất thoái chuyển, tùy thuận Thiện tri thức, thì nên vì họ tuyên thuyết như thế. Bồ Tát đó nghe pháp này rồi, không khiếp, không sợ, cũng không thoái lui. Bồ Tát Ma ha tát như thế có thể lấy công đức tùy hỷ như thật hồi hướng Nhất thiết trí kia.
Bấy giờ, Tôn giả Tu bồ đề bạch Bồ Tát Từ Thị: Nếu Bồ Tát khởi tâm tùy hỷ, tâm hồi hướng; tâm này chính là tận, chính là diệt, chính là ly. Nên lấy tâm nào để có thể tùy hỷ? Lại dùng tâm nào để hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác? Hai tâm này không cùng khởi, cũng không có. Nếu tự tính các tâm lại không thể hồi hướng, thì lấy tâm nào để có thể hồi hướng?
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Tôn giả Tu bồ đề: Nếu có Bồ Tát mới phát ý nghe nói như thế mà không sợ hãi sinh thoái lui không? Tôn giả, nay thế nào là như thật tùy hỷ, như thật hồi hướng? Thế nào mới là pháp tùy hỷ? Lại nữa, thế nào là tâm hồi hướng?
Bấy giờ, Tôn giả Tu bồ đề nương oai thần và sức gia trì của Bồ Tát Từ Thị, lại bạch Bồ Tát Từ Thị: Các Bồ Tát Ma ha tát đều đã tu tập các Phật đạo quá khứ, đã diệt hý luận, trừ khử gai góc, bỏ các gánh nặng, được thiện lợi lớn; có các trói buộc đều đã hết, chính trí vô ngại, tâm được tự tại, các tâm khéo yên. Các Bồ Tát này, ở mười phương, tất cả chỗ, vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, trong mỗi thế giới, có vô lượng vô số chư Phật Như Lai đã nhập Niết bàn trong quá khứ. Các Như Lai này từ mới phát tâm cho đến thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã nhập cảnh giới Đại Niết bàn Vô dư y, cho đến Pháp diệt đến nay. Trong khoảng thời gian đó, có thiện căn tương ưng các Ba la mật của chư Phật Thế Tôn, và đủ loại thiện căn phúc hạnh của chư Phật; thiện căn các nhóm giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, của chư Phật; cho đến nhóm công đức đại từ, đại bi, vô lượng vô biên lợi ích an lạc tất cả chúng sinh, của Phật; và đủ loại pháp môn được Phật thuyết. Tất cả chúng sinh học trong đó, tin hiểu, an trú, có được thiện căn. Và Phật Thế Tôn, vì các Bồ Tát, thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác; các Bồ Tát này có thiện căn tương ưng sáu Ba la mật.
Lại vì những người theo Duyên Giác thừa, thụ ký quả Duyên Giác, nên họ có được tất cả thiện căn.
Lại có những người theo Thanh Văn thừa, thực hành bố thí, trì giới, tu định, có được công đức, và thiện căn như thế của các bậc Hữu học vô lậu, Vô học vô lậu.
Lại có các dị sinh ngu muội trồng được thiện căn; cho đến Thiên, Long, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, người, và phi nhân, các loại bàng sinh, nghe Phật thuyết pháp trồng được thiện căn, cho đến sau khi Như Lai nhập Niết bàn, tất cả chúng sinh trồng được thiện căn. Đủ loại thiện căn, đủ loại công đức như thế, hòa hợp, tụ tập, tính đếm, đo lường; các Bồ Tát này đều tùy hỷ, dùng công đức tùy hỷ này hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Thưa Ngài Từ Thị, nếu Bồ Tát Ma ha tát hồi hướng như thế, làm thế nào để không rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo?
Bấy giờ, Bồ Tát Từ Thị bảo Tôn giả Tu bồ đề: Nếu Bồ Tát Ma ha tát, khi dùng tâm tùy hỷ và hồi hướng, ở trong tâm này không sinh tâm tưởng, biết như thật tâm không có tướng nắm bắt. Nếu Bồ Tát Ma ha tát có thể lấy công đức tùy hỷ như thế, hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tức Bồ Tát Ma ha tát này không rơi vào tưởng, tâm, kiến điên đảo. Nếu ở nơi tâm lại không biết như thật, dùng tưởng có sở đắc mà hồi hướng, thì Bồ Tát Ma ha tát này không thể xa lìa tưởng, tâm, kiến điên đảo.
Lại nữa, nếu các Bồ Tát Ma ha tát lấy tâm có sở đắc mà hồi hướng, thì tâm này chính là tận, chính là diệt, chính là ly. Tâm tận, diệt đó không thể hồi hướng. Nếu dùng tâm không có sở đắc mà hồi hướng, tức là Pháp tính như thật hồi hướng. Nếu pháp hồi hướng như thế, tức Pháp tính cũng thế; Pháp tính hồi hướng như thế, tức các pháp cũng thế. Nếu Bồ Tát Ma ha tát có thể hồi hướng như thế, thì đó là hồi hướng đúng, không gọi là hồi hướng sai. Pháp hồi hướng này, Bồ Tát Ma ha tát nên học như thế.
Lại nữa, Tôn giả Tu bồ đề! Nếu Bồ Tát Ma ha tát, giống như thiện căn của chư Phật quá khứ, tùy hỷ hồi hướng như thế; nếu đều đã tu tập các Phật đạo vị lai, đã diệt hý luận, được thiện lợi lớn. Các Như Lai này, từ mới phát tâm cho đến thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã nhập cảnh giới Đại Niết bàn Vô dư y cho đến Pháp diệt đến nay. Trong khoảng thời gian đó có thiện căn tương ưng các Ba la mật của chư Phật Thế Tôn, và thiện căn các uẩn giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, của chư Phật đó; cho đến nhóm công đức đại từ, đại bi, vô lượng vô biên lợi ích, an lạc tất cả chúng sinh của Phật; và đủ loại pháp môn được Phật thuyết. Tất cả chúng sinh học trong đó, tin hiểu, an trú, có được thiện căn. Và Phật Thế Tôn, vì các Bồ Tát, thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác; các Bồ Tát này có thiện căn tương ưng sáu Ba la mật.
Lại vì những người theo Duyên Giác thừa thụ ký Duyên Giác để họ có tất cả thiện căn.
Lại nữa, có những người theo Thanh Văn thừa thực hành bố thí, trì giới, tu định, có được công đức; và thiện căn như thế của các bậc Hữu học vô lậu, Vô học vô lậu.
Lại có các dị sinh ngu muội trồng được thiện căn, cho đến Thiên, Long, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, người, và phi nhân, các loại bàng sinh, nghe Phật thuyết pháp trồng được thiện căn; cho đến sau khi Như Lai nhập Niết bàn, tất cả chúng sinh trồng được thiện căn. Đủ loại thiện căn, đủ loại công đức như thế, hòa hợp, tụ tập, tính đếm, đo lường; các Bồ Tát này đều tùy hỷ, dùng công đức tùy hỷ này hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Tôn giả Tu bồ đề, Bồ Tát đó khi dùng tâm tùy hỷ và hồi hướng, nếu ở trong tâm này không sinh tâm tưởng, biết như thật tâm không có tướng nắm bắt, có thể lấy công đức tùy hỷ như thế, hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tức Bồ Tát này không rơi vào tưởng, tâm, kiến điên đảo. Nếu ở nơi tâm lại không biết như thật, dùng tưởng có sở đắc mà hồi hướng, thì Bồ Tát này không thể xa lìa tưởng, tâm, kiến điên đảo.
Lại nữa, nếu các Bồ Tát lấy tâm có sở đắc mà hồi hướng, thì tâm này chính là tận, chính là diệt, chính là ly. Tâm tận, diệt đó không thể hồi hướng. Nếu dùng tâm không có sở đắc mà hồi hướng, tức là Pháp tính như thật hồi hướng. Nếu pháp hồi hướng như thế tức Pháp tính cũng thế; Pháp tính hồi hướng như thế, tức các pháp cũng thế. Nếu hồi hướng như vậy, thì đó là hồi hướng đúng, không gọi là hồi hướng sai.
Lại nữa, Tôn giả Tu bồ đề. Bồ Tát Ma ha tát, giống như thiện căn của chư Phật vị lai, tùy hỷ hồi hướng như thế; nếu ở nơi chư Phật Như Lai hiện tại, từ mới phát tâm cho đến thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã nhập cảnh giới Đại Niết bàn Vô dư y cho đến Pháp diệt đến nay. Trong khoảng thời gian đó có tất cả thiện căn của chư Phật Thế Tôn, cho đến thiện căn tất cả chúng sinh trồng được sau khi Như Lai nhập Niết bàn. Đủ loại thiện căn, đủ loại công đức như thế, hòa hợp, tụ tập, tính đếm, đo lường; các Bồ Tát này đều tùy hỷ, dùng công đức tùy hỷ này hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Tôn giả Tu bồ đề, Bồ Tát đó khi dùng tâm tùy hỷ và hồi hướng, ở trong tâm này không sinh tâm tưởng, biết như thật tâm không có tướng nắm bắt. Nếu có thể tùy hỷ công đức như thế, hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tức Bồ Tát này không rơi vào tưởng, tâm, kiến điên đảo. Nếu lại dùng tâm có sở đắc mà hồi hướng, thì Bồ Tát này không thể xa lìa tưởng, tâm, kiến điên đảo. Bồ Tát Ma ha tát đó nên như thật biết khi dùng tâm để hồi hướng thì tâm này chính là tận, chính là diệt, chính là ly. Tâm tận, diệt đó không thể hồi hướng. Nếu dùng tâm không có sở đắc mà hồi hướng, tức là Pháp tính như thật hồi hướng. Nếu pháp hồi hướng như thế, tức Pháp tính cũng thế; Pháp tính hồi hướng như thế, tức các pháp cũng thế. Nếu Bồ Tát Ma ha tát, ở trong pháp quá khứ, hiện tại, vị lai như thế, có thể như thật biết hồi hướng như thật, thì đó là hồi hướng đúng, không gọi là hồi hướng sai.
Lại nữa, Tu bồ đề. Bồ Tát Ma ha tát nếu muốn như thật hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên quán các pháp giống như hư không, rời tất cả tướng. Vì sao? Nếu ở nơi các pháp biết rõ như thật; tức không tâm, không phải không tâm, chính là cái biết; không pháp, không phải không pháp, chính là tướng được biết. Nếu Bồ Tát, ở trong pháp như thế, có thể hồi hướng, thì gọi là hồi hướng tối thượng; vì thế được gọi là Bồ Tát Ma ha tát chính tu phúc hành. Vì sao? Nếu đủ loại pháp và đủ loại hành đều tịch tĩnh, thì công đức tùy hỷ có được để hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác cũng như vậy. Nếu như thật biết các hành đều tịch tĩnh không động, tức Bồ Tát Ma ha tát này có thể đầy đủ phương tiện Bát nhã Ba la mật. Sau khi Phật Thế Tôn nhập Niết bàn, có được thiện căn, dù thể, dù tướng, dù tự tính, dù Pháp tính, đều như thật biết, tức có thể hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Vì tất cả hành pháp tương ưng của chư Phật Thế Tôn đều không phải ba đời. Nếu đời quá khứ thì pháp đó đã ly, đã diệt, đã tận; nếu đời vị lai thì chưa đến; nếu đời hiện tại thì nay tức không đình trú; lại không có sở đắc, chẳng phải là tướng của cảnh giới. Nếu nắm bắt tướng, tức ở nơi Vô thượng Chính đẳng Chính giác, trú không bình đẳng, tương ưng tà niệm, sinh tưởng nghi hoặc, không thể an trú chính niệm chính ý, nghĩ sai, biết sai; như thế thì không gọi là hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nếu Bồ Tát Ma ha tát, ở nơi các thiện căn, không có tướng được nắm bắt, không có tâm sở đắc; lấy tâm này hồi hướng, tức là hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Pháp hồi hướng như thế, Bồ Tát nên học. Nếu học như thế, thì có thể đầy đủ phương tiện thiện xảo. Nếu dùng các thiện căn có phương tiện thiện xảo này để hồi hướng, tức được gần Nhất thiết trí. Nếu các Bồ Tát Ma ha tát ưa muốn tu học phương tiện này, nên ở nơi pháp môn Bát nhã Ba la mật này, nghe nhận, đọc tụng, ghi nhớ, suy nghĩ, thưa hỏi nghĩa đó; hiểu được rồi thì rộng nói cho người khác. Đó là phương tiện Bát nhã Ba la mật. Nếu không được phương tiện Bát nhã Ba la mật, tức không thể dùng các thiện căn hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Ngã tướng đã diệt, các hành đã lắng, xa lìa tất cả tướng có sở đắc.
Nếu lại có người ở nơi tất cả các pháp mà khởi tướng nắm bắt, rơi vào cái thấy nghi hoặc, không thể an trú trong pháp như thật, ở nơi pháp như thật sinh tưởng có sở đắc. Nếu dùng thiện căn như thế hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, chư Phật Như Lai không thừa nhận là có khả năng, cũng không tùy hỷ. Vì sao? Hồi hướng như thế gọi là Đại tham, ở nơi tất cả các pháp sinh tâm nghi hoặc. Hơn nữa, ở nơi các tướng không tịch, sinh tưởng có sở đắc, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác cũng không nói là có lợi ích lớn; mà hồi hướng này gọi là khổ não tạp độc. Ví như thức ăn uống ngon nhất thế gian, các sắc, hương, vị đều đầy đủ, nhưng trong thức ăn đó có lẫn chất độc. Những người có trí biết có chất độc nên không lấy ăn; kẻ ngu si không trí không thể biết được nên mới lấy ăn. Khi mới ăn vào, sắc, hương, vị ngon tuy đáng ưa thích, nhưng khi thức ăn đã tiêu hóa, khổ báo mới xuất hiện; vì nguyên do này mà bị mất mạng.
Tôn giả Tu bồ đề, nay ông nên biết những người có thiện căn tùy hỷ, phát tâm hồi hướng, không thể thụ trì, đọc tụng Bát nhã Ba la mật cũng thế. Vì sao? Không thể đầy đủ phương tiện Bát nhã Ba la mật nên không thể hiểu rõ chính nghĩa sâu thẳm, không thể an trú ở đạo Như thật, tự mình không biết rõ pháp Như thật đó. Lại vì người khác lần lượt dạy truyền, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, ở nơi chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai, hiện tại, có thiện căn các nhóm giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, và có chư Phật Thế Tôn quá khứ, hiện tại, vị lai, từ mới phát tâm cho đến thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã nhập cảnh giới Đại Niết bàn Vô dư y, trong thời gian đó có được công đức. Và, vì các Bồ Tát Ma ha tát, thụ ký sẽ đắc quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác; các Bồ Tát này có được thiện căn. Lại vì những người theo Duyên Giác thừa thụ ký Duyên Giác; các Duyên Giác này có được thiện căn. Và các Thanh Văn tu bố thí, trì giới, v.v..., sau khi Phật diệt, Pháp diệt đến nay; trong thời gian đó có được thiện căn. Cho đến thiện căn có được của dị sinh ngu muội. Đủ loại thiện căn, đủ loại công đức như thế, hòa hợp, tụ tập, tính đếm, đo lường, có tính chất cùng tận hay không cùng tận, các ông đều nên tùy hỷ tất cả. Dùng thiện căn tùy hỷ này hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Tu bồ đề, người đó nếu nói như thế, khuyến khích khiến tùy hỷ hồi hướng như thế, thì giống như trong thức ăn ngon có lẫn chất độc. Pháp hồi hướng này gọi là khổ não tạp độc. Những người tu hạnh Bồ Tát, ở nơi pháp mình hành trì còn không nên khởi tâm hồi hướng này, huống là khuyến khích người khác tu pháp này như thế. Nếu ở nơi tướng này chấp là thật, thì không gọi là tùy hỷ công đức chư Phật, không gọi là thụ trì, không gọi là hồi hướng.
Nếu các Bồ Tát ưa muốn như thật tùy hỷ tất cả thiện căn tối thượng của chư Phật Như Lai, như thật hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì nên tùy thuận Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, như thật quán sát giống như mắt của Phật, như thật liễu tri giống như trí của Phật. Ở nơi các thiện căn, dù thể, dù tướng, dù tự tính, dù pháp tính, đều biết rõ như thật không có sinh, không có sở đắc. Nếu có thể tùy hỷ thiện căn như thế, được Phật thừa nhận là có khả năng, Phật cũng tùy hỷ. Các Bồ Tát Ma ha tát tùy hỷ như thế chính là tùy hỷ đúng. Dùng thiện căn này hồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác; Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác xưng tán tối thượng. Hồi hướng như thế gọi là Đại hồi hướng, hồi hướng pháp giới khéo được viên mãn, nội tâm thanh tịnh, giải thoát vô ngại.
Lại nữa, các Thiện nam tử, v.v..., tu Bồ Tát thừa, tu tập pháp hồi hướng như thế, ở nơi giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, của Phật Như Lai, không bị trói buộc, không bị dính mắc; không hệ thuộc Dục giới, không hệ thuộc Sắc giới, không hệ thuộc Vô sắc giới; lại cũng không hệ thuộc ba đời quá khứ, vị lai, hiện tại; không hệ thuộc các pháp, không hệ thuộc pháp hồi hướng. Người tu Bồ Tát biết được như thế thì không làm hoại pháp hồi hướng. Đó là Đại hồi hướng, khéo được viên mãn hồi hướng pháp giới. Hồi hướng như thế không nắm các tướng, xa lìa pháp tà, gọi là hồi hướng chân chính. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác chân thật thừa nhận là có khả năng, cũng tùy hỷ. Bồ Tát Ma ha tát nên học như thế.
Bấy giờ, Thế Tôn khen Tôn giả Tu bồ đề: Hay thay! Hay thay! Tu bồ đề, ông khéo làm Phật sự, có thể vì các Bồ Tát Ma ha tát thưa hỏi nghĩa này. Tu bồ đề, các Bồ Tát Ma ha tát, nếu có thể hồi hướng Pháp giới Pháp tính như thế, thì có tri kiến giống như Phật Thế Tôn. Ở nơi các thiện căn hiểu rõ như thật, dù thể, dù tướng, dù tự tính, dù pháp tính, biết rõ không có sinh, cũng không có sở đắc. Hồi hướng như thế được ta thừa nhận là có khả năng; ta cũng tùy hỷ. Nhóm phúc như thế, vô lượng vô biên không thể tính đếm.
Tu bồ đề, giả như tất cả chúng sinh ở ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗi mỗi đều tu mười Nghiệp đạo thiện, nhóm phúc thu được số lượng rất nhiều, nhưng Bồ Tát Ma ha tát này phát tâm tối thắng, hồi hướng pháp giới, thì nhóm phúc có được, so với nhóm phúc ở trên, là tối thượng, tối cực, tối thắng, tối diệu, rộng lớn, không đo lường được, không có gì bằng, không thể so sánh.
Lại nữa, Tu bồ đề! Ngoài số này ra, giả sử tất cả chúng sinh ở ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗi một đều tu bốn hạnh Vô lượng (tức tứ vô lượng tâm), mỗi mỗi đều được bốn pháp Thiền định, bốn định Vô sắc và năm Thần thông; phúc hành như thế số lượng rất nhiều. Nhưng Bồ Tát Ma ha tát này phát tâm tối thắng, hồi hướng pháp giới, thì nhóm phúc có được, so với nhóm phúc ở trên, là tối thượng, tối cực, tối thắng, tối diệu, rộng lớn, không thể đo lường, không có gì bằng, không thể so sánh”.
Đoạn Kinh trên so với phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng”, quyển 543, TBBN do Ngài Huyền Trang dịch, cũng như phẩm “Hồi Hướng” do La Thập dịch, dễ hiểu hơn nhiều. Đây là pháp môn quan trọng, chớ có bỏ qua. Mở đầu cho phần thuyết giảng pháp môn này, Bồ Tát Từ Thị (tức Phật tương lai của chúng ta) bảo Thiện Hiện:
- “Đại đức! Các đại Bồ Tát ở nơi pháp môn Bát Nhã sâu xa này tùy hỷ hồi hướng thu được các công đức, so với công đức bố thí, trì giới, an nhẫn, tịnh lự của chúng sanh khác là tối tôn, là thù thắng, là tôn quí, cao đẹp, nhiệm mầu, vi diệu, vô thượng, trên hết, không gì hơn, không gì sánh bằng. Vì vậy, ở nơi chánh pháp sâu xa này, nên tùy hỷ đúng lý”.
Phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” này của Kinh Phật Mẫu Bát Nhã do Thí Hộ dịch đã giải tỏa tất cả lúng túng cũng như những thắc mắc của chúng ta so với năm Hội của Kinh ĐBN. Tư tưởng của cả ba Kinh (ĐBN do Ngài Huyền Trang dịch, Tiểu Phẩm Bát Nhã do La Thập dịch và Phật Mẫu Bát Nhã do Thí Hộ dịch) giáo lý không khác nhau, chỉ khác nhau ở lối diễn đạt. Pháp môn hồi hướng là pháp môn đặc biệt của Đại thừa. Tôn chỉ của Bồ Tát Đại thừa tu Bồ Tát đạo là hồi hướng cho tất cả chúng sanh trọn thành Phật đạo rất quan trọng!
Lược giải:
Tùy hỷ hồi hướng không năng sở, không đắc, không chấp tướng.
Phật bảo:
“Này Thiện Hiện! Tùy hỷ chẳng phải năng tùy hỷ, vì không có sở tùy hỷ. Hồi hướng như thế chẳng phải năng hồi hướng vì không có sở hồi hướng. Sở khởi tùy hỷ hồi hướng như thế, chẳng phải chuyển, chẳng phải diệt, vì không có sanh diệt vậy. Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này tùy hỷ hồi hướng như thế là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng…
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát trọn nên tùy hỷ hồi hướng như thế, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề”.
Tùy hỷ hồi hướng không lấy sở đắc, không chấp thủ, không phân biệt làm phương tiện thì không rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo:
(…) “Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào đối với sự tu hành, làm các việc phước nghiệp, như thật biết rõ, xa lìa, vắng lặng; đối với tâm thường tùy hỷ hồi hướng cũng như thật hiểu rõ, xa lìa, vắng lặng. Biết như vậy rồi hành sâu Bát nhã Ba la mật, nhưng trong các pháp hoàn toàn không có chấp thủ mà khởi lên tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đại Bồ Tát này đã khởi tâm tùy hỷ hồi hướng ấy nên không rơi vào tưởng, tâm, kiến điên đảo”.
Nếu:
(…) “Sự tùy hỷ hồi hướng như đã nói này lấy sở đắc và chấp tướng phân biệt làm phương tiện. Thí như đồ ăn, thức uống của thế gian có lẫn chất độc nên trước ngon sau hại. Đây chẳng phải sự tùy hỷ hồi hướng hoàn hảo. Vì sao? Vì lấy sở đắc và chấp thủ tướng phân biệt mà phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng là đều lẫn chất độc. Những người thuộc chủng tánh Bồ Tát không nên tùy theo những điều đã nói trên mà tu học”.
Nếu dùng sở đắc làm phương tiện hồi hướng Vô Thượng Bồ đề, thì được xem là tà hồi hướng.
(…) “Này Thiện Hiện! Các thiện nam thiện nữ trụ Bồ Tát thừa này, đối với pháp ba đời chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng trọng chẳng khinh, chẳng hữu sở đắc, chẳng phải vô sở đắc, không chỗ phân biệt, không phân biệt khác, không chỗ quán thấy, không tùy quán thấy. Quán các pháp như thế đều là đã chứa nhóm phân biệt, biết được tất cả pháp không sanh, không diệt, không đi không đến, không vào không ra, không họp không tan. Trong đây không có pháp đã, đang, sẽ sanh, cũng không có pháp đã, đang, sẽ diệt. Ta phải như pháp chơn như pháp giới, dùng vô sở đắc làm phương tiện, khởi lên sự tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề”.
Lúc nào hồi hướng cũng lấy vô sở đắc làm phương tiện. Nên mới được gọi là hồi hướng chơn chánh, phước đức như vậy vô biên!
Phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” quyển 171, Hội thứ I, ĐBN, Phật bảo Thiện Hiện:
“Hồi hướng chân chính là dùng vô tướng làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô diệt làm phương tiện, vô nhiễm làm phương tiện, vô tịnh làm phương tiện, vô tánh tự tánh làm phương tiện, tự tướng không làm phương tiện, chơn như làm phương tiện, pháp giới làm phương tiện, pháp tánh làm phương tiện, tánh chẳng hư vọng làm phương tiện, thật tế làm phương tiện”.
Vì vậy, Phật dạy:
“Này Thiện Hiện! Thiện nam, thiện nữ ấy đối với khắp cả các thiện căn của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát và tất cả các hữu tình khác ở quá khứ, vị lại, hiện tại trong mười phương thế giới, chẳng thủ chẳng xả, chẳng kiêu chẳng khinh, chẳng phải có sở đắc chẳng phải không sở đắc; lại biết các pháp là không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, không tăng không giảm, không khứ không lai, không tụ không tán, không nhập không xuất, nghĩ như thế này: Như các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì ở quá khứ, vị lai, hiện tại kia, ta cũng tùy hỷ hồi hướng như thế. Này Thiện Hiện! Nếu sánh bằng sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng của các Bồ Tát ấy, thì Ta nói là tối thắng, là tôn quí, là cao siêu, là vi diệu, là cao cả, không gì bằng, không gì hơn. Này Thiện Hiện! Sự tùy hỷ hồi hướng như thế hơn các sự tùy hỷ hồi hướng khác gấp trăm lần, gấp ngàn lần, gấp trăm ngàn lần, gấp ức lần, gấp trăm ức lần, gấp ngàn ức lần, gấp trăm ngàn ức lần, gấp vô số trăm ngàn ức lần, gấp bội số, bội toán, bội tính, bội dụ cho đến bội cực số… Vì vậy, nên Ta nói sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng như thế là tối thắng, là tôn quí, là cao siêu, là vi diệu, là cao cả, không gì bằng, không gì hơn”.
Với bao trích dẫn và tóm lược như trên cũng tạm đủ nói lên tinh thần tùy hỷ hồi hướng của Tiểu Bản Bát Nhã nói riêng và Đại Bát Nhã nói chung. Phương châm tùy hỷ hồi hướng là không tâm hồi hướng, không pháp hồi hướng, không tham đắm hồi hướng. Vì phước đức hồi hướng như thế không hệ phược; pháp được hồi hướng cũng không hệ phược, chỗ hồi hướng cũng không hệ phược, lấy vô tướng, vô sở đắc làm phương tiện.
Cho dù nghèo hèn, không có tiền của như kẻ khác, nhưng biết vui theo cái vui hồi hướng của kẻ khác thì cũng được xem như công đức ngang đồng, huống chi tự mình hồi hướng và đem tất cả công đức có được này chia sẻ với tất cả chúng sanh khác, rồi đồng hồi hướng Vô Thượng Bồ đề, mong tất cả chúng sanh trọn thành Phật đạo.
Hồi hướng là không dùng tướng hay sở đắc mà hồi hướng. Nếu hồi hướng mà còn thấy “tướng công đức” thì cũng chẳng phải là hồi hướng chân chính. Bản chất hồi hướng lúc nào cũng mang tánh cách xã hội trong tinh thần tương thân tương ái của những người tu Đại thừa với tâm bao dung, vô vị lợi vì kẻ khác, do kẻ khác, bởi kẻ khác!
Chúng ta chỉ cần biết bản chất xã hội của Bồ Tát Đại thừa được phản ảnh mãnh liệt trong sinh hoạt của Bồ Tát với tôn chỉ hồi hướng cho kẻ khác. Tu hành không có nghĩa là đứng bên lề xã hội, quên đi những nỗi khổ đau của các chúng sanh khác. Vì sao? Vì mục tiêu tối hậu của những người tu không phải co mình trong cô tịch, tu tất cả các pháp Phật để chứng thật tế rồi nhập Niết bàn, giải thoát cho riêng mình mà quên đi đồng loại đang chịu nhiều thống khổ!
Quý vị độc giả nếu gặp trở ngại trong việc thọ trì pháp môn tùy hỷ hồi hướng của Kinh ĐBN, xin quay lại tụng đọc thọ trì phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” của Kinh Phật Mẫu Bát Nhã do Thí Hộ dịch. Trong tất cả các phẩm nói về tùy hỷ hồi hướng của các kinh chúng tôi tham khảo, phẩm tùy hỷ hồi hướng của “Phật Mẫu Bát Nhã Kinh” do Thí Hộ dịch được xem là ngắn gọn rõ ràng nhất.
Còn nếu gặp trở ngại nữa, xin quay lại Hội thứ II, phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng”, có phần chú thích của Đại Trí Độ Luận do Bồ Tát Long Thọ soạn thảo, hy vọng sẽ giải tỏa hết thắc mắc về giáo lý của phẩm này./.
---o0o---