- Thư Ngỏ
- Nội Dung
- I. Phần thứ I Tổng luận ( Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)
- II. Phần thứ II Tổng luận:
- III. Phần Thứ III: Tánh Không Bát Nhã
- Tán thán công đức quý Phật tử đã đóng góp (đợt 2) tịnh tài để ấn tống Tổng Luận Đại Bát Nhã 🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼
- Hình ảnh tạ lễ công đức phiên dịch Kinh Bát Nhã của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm và chúc mừng Lão Cư Sĩ Thiện Bửu (80 tuổi ở San Jose, California, Hoa Kỳ) đã hoàn thành luận bản chiết giải bộ Kinh khổng lồ này sau 10 năm ròng rã
- Link thỉnh sách Tổng Luận Đại Bát Nhã qua Amazon
- Tập 01_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 1) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 02_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 2) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 03_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 3) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 04_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 4) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 05_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 5) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 06_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 6) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 07_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 7) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 08_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 8) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
TỔNG LUẬN
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT
Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu
Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022
PHẨM "XƯNG DƯƠNG CÔNG ĐỨC"
Phần sau quyển 502 cho đến phần đầu quyển 503, Hội thứ III, ĐBN.
(Tương đương với ba phẩm: "Phước Sanh", "Ngoại Đạo" và "Trời Đến"
của Hội thứ II nhập lại)
Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le
---o0o---
Gợi ý:
Cũng như các phẩm trước, phẩm “Xưng Dương Công Đức” của Hội thứ III nhập chung ba phẩm của Hội thứ II làm một. Đó là các phẩm:
1. “Phước Sanh”, phần đầu quyển 429
2. “Ngoại Đạo”, phần giữa quyển 429
3. “Trời Đến”, cuối quyển 429 cho đến đầu quyển 430, Hội thứ II, ĐBN. Chúng tôi cũng theo sự phân chia này của Hội thứ II mà phân đoạn phẩm “Xưng Dương Công Đức” này làm ba đoạn để tóm lược và thích nghĩa.
Tóm lược:
1. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Xưng Dương Công Đức”,
phần sau quyển 502, Hội thứ III, ĐBN.
(Tương đương với phẩm “Phước Sanh”, phần đầu Q.429, Hội thứ II, ĐBN).
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng:
- Đúng vậy! Như ngươi đã nói! Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ chẳng lìa tâm Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu khắp. Hoặc ghi chép, trang nghiêm các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chỗ được nhóm phước vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường. Vì sao?
Kiều Thi Ca! Bởi Bát nhã Ba la mật đây có khả năng thành xong tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Cũng có khả năng thành xong bố thí cùng năm Ba la mật khác. Cũng có khả năng thành xong nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Cũng có khả năng thành xong chơn như cho đến bất tư nghì giới. Cũng có khả năng thành xong khổ tập diệt đạo Thánh đế. Cũng có khả năng thành xong ba mươi bảy thứ Bồ đề phần pháp. Cũng có khả năng thành xong bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Cũng có khả năng thành xong tám giải thoát, chín định thứ lớp. Cũng có khả năng thành xong ba môn giải thoát.
Cũng có khả năng thành xong Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Cũng có khả năng thành xong Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Cũng có khả năng thành xong năm nhãn, sáu thần thông. Cũng có khả năng thành xong Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng có khả năng thành xong pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Cũng có khả năng thành xong Đà la ni, Tam ma địa môn. Cũng có khả năng thành xong thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Cũng có khả năng thành xong Thanh văn, Độc giác và Vô thượng thừa. Cũng có khả năng thành xong chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Vậy nên, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ chẳng lìa tâm Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu khắp, hoặc ghi chép, trang nghiêm bằng các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Từ trước đã gây phước tạo Bảo tháp, đem sánh nhóm phước đây trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một. Vì sao? Kiều Thi Ca! Nếu Bát nhã thẳm sâu đây trụ ở trong châu Thiệm bộ, tức thế gian này Phật Pháp Tam Bảo chẳng thể diệt mất. Do nhân duyên đây thế gian thường có mười thiện nghiệp đạo. Hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Hoặc bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Như vậy cho đến hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Hoặc đại tộc Sát đế lợi, đại tộc Bà la môn, Trưởng giả, Cư sĩ. Hoặc trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hoặc Thanh văn, Độc giác, Vô thượng Đại thừa. Hoặc quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Hoặc đại Bồ Tát thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tu các Bồ Tát hạnh. Hoặc các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ các loại hữu tình. Thắng sự như thế thường chẳng diệt mất. (Q.502, ĐBN)
Bấy giờ, ở thế giới Kham Nhẫn Tam thiên đại thiên đây, có bao nhiêu trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Sắc cứu cánh đồng thanh cùng bảo Thiên Đế Thích rằng:
- Thưa Đại tiên! Đối Bát nhã thẳm sâu đây nên thường lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Vì sao? Nếu đối Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, thời khiến tất cả ác pháp tổn giảm, thiện pháp tăng lên; cũng khiến tất cả thiên chúng tăng lên, các bè lũ A tu la tổn giảm. Cũng khiến tất cả mắt Phật Pháp Tăng thường chẳng tổn hoại, cũng khiến tất cả giống Phật Pháp Tăng thường chẳng đoạn tuyệt.
Thưa Đại tiên! Phải biết, nhờ Tam bảo chẳng đoạn tuyệt nên thế gian mới có bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật. Cũng có nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Nói rộng cho đến cũng có Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Cũng có quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Cũng có Bồ Tát hạnh, chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Cũng có Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.
Vậy nên, thưa Đại tiên! Thường nên đối Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng:
- Kiều Thi Ca! Ngươi nên đối Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Vì sao? Nếu A tu la và bè lũ ác khởi nghĩ như vầy: Chúng ta phải chiến tranh với các trời. Bấy giờ, chư thiên các ngươi và quyến thuộc đều nên chăm lòng tụng niệm Bát nhã thẳm sâu như thế, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Khi ấy, A tu la và bè lũ kia sở khởi ác tâm tức đều tự diệt. Nếu các thiên tử hoặc các thiên nữ hiện năm tướng suy, nơi tâm kinh hoàng run sợ lo chết đọa các ác thú. Bấy giờ, chư thiên các ngươi và quyến thuộc nên đối ở trước, chí thành tụng niệm Bát nhã thẳm sâu. Khi ấy, thiên tử, hoặc thiên nữ kia nghe Bát nhã Ba la mật đây, vì sức căn lành nên đối Bát nhã Ba la mật đây, sanh lòng tịnh tín nên năm suy tướng biến mất, thân tâm yên ổn. Nếu phải mệnh chung, hoàn sinh lại bản xứ, hưởng giàu sang bội hơn đời trước. Vì sao? Vì phước lực nghe tin Bát nhã Ba la mật rất lớn vậy. (Q. 502, ĐBN)
Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ, hoặc các thiên tử và các thiên nữ, tai nghe Bát nhã thẳm sâu một phen, vì sức căn lành, quyết định được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Vì sao? Vì ba đời chư Phật và các đệ tử đều học Bát nhã thẳm sâu như thế, đã chứng sẽ chứng sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề vào cõi Vô dư y bát Niết bàn. Vì sao? Kiều Thi Ca! Bát nhã thẳm sâu nhiếp khắp tất cả Bồ Đề phần pháp, hoặc pháp Thanh văn, hoặc pháp Độc giác, hoặc pháp Bồ Tát, hoặc pháp Như Lai đều nhiếp đủ vậy.
Khi ấy, Thiên Đế Thích liền thưa Phật rằng:
- Bát nhã thẳm sâu là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, là vua tất cả chú, rất tôn rất thắng, rất thượng rất diệu. Có khả năng hàng phục được tất cả, mà chẳng bị tất cả hàng phục lại. Vì sao? Bát nhã thẳm sâu năng diệt được tất cả pháp ác bất thiện, năng viên mãn được tất cả thiện pháp thù thắng.
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng:
- Đúng vậy! Như ngươi đã nói! Vì sao? Chư Phật ba đời đều nương Bát nhã đại chú vương như thế chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ chúng hữu tình. Vì sao? Kiều Thi Ca! Do Bát nhã thẳm sâu, thế gian mới có mười thiện nghiệp đạo. Hoặc thí, giới, tu. Hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Hoặc bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Nói rộng cho đến Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Hoặc quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Hoặc Bồ Tát hạnh. Hoặc chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Do Bát Nhã thẳm sâu mới có đại Bồ Tát. Do đại Bồ Tát mới có mười thiện nghiệp đạo. Nói rộng cho đến có chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Cũng có Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát và Chánh Đẳng Giác xuất hiện ra đời. Ví như nương nhân mặt trăng đầy tròn nên thuốc, sao, núi, biển đều được tăng thịnh. Như vậy, “dược liệu” công đức của mười thiện nghiệp đạo, cho đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề đều dựa vào các đại Bồ Tát mà được tăng thịnh. Tất cả “ngôi sao” Hiền Thánh, hữu học, vô học, trời, người, Thanh văn, Độc giác cũng được tăng thịnh. Tất cả “núi, biển cả” Bồ Tát và chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng được tăng thịnh.
Nếu các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chưa ra đời, chỉ có chúng đại Bồ Tát đầy đủ sức phương tiện thiện xảo vì các hữu tình tuyên thuyết pháp thế gian, xuất thế gian nhưng không trái ngược. Vì sao? Thế gian có bao nhiêu Nhân thừa, Thiên thừa, hoặc Thanh văn thừa, Độc giác thừa, hoặc Vô Thượng thừa đều từ chúng đại Bồ Tát phương tiện thiện xảo mà được thành xong. Bồ Tát có bao phương tiện thiện xảo đều do Bát nhã Ba la mật mà được thành xong.
Các đại Bồ Tát vì trọn nên sức phương tiện thiện xảo, nên có thể viên mãn bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Nói rộng cho đến có thể viên mãn Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Có thể viên mãn ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo, chẳng rơi vào bậc Thanh văn, Độc giác, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Nhiếp thọ viên mãn Bồ Tát thọ lượng, viên mãn đầy đủ chúng hội, viên mãn tịnh độ, viên mãn chủng tánh, viên mãn sắc lực, cho đến chứng được Nhất thiết trí trí.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, thơ tả giải nói khiến rộng lưu khắp, sẽ được trọn nên công đức thắng lợi thế gian, xuất thế gian hiện tại vị lai.
Khi ấy, Thiên Đế Thích liền bạch Phật rằng:
- Các thiện nam, thiện nữ này làm sao trọn nên công đức thắng lợi thế gian, xuất thế gian hiện tại vị lai?
Phật bảo:
- Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này hiện tại chẳng bị tất cả thuốc độc, bùa yếm, chú thuật làm thương hại; lửa chẳng đốt được, nước chẳng chìm được, các dao gậy v.v… cũng chẳng hại được; cho đến chẳng bị bốn trăm bốn bệnh làm chết yểu được; chỉ trừ định nghiệp đời trước đã chín, đời này phải trả.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này nếu gặp việc quan, oán tặc bức ngặt, chăm lòng tụng niệm Bát nhã thẳm sâu, nếu khi đến chỗ đó, trọn chẳng bị khiển phạt gia hại. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì thế lực oai đức Bát nhã thẳm sâu khiến được như vậy.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này nếu có việc cần đến chỗ quốc vương, vương tử, đại thần v.v… thì chỉ cần chăm lòng tụng niệm Bát nhã thẳm sâu, tất được quốc vương, vương tử v.v… vui mừng hỏi han, cung kính cúng dường. Vì sao? Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này thường đối hữu tình chẳng lìa tâm từ bi hỷ xả vậy. Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này sẽ được trọn nên bao nhiêu công đức thắng lợi hiện tại như thế thảy!
Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này tùy sanh chỗ nào thường chẳng xa lìa mười thiện nghiệp đạo. Hoặc thí, giới, tu. Hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Hoặc sáu Ba la mật. Nói rộng cho đến hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Hoặc ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo. Chẳng đọa địa ngục, bàng sanh, quỷ giới. Ngoại trừ do nguyện lực mà thọ sanh, để cùng các hữu tình làm việc nhiêu ích. Tùy sanh chỗ nào, thường đủ các căn, hình mạo đoan nghiêm, chi phần không khuyết, hẳn chẳng sanh nhà bần cùng hạ tiện, làm các tạp loại hàng thịt, thợ săn, trộm cướp, quan ngục, nhà chiên đà la, nhà gánh thây chết v.v... Phần nhiều sanh trong cõi có Phật nghiêm tịnh, hóa sanh trong hoa sen. Chẳng gây các ác, thường chẳng xa lìa thần thông nhanh chóng, tùy tâm sở nguyện ước dạo các cõi Phật, gần gũi cúng dường chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, lóng nghe chánh pháp, như thuyết tu hành, lần hồi chứng được Nhất thiết trí trí.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này sẽ được trọn nên bao nhiêu công đức thắng lợi đời vị lai như thế thảy. Vậy nên, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ muốn được công đức thắng lợi thế gian, xuất thế gian hiện tại vị lai, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thường chẳng lìa, nên đối Bát nhã sâu như thế, chẳng lìa tâm Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, thơ tả giải nói khiến rộng lưu khắp. Lại mang các thứ tràng hoa thượng diệu, hương bột, hương xoa cùng áo mặc v.v… cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chớ được nới bỏ.
2. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Xưng Dương Công Đức”, Q.502, Hội thứ III.
(Tương đương vói phẩm “Ngoại Đạo”, phần giữa quyển 429, Hội thứ II, ĐBN).
Bấy giờ, rất nhiều ngoại đạo Phạm chí muốn tìm lỗi Phật, đi đến chỗ Phật. Khi đó Thiên Đế Thích thấy rồi nghĩ rằng: Nay có nhiều ngoại đạo Phạm chí đi tới pháp hội rình tìm sơ hở Phật, hầu làm lưu nạn Bát nhã? Ta phải tụng niệm Bát nhã thẳm sâu đã theo Phật thọ học, khiến bọn tà kia quay lui. Nghĩ rồi bèn tụng Bát nhã thẳm sâu. Khi đó rất nhiều ngoại đạo Phạm chí đàng xa tỏ ra kính lễ, đi nhiễu quanh hữu Thế Tôn, quay đầu mà lui về!
Xá Lợi Tử thấy thế nghĩ rằng: Bọn ngoại đạo kia vì duyên gì vừa đến lại quay lui?
Phật biết ý liền bảo Xá Lợi Tử rằng:
- Các ngoại đạo kia đến tìm lỗi Ta, bởi Thiên Đế Thích tụng niệm Bát nhã Ba la mật, khiến bọn kia quay lui. Xá Lợi Tử! Ta hoàn toàn không thấy các ngoại đạo kia có chút bạch pháp nào, chỉ ôm lòng xấu ác vì muốn tìm lỗi Ta nên đến đây. Xá Lợi Tử! Ta hoàn toàn không thấy tất cả chư Thiên, quỷ, ngoại đạo, hữu tình ở thế gian, khi nghe thuyết Bát nhã mà ôm lòng độc ác đến tìm cách phá hoại. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì tất cả chư Thiên hoặc các Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát, Phật và tất cả trời, rồng, Dược xoa, A tu la v.v... đầy đủ đại oai lực ở Tam thiên đại thiên thế giới này đều chung nhau hộ trì Bát nhã thẳm sâu, không để cho bọn tà ma lưu nạn. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì chư Thiên v.v... đều dựa vào oai lực của Bát nhã Ba la mật mà phát sanh.
Bấy giờ, ác ma trộm khởi nghĩ rằng: “Nay Phật có bốn chúng vây quanh trước sau. Trời cõi Dục, cõi Sắc đều đến nhóm hội tuyên nói Bát nhã Ba la mật. Nhất định trong đó có các đại Bồ Tát sắp được thọ ký Bồ Tát, sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề quay xe diệu pháp, làm trống cõi ta. Ta phải đi đến phá hoại mắt kia”. Trộm nghĩ như thế rồi, hóa làm bốn quân oai hùng bèn kéo đến chỗ Phật.
Khi ấy, trời Đế Thích thấy vậy, bèn nghĩ: Ác ma làm những việc đó vì muốn đến não hại Phật, gây lưu nạn cho Bát nhã Ba la mật? Vì sao? Vì bốn đội quân trang bị hùng mạnh, tinh nhuệ như thế, thì bốn đội quân hùng mạnh của vua Ảnh Kiên nước Ma yết đà cũng chẳng bì kịp được; bốn thứ thắng quân của vua Thắng Quân đại vương nước Kiều Tát La cũng chẳng bì kịp được; bốn thứ thắng quân của vua Thích Chủng đại vương nước Kiếp Tỷ La cũng chẳng bì kịp được; bốn thứ thắng quân của vua Lật Chiếp Tỳ nước Phệ Xá Ly cũng chẳng bì kịp được; bốn thứ thắng quân của các Lực Sĩ Vương nước Cát Tường Mao cũng chẳng bì kịp được. Do đây nên biết bốn quân như thế quyết định là do ác ma hóa hiện ra. Ác ma từ lâu rình tìm chỗ sơ hở Phật, phá hoại các hữu tình chỗ tu thắng sự, ta phải tụng niệm Bát nhã đã do Phật dạy, khiến ác ma kia quay lui. Nghĩ rồi, Thiên Đế Thích bèn tụng Bát nhã thẳm sâu, ác ma thấy vậy quay lui. Vì sức Bát nhã đại chú vương thẳm sâu bức đuổi vậy. (Q.502, ĐBN)
Bấy giờ, trong hội có bao trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Sắc cứu cánh, đồng thời hóa hiện các diệu thiên hoa và tràng hương cùng các phẩm vật cúng dường, vọt thân lên không trung mà rải lên Phật, chắp tay cung kính đồng thưa Phật rằng: Nguyện đem Bát nhã Ba la mật này trụ mãi ở trong lòng người châu Thiệm Bộ. Vì sao? Cho đến Bát nhã Ba la mật lưu khắp ở trong người châu Thiệm Bộ, phải biết chỗ này ngôi báu Phật Pháp Tăng Bảo thường chẳng diệt mất. Ở Tam thiên đại thiên thế giới đây, cho đến mười phương vô lượng vô số vô biên cõi Phật cũng lại như thế. Do nhân duyên này nên biết việc tu hành thắng hạnh của các đại Bồ Tát cũng có thể biết rõ. Tùy các phương cõi, có các thiện nam, thiện nữ đem tâm tịnh tín thơ tả thọ trì Bát nhã Ba la mật cúng dường cung kính, phải biết chỗ này có diệu quang minh trừ diệt tối tăm sanh các thắng phước.
Khi ấy, các thiên chúng lại hóa hiện diệu thiên hoa và các tràng hương v.v… mà rải lên Phật, lại thưa Phật rằng: Nếu các thiện nam, thiện nữ thường đối Bát nhã Ba la mật chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, thơ tả giải nói, khiến rộng lưu khắp, tất cả ác ma và ma quyến thuộc chẳng thể làm hại được. Vì chư Thiên chúng con thường theo dõi ân cần hộ trì để họ không bị tổn não. Vì sao? Vì chư Thiên chúng con rất tôn trọng Pháp bảo, nên cung kính vị ấy như kính Phật, hoặc giống như tôn trọng đệ tử của Phật.
Khi ấy, Thiên Đế Thích lại thưa Phật rằng:
- Các thiện nam, thiện nữ này chẳng phải có ít căn lành mà có thể làm xong việc này, nhất định đời trước ở vô lượng chỗ Phật, chứa nhóm nhiều căn lành, phát nhiều chính nguyện, nhờ nhiều bạn lành mới có thể đối Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, thơ tả giải nói, khiến rộng lưu khắp.
Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ muốn được Nhất thiết trí trí phải cầu Bát nhã Ba la mật. Muốn được Bát nhã Ba la mật phải cầu Nhất thiết trí trí. Vì sao? Chư Phật sở đắc Nhất thiết trí trí đều từ Bát nhã Ba la mật mà xuất sanh vậy. Tất cả Bát nhã Ba la mật đều từ Nhất thiết trí trí mà xuất sanh vậy. Vì sao? Vì Nhất thiết trí trí chẳng khác Bát nhã Ba la mật. Bát nhã Ba la mật chẳng khác Nhất thiết trí trí. Nhất thiết trí trí cùng Bát nhã Ba la mật đây, phải biết không hai cũng không hai phần.
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng:
- Đúng vậy! Như ngươi đã nói! Vậy nên Bát nhã Ba la mật công đức oai thần rất hiếm có!
3. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Xưng Dương Công Đức”,
từ quyển 502 đến phần đầu quyển 503, Hội thứ III, ĐBN.
(Tương đương với phẩm “Trời Đến”, cuối quyển 429
cho đến đầu quyển 430, Hội thứ II, ĐBN).
Bấy giờ, cụ thọ Khánh Hỷ thưa Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn! Duyên nào Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng rộng xưng khen danh tự công đức bố thí thảy năm Ba la mật, nói rộng cho đến Nhất thiết tướng trí, mà chỉ rộng xưng khen danh tự công đức Bát nhã Ba la mật thứ sáu?
Phật bảo:
- Khánh Hỷ! Bát nhã Ba la mật thứ sáu đối với năm Ba la mật trước, cho đến Nhất thiết tướng trí là tôn quí, là đạo sư. Cho nên Ta chỉ xưng tán công đức của Bát nhã Ba la mật.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Ý ngươi nghĩ sao? Nếu không hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu hành bố thí cho đến Nhất thiết tướng trí thì có gọi là chơn thật tu hành bố thí Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí không?
Khánh Hỷ đáp rằng:
- Bạch Thế Tôn! Chẳng chơn! Bạch Thiện Thệ! Chẳng chơn!
Phật bảo:
- Khánh Hỷ! Điều cốt yếu là do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu hành bố thí cho đến Nhất thiết tướng trí mới có thể gọi là chơn thật tu hành bố thí Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí. Cho nên Ta nói Bát nhã Ba la mật thứ sáu đối với năm Ba la mật trước cho đến Nhất thiết tướng trí là tôn quí, là bậc đạo sư. Do vậy mà Ta chỉ xưng tán công đức của Bát nhã Ba la mật. (Q.502, ĐBN)
Bấy giờ, Khánh Hỷ lại thưa Phật rằng:
- Làm sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bố thí Ba la mật nói rộng cho đến Nhất thiết tướng trí?
Phật bảo:
- Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, hồi hướng Nhất thiết trí trí, nên tu bố thí Ba la mật nói rộng cho đến Nhất thiết tướng trí.
Cụ thọ Khánh Hỷ lại thưa Phật rằng:
- Đem vô nhị nào làm phương tiện, vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng Nhất thiết trí trí nên tu bố thí Ba la mật, nói rộng cho đến Nhất thiết tướng trí?
Phật bảo:
- Khánh Hỷ! Đem sắc cho đến Nhất thiết tướng trí bất nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, hồi hướng Nhất thiết trí trí, nên tu bố thí Ba la mật nói rộng cho đến Nhất thiết tướng trí.
Bấy giờ, Khánh Hỷ lại thưa Phật rằng:
- Vì sao đem sắc cho đến Nhất thiết tướng trí bất nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, hồi hướng Nhất thiết tướng trí, nên tu bố thí Ba la mật nói rộng cho đến Nhất thiết tướng trí?
Phật bảo:
- Khánh Hỷ! Sắc, tánh sắc không; cho đến Nhất thiết tướng trí, tánh Nhất thiết tướng trí không. Vì sao? Vì tánh sắc cho đến Nhất thiết tướng trí không, cùng bố thí Ba la mật nói rộng cho đến Nhất thiết tướng trí đều không hai, không hai phần vậy.
Khánh Hỷ phải biết: Do Bát nhã Ba la mật có thể hồi hướng Nhất thiết trí trí. Do hồi hướng Nhất thiết trí trí nên có thể khiến bố thí Ba la mật nói rộng cho đến Nhất thiết tướng trí rốt ráo viên mãn. Vậy nên, Bát nhã Ba la mật đối bố thí cùng các Ba la mật khác nói rộng cho đến Nhất thiết tướng trí là tôn quí, là bậc đạo sư. Vậy nên, Ta chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật.
Khánh Hỷ nên biết! Ví như rải hạt giống xuống đất, do các duyên hòa hợp hạt giống sanh trưởng. Nên biết, đất là nơi để hạt giống nương dựa vào để sanh trưởng và có thể lớn lên được. Như vậy, Bát nhã Ba la mật là chỗ nương tựa, chỗ xây dựng, chỗ sinh trưởng cho sự hồi hướng Nhất thiết trí trí cùng với bố thí và các Ba la mật khác cho đến Nhất thiết tướng trí. Thế nên Bát nhã Ba la mật này đối với bố thí cùng các Ba la mật khác, cho đến Nhất thiết tướng trí là tôn quí, là bậc đạo sư, vì vậy Ta chỉ xưng tán Bát nhã Ba la mật. (Q.502, ĐBN)
Bấy giờ, Thiên Đế Thích thưa Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn! Nay Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối công đức thắng lợi Bát nhã Ba la mật đây nói không cùng tận. Vì sao? Con theo Thế Tôn được thọ lãnh công đức thắng lợi Bát nhã Ba la mật rất sâu rất rộng, lượng không ngằn mé. Các thiện nam, thiện nữ đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, thơ tả giải nói, khiến rộng lưu khắp. Lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà vì cúng dường, chỗ được công đức cũng không ngằn mé.
Nếu các thiện nam, thiện nữ đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học v.v… thời là nhiếp thọ tất cả Phật pháp. Do nhân duyên đây thế gian mới có mười thiện nghiệp đạo, hoặc thí giới tu, hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc sáu Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí, hoặc quả Dự lưu cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, hoặc đại tộc Sát đế lợi cho đến đại tộc Cư sĩ, hoặc trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tất cả thắng sự khác của thế gian đều xuất hiện.
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng:
- Kiều Thi Ca! Ta không chỉ nói Bát nhã Ba la mật thẳm sâu này, có bấy nhiêu công đức thù thắng như trên. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát nhã Ba la mật thẳm sâu này có đầy đủ vô biên công đức lợi ích thù thắng, dù có phân biệt diễn nói cũng không thể hết.
Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ chẳng lìa tâm Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học v.v…, lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà vì cúng dường. Các thiện nam, thiện nữ này trọn nên thành tựu vô lượng thù thắng giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn. (Q.502, ĐBN)
Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này phải biết như Phật. Vì sao? Vì thọ trì đạo vô thượng của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ vị lai hiện tại vậy, nên quyết định hướng đến quả Bồ đề, làm cho tất cả hữu tình được lợi ích an lạc không cùng tận, vượt hẳn các bậc Thanh văn, Độc giác.
Kiều Thi Ca! Giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của Thanh văn, Độc giác so sánh với giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, v.v... của các thiện nam, thiện nữ này, thì không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, cho đến không bằng một phần cực nhỏ. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì các thiện nam, thiện nữ này vượt khỏi tâm tưởng thấp hèn của tất cả Thanh văn, Độc giác. Đối với pháp của Thanh văn, Độc giác thừa thì không bao giờ xưng khen, đối với tất cả pháp không điều gì chẳng biết, nghĩa là có thể chính biết vô sở hữu vậy.
Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ chẳng lìa tâm Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng v.v…, lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, Ta nói người đó sẽ được vô lượng, vô biên công đức lợi ích thù thắng ở đời hiện tại, vị lai.
Khi ấy, Thiên Đế Thích liền thưa Phật rằng:
- Các trời chúng con thường theo thủ hộ các thiện nam, thiện nữ này chẳng cho tất cả người phi người các thứ ác duyên làm tổn hại.
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng:
- Nếu các thiện nam, thiện nữ nào đem tâm tương ưng với Nhất thiết trí trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với Kinh điển Bát nhã thậm thâm này mà thọ trì, đọc tụng thì khi ấy có vô lượng trăm ngàn Thiên tử vì nghe pháp nên đều đến vân tập hoan hỷ vui mừng, cung kính thọ trì Bát nhã thẳm sâu như vậy.
Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ nào đem tâm tương ưng với Nhất thiết trí trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, khi tuyên thuyết pháp tương ưng với Bát nhã thẳm sâu như vậy, thì có vô lượng các Thiên tử đều đến vân tập họ dùng oai lực của chư thiên, làm cho pháp sư tăng trưởng biện tài thuyết pháp vô cùng tận.
Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ đem tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng v.v…, lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà vì cúng dường, ngay đời hiện tại sẽ được vô biên công đức thắng lợi, ma và ma quân chẳng thể não hại được.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ đối giữa bốn chúng tuyên nói Bát nhã Ba la mật tâm không khiếp sợ, chẳng bị tất cả luận nạn làm khuất phục. Vì sao? Vì thiện nam thiện nữ này nhờ Bát nhã đại chú vương thẳm sâu hộ trì vậy.
Lại nữa, trong tạng bí mật Bát nhã Ba la mật đây, rộng đủ phân biệt tất cả pháp vậy. Nghĩa là pháp thiện pháp phi thiện, pháp hữu ký pháp vô ký, pháp hữu lậu pháp vô lậu, pháp hữu vi pháp vô vi, pháp thế gian pháp xuất thế gian, pháp cộng pháp bất cộng, pháp Thanh văn, pháp Độc giác, pháp Bồ Tát, pháp Như Lai. Các pháp như thế thảy vô lượng vô biên sai khác đều nhiếp thuộc vào đây. Lại do các thiện nam, thiện nữ như thế khéo trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Đều chẳng thấy có người luận nạn, chẳng thấy có chỗ luận nạn, cũng chẳng thấy có thuyết Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì các thiện nam, thiện nữ này nhờ sự hộ trì của đại chú vương Bát nhã nên không bị khuất phục bởi các luận nạn của các học phái khác.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, thơ tả giải nói, khiến rộng lưu khắp. Các thiện nam, thiện nữ này tâm thường chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng bố, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng ưu hối. Vì sao? Các thiện nam, thiện nữ này chẳng thấy có pháp đáng kinh sợ cho đến ưu hối.
Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam, thiện nữ muốn được vô biên công đức thắng lợi hiện tại, phải đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng v.v… chớ nên tạm bỏ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ đem tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, năng đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng v.v… thì thiện nam, thiện nữ này hằng được cha mẹ, thầy bạn, quốc vương, đại thần và các Sa môn, Bà la môn đều kính mến. Cũng được chư Phật, Bồ Tát, Độc giác, Thanh văn ở mười phương thế giới vô biên hộ niệm. Lại được thế gian các trời, ma, Phạm, người phi người, A tu la v.v… thủ hộ bảo vệ. Các thiện nam, thiện nữ này trọn nên các biện tài bất đoạn thù thắng, ở tất cả thời thường hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Nói rộng cho đến Nhất thiết tướng trí, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, thường không biếng bỏ. Các thiện nam, thiện nữ này trọn nên Bồ Tát thù thắng thần thông dạo các cõi Phật tự tại vô ngại. Các thiện nam, thiện nữ này chẳng bị tất cả ngoại đạo dị luận hàng phục, mà có khả năng hàng phục các ngoại đạo dị luận. (Q.502, ĐBN)
Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ muốn được công đức thắng lợi không dứt, không hết hiện tại vị lai như thế, nên đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu, đem tâm tương ưng Nhất thiết trí trí dùng vô sở đắc làm phương tiện, chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học v.v…, lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ ghi chép Bát nhã thẳm sâu như thế, lại dùng các thứ trang nghiêm cất giữ ở chỗ thanh tịnh, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Bấy giờ, ở Tam thiên đại thiên cõi nước đây và mười phương vô lượng vô biên thế giới khác, các trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Quảng quả, kẻ đã phát tâm Vô thượng Bồ đề, thường đến chỗ này xem lễ đọc tụng Bát nhã Ba la mật. Trời Tịnh cư, các rồng, dược xoa đại uy đức, nói rộng cho đến người phi người v.v… cũng thường đến đây, xem lễ đọc tụng cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen, lễ bái quanh hữu chấp tay mà lui.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này nên khởi nghĩ đây: Nay cõi nước Tam thiên đại thiên đây và mười phương vô biên thế giới khác, tất cả trời rồng, nói rộng cho đến người phi người v.v… thường đến tới đây xem lễ đọc tụng Bát nhã thẳm sâu do Ta thơ tả, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, lễ bái quanh hữu chấp tay mà lui, thời là Ta đây đã thi thiết pháp thí. Nghĩ như vầy rồi, hoan hỷ, vui mừng làm cho phước đã được càng tăng trưởng bội phần.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này do cõi nước Tam thiên đại thiên đây và mười phương vô biên thế giới khác trời, rồng, dược xoa, A tu la v.v… thường theo ủng hộ, chẳng để tất cả người phi người làm não hại. Ngoại trừ định nghiệp đời trước, hiện nay đã chín phải trả, hoặc chuyển trọng ác hiện nay thọ khinh.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này do sức đại oai thần Kinh điển Bát nhã thẳm sâu đây được đời hiện các thứ công đức thắng lợi như thế, nghĩa là chư thiên v.v… kẻ đã phát tâm Vô thượng Bồ đề, hoặc kẻ nương Phật pháp đã được việc lợi vui thù thắng, vì kính trọng pháp thường theo thủ hộ, tăng thế lực cho kia. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì các thiện nam, thiện nữ này đã phát tâm Vô thượng Chánh Đẳng Giác hằng vì cứu vớt các hữu tình, hằng vì thành thục các hữu tình, hằng vì chẳng bỏ các hữu tình, hằng vì lợi vui các hữu tình, các chư thiên kia cũng lại như thế. Do nhân duyên đây thường đến ủng hộ khiến các tai hoạnh chẳng thể xâm hại được. (Q.502, ĐBN)
Bấy giờ, Thiên Đế Thích thưa Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ này do đâu mà nghiệm biết cõi nước Tam thiên đại thiên đây và mười phương vô biên thế giới khác có các trời, rồng, dạ xoa, A tu la v.v… đi đến chỗ này xem lễ đọc tụng Bát nhã thẳm sâu đã chép ra phụng trì, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chấp tay quanh hữu vui mừng hộ niệm?
Phật bảo Thiên Đế Thích rằng:
- Các thiện nam, thiện nữ này nếu thấy Bát nhã đa thẳm sâu để ở chỗ nào thì có hào quang vi diệu, hoặc nghe có hương thơm kỳ lạ, hoặc lại nghe có tiếng âm nhạc phát ra. Phải biết bấy giờ có các thiên long v.v… thần lực lớn oai đức xí thịnh đi đến chỗ ấy xem lễ đọc tụng Bát nhã thẳm sâu kia đã chép ra phụng trì, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chắp tay quanh hữu vui mừng hộ niệm. (Q.503, ĐBN)
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này tu hạnh thanh tịnh, sửa sang chỗ kia trang nghiêm, chí tâm cúng dường Bát nhã thẳm sâu. Nên biết, lúc ấy có các trời, rồng v.v... đầy đủ oai đức, thần lực hùng mạnh đến chốn ấy để chiêm ngưỡng lễ bái, đọc tụng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay quanh hữu, hoan hỷ hộ niệm Bát nhã thẳm sâu của vị kia đã ghi chép thọ trì.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này tu hạnh trong sạch, sửa sang chỗ kia nghiêm đẹp, chăm lòng cúng dường Bát nhã thẳm sâu. Phải biết, bấy giờ có các thiên long v.v… đầy đủ oai đức thần lực hùng mạnh đến chỗ ấy để chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay quanh hữu, hoan hỷ hộ niệm Bát nhã thẳm sâu của vị kia đã ghi chép thọ trì.
Kiều Thi Ca! Tùy theo các trời, rồng v.v... có đầy đủ oai đức, thần lực hùng hậu như vậy đến chỗ ấy, thì chốn ấy nếu có ác ma, tà thần, liền kinh hãi, sợ sệt, tan rã, không dám ở đó. Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ v.v… liền phát khởi tâm quảng đại thắng giải thanh tịnh, việc tu hành thiện nghiệp tăng trưởng bội phần, làm việc gì cũng không bị chướng ngại. Vì vậy, chỗ nào để Bát nhã thẳm sâu phải dọn dẹp những ô uế chung quanh, phủi quét lau chùi, rưới nước hương thơm, trải bày tòa báu rồi đặt Kinh lên đó. Đốt đèn dâng hoa, xông trầm, treo cờ, đèn, chuông v.v…, trang hoàng bằng các loại trân kỳ, vàng bạc, quý báu, y phục, anh lạc, kỹ nhạc, đèn sáng, các loại tơ lụa. Nếu cúng dường Kinh điển Bát nhã thẳm sâu như vậy, liền được các trời, rồng v.v... đầy đủ oai đức, thần lực hùng hậu đến nơi đó, chiêm ngưỡng, đọc tụng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay quanh hữu, hoan hỷ hộ niệm Bát nhã thẳm sâu của vị đó chép ra thọ trì. (Q.503, ĐBN)
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này nếu năng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Bát nhã thẳm sâu như thế, quyết định sẽ được thân tâm không mỏi, thân tâm an vui, thân tâm mềm mại, thân tâm nhẹ nhàng. Buộc tâm nơi Bát nhã Ba la mật, khi đêm ngủ nghỉ không các ác mộng, chỉ đắc thiện mộng. Nghĩa là thấy Như Lai Ứng Chánh đẳng Giác thân chơn kim sắc, tướng hảo trang nghiêm, phóng quang minh lớn soi khắp tất cả, Thanh văn, Bồ Tát vây quanh trước sau, ở giữa chúng nghe Phật vì thuyết bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật cho đến pháp tương ưng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Lại nghe phân biệt bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật cho đến nghĩa tương ưng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Hoặc trong mộng thấy cây Bồ đề, lượng nó cao rộng, các báu trang nghiêm, có đại Bồ Tát đến cội Bồ đề, ngồi kiết già, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề quay xe diệu pháp độ chúng hữu tình.
Hoặc ở trong mộng thấy vô lượng trăm ngàn muôn ức số chúng đại Bồ Tát luận nghị, chọn lựa nghĩa của các pháp, nghĩa là phải nên thành thục hữu tình, trang nghiêm cõi Phật, tu Bồ Tát hạnh, hàng phục quân ma, đoạn trừ phiền não tập khí, chứng đắc quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.
Hoặc ở trong mộng lại thấy mười phương thế giới, đều có vô lượng muôn ức chư Phật, và cũng nghe âm thanh của chư Phật, nghĩa là thế giới nào thì có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ấy, hoặc trăm ngàn muôn ức đại Bồ Tát, Thanh văn đệ tử đều cung kính vây quanh Phật, nghe thuyết pháp.
Hoặc ở trong mộng lại thấy vô lượng trăm ngàn muôn ức chư Phật ở mười phương thế giới nhập Niết bàn. Sau khi mỗi vị Phật nhập Niết bàn đều có thí chủ cúng dường Xá lợi Phật. Họ dùng bảy báu vi diệu, xây dựng vô lượng trăm ngàn muôn ức tháp lớn. Lại nữa, mỗi mỗi tháp đó dùng vô lượng tràng hoa thượng diệu, hương bột, hương xoa, y phục, anh lạc, cờ đèn, hương hoa, các loại trân kỳ, kỹ nhạc, đèn sáng v.v… đến vô lượng tháp cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này thấy các tướng thiện mộng loại như thế, hoặc ngủ hoặc thức thân tâm an vui, các thiên thần v.v… tăng thêm tinh khí khiến họ tự thấy thân thể nhẹ nhàng. Do nhân duyên đây chẳng nhiều tham đắm uống ăn, thuốc chữa, áo mặc, đồ nằm, đối với tứ sự cúng dường nơi tâm coi nhẹ. Như thầy Du già vào định thắng diệu, bởi sức định kia thấm nhuần thân tâm; từ định ra rồi, dù gặp thức ăn ngon khoái mà tâm coi nhẹ, đây cũng như vậy. Vì sao? Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này do được cõi nước Tam thiên đại thiên đây và vô biên thế giới mười phương khác, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Bồ Tát, thiên, long, dược xoa, A tố lạc v.v… ở Tam thiên đại thiên quốc độ và mười phương thế giới khác, từ bi hộ niệm, dùng năng lực vi diệu truyền vào thân tâm, làm cho người ấy ý chí dũng mãnh, thân thể cường tráng. (Q.503, ĐNM)
Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ muốn được các thứ thắng lợi công đức hiện tại như thế, nên phát tâm Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, thơ tả giải nói, khiến rộng lưu khắp.
Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ tuy đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu chẳng thể lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu khắp, mà chỉ ghi chép, dùng các báu trang trí, lại đem vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, cũng được các thứ thắng lợi công đức như trước đã nói. Vì sao? Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này có thể làm lợi lạc khắp vô lượng, vô biên hữu tình.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ đem tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng v.v…, lại mang các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà vì cúng dường. Các thiện nam, thiện nữ này chỗ được nhóm phước vô lượng vô biên, hơn hữu tình khác trọn cả đời đem vô lượng thứ thượng diệu uống ăn, áo mặc đồ nằm, thuốc men và những tư duyên khác cúng dường chư Phật, Bồ Tát và chúng Thanh văn tất cả thế giới mười phương. Cũng hơn người dùng bảy báu thượng diệu xây tháp cúng dường Xá lợi của Phật và đệ tử sau khi Niết bàn, đem vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, trọn đời cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Vì sao?
Kiều Thi Ca! Vì chư Phật và chúng Đệ tử mười phương đều nhân Bát nhã thẳm sâu như thế mà được sanh trưởng vậy. (Q.503, ĐBN)
Sơ giải:
Phẩm “Xưng Dương Công Đức” này cũng nêu ra ba vấn đề:
1. Nhờ có Bát nhã Ba la mật mà “phát sanh” tất cả pháp thế gian, xuất thế gian, các Bồ Tát, chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Chúng sanh nào thọ trì Kinh Bát nhã Ba la mật sẽ được trọn nên công đức thắng lợi thế gian, xuất thế gian hiện tại vị lai. Phần đầu của phẩm này chỉ lặp lại phẩm “Hiện Bảo Tháp” ở trước.
2. Phần giữa phẩm này nói về “Xưng dương Công Đức”, Bát Nhã có thể đánh tan các pháp dục ác bất thiện, tăng trưởng các pháp lành, xua đuổi chúng ma, tiến đến Nhất thiết trí trí. Nên Thiên Đế Thích bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ muốn được Nhất thiết trí trí phải cầu Bát nhã Ba la mật. Muốn được Bát nhã Ba la mật phải cầu Nhất thiết trí trí. Vì sao? Chư Phật sở đắc Nhất thiết trí trí đều từ Bát nhã Ba la mật mà xuất sanh vậy. Tất cả Bát nhã Ba la mật đều từ Nhất thiết trí trí mà xuất sanh vậy. Vì sao? Vì Nhất thiết trí trí chẳng khác Bát nhã Ba la mật. Bát nhã Ba la mật chẳng khác Nhất thiết trí trí. Nhất thiết trí trí cùng Bát nhã Ba la mật đây, phải biết không hai cũng không hai phần”. (Q.502, ĐBN); và
3. Nói về tánh cách tôn đạo của Bát nhã Ba la mật. Chính nhờ Bát Nhã mà các thắng sự xuất hiện thế gian. Nên Thiên Đế Thích mới nói rằng: Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối công đức thắng lợi Bát nhã Ba la mật đây nói không cùng tận.
Nơi nào có thờ Bát nhã Ba la mật thì nơi đó có chư Thiên, Thiên tử, Trời, Thần, A tu la… đến đi nhiễu, lễ báy, đọc tụng… cúng dướng v.v…
“Nếu các thiện nam, thiện nữ đem tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối Kinh điển Bát nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng v.v…, lại mang các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà vì cúng dường. Các thiện nam, thiện nữ này chỗ được nhóm phước vô lượng vô biên”
Đây là phẩm tán tụng xưng dương công đức oai thần của Bát nhã Ba la mật theo lối tự thuật, ai đọc qua cũng có thể hiểu. Chúng ta đã quá nhiều lần tụng đọc các phẩm như thế này rồi, chắc không có gì trở ngại, nên có thể tụng phẩm kế tiếp./.
---o0o---