Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

15/05/202217:42(Xem: 6007)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 1 THÁNG 5, 2022)
 
Diệu Âm lược dịch

 

Phật giáo Dấn thân: Hội Phật giáo Từ Tế đóng góp 10 triệu USD cho nỗ lực của UNICEF để cứu trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi chiến tranh ở Ukraine

Hội Phật giáo Từ Tế, tổ chức từ thiện và nhân đạo có trụ sở tại Đài Loan, đã tài trợ 10 triệu USD để hỗ trợ UNICEF đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn ngày càng gia tăng do Nga liên tục xâm lược Ukraine.

“Cuộc chiến ở Ukraine là một cuộc khủng hoảng trẻ em. Mỗi ngày, càng có nhiều trẻ em rời bỏ nhà, bỏ lại tất cả những gì thân quen để tìm kiếm sự an toàn trong tuyệt vọng”, Hội Từ Tế dẫn lời Carla Haddad Mardini, Giám đốc Bộ phận Gây quỹ và Đối tác Tư nhân của UNICEF tại Geneva (Thụy Sĩ), cho biết. “Khi tình hình nhân đạo tiếp tục xấu đi, sự hỗ trợ từ Tổ chức Phật giáo Từ Tế sẽ giúp chúng tôi có thể tiếp cận thêm nhiều trẻ em và gia đình vốn cần sự giúp đỡ của chúng tôi.”

Sự hỗ trợ này của Hội Từ Tế dành cho UNICEF diễn ra sau khi Hội khởi động sáng kiến ​​viện trợ nhân đạo của riêng mình vào tháng 3, mang tên “Tình yêu và lòng trắc ẩn cho Ukraine”- thông qua đó, Hội đặt mục tiêu cung cấp các nguồn tiếp tế thiết yếu cho các cá nhân và gia đình chạy trốn khỏi cuộc chiến.

Công việc của Hội Phật giáo Từ Tế dành cho người dân Ukraine bao gồm phân phối các nguồn cung cấp thiết yếu cho các gia đình tị nạn trên 3 thành phố ở Ba Lan, cũng như cung cấp cho họ cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc tâm lý xã hội và tình cảm-tinh thần. Hội cho biết họ đặt mục tiêu mở rộng sáng kiến ​​cứu trợ này cho hơn 15,000 cá nhân vào cuối tháng Sáu.

(Buddhistdoor Global – May 3, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-05-1-000

Poster sáng kiến ​​viện trợ nhân đạo của Hội Từ Tế mang tên “Tình yêu và lòng trắc ẩn cho Ukraine”
Photo: Tzu Chi Foundation

 

HOA KỲ: Động thổ Trung tâm Thư viện và Học tập Đạt lai Lạt ma ở New York

Vào ngày 29-4-2022, các nhà sư Phật giáo, cùng với các quan chức địa phương và những người ủng hộ Viện Nghiên cứu Phật học của Tu viện Namgyal, đã động thổ  Trung tâm Thư viện và Học tập Đạt lai Lạt ma mới ở Ithaca, New York.

Trung tâm này sẽ lưu giữ các tác phẩm hoàn chỉnh bằng văn bản của Đạt Lai Lạt Ma hiện tại, cũng như các tác phẩm của tất cả các vị Đạt Lai Lạt Ma trước đó. Trung tâm thư viện và học tập mới sẽ nâng cao vị thế của tu viện như một điểm đến của cộng đồng Phật giáo toàn cầu.

Đức Đạt lai Lạt ma đã chọn địa điểm này trong một chuyến viếng thăm vào năm 2016. Tu viện Namgyal là đạo tràng Bắc Mỹ của Đức Đạt lai Lạt ma. Dự án đã thu hút được khoảng 5 triệu USD tài trợ từ những người ủng hộ trên khắp thế giới sau khi lời kêu gọi được đưa ra vào tháng 6 năm ngoái.

Cùng với thư viện, trung tâm sẽ có một viện bảo tàng dành riêng chủ yếu cho cuộc đời và các hoạt động của Đức Đạt lai Lạt ma hiện tại. Các hiện vật mô tả lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng cũng sẽ được trưng bày.

(Buddhistdoor Global – May 4, 2022)

 TinTuc_PGTG_2022-05-1-001

Lễ động thổ Trung tâm Thư viện và Học tập Đạt lai Lạt ma ở New York 
Photo: ithacavoice.com

 

 

SINGAPORE: Liên đoàn Phật giáo Singapore tặng đồ gia dụng, nước rửa tay cho tổ chức từ thiện thuộc Hội đồng Hồi giáo (Muis)

Liên đoàn Phật giáo Singapore (SBF) đã quyên góp 100 phần thiết bị điện gia dụng và 30 thùng nước rửa tay cho một tổ chức từ thiện thuộc Hội đồng Tôn giáo Hồi giáo Singapore (Muis).

Các mặt hàng này sẽ được Hội Rahmatan Lil Alamin (RLAF) phân phối cho các gia đình người Mã Lai/Hồi giáo có thu nhập thấp.

Giám đốc điều hành RLAF Muhammad Faizal Othman đã nhận khoản quyên góp này trong lễ kỷ niệm Ngày lễ Vesak của SBF vào Chủ nhật (1-5-2022).

Phát biểu tại sự kiện, Thượng tọa Seck Kwang Phing, chủ tịch SBF cho biết giáo lý Phật giáo đã được truyền bá rộng rãi trong hơn 2,560 năm. Nhưng một số cách hiểu sai, trình bày sai và những giáo lý lệch lạc đã nảy sinh.

Ông cho biết sự kiện Ngày lễ Vesak, diễn ra vào ngày 15-5 năm nay, sẽ giải quyết vấn đề này và tạo cơ hội cho những ai muốn tìm hiểu giáo lý chân chính của Đức Phật.

(straitstimes.com – May 1, 2022)

 

CAM BỐT: Ủy ban Tổ chức Lễ hội Quốc gia và Quốc tế hướng dẫn việc kỷ niệm Ngày Visak Bochea

Ủy ban Tổ chức Lễ hội Quốc gia và Quốc tế đã tham mưu cho các bộ, ngành, chính quyền thủ đô và các tỉnh cử lãnh đạo, công chức và người dân tham gia kỷ niệm Ngày Visak Bochea, rơi vào ngày 15-5-2022, để tưởng nhớ ngày Đức Phật đản sinh, giác ngộ và nhập diệt.

Ủy ban cũng hướng dẫn họ treo cờ quốc gia và tôn giáo và biểu ngữ có khẩu hiệu tại các cơ sở của họ và ở những nơi công cộng nổi bật.

Một lá thư ngày 26-4 do Kong Sam Ol, Bộ trưởng Bộ Cung điện Hoàng gia - đồng thời là chủ tịch ủy ban - đưa ra khuyên họ nên cử hành lễ Visak Bochea phù hợp với mong muốn của Quốc vương Norodom Sihamoni.

Bức thư cho biết ủy ban - phối hợp với một số bộ ngành - sẽ tổ chức ngày lễ truyền thống này tại khu phức hợp Phnom Preah Reach Troap, hay còn được gọi là Phnom Oudong, ở huyện Ponhea Leu của tỉnh Kandal.

Phos Sovann, người đứng đầu Tổng cục Thông tin và Phát thanh Truyền hình của Bộ Thông tin, cho biết Bộ đã khuyến nghị các phương tiện truyền thông phát sóng lễ Visak Bochea, giống như tất cả các sự kiện quốc gia, bao gồm Meak Bochea và sinh nhật của Quốc vương. Đài Truyền hình Quốc gia Cam Bốt (TVK) và các đài phát thanh quốc gia luôn phát sóng lễ kỷ niệm Visak Bochea.

(tipitaka.net - May 2, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-05-1-002

Năm 2020: Phật tử cúng dường một nhà sư các vật phẩm trong ngày Visak Bochea tại quận Meanchey của thủ đô Phnom Penh, Cam Bốt
Photo: Hong Menea

 

HOA KỲ: Đại học Yale trả lại cho Nepal tác phẩm điêu khắc Đa la Quán thế âm

New Haven, Connecticut - Phòng trưng bày Nghệ thuật Đại học Yale đã hoàn thành kế hoạch trả lại tác phẩm điêu khắc một Phật bà cho Nepal, trường đại học cho biết vào ngày 6-5-2022. Sự hoàn trả này là sự kiện mới nhất trong một loạt các cuộc hồi hương về bảo tàng của các hiện vật của Nepal.

Đại học Yale có được hiện vật nói trên vào năm 2015, mặc dù chưa bao giờ tiết lộ người hiến tặng là ai. Quyết định đưa tác phẩm này về cố hương Nepal là một “sự hợp tác” được thực hiện song song với chính phủ nước này vào năm ngoái, Giám đốc bảo tàng, Stephanie Wiles, cho biết.

Bishnu Prasad Gautam, quyền tổng lãnh sự Nepal, phát biểu rằng sự trả lại tác phẩm điêu khắc này “sẽ giúp Nepal bảo tồn lịch sử và văn hóa của mình và cũng hỗ trợ các nỗ lực quốc gia để khôi phục và phục hồi các tài sản văn hóa đã mất.”

Hiện vật này, một tác phẩm điêu khắc của Đa la Quán thế âm (Tara) có niên đại từ cuối thế kỷ thứ 9 hoặc đầu thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên, đến từ Chùa Bir Bhadreshwor Mahadev ở huyện Bhaktapur, Nepal.

(artgallery.yale.edu – May 6, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-05-1-003

Tác phẩm điêu khắc Đa la Quán thế âm
Photo: artgallery.yale.edu

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5109)
Đạo Phật được truyền bá vào đất Việt từ buổi đầu công nguyên và tồn tại, diễn tiến, lúc thăng lúc trầm, từ đó cho đến tận ngày nay. Đạo Phật tới đất Việt chủ yếu theo ba con đường sau : - Con đường ven biên trực tiếp từ Ấn Độ qua, đến Nam Bộ, Trung Bộ tới Bắc Bộ nước ta.
10/04/2013(Xem: 5452)
Từ bi là một trong những đặc điểm tiêu biểu của đạo Phật. Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đư1c Phật Quan Âm, cụ thể hơn là Phật Bà Quan Âm.
10/04/2013(Xem: 7013)
Giá trị của một học thuyết là ở chổ kiến thiết được một nền văn minh bằng học thuyết đó. Phật Giáo Việt Nam đã có một thời tạo nên nền văn minh mới cho dân tộc sau một thiên kỷ bị người Tàu cai trị.
10/04/2013(Xem: 6245)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
10/04/2013(Xem: 4619)
Nói chung là dòng nghi lễ của Phật giáo Việt Nam phát triển từ Bắc đến Trung và vào Nam. Nhưng ở miền Trung có được nét đặc biệt là trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, miền Trung được các Tổ sư ở Trung Hoa sang và họ đã cải cách những nghi lễ ở miền Bắc vốn đang được sử dụng ở miền Trung khiến cho nghi lễ miền Trung mang nét cung đình: còn nghi lễ từ Phú Yên trở vào thì đi vào tính dân gian hơn.
10/04/2013(Xem: 4671)
Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại-Hành (980-1005) [1] là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Đĩnh (1005-1009) [2], cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn [3] lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 3868)
Đạo Phật từ khi du nhập phát triển ở nước ta luôn luôn có khuynh hướng Đại thừa rõ rệt. Một trong những khuôn mặt đầu tiên xiển dương PG ở nước ta là Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ 3) với bản dịch Lục độ tập kinh (kinh nói về 6 hạnh Ba la mật của Bồ Tát) đã nói lên khuynh hướng đó. Trải qua gần 1000 năm phát triển, tinh thần Đại thừa càng nổi bật và thành tựu ở những nhà vua Thiền sư đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.
10/04/2013(Xem: 4413)
Nói về việc tiêu chuẩn hóa Tăng Già Việt Nam là một vấn đề lớn và khó thực hiện. Luật Tạng đã qui định rất rõ về tuổi tác, căn thân tâm thần của một Tỳ Kheo. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa thực hiện một cách đầy đủ. Trong thời Đức Phật Giáo Hội chưa thành lập trường học Phật giáo, nên không có một qui điều buộc một Tỳ kheo phải học một chương trình theo trường lớp cụ thể. Hơn nữa Giáo lý Giải thoát của Đức Phật không câu chấp vào một hình thức cố định nào và một Tỳ kheo thời đó đúng là một lữ khách không nhà.
10/04/2013(Xem: 5610)
Nói đến hiện tình tức là chỉ cho tình trạng sinh họat đã đang và sẽ diễn ra trong một giai đoạn nào đó, của một cá nhân hay một tập thể, mà qua đó chúng được thể hiện như là một đối tượng để chúng ta khảo sát và đánh giá về chúng. Chúng luôn luôn thể hiện sự lệ thuộc vào chính tự thể của một cá nhân, hay một tập thể tha nhân mà sự hiện hữu đó như là những sự kiện chính xác, để chúng ta đánh giá đúng sai về chúng một cách công bằng và không sợ rơi vào thiên kiến chủ quan.
10/04/2013(Xem: 4596)
Khi cuộc vận động đòi kinh bình đẳng tôn giáo được chính thức phát động tại Huế vào Phật Đản 1963, thì lúc đó tôi mớichỉ là chú điệu học lớp đệ lục. Đã hơn ba thập niên qua rồi, vậy mà tôi vẫn còn nhớ như in cái không khí lo âu của những người cùng lứa tuổi như tôi vào một buổi chiều tại chùa Linh Sơn ở Đà Lạt, sau khi nghe đài BBC loan tin Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Thực ra, lo âu thì ít nhưng sung sướng và hãnh diện thì nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]