TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majjhima Nikàya )
Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : honglacmai1@yahoo.com
44. Tiểu Kinh PHƯƠNG QUẢNG
( Cùlavedalla sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, đức Thế Tôn Giác Giả
Trú Vương Xá – Rá-Chá-Ga-Ha, (1)
Trúc Lâm – Vê-Lú-Va-Na, (2)
Ka-Lan-Đa-Ká Ni-Va-Pá (3) này
Là địa phương tại đây Phật ngự,
Chư Tăng Ni vâng giữ tịnh, hòa.
Nam Cư Sĩ Vi-Sa-Kha (4),
Đi đến chỗ vị Tham-Ma-Đin-Nà (4),
Tỷ Kheo Ni thuần hòa giới hạnh
A-La-Hán, bậc Thánh của Ni.
Đến nơi đảnh lễ tức thì
Một bên ngồi xuống, rồi thì thưa ra :
– “ Bạch Sư Ni ! Sắc-Ka-Dá (5) ấy
Gọi như vậy : ‘tự thân’, ‘tự thân’.
Thưa : Thế Tôn gọi ‘tự thân’,
‘Tự thân’ như vậy là nhân thế nào ? ”.
– “ Này Hiền-giả ! Cao sâu Thiện Thệ
____________________________
(1) : Thành Vương Xá – Rajagaha .
(2) : Trúc Lâm Tinh Xá – Veluvana(vihàra) .
(3) : Địa phương Kalandaka Nivapa .
(4) : Sư Cô Dhammadinna ( lúc này đã đắc Thánh quả A-La-Hán )
và Nam Cư Sĩ Visakha vốn là chồng cũ ( đã đắc quả A-Na-Hàm )
– Xem chú thích chi tiết ở trang trước .
(5) : Sakkaya – Tự thân .
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu K. 44 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 102
Gọi như thế Thủ Uẩn năm phần :
Sắc, Thọ-thủ-uẩn của thân,
Tưởng, Hành-thủ-uẩn gọi lần lượt đây,
Thức-thủ-uẩn cũng tày như vậy,
Năm thứ ấy, Phật gọi ‘tự thân’.
– “ Lành thay ! Giải thật chánh chân ! ”.
Cư Sĩ hoan hỷ với phần đáp trên
Rồi hỏi thêm Sư Ni câu mới :
– “ Gọi ‘tự thân tập khởi’ như vầy
Thế Tôn gọi vấn đề này
Thế nào vậy ? Xin trình bày rõ ra ”.
– “ Hiền-giả Vi-Sa-Kha ! Khát ái !
Đem tai hại, đưa tái sinh ngay
Câu hữu với hỷ, tham đây
Tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia.
Nếu phân chia : Dục và hữu-ái,
Phi-hữu-ái – khát ái cả ba.
‘Tự thân tập khởi’ chính là
Sắc-Ka-Dá Sa-Mu-Đa-Da (1) này,
Được Thế Tôn gọi ngay thế đấy ”.
– “ Tự thân diệt’, gọi vậy là sao ? ”.
– “ Hiền-giả ! Sự đoạn diệt mau,
Sự không tham đắm, (chìm vào nguy nan)
Không dư tàn của khát ái đó,
Sự xả ly, vất bỏ cả ngay.
Sự giải thoát, vô chấp này
‘Tự thân diệt’, Phật gọi ngay như vầy ”.
____________________________
(1) : Tự thân tập khởi – Sakkaya samudaya .
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu K. 44 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 103
– “ Thưa Sư Ni ! Phật ngài thường bảo
Chữ ‘tự thân diệt đạo’ là sao ? ”.
– “ Hiền-giả ! Điều đó hiểu mau
Con đường Thánh đạo cao sâu tám ngành
Trong mọi thì thực hành rốt ráo
Gọi ‘tự thân diệt đạo’ như vầy ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Về Thủ đây
Chính là năm thủ uẩn (1) hay Thủ này
Khác xa ngay với năm thủ uẩn ? ”.
– “ Năm thủ uẩn tức là Thủ này.
( Tức là năm thủ uẩn đây
Không khác với Thủ ) như vầy hiểu qua.
Hiền-giả Vi-Sa-Kha ! Nói tới
Phàm dục tham có với cả năm
Thủ uẩn ; tức là âm thầm
Chấp thủ với chúng, như vầy xảy ra ”.
( Thân Kiến )
– “ Thưa Sư Ni ! Sao là ‘thân kiến’ ? ”.
– “ Này Hiền-giả ! Phân biện trí ngu
Những kẻ vô văn phàm phu
Không đến yết kiến thuần từ Thánh nhân
Không thuần thục pháp phần bậc Thánh
Không tu tập pháp Thánh chánh chân,
Không yết kiến các Chân nhân
____________________________
(1) : Năm Thủ Uẩn – Panca upàdana khandha : nghĩa là năm uẩn
là đối tượng của sự chấp thủ , của tâm tham ái ; gồm 5 điều :
a/ Sắc thủ uẩn – Rùpa upàdana khandha . b/ Thọ thủ uẩn –
Vedanà ….. c/ Tưởng thủ uẩn – Sannà ….. d/ Hành thủ uẩn –
Sankhàra ….. e/ Thức thủ uẩn – Vinàna upàdana khandha .
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu K. 44 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 104
Không thuần thục pháp Chân nhân các phần
Không tu tập Chân nhân các pháp.
Xem Sắc là tự ngã, là ta
Tự ngã có sắc, nghĩ ra
Sắc trong tự ngã, thật là chẳng thông.
Xem tự ngã là trong sắc đó,
Hoặc xem thọ là tự ngã này,
Xem tự ngã có thọ đây,
Thọ trong tự ngã, như vầy nghĩ ngay
Tự ngã này là trong thọ ấy.
Xem tưởng đấy là tự ngã thôi,
Xem tự ngã có tưởng rồi,
Tưởng trong tự ngã, đồng thời nghĩ ra,
Xem tự ngã đó là trong tưởng.
Xem hành là tự ngã ở đây,
Tự ngã là có hành này,
Hành trong tự ngã, ngã đây trong hành.
Nghĩ thoáng nhanh : Thức là tự ngã,
Xem tự ngã là có thức đây,
Xem thức trong tự ngã này,
Tự ngã có thức, như vầy hiểu qua.
Hiền-giả Vi-Sa-Kha ! Chính đó
Là ‘thân kiến’(1), giải rõ như vầy ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Xin trình bày
‘Không phải thân kiến’ hiểu ngay thế nào ? ”.
– “ Này Hiền-giả ! Thanh cao gìn giữ,
Đa văn Thánh đệ tử vị này
( Tâm luôn nghiêm tịnh thẳng ngay )
____________________________
(1) : Thân kiến – Sakkaya-ditthi : một trong 10 kiết sử trói buộc .
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu K. 44 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 105
Đi đến yết kiến các ngài Thánh nhân (1),
Thuần thục các pháp phần bậc Thánh,
Tu tập pháp bậc Thánh chánh chân.
Yết kiến các bậc Chân nhân (1),
Thuần thục pháp bậc Chân nhân các phần,
Thường tu tập Chân nhân các pháp,
Không xem sắc là tự ngã này.
Không xem tự ngã ở đây
Chúng là có sắc. Sắc này cũng không
Phải ở trong tự ngã như vậy,
Tự ngã ấy không trong sắc này.
Thọ không là tự ngã đây,
Tự ngã không có thọ này, được xem,
Cũng không xem thọ trong tự ngã,
Và tự ngã không trong thọ này.
Tưởng không là tự ngã đây,
Không xem tự ngã có ngay tưởng liền,
Không xem tưởng là trong tự ngã,
Và tự ngã không trong tưởng đây.
Hành không là tự ngã này,
Không xem tự ngã có ngay các hành,
Không xem hành là trong tự ngã,
Và tự ngã không trong các hành.
Thức không là tự ngã đây,
Không xem tự ngã có ngay thức rồi
Không xem thức là trong tự ngã,
Và tự ngã không trong thức đây.
Hiền-giả Vi-Sa-Kha này !
____________________________
(1) : Bậc Thánh nhân – Ariyasàvaka . Bậc Chân nhân : Suppurisa.
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu K. 44 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 106
‘Không có thân kiến’ như vầy trải qua ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Sao là Thánh đạo
Có tám ngành an hảo ra sao ? ”.
– “ Hiền-giả ! Con đường thanh cao
Tám ngành, được kể trước sau tức thì :
Bắt đầu là Chánh-tri-kiến ấy,
Chánh-tư-duy, lại chánh-ngữ đây,
Chánh-nghiệp, chánh-mạng rõ ngay,
Chánh-tinh-tấn, chánh niệm này kể sang,
Rồi chánh-định – vẹn toàn Bát Chánh ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Bát Thánh Đạo ni
Là hữu vi hay vô vi ? ”.
– “ Hiền-giả ! Bát Thánh Đạo thì hữu vi ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Giới, định, tuệ-uẩn
Cả ba uẩn được Thánh Đạo ni
Thâu nhiếp, hay ba uẩn thì
Thâu nhiếp Thánh Đạo tám chi dần dà ? ”.
– “ Hiền-giả Vi-Sa-Kha ! Phải rõ
Ba uẩn đó không bị nhiếp thâu
Bởi Thánh đạo tám ngành đâu !
Thánh Đạo bị ba uẩn thâu nhiếp rồi.
Chánh ngữ, chánh mạng, rồi chánh nghiệp
Được thâu nhiếp trong Giới-uẩn phần,
Tinh-tấn, chánh-định, niệm-chân
Thâu nhiếp trong Định-uẩn nhân tức thì,
Chánh-tư-duy và chánh-tri-kiến
Bị Tuệ-uẩn thâu nhiếp cả vào ”.
( Định )
– “ Thưa Sư Ni ! Định là sao ?
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu K. 44 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 107
Thế nào định-tướng, thế nào công phu
Định-tư-cụ, định-tu-tập ấy ? ”.
– “ Định như vậy là sự nhất tâm
Bốn niệm xứ (1): ‘định-tướng’ phần.
‘Định-tư-cụ’ : Bốn tinh cần (1) này đây.
Sự tu tập, sự hay luyện tập,
Tái tu tập của những pháp này
Là ‘định-tu-tập’ ở đây.
Cả ba định ấy sâu dày thanh cao ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Có bao Hành vậy ? ”.
– “ Hiền-giả ! Có ba loại về ‘hành’:
Thân hành, khẩu hành, tâm hành ”.
– “ Thế nào thân, khẩu, tâm hành ở đây ? ”.
– “ Hiền-giả này ! Thở vô, ra giữ
Là thân hành. Tầm, tứ : khẩu hành.
Tưởng và thọ là tâm hành ”.
– “ Thở vô, ra là thân hành, vì sao ?
Khẩu hành sao gọi là tầm, sát (2)?
Sao tưởng, thọ là các tâm hành ? ”.
– “ Hiền-giả ! Hơi thở an lành
Thở vô, ra đó đã đành về thân,
Những pháp này với thân lệ thuộc,
Thở vô, ra là thuộc thân hành.
Trước, phải tầm, tứ phát sanh
Mới phát lời nói, định danh vấn đề,
____________________________
(1) : Tứ Niệm Xứ – Catu Satipatthàna – và Tứ Chánh Cần – Catu
Patthàna – 8 trong 37 Phẩm Trợ Đạo (hay 37 Pháp Trợ Bồ Đề).
(2) Trong 5 chi Thiền : Tầm – Vitakka và Tứ – Vicàra ; thì Vicàra
còn được dịch là Sát ( Tầm, Sát, Phỉ lạc, An lạc, Định ) .
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu K. 44 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH –108
Nên tầm, tứ thuộc về khẩu đó.
Tưởng và thọ, tâm sở ..vân..vân..
Các pháp này lệ thuộc tâm
Nên tưởng và thọ thuộc tâm hành này ”.
( Diệt định )
– “ Thưa Sư Ni ! ‘Diệt thọ tưởng định’
Thế nào chứng nhập định như vầy ? ”.
– “ Hiền-giả Vi-Sa-Kha này !
Tỷ Kheo tu tập thẳng ngay, tinh cần
Chứng nhập phần ‘Diệt thọ tưởng định’,
Không hề nghĩ, suy tính như vầy :
‘Tôi sẽ chứng nhập thẳng ngay
Diệt thọ tưởng định’ ở đây dễ dàng’.
Hoặc suy nghĩ : ‘Tôi đang chứng nhập’,
Hay : ‘Tôi đã chứng nhập định này’.
Vì rằng tâm của vị đây
Đã được tu tập như vầy trước đây
Nên có ngay trạng thái như vậy ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Vị ấy tinh cần
‘Diệt thọ tưởng định’ chứng phần,
Pháp gì diệt trước ? Khẩu, thân, tâm hành ? ”.
– “ Này Hiền-giả ! Khẩu hành diệt trước,
Thân, tâm hành sẽ được diệt sau ”.
– “ Xin thưa ! Xuất khởi thế nào
‘Diệt thọ tưởng định’ đuôi đầu trải qua ? ”.
– “ Hiền-giả Vi-Sa-Kha ! Phải rõ
Tỷ Kheo đó đã xuất khởi ngay
‘Diệt thọ tưởng định’ như vầy,
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu K. 44 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 109
Không nghĩ : ‘Tôi khởi định ngay bây giờ’,
‘Tôi sẽ chờ xuất khởi ‘Diệt thọ
Tưởng định’ đó, hay tôi đã chuyên
Khởi ‘Diệt thọ tưởng định’ liền’.
Vì vị ấy đã tu chuyên như vầy,
Nên đưa ngay đến trạng thái ấy ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Như vậy Tỷ Kheo
Diệt thọ tưởng định khởi theo
Những pháp nào trước, hay đều khởi ra ? ”.
– “ Hiền-giả Vi-Sa-Kha ! Phải biết
Xuất khởi ‘Diệt thọ tưởng định’ yên,
‘Tâm hành’ khởi lên trước tiên
Đến thân hành, khẩu hành liền khởi sau ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Xúc nào cảm giác
Khi Tỷ Kheo tự tác khởi ngay
Diệt thọ tưởng định ở đây ? ”.
– “ Hiền-giả ! Ba cảm giác này có ra :
‘Vô-tướng’ và ‘Không’, ‘Vô-nguyện-xúc ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Tiếp tục cần chuyên,
Khi Tỷ Kheo xuất khởi liền
Diệt thọ tưởng định, tâm thiên về gì ?
Hướng về gì ? Về gì khuynh hướng ? ”.
– “ Hiền-giả ! Diệt thọ tưởng định chuyên
Khi Tỷ Kheo xuất khởi liền
Diệt thọ tưởng định, tâm thiên hướng về
Khuynh hướng về ‘độc cư’ điều đó ”.
( Thọ )
– “ Sư Ni ! Bao nhiêu thọ có đây ? ”.
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu K. 44 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH –110
– “ Hiền-giả ! Có ba thọ này :
‘Lạc thọ’, ‘khổ thọ’ như vầy trải qua
Thọ thứ ba ‘bất khổ bất lạc ”.
– “ Sư Ni ! Thế nào các thọ này ? ”.
– “ Này Hiền-giả ! Phàm ở đây
Được cảm thọ bởi thân này hay tâmiền-giả Hiềngia3HH
Một cách thầm khoái cảm, khoái lạc
Gọi là ‘lạc-thọ’ ấy trải qua.
Này Hiền-giả Vi-Sa-Kha !
Được cảm thọ bởi thân và tâm đây
Một cách đầy gian lao, đau khổ
Gọi là ‘khổ-thọ’ khuấy tâm, thân.
Cái gì cảm thọ bởi thân,
Hay cảm thọ bởi tâm phần ở đây,
Không đau khổ, không rày an lạc
Là ‘bất khổ bất lạc thọ’ đây ”.
– ‘ Thưa Sư Ni ! Lạc-thọ này
Cái gì là lạc ? Khổ đây cái gì ?
Với khổ-thọ, cái gì khổ thế ?
Và đại để cái gì lạc đây ?
Bất-khổ-bất-lạc-thọ này
Thì cái gì lạc, khổ đây cái gì ? ”.
– “ Này Hiền-giả ! Đối vì thọ lạc
Cái gì ‘trú’ là lạc, vui yên,
Cái gì ‘biến hoại’ khổ liền.
Đối với khổ thọ, ‘trú’ liền khổ nguy,
Còn cái gì ‘biến hoại’ là lạc.
Với bất khổ bất lạc thọ này
Có ‘trí’ là lạc, vui thay !
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu K. 44 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 111
‘Vô trí’ là khổ, như vầy tường tri ”.
( Tùy miên )
– “ Thưa Sư Ni ! Trong lạc thọ ấy
Tùy miên gì tồn tại tức thì ?
Trong khổ thọ, tùy miên gì ?
Bất khổ bất lạc có tùy miên chi ? ”.
– “ Này Hiền-giả ! ‘Tham tùy miên’ đó
Tồn tại trong lạc thọ, ở yên.
Khổ thọ có ‘Sân tùy miên’.
Bất khổ bất lạc thọ chuyên chú liền
Có ‘Vô minh tùy miên’ tồn tại ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Có phải điều đây :
Trong tất cả lạc thọ này
Tham-tùy-miên tồn tại hoài hay sao ?
Khổ thọ nào Sân đều tồn tại ?
Hay trong mọi bất khổ & lạc đây
Vô-minh-tùy-miên có hoài ? ”.
– “ Hiền-giả ! Không phải có hoài liên miên,
‘Tham tùy miên’ , ‘Sân’ & ‘Vô minh’ đó
Trong lạc thọ hay khổ thọ đây,
Bất khổ bất lạc thọ này
Các pháp ấy không có hoài tùy miên ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Trước tiên lạc thọ
Cái gì phải từ bỏ, gạt đi ?
Khổ thọ phải từ bỏ chi ?
Bất khổ bất lạc cái gì bỏ ngay ? ”.
– “ Hiền-giả này ! Trong phần lạc thọ
Tham tùy miên phải bỏ tức thì.
Khổ thọ, Sân phải bỏ đi.
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu K. 44 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH – 112
Bất khổ bất lạc bỏ tùy Vô minh ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Thật tình có phải
Trong tất cả lạc thọ hiện tiền
Phải từ bỏ ‘Tham tùy miên’ ?
Khổ thọ phải bỏ ‘tùy miên sân’ liền ?
Còn ‘vô minh tùy miên’ phải bỏ
Trong tất cả bất khổ & lạc đây ? ”.
– “ Hiền-giả Vi-Sa-Kha này !
Không phải tất cả thọ đây phải liền
Từ bỏ hết tùy miên ‘tham’, ‘hận’
Cùng ‘vô minh’ bỏ hẳn như vầy.
Vị Tỷ Kheo ấy đạt ngay
Ly dục, bất thiện pháp đây ly liền,
Chứng, an trú vào Thiền thứ nhất,
Trạng thái thật hỷ lạc âm thầm
Do ly dục ; có tứ, tầm,
Tham được từ bỏ, mống mầm dứt yên,
Không còn ‘tham tùy miên’ tồn tại.
Tỷ Kheo lại suy tư như vầy :
‘Chắc chắn ta sẽ chứng qua
An trú trong trú xứ mà hiện nay
Các bậc Thánh ở đây an trú’.
Vì muốn tự phát nguyện đến ngay
Cảnh giải thoát vô thượng này,
Do ước nguyện đó, khởi đầy ưu tư,
Do vậy, sân được từ bỏ hẳn
Không tồn tại ‘sân hận tùy miên’.
Rồi vị Tỷ Kheo cần chuyên
Diệt hỷ ưu, cảm thọ liền trước đây
Chứng, trú ngay vảo Thiền đệ tứ
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu K. 44 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH –113
Không khổ & lạc, không giữ niệm gì,
Nên vô minh từ bỏ đi
Không còn có ‘vô minh tùy miên’ đây ”.
( Đối tác )
– “ Thưa Sư Ni ! như vầy lạc & khổ
Các thọ đó lấy gì tương đương ?
Bất khổ bất lạc thọ thường
Đã lấy gì làm tương đương như vầy ? ”.
– “ Hiền-giả ! Ở đây lạc thọ
Lấy ‘khổ thọ’ để làm tương đương.
Khổ thọ lấy ‘lạc’ tương đương.
Bất khổ bất lạc thọ tương đương gì ?
‘Vô minh’ thì tương đương với nó.
Vô minh đó lấy ‘minh’ tương đương.
Minh lấy ‘giải thoát’ tương đương.
Giải thoát thì lấy Niết Bàn tương đương ”.
– “ Thưa Sư Ni ! Luận thường như vậy
Niết Bàn ấy tương đương với gì ? ”.
– “ Hiền-giả ! Với câu hỏi ni
Vượt ngoài giới hạn phạm vi trả lời
Với phạm hạnh là nơi thể nhập
Vào Niết Bàn, để gấp vượt sang,
Để đạt cứu cánh Niết Bàn.
Nếu Hiền-giả muốn rõ ràng hiểu hơn,
Hãy đến chỗ Thế Tôn đang ngụ
Hỏi đầy đủ ý nghĩa thâm sâu
Thế Tôn chỉ dạy thế nào
Thọ trì như vậy thanh cao lời Ngài ”.
Trung Bộ (Tập 2) Tiểu K. 44 : PHƯƠNG QUẢNG * MLH –114
( Kết luận )
Vi-Sa-Kha lòng đầy hoan hỷ
Tín thọ lời của vị Thánh Ni
Rồi ông đứng dậy tức thì
Đảnh lễ vị Tỷ Kheo Ni thuần hòa
A-La-Hán Tham-Ma-Đin-Ná
Thân hữu nhiễu, từ giả đi qua.
Đến nơi, đảnh lễ Phật Đà
Thuật lại câu chuyện xảy ra vừa rồi,
Đã đàm đạo ở nơi trú xá
Của Sư Ni Tham-Má-Đin-Na
Khi nghe vậy, Đức Phật Đà
Liền nói : “ Này Vi-Sa-Kha ! Rõ là
Tỷ Kheo Ni Tham-Ma-Đin-Ná
Là Trí-giả, Đại tuệ minh tri
Nếu ông hỏi ý nghĩa, thì
Ta cũng đáp giống Sư Ni trả lời,
Hãy thọ trì ở nơi nghĩa ấy ”.
Nghe Thế Tôn như vậy giảng qua
Nam Cư-sĩ Vi-Sa-Kha
Hoan hỷ tín thọ gấm hoa lời Ngài ./-
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3L )
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 44 : Tiểu Kinh PHƯƠNG QUẢNG –
CÙLAVEDALLA Sutta )
Gửi ý kiến của bạn