Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

17/08/201619:57(Xem: 11361)
Tuần 2
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 ( TUẦN THỨ 2 THÁNG  8, 2016 )       
             
Diệu Âm lược dịch
 

 

NEPAL: Phục chế các bích họa lịch sử của Phật giáo Tây Tạng

Tại vùng Thượng Mustang xa xôi của Nepal trên dãy Hi Mã Lạp Sơn, nhiều công trình kiến trúc cổ trong kinh thành Lo Manthang đã bị yếu đi do các dư chấn của trận động đất tàn phá xảy ra vào năm ngoái.

Trong số đó có tu viện Phật giáo thế kỷ 15 Jampa Lhakhang bị thiệt hại nặng. Tu viện này vốn có bộ sưu tập tranh mạn đà la lớn nhất thế giới được vẽ trên tường của bản viện.

Việc phục chế tại tu viện Jampa Lhakhang, được chỉ đạo bởi Hội Hi Mã Lạp Sơn của Mỹ, bao gồm việc bơm thạch cao và keo để tăng cường cho các bức tường, sau đó làm sạch và tô sửa những bích họa tôn giáo.

Mặc dù được thực hiện với sự tôn trọng các phương pháp truyền thống và với sự tôn kính chính những bích họa này, công việc phục chế vẫn bị chỉ trích, với một số sử gia nói rằng các kỹ thuật tu sửa đang làm thay đổi các bức tranh lịch sử, và rằng các bích họa mới được vẽ trên các phần tường có bản gốc đã bị phá hủy sẽ tạo ra những rào cản đối với sự nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, văn hóa địa phương quan niệm rằng các bích họa và các biểu tượng không bị hư hại của Đức Phật thì quan trọng hơn đối với việc thực hành Phật giáo, so với việc bảo tồn các di tích bị hư hỏng của quá khứ.

(Buddhistdoor Global – August 8, 2016)  

2016-08-02-000Một họa sĩ Nepal đang phục chế một bích họa tại Phật viện thế kỷ 15 Jampa Lhakhang ở Thượng Mustang, Nepal
Photo: gulfnews.com

 

 

INDONESIA: Sinh viên Hồi giáo giúp xây dựng lại các Phật tự

Một video về các sinh viên Hồi giáo giúp xây dựng lại các ngôi chùa Phật giáo bị hư hại đã được lưu hành rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội . Video được đăng tải trong sự trỗi dậy của một loạt các vụ phá hoại bởi các nhóm bạo lực tại thành phố Tanjung Balai ở Bắc Sumaatra.

Video - cho thấy các sinh viên đang giúp dọn dẹp đống đổ nát và sửa chữa các bức tường bị hư hỏng - đã được tải lên Facebook chỉ vài ngày sau các vụ tấn công và được chia sẻ hơn 10,000 lượt. Người tải lên ban đầu sau đó đã gỡ bỏ video này, mặc dù vẫn có thể tìm thấy nó trên You Tube.

Phương tiện truyền thông địa phương cho biết các nhóm người tức giận đã phá hoại và đốt cháy 12 ngôi chùa Phật giáo qua đêm vào ngày 29 và 30-7-2016 tại Tanjung Balai. Không có báo cáo về thương vong. Sự việc xảy ra sau khi tin tức lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội rằng một thành viên của cộng đồng người Hoa, phần lớn là Phật tử, đã phàn nàn về âm lượng của việc kêu gọi cầu nguyện phát ra từ một đền thờ Hồi giáo địa phương.

(Buddhistdoor Global – August 8, 2016)

2016-08-02-001

Một trong số các Phật tự bị tấn công tại Tanjung Balai (Indonesia)
Photo: Jakarta Globe

 

 

INDONESIA: 4 bảo tháp thế kỷ thứ 9 tại Trung Java chưa được bảo quản đầy đủ

4 bảo tháp được tìm thấy tại các địa điểm riêng biệt ở làng Nepen của Boyolali, Trung Java, vẫn chưa được bảo quản đầy đủ. Có thể có niên đại từ thế kỷ thứ 9, các bảo tháp này - trông giống các bảo tháp tại đền Borobudur ở Yogyakarta - hiện đang nằm trong các khu nghĩa trang và lâm trường mà không được trông coi.

Một bảo tháp còn nguyên vẹn, cao khoảng 1.5 mét. Ba bảo tháp kia có hình dạng bánh xe có các trục tạo thành hình bát giác. Một trong số các tháp bị chôn lấp một nửa. Không thấy có chữ khắc cổ hoặc thông tin gì khác để giải thích về sự hiện diện của các bảo tháp này trong khu vực.

Surojo, thành viên ban bảo tàng của phòng Văn hóa Du lịch Boyolali, nói rằng việc khám phá 4 bảo tháp là rất quan trọng vì chúng có từ thời Phật giáo cổ đại.

Surojo nói cơ quan của ông đã yêu cầu văn phòng chi nhánh của Phòng Bảo tồn Di sản Văn hóa Trung Java (BPCB) tại Yogyakarta thực hiện cuộc khai quật vì có thể phát hiện các cổ vật khác từ thời Phật giáo tại khu vực này.

(The Jakarta Post – August 9, 2016)

2016-08-02-002Một cư dân địa phương xem xét bảo tháp bị chôn lấp một nửa, một trong 4 bảo tháp được phát hiện tại Trung Java, Indonesia
Photo: Jakarta Post

 

 

ẤN ĐỘ: Các tổ chức phi chính phủ Tây Tạng lên án việc phá dỡ Larung Gar

Dharamsala, Ấn Độ - Ngày 10-8-2016, các tổ chức phi chính phủ Sinh viên vì Tây Tạng Tự do (SFT) tại Ấn Độ và Hội nghị Sinh viên Tây Tạng Khu vực Dharamsala (RTYC) đã phối hợp tổ chức một lễ cầu nguyện đoàn kết để lên án việc nhà cầm quyền Trung Quốc đang phá dỡ nhà tại Học viện Phật giáo Larung Gar lớn nhất của Tây Tạng.

Gọi việc tháo dỡ các khu nhà là bất hợp pháp, các tổ chức này bày tỏ tình đoàn kết của họ về cái chết của ni cô Tây Tạng Rinzin Dolma, người đã tự vẫn để phản đối việc phá dỡ.

Đợt phá dỡ này nhằm mục đích đến năm 2017 sẽ cắt giảm lượng người tại trung tâm Larung Gar từ 10,000 xuống còn 5,000.

(Phayul – August 11, 2016)

2016-08-02-004

Một phần của khu Học viện Phật giáo Larung Gar tại Tây Tạng đang bị phá dỡ
Photo: Phayul

 

 

ĐÀI LOAN: Trung Đài Thiền Viện khánh thành bảo tàng văn hóa Phật giáo

Ngày 12-8-2016, Trung Đài Thiền Viện đã chính thức mở cửa Bảo tàng Thế giới cho công chúng tại Đài Trung, trùng với dịp kỷ niệm 25 năm thành lập của tu viện này.

Bảo tàng xây theo mô hình kiến trúc thời nhà Đường, là thời cực thịnh của kiến trúc Phật giáo.

Bảo tàng chia thành 18 phòng triển lãm, với 2 khu vực dành cho tượng, bia và 1,237 bản in bia Phật giáo được tặng cho tu viện bởi Bảo tàng Xian Beilin.

Các hiện vật triển lãm săp xếp thành 3 loại chính – bài viết cá nhân, hình ảnh và tranh, và kinh điển – để cho thấy rằng phần văn bản gìn giữ những ý tưởng và suy nghĩ, phần hình ảnh cho phép các thế hệ sau này xác định mình có đi theo chánh đạo không, và phần kinh điển truyền bá những chân lý.

(taipeitimes.com – August 13, 2016)

 

2016-08-02-005

Trung Đài Thiền Viện tại Đài Trung (Đài Loan)
Photo: weltrekordreise.ch   

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5109)
Đạo Phật được truyền bá vào đất Việt từ buổi đầu công nguyên và tồn tại, diễn tiến, lúc thăng lúc trầm, từ đó cho đến tận ngày nay. Đạo Phật tới đất Việt chủ yếu theo ba con đường sau : - Con đường ven biên trực tiếp từ Ấn Độ qua, đến Nam Bộ, Trung Bộ tới Bắc Bộ nước ta.
10/04/2013(Xem: 5452)
Từ bi là một trong những đặc điểm tiêu biểu của đạo Phật. Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đư1c Phật Quan Âm, cụ thể hơn là Phật Bà Quan Âm.
10/04/2013(Xem: 7013)
Giá trị của một học thuyết là ở chổ kiến thiết được một nền văn minh bằng học thuyết đó. Phật Giáo Việt Nam đã có một thời tạo nên nền văn minh mới cho dân tộc sau một thiên kỷ bị người Tàu cai trị.
10/04/2013(Xem: 6245)
Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoc học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả ngành nghề trong xã hội. Từ gốc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.
10/04/2013(Xem: 4619)
Nói chung là dòng nghi lễ của Phật giáo Việt Nam phát triển từ Bắc đến Trung và vào Nam. Nhưng ở miền Trung có được nét đặc biệt là trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, miền Trung được các Tổ sư ở Trung Hoa sang và họ đã cải cách những nghi lễ ở miền Bắc vốn đang được sử dụng ở miền Trung khiến cho nghi lễ miền Trung mang nét cung đình: còn nghi lễ từ Phú Yên trở vào thì đi vào tính dân gian hơn.
10/04/2013(Xem: 4671)
Cũng như triều đại nhà Đinh (968-980) trước đó, triều đại Lê Đại-Hành (980-1005) [1] là một triều đại vẻ vang trong lịch sử dựng nước của nước ta, nhưng sự nghiệp ấy quá ngắn ngủi vì sự phá nát của vua Lê Long-Đĩnh (1005-1009) [2], cho nên bắt buộc phải có một sự đổi thay. Phú cường và an cư lạc nghiệp là những nhu cầu thiết yếu của quốc gia dân tộc, và đó đã là động cơ thúc đẩy Lí Công-Uẩn [3] lên nắm chính quyền (1010-1028) để phục hưng quốc gia, bảo vệ tinh thần đạo đức của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 3868)
Đạo Phật từ khi du nhập phát triển ở nước ta luôn luôn có khuynh hướng Đại thừa rõ rệt. Một trong những khuôn mặt đầu tiên xiển dương PG ở nước ta là Khương Tăng Hội (thế kỷ thứ 3) với bản dịch Lục độ tập kinh (kinh nói về 6 hạnh Ba la mật của Bồ Tát) đã nói lên khuynh hướng đó. Trải qua gần 1000 năm phát triển, tinh thần Đại thừa càng nổi bật và thành tựu ở những nhà vua Thiền sư đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông.
10/04/2013(Xem: 4413)
Nói về việc tiêu chuẩn hóa Tăng Già Việt Nam là một vấn đề lớn và khó thực hiện. Luật Tạng đã qui định rất rõ về tuổi tác, căn thân tâm thần của một Tỳ Kheo. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa thực hiện một cách đầy đủ. Trong thời Đức Phật Giáo Hội chưa thành lập trường học Phật giáo, nên không có một qui điều buộc một Tỳ kheo phải học một chương trình theo trường lớp cụ thể. Hơn nữa Giáo lý Giải thoát của Đức Phật không câu chấp vào một hình thức cố định nào và một Tỳ kheo thời đó đúng là một lữ khách không nhà.
10/04/2013(Xem: 5610)
Nói đến hiện tình tức là chỉ cho tình trạng sinh họat đã đang và sẽ diễn ra trong một giai đoạn nào đó, của một cá nhân hay một tập thể, mà qua đó chúng được thể hiện như là một đối tượng để chúng ta khảo sát và đánh giá về chúng. Chúng luôn luôn thể hiện sự lệ thuộc vào chính tự thể của một cá nhân, hay một tập thể tha nhân mà sự hiện hữu đó như là những sự kiện chính xác, để chúng ta đánh giá đúng sai về chúng một cách công bằng và không sợ rơi vào thiên kiến chủ quan.
10/04/2013(Xem: 4595)
Khi cuộc vận động đòi kinh bình đẳng tôn giáo được chính thức phát động tại Huế vào Phật Đản 1963, thì lúc đó tôi mớichỉ là chú điệu học lớp đệ lục. Đã hơn ba thập niên qua rồi, vậy mà tôi vẫn còn nhớ như in cái không khí lo âu của những người cùng lứa tuổi như tôi vào một buổi chiều tại chùa Linh Sơn ở Đà Lạt, sau khi nghe đài BBC loan tin Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Thực ra, lo âu thì ít nhưng sung sướng và hãnh diện thì nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]